1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn sử dụng bài tập tình huống và câu chuyện pháp trong giảng dạy môn giáo dục công dân 12

22 4,1K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 203 KB

Nội dung

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VÀ CÂU CHUYỆN PHÁP LUẬT TRONG GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12 Người thực hiện: NGUYỄN VĂN DUYÊN... CƠ SỞ LÍ LUẬN Môn GDCD lớp 12 gồm 1

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI

Đơn vị: Trường THPT Nguyễn Trãi

Mã số:

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VÀ CÂU CHUYỆN PHÁP LUẬT

TRONG GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12

Người thực hiện: NGUYỄN VĂN DUYÊN

Trang 2

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

-I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN:

1 Họ và tên: NGUYỄN VĂN DUYÊN Ngày tháng năm sinh: 02 11 1982

7 Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Trãi

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO:

- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân

- Năm nhận bằng: 2005

- Chuyên ngành đào tạo: ĐHSP TP Hồ Chí Minh ngành Giáo dục chính trị

III KINH NGHIỆM KHOA HỌC:

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy môn GDCD

- Số năm có kinh nghiệm: 7 năm

- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:

Trang 3

Tên sáng kiến kinh nghiệm: SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG VÀ CÂU CHUYỆN PHÁP TRONG GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN 12

PHẦN A NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Giáo dục công dân là môn học bên cạnh cung cấp kiến thức khoa học còn cótầm quan trọng đặc biệt trong giáo dục đạo đức và nhân cách cho học sinh Tuynhiên ở một số trường THPT môn học này cũng bị xem là môn phụ, chưa thực sựthu hút sự đam mê, yêu thích của học sinh Nhiều giáo viên chưa nhận thức đượcđầy đủ vị trí, tầm quan trọng của bộ môn này trong quá trình giảng dạy nhằm cungcấp kiến thức, phương pháp học tập đặc thù bộ môn trong đào tạo nhân cách, rènluyện kỹ năng sống cho học sinh nên chưa có nhiều nghiên cứu, sáng tạo để tạo ranhững phương pháp giảng dạy hiệu quả Đa số giáo viên sử dụng phương pháptruyền thống: đọc - chép theo sách giáo khoa là chủ yếu, thiếu hấp dẫn, học sinhkhó hiểu, nhàm chán Trong khi đó môn GDCD còn là môn đóng vai trò chínhtrong việc tích hợp rất nhiều vấn đề như: Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, kếhoạch hóa gia đình, kỹ năng sống, bảo vệ môi trường, giáo dục pháp luật, giáo dục

về an toàn giao thông

Vì thế, khi giảng dạy nếu không biết cách lựa chọn nội dung tích hợp phù hợpthì không những làm loãng kiến thức mà còn khiến học sinh cảm thấy chán và từ

đó không thích môn học này

Là giáo viên trẻ làm công tác giảng dạy môn GDCD lớp 12 từ năm 2005 Bảnthân tôi nhận thức được rằng thực hiện tốt các chức năng và nhiệm vụ của mônhọc, giáo viên trong mỗi tiết dạy cần phải quán triệt sâu sắc các nguyên tắc cơ bảntrong nguyên lý dạy học:

II CƠ SỞ LÍ LUẬN

Môn GDCD lớp 12 gồm 10 bài với nội dung chủ đạo “ công dân với phápluật” trang bị cho học sinh kiến thức cơ bản về pháp luật, các quyền cơ bản củacông dân Bởi vậy, việc giảng dạy của giáo viên không những gặp khó khăn về nộidung kiến thức pháp luật khô khan, khó nhớ và khó truyền tải mà còn chú trọngviệc rèn luyện một số kỹ năng cho học sinh, nhất là kỹ năng sống, kỹ năng ứngxử

Có thể nói, môn GDCD lớp 12 có nhiều kiến thức liên quan với cuộc sống hiệntại cho nên việc liên hệ giữa bài học và cuộc sống thực tiễn là điều cần thiết Đểlàm được điều này buộc người thầy phải tham khảo nhiều tài liệu, tích lũy nhiềuvốn sống, có kiến thức sâu rộng và truyền đạt đến học sinh bằng niềm say mê thực

sự của mình

Trang 4

Việc gây hứng thú, cuốn hút và làm cho học sinh yêu thích bộ môn hay khôngphần chính là ở người thầy chứ không phải là nội dung chương trình, đó cũngchính là lý do khiến bản thân tôi cố gắng trong mỗi tiết dạy để đảm bảo hiệu quảgiảng dạy và mục tiêu giáo dục đặt ra

Tạo cho người học khả năng trình bày những điều đã học và suy nghĩ vềđiều đó (diễn đạt, nhận xét)

Tạo điều kiện để người học có thể trao đổi lân nhau và trao đổi với giáoviên

III CƠ SỞ THỰC TIỄN

1 Thuận lợi

Chương trình môn Giáo dục công dân lớp 12 có nhiều nội dung phù hợp vớidạy học theo tình huống mà còn phát huy hiệu quả cao khi giáo viện tổ chức chohọc sinh làm bài tập tình huống

Giáo viên được đào tạo và tập huấn thường xuyên về đổi mới phương pháp dạyhọc Xu hướng phát triển của xã hội tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh cóđiều kiện tiếp cận nhiều nguồn thông tin từ nhiều phương tiện khác nhau

Dạy học theo tình huống phù hợp tâm sinh lý lứa tuổi HS, khắc phục được sựnhàm chán, gây hứng thú cho người học, kích thích học sinh tư duy tích cực

Trong thời gian gần đây môn giáo duc công dân nhận được sự quan tâm của dưluận xã hội, của các cơ quan banh nghành, các cấp chính quyền Đặc biệt Bộ giáodục đã có văn bản chỉ đạo yêu cầu các trường quan tâm có giải pháp hữu hiệutrong công tác giáo dục pháp luật trong học sinh sinh viên

2 Khó khăn:

Mục đích học môn GDCD 12 trang bị kiến thức cơ bản về pháp luật nhưng nộidung kiến thức rộng khó truyền tải, khó tiếp thu khô, khó, dài… nên GV khó dạy,

HS khó học Đòi hỏi giáo viên phải có nhiều kĩ năng khác ngoài kĩ năng sư phạm

Tài liệu tham khảo đặc thù phục vụ cho môn GDCD 12 không phong phú, chưa

phổ biến chưa theo kịp với diễn biến thực tế của xã hội đặt ra Quan niệm của xãhội, gia đình, và đặc biệt là HS đối với bộ môn này còn khá lệch lạc: không đầu tư,không chú ý thậm chí là xem thường hoặc học cho xong

Xuất phát từ những thực tế nêu trên, bản thân dạy môn GDCD đặt ra yêu cầu

* Thứ nhất: Phải đổi mới phương pháp giảng dạy của mình để mỗi tiết học

có hiệu quả cao nhất

* Thứ hai: Xuất phát từ đặc trưng của bộ môn GDCD lớp 12 với nội dung

là kiến thức pháp luật thể hiện đường lối chính sách của Đảng cho nên việc truyềnthụ kiến thức GDCD mang tính thực tiễn

* Thứ ba: Xuất phát từ nhu cầu của học sinh không muốn học tập kiến thức

lý luận suông mà cần có những ví dụ cụ thể sinh động để các em năm kiến thứcđơn giản và nhanh nhất Qua đó tự rèn luyện nhận thức và hành động của bản thâncho phù hợp yêu cầu của xã hội

IV MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI

1.Đối với giáo viên

Trang 5

Với việc chọn đề tài trên giúp cho giáo viên tự tìm tòi học hỏi củng cố lòngnhiệt huyết trong quá trình giảng dạy trung thành với quan điểm đường lối củaĐảng và Nhà nước

Thực hiện tốt “nguyên tắc tính thực tiễn” sẽ giúp cho người giáo viên

không ngừng cập nhật thông tin mới nhất để lấy dẫn chứng cho từng tiết giảng củamình, có như vậy bài giảng mới được hấp dẫn và sinh động

2 Đối với học sinh

Cung cấp cho học sinh kiến thức cơ bản về pháp luật, thái độ và hành động ứng

xử đúng đắn phù hợp với sự phát triển của xã hội

Trong giai đoạn ngày nay, học sinh chú trọng học kiến thức các môn khoa học

tư nhiên, chạy theo cái mới theo xu hướng hiện đại nên một bộ phận lớn học sinhkhông nắm kiến thức pháp luật cơ bản dẫn tới tình trạng vi phạm pháp luật tronghọc sinh ngày gia tăng Việc giảng dạy gắn với các bài tập tình huống giúp hìnhthành cho các em thái độ và hành động đấu tranh bảo vệ cái thiện, cái đúng cáichuẩn mực, kiên quyết đấu tranh chống lại các hiện tượng vi phạm pháp luật.Thông qua kiến thức đã học các em biết tuyên truyền, vận động người thân, giađình mọi người xung quanh cùng thực hiện tốt đường lối chính sách của Đảng vàNhà nước ta

Thông qua mỗi tình huống người thầy phải giáo dục kỹ năng sống cho họcsinh Dạy theo cách này học sinh rất thích vì được “phát ngôn” trình bày, tranhluận nhận định, quan điểm của mình theo sự hiểu biết của mình

Ngoài ra, người thầy cũng cần áp dụng các PPDH tích cực, kỹ thuật dạy họcmới như: tổ chức cho học sinh học nhóm để các em tự nghiên cứu, hợp tác, tìm tòi

và đưa ra kết quả của riêng mình, từ đó học sinh sẽ dần làm quen và dễ xử lý tìnhhuống gặp phải trong thực tế cuộc sống Giáo viên chỉ là người định hướng và chốtlại vấn đề cốt lỗi cho học sinh

Khi sử dụng tình huống trong giảng dạy tôi nhận thấy khả năng tiếp thu bàihọc của học sinh nhanh hơn, tạo ra được sự hứng thú, tập trung, sôi nổi đóng góp

ý kiến và thông qua đó rèn luyện cho các em kĩ năng sống, phát huy tính tích cựccho học sinh

II CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

Bộ Giáo dục - đào tạo (GD-ĐT) đang có những động thái đánh giá một cáchtoàn diện về những bất cập trong việc dạy học môn Giáo dục công dân (GDCD).Nhằm mục tiêu định hướng, hình thành ý thức, tư cách đạo đức của học sinh trongthời đại mới, chương trình sách giáo khoa về môn học này đang khiến cả giáo viên

Trang 6

lẫn học sinh gặp khó khăn trong việc cảm thụ và ứng dụng Giáo viên gọi môn họcnày là môn “3K”: khó, khô và khổ.

Đối với môn công dân 12 để giải quyết khó khăn đặc trưng môn học pháp luậtkiến thức “khô”, buộc bản thân tôi áp dụng một số giải pháp cụ thể như sau:

1 Giáo viên phải hiểu rõ thế nào là sử dụng tình huống trong giảng dạy:

Tình huống là một hoàn cảnh thực tế trong đó có chứa đựng mâu thuẫn, xungđột Tình huống cũng có thể là một hoàn cảnh gắn với câu chuyện có cốt truyện,nhân vật, có chứa đụng xung đột… Tình huống trong dạy học là những tình huốngthực hoặc mô phỏng theo tình huống thực, được cấu trúc hóa nhằm mục đích dạyhọc, đem lại hiệu quả giảng dạy

2 Cách thức sử dụng tình huống pháp luật:

Tình huống có thể dài hay ngắn, tùy thuộc từng nội dung vấn đề mà bài học đã

đề cập sao cho hiệu quả và gắn liền với nội dung bài học

Một số tình huống đề xuất phù hợp nội dung bài học

Bài 1: Pháp luật và đời sống:

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà nước đặt

ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí nhà nước của giai cấp thống trị trên cơ sở ghinhận các nhu cầu về lợi ích của toàn xã hội, được bảo đảm thực hiện bằng nhànước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích tạo lập trật tự, ổn định cho

sự phát triển xã hội

Trong hệ thống pháp luật Hiến pháp là đạo luật cơ bản của Nhà nước, có hiệulực pháp lý cao nhất Mọi văn bản pháp luật khác đều phải phù hợp với Hiến pháp.Nếu mọi công dân đều thực hiện đúng khẩu hiệu ”Sống và làm việc theo Hiếnpháp và pháp luật” thì xã hội ngày càng phát triển, cái xấu sẽ bị đẩy lùi, cuộc sốngcủa chúng ta ngày càng tốt đẹp hơn Do vậy, mỗi công dân cần phải hiểu và nắmvững các quy định của pháp luật, có nắm vững thì mới thực hiện đúng pháp luật

Ví dụ 2: Sống với nhau được gần 10 năm, nhưng bà H luôn phải nhẫn nhụctrước ông chồng vũ phu, nóng tính và hay chửi bới, đánh đập vợ con Sự việc gầnđây nhất, do không đồng ý trước việc bà H dồn tiền mua cho con gái một cái xeđạp để đi học, ông P đánh bà gẫy tay Biết chuyện, mấy chị em trong Hội liên hiệpphụ nữ xã khuyên bà H nên biết dùng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của mình Đề nghị cho biết vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội đối vớimỗi công dân?

Đề xuất trả lời:

Pháp luật có vai trò quan trọng trong đời sống xã hội Đối với mỗi công dân,pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợppháp của mình

Trang 7

Ở nước ta, các quyền con người về chính trị, kinh tế, dân sự, văn hóa và xã hộiđược tôn trọng, được thể hiện ở các quyền công dân, được quy định trong Hiếnpháp và luật

Như vậy, thông qua các quy định trong các luật và văn bản dưới luật, pháp luậtxác lập quyền của công dân đồng thời cũng quy định các nghĩa vụ của công dântrong các lĩnh vực của đời sống xã hội Căn cứ vào các quy định của pháp luật,công dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình

Mặt khác pháp luật là phương tiện để công dân bảo vệ các quyền và lợi ích hợppháp của mình thông qua các luật về hành chính, hình sự, tố tụng, trong đó quyđịnh thẩm quyền, nội dung, hình thức, thủ tục giải quyết các tranh chấp, khiếu nại

và xử lí các vi phạm pháp luật xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.Mọi hành vi xâm phạm đến các quyền và lợi ích hợp pháp, lợi ích chính đángcủa công dân đều bị xử lý nghiêm minh

Bài 2: Thực hiện pháp luật.

Ví dụ về bài tập tình huống:

Ví dụ 1

H (22 tuổi) bị tâm thần từ nhỏ Trong một lần phát bệnh, H đã đánh gãy tay em

Q ở gần nhà gây tổn hại sức khỏe 30% cho em Xin hỏi: hành vi của H có phải là

vi phạm pháp luật hình sự không?

Đề xuất trả lời:

Căn cứ vào khái niệm Tội phạm do Bộ Luật hình sự quy định thì vi phạm phápluật hình sự phải có đầy đủ các dấu hiệu cơ bản sau đây:

Là hành vi trái pháp luật được quy định trong Bộ Luật hình sự

Do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện

Người vi phạm phải có lỗi cố ý hoặc vô ý

Xâm phạm, gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được pháp luật hình sự bảovệ

Trong trường hợp này, H đã thực hiện hành vi trái pháp luật, làm tổn hại đếnsức khỏe của em Q Tuy nhiên, H bị tâm thần từ nhỏ và thực hiện hành vi gâythương tích khi đang phát bệnh Điều đó có nghĩa H thực hiện hành vi trái phápluật trong tình trạng mà anh ta không nhận thức và điều khiển được hành vi củamình

Pháp luật hình sự Việt Nam coi tình trạng của H là không có năng lực tráchnhiệm hình sự Cụ thể, Khoản 1, Điều 13, Bộ luật hình sự quy định: “Người thựchiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc mộtbệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi củamình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụngbiện pháp bắt buộc chữa bệnh.”

Như vậy, do H là người không có năng lực trách nhiệm hình sự nên hành vi tráipháp luật do anh thực hiện không phải là vi phạm pháp luật hình sự

Trang 8

Theo em, hành vi của người CSGT có đúng là hành vi thực hiện pháp luậtkhông ? nếu đúng thì đó là hành vi áp dụng pháp luật hay tuân thủ pháp luật ?Hành vi vượt đèn vàng không đúng quy định của chung là hành vi gì?

Qua tình huống nay em rút ra cho mình bài học gì ?

Đề xuất trả lời:

Trên thực tế, A đã vi phạm pháp luật vì đã vượt đèn vàng không đúng quyđịnh của luật giao thông đường bộ Điểm c khoản 3 Điều 10 Luật giao thôngđường bộ quy định: Tín hiệu vàng là báo sự thay đổi tín hiệu Khi đèn vàng bậtsang, người điều khiển phương tiện phải cho xe dừng lại trước vạch dừng, trừtrường hợp đã đi qua vạch dừng thì được đi tiếp

Bài 3 Công dân bình đẳng trước pháp luật:

Tình huống: An và Bình là đôi bạn thân cùng thi vào một khoa của trườngĐại học sư phạm Hai bạn có số điểm thi bằng nhau An đã đậu nguyện vọng 1 vì

An là người dân tộc thiểu số, còn Bình thì không đậu

Theo em, điều đó có trái với nguyên tắc: Mọi công dân đều bình đẳng trướcpháp luật không? Vì sao?

Đề xuất trả lời:

- Việc An đã đậu nguyện vọng 1 vì An là người dân tộc thiểu số, còn Bình thìkhông đậu vì Bình không thuộc diện được hưởng điểm ưu tiên ( dân tộc thiểu số) Bạn An là người dân tộc thiểu số, thuộc đối tượng được ưu tiên Theo quyđịnh tại điều 7 quy chế tuyển sinh Đại học và Cao đẳng về chính sách ưu tiên:Công dân Việt nam có cha hoặc mẹ là người dân tộc thiểu số thuộc nhóm ưu tiên

1 Bạn Bình không phải là con em người dân tộc thiểu số nên không được hưởngchính sách ưu tiên

- Ý nghĩa: Con em đồng bào dân tộc thiểu số có điều kiện, hoàn cảnh khó khăn

ở vùng sâu, vùng xa để khắc phục sự chênh lệch, rút ngắn khoảng cách tạo điềukiện để phát triển nên Nhà nước đã có những chính sách ưu tiên Mục đích tạo khốiđoàn kết, tương trợ giúp đỡ nhau… tiến kịp trình độ chung cả nước

Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân

trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội.

Ví dụ 1:

Kết thúc giờ học Giáo dục công dân, Quỳnh và Nhàn tranh luận với nhau vềnội dung của quyền tự do kinh doanh Quỳnh cho rằng: “Công dân có quyền tự dokinh doanh bất cứ nghề gì, hàng gì Đó mới là nội dung của quyền tự do kinhdoanh” Nhàn không đồng tình với quan điểm trên, mà hiểu rằng kinh doanh phảitrong khuôn khổ pháp luật cho phép Ý kiến của bạn nào đúng, bạn nào sai? Hãygiải thích rõ hơn về quyền tự do kinh doanh?

Trang 9

Theo quy định của Hiến pháp, công dân có quyền tự do kinh doanh nhưng phảitrong khuôn khổ pháp luật Người kinh doanh phải tuân theo quy định của phápluật và sự quản lý của Nhà nước như phải kê khai đúng số vốn, kinh doanh đúngngành, mặt hàng ghi trong giấy phép, không kinh doanh những lĩnh vực mà Nhànước cấm như thuốc nổ, vũ khí, ma túy, mại dâm…

Ví dụ 2

Chị Lan kết hôn cùng anh Tú Trước khi kết hôn chị Lan làm thư ký Giám đốccông ty TNHH Do công việc phải thường xuyên đi công tác ký kết các hợp đồng,chị Lan ít có thời gian chăm sóc gia đình Kết hôn được 6 tháng anh Tú yêu cầu chịLan phải nghỉ việc với lý do “Phụ nữ phải có trách nhiệm chăm lo cho gia đình.Kiếm tiền là công việc của đàn ông” Chị Lan không đồng ý nhưng anh Tú tuyên

bố trong gia đình người chồng là chủ, mọi việc vợ phải nghe và làm theo lờichồng Nếu chị cứ đi làm hai người sẽ chia tay Anh Tú có quyền buộc chị Lanphải nghỉ việc cơ quan để ở nhà phục vụ gia đình không ? Suy nghĩ của anh Tú vềquan hệ vợ chồng có đúng không? Pháp luật quy định thế nào về quyền bình đẳnggiữa vợ và chồng?

Điều 64 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) đã quy định:

“Gia đình là tế bào của xã hội Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình Hônnhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bìnhđẳng ”

Quyền bình đẳng giữa vợ và chồng được quy định trong Luật Hôn nhân và giađình như sau:

- Vợ chồng chung thuỷ, thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùngnhau xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững Vợchồng bình đẳng với nhau, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt trong giađình

- Vợ chồng tự do lựa chọn nơi cư trú, không bị ràng buộc bởi phong tục, tậpquán, địa giới hành chính

- Vợ chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau

- Vợ chồng tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau, không đượccưỡng ép, cản trở nhau theo hoặc không theo một tôn giáo nào

- Vợ chồng cùng bàn bạc, giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau chọn nghề nghiệp,học tập, nâng cao trình độ văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ

Suy nghĩ của anh Tú về địa vị ông chủ của người chồng trong gia đình là sai.Trong gia đình, vợ chồng phải bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ đối vớinhau và ngang nhau Anh Tú không có quyền buộc chị Lan phải nghỉ việc cơ quan

để ở nhà Hai người cần bàn bạc giúp đỡ nhau thu xếp công việc nhà và tạo điềukiện để chị Lan tiếp tục làm việc

Trang 10

Bài 5: Bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo:

Tình huống1 : Giờ ra chơi giữa hai tiết học, Ngọc và Nam tranh luận với nhau

về môn Giáo dục công dân vừa học Ngọc cho rằng tất cả mọi người phải đi theomột tôn giáo nào đó, song Nam lại có ý kiến trái ngược lại khi nói một người cóthể không theo một tôn giáo nào cũng được Đó mới là nội dung của quyền tự dotín ngưỡng, tôn giáo Xin hỏi ý kiến nào đúng? Tại sao?

Đề xuất trả lời:

Điều 70 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định:

“Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôngiáo nào Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật Những nơi thờ tự của các tínngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ Không ai được xâm phạm tự do tínngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chínhsách của Nhà nước”

Tín ngưỡng là lòng tin vào một cái gì đó thần bí như thần linh, thượng đế, chúatrời Còn tôn giáo là một hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với nhữngquan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức

lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy

Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo có nghĩa là công dân có quyền theo hoặckhông theo một tín ngưỡng hay tôn giáo nào; người đã theo một tín ngưỡng haymột tôn giáo nào đó có quyền thôi không theo nữa, hoặc bỏ để theo tín ngưỡng, tôngiáo khác mà không ai được cưỡng bức hoặc cản trở Như vậy ý kiến của Nam chorằng một người có thể không theo một tôn giáo nào là ý kiến đúng, vì đó chính lànội dung của quyền tự do tín ngưỡng

Tình huống 2 :

Việt Nam có 54 dân tộc anh em và có rất nhiều tôn giáo khác nhau Mọi tôngiáo đều bình đẳng trước pháp luật và mọi người có quyền tự do tín ngưỡng và tôngiáo Hãy giải thích ý nghĩa của quyền này?

Đề xuất trả lời:

Việt Nam là đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời và là một quốc gia đa tínngưỡng, tôn giáo Từ xưa đến nay, các tín ngưỡng, tôn giáo luôn chung sống hòahợp, gắn bó với dân tộc Nhằm bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của côngdân, ngay từ Hiến pháp năm 1946 đến Hiến pháp năm 1992 đều khẳng định quyền

tự do tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những quyền cơ bản của công dân

Điều 70 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định:

“Công dân có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôngiáo nào Các tôn giáo đều bình đẳng trước pháp luật Những nơi thờ tự của các tínngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ Không ai được xâm phạm tự do tínngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để làm trái pháp luật và chínhsách của Nhà nước”

Việc Hiến pháp, pháp luật Việt Nam ghi nhận quyền tự do tín ngưỡng, tôngiáo, quyền theo hoặc không theo tôn giáo nào của công dân, cho thấy thái độ,quan điểm đúng đắn của Nhà nước ta về các vấn đề tín ngưỡng và tôn giáo bởi tínngưỡng và tôn giáo là một nhu cầu quan trọng trong đời sống tinh thần của một bộphận rất lớn người dân

Trang 11

Bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản.

Tình huống 1 :

Các em học sinh tranh luận với nhau rằng: Trong mọi trường hợp, công an đều

có thể bắt người nếu nghi là phạm tội? Điều này đúng hay sai? Vì sao?

Đề xuất trả lời:

Đối với mỗi công dân, quyền bất khả xâm phạm về thân thể là quyền quantrọng nhất, được ghi nhận tại Điều 71 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm2001):

“Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ vềtính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết địnhhoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang.Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật

Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩmcủa công dân”

Như vậy, không phải trong mọi trường hợp, công an đều có quyền bắt người, vìchỉ những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và chỉ trong nhữngtrường hợp mà pháp luật quy định mới có quyền bắt người

3 Ngoài sử dụng tình huống pháp luật Giáo viên nên sưu tầm những câu chuyện liên quan pháp luật phụ trợ cho bài giảng.

Việc dùng câu chuyện pháp luật vừa nhằm mục đích tuyên truyền, vừa giúphọc sinh tiếp cận kiến thức và rút ra bài học cho bản thân Tuy nhiên giáo viên nênlựa chọn tình huống dí dỏm, có tiếng cười, kết hợp cách kể chuyện hài hước

Một điểm quan trọng nữa trong việc sử dụng câu chuyện pháp luật giáo viêncần khéo léo tóm tắt nội dung câu chuyện sao cho phù hợp nội dung bài học đảmbảo thời gian lên lớp ( mỗi câu chuyện nên sử dụng khoảng thời gian 3-5p, trongmột tiết học nên sử dụng 1 mẩu chuyện tiêu biểu) Để đảm bảo nội dung câuchuyện có trình tự để quý thầy cô thuận lợi trong việc góp ý cho đề tài Tôi xinphép trình bày câu chuyện bằng dạng văn viết

Sau đây là một số câu chuyện mà tôi đề xuất sử dụng:

Câu chuyện 1:

Tại con gà mái! ( đề xuất sử dụng trong bài 6)

Ông Nguyễn Văn Nam, khởi kiện bà Nguyễn Thị Nghiệp, yêu cầu bà Nghiệpphải nhổ cột mốc đã cắm sang đất nhà ông Số là ông Nam và bà Nghiệp là hai anh

em, được cha mẹ để lại cho thửa đất và hai bên đã chia đôi, cắm cọc ranh giới đất.Ông Nam đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Bà Nghiệp hiện đang làm thủtục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì xảy ra chuyện ông Nam mang cọcsang cắm vào đất bà Nghiệp, lấn sang 20cm Bà Nghiệp nhổ cọc và yêu cầu cắmlại mốc cũ; ông không chịu, ra xã giải quyết ông Nam vẫn cương quyết tranh chấp;đồng thời gửi đơn lên tòa án yêu cầu bà Nghiệp trả phần đất bị bà lấn 20cm

Tòa xem xét hồ sơ, đo đạc thực tế; tiến hành hòa giải; sau một hồi vòng vo, tòa

án hỏi: Dù đất ông thừa, thiếu, hay đủ thì ông vẫn giữ nguyên yêu cầu khởi kiện?Ông Nam: Đúng

Tòa: Ông có thể cho biết lý do?

Ngày đăng: 27/02/2015, 15:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trang web của Bộ tư pháp Việt Nam Khác
2. Bộ luật hình sự nước CHXHCN VN năm 1999 Khác
3. 120 câu hỏi đáp tình huống pháp luật phục vụ giảng dạy pháp luật ở các trường trung học- Vụ phổ biến GDPL- Bộ tư pháp Khác
4. 60 câu hỏi đáp, tình huống pháp luật cho học sinh trung học phổ thông -Vụ phổ biến GDPL- Bộ tư pháp Khác
5. Sách Cổ học tinh hoa do NXB trẻ phát hành năm 1992 Khác
6. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật- tác giả Khác
9. Sách giáo viên GDCD 12- NXB giáo dục Khác
10. Tài liệu chuẩn kiến thức kỹ năng phục vụ giảng dạy môn GDCD Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w