1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG, NĂNG LỰC HỌC SINH TRONG GIẢNG DẠY MÔN GIÁO DỤC CÔNG DÂN TRONG TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ.

24 5,1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 232,5 KB

Nội dung

Sáng kiến là ý kiến sinh ra từ những nhận xét mới Kinh nghiệm là những hiểu biết do trông thấy, nghe thấy, do từng trải mà có.Kinh nghiệm là những tri thứ do qui nạp và thực nghiệm đem lại, đã được chỉnh lý và phân lọai để lập thành cơ sở của khoa học. Như vậy nói tới kinh nghiệm là nói đến những việc đã làm,đã có kết quả, đã được kiểm nghiệm trong thực tế , không phải là những việc dự định hay còn trong ý nghĩ.“ sáng kiến kinh nghiệm “ là những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo mà người viết tích lũy được trong thực tiễn công tác giảng dạy và giáo dục, bằng những họat động cụ thể đã khắc phục được những khó khăn mà với những biện pháp thông thường không thể giải quyết được , góp phần nâng cao hiệu quả rõ rệt trong công tác của người giáo viên.Những yêu cầu cơ bản đối với một sáng kiến kinh nghiệmKhi viết một sáng kiến kinh nghiệm, tác giả cần làm rõ tính mục đích, tính thực tiễn, tính sáng tạo khoa học và khả năng vận dụng, mở rộng SKKN.

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUỲ HỢP

TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ

ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN – KINH NGHIỆM:

“SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

ĐỂ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG, NĂNG LỰC HỌC SINH

TRONG GIẢNG DẠY MÔN GDCD THCS.”

Bộ môn: GIÁO DỤC CÔNG DÂN

Quỳ Hợp, tháng năm 2015

Trang 2

II NỘI DUNG ĐỀ TÀI

1 Nhiệm vụ của đề tài:

2 Phương pháp nghiên cứu:

3 Đối tượng nghiên cứu:

4 Thời gian thực hiện :

5 Kết quả nghiên cứu

20 III KẾT LUẬN VÀ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT

1 Kết luận chung:

2 Ý kiến đề xuất:

21 21

21

SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG

ĐỂ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG, NĂNG LỰC HỌC SINH

TRONG GIẢNG DẠY MÔN GDCD THCS.

Trang 3

I ĐẶT VẤN ĐỀ.

1 Cơ sở lý luận :

Môn học Giáo dục công dân trong nhà trường phổ thông nói chung và THCSnói riêng giữ vai trò quan trọng và trực tiếp trong việc giáo dục học sinh ý thức, kĩnăng, năng lực và hình thành, phát triển nhân cách con người một cách toàn diện Tuyvậy, thực trạng hiện nay đại đa số học sinh lại có chiều hướng ngại học môn GDCD

vì các lí do như: xem là môn học phụ, không phải là môn học thời thượng, khôngphục vụ cho việc thi tốt nghiệp, tuyển sinh Từ suy nghĩ đó nên học sinh chỉ học mộtcách hời hợt, qua loa, xem nhẹ môn GDCD đang diễn ra phổ biến và trở thành thựctrạng chung ở các nhà trường Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó

Thứ nhất: Nội dung, chương trình môn GDCD khô khan, nhiều kiến thức trừutượng dẫn đến học sinh khó hiểu, khó tiếp thu vì vậy không gây được sự hứng thú đốivới người học

Thứ hai: Một số các dữ liệu, kiến thức, bài tập chưa phù hợp với thực tế củacuộc sống, của xã hội địa phương Bên cạnh đó bản thân một số giáo viên dạy mônGDCD còn là giáo viên dạy kèm, dạy thêm - chéo môn nên còn xem nhẹ coi là mônphụ, không có kiến thức bộ môn, thiếu phương pháp dẫn đến thiếu hứng thú tronggiảng dạy, ít đầu tư vào chuyên môn Đến lớp chỉ truyền thụ những kiến thức có sẵntrong sách giáo khoa, nặng về phương pháp dạy học truyền thống, ít đổi mới phươngpháp dạy học dẫn đến tiết học khô khan, học sinh thụ động, khó hình thành các kĩnăng và năng lực dẫn đến dễ nhàm chán và ngại học Vì vậy, nhằm phát huy tính tíchcực, hình thành và phát triển các kĩ năng, năng lực của học sinh, để học sinh đóng vaitrò trung tâm trong các tiết học đòi hỏi mối giáo viên dạy môn GDCD cần phải đổimới phương pháp dạy học

Với đặc trưng của môn học là một môn khoa học, vấn đề đặt ra là làm thế nào

để nâng cao chất lượng hiệu quả dạy học của thầy và trò đó là vấn đề hết sức quantrọng Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy bộ môn GDCD, bản thân tôiluôn suy nghĩ, trăn trở để tìm ra những phương pháp dạy học nhằm gây hứng thú cho

Trang 4

học sinh khi học bộ môn của mình để đạt kết quả cao Đó cũng là vấn đề được giáodục quan tâm đặc biệt hiện nay Qua quá trình tham gia tập huấn, giảng dạy và nghiêncứu, tìm tòi thực hiện việc sử dụng bài tập tình huống-tình huống có vấn đề tronggiảng dạy môn GDCD, bản thân tôi đã đúc kết thành đề tài:

“SỬ DỤNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG, NĂNG

LỰC HỌC SINH TRONG GIẢNG DẠY MÔN GDCD THCS ”

2 Cơ sở thực tiễn.

a) Thuận lợi:

Hiện tại, công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là các phương tiệnthông tin, truyền thông đại chúng như báo viết, báo đài, đặc biệt là báo mạng Nênnguồn tư liệu phục vụ dạy – học như bài tập tình huống từ Internet, các phương tiệnthông tin đại chúng cũng trở nên phong phú đa dạng

- GV ngày nay được trang bị nhiều kiến thức mới, được tập huấn qua nhiều lớp

thay sách giao khoa Có điều kiện trao đổi, dự giờ các đồng nghiệp

- HS có điều kiện học tập tốt hơn, nhạy bén trong các trong việc xử lý các tình

huống

- GV có cơ hội đánh giá thái độ học tập và cách ứng xử của HS qua việc xử lý

những bài tập tình huống:

+ Để phát triển tư duy

+ Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức

+ Phân tích kĩ năng xử lý tình huống

b) Khó khăn :

- Điều kiện cơ sở vật chất trang bị cho việc khai thác và ứng dụng công nghệ thôngtin còn ở trong sự ràng buộc vì cơ sở vật chất nhà trường còn thiếu thốn, chưa cóphòng học chức năng, máy tính nối mạng còn hạn chế

Trang 5

- Do đặc thù bộ môn nên việc biên soạn bài tập tình huống phù hợp trong giờ dạyGDCD của GV luôn gặp khó khăn.

- HS chưa quan tâm nhiều đến việc xử lý những tình huống trong cuộc sống

II NỘI DUNG ĐỀ TÀI.

1 Nhiệm vụ của đề tài:

Phương pháp tình huống có vấn đề là một phương pháp dạy học, trong đó họcsinh tự lực nghiên cứu một tình huống thực tiễn và giải quyết các vấn đề của tìnhhuống đặt ra

Tình huống là một hoàn cảnh thực tế, trong đó chứa đựng những mâu thuẫnxung đột Người ta phải đưa ra một quyết định trên cơ sở cân nhắc các phương ángiải quyết khác nhau Tình huống cũng có thể là một hoàn cảnh gắn với câu chuyện

có cốt chuyện, nhân vật, có chứa đựng xung đột, có tính phức hợp được viết ra đểchứng minh một vấn đề hay một số vấn đề của cuộc sống thực tế Tình huống trongdạy học là những tình huống thực hoặc mô phỏng theo tình huống thực, được cấu trúchóa nhằm mục đích dạy học, nhằm phát huy tính tích cực, nâng cao chất lượng, hiệuquả dạy học của giáo viên và học sinh

- Giúp cho GV dạy môn GDCD nắm được mục đích, yêu cầu, đặc điểm vàtác dụng,… của bài tập tình huống

- GV sử dụng bài tập tình huống đúng mục đích hoạt động

- Sử dụng linh hoạt, khoa học các bài tập tình huống vào quá trình lên lớp, đểtạo hứng thú môn học cho HS

- Sử dụng đúng thời điểm: vào bài, dạy nội dung, luyện tập hay củng cố bàihọc, kiểm tra đánh giá HS

2 Phương pháp nghiên cứu:

Các phương pháp cụ thể là:

- Phương pháp điều tra

Trang 6

- Phương pháp quan sát.

- Phương pháp nghiên cứu phân tích tổng hợp

- Phương pháp thống kê

3 Đối tượng nghiên cứu:

Đề tài được nghiên cứu trên các đối tượng là học sinh lớp 8, 9 ở các khóa học từnăm học 2012-2013 đến HKI năm học 2014-2015 tại đơn vị trường chúng tôi

4 Thời gian thực hiện :

Bắt đầu nghiên cứu từ năm học 2012-2013, thực hiện áp dụng 2013-2014, học kì Inăm học 2014-2015

5 Thực trạng:

- Tình trạng phổ biến trong các tiết học môn GDCD chưa sinh động, chưa cuốnhút trong nhận thức của các em học sinh và gia đình chỉ tập trung đầu tư vào cácmôn học như Toán Vật lí, Sinh học, Ngữ văn, Tiếng Anh, các môn thi tuyển sinh.Các em xem nhẹ môn GDCD, đến lớp chỉ học qua loa, học một cách đối phó Tronggiờ học, học sinh ít hoạt động nếu có thì chỉ tập trung trả lời một số câu hỏi do giáoviên đưa ra Ít có những giờ học được tiến hành với các phương pháp dạy học sinhđộng, hấp dẫn và sát với thực tiễn Chính vì vậy học sinh chưa thực sự tự lực pháthiện và giải quyết vấn đề, ít có cơ hội để thể hiện thái độ, lập trường của mình, giáoviên chưa gây được hứng thú học tập cho học sinh, học sinh chưa thực sự hứng thúhọc tập Do đó chất lượng bộ môn chưa được cao, luôn bị coi là môn học phụ

Qua điều tra về mức độ hứng thú học tập và kĩ năng xử lí tình huống có vấn

đề của học sinh và thống kê kết quả năm học 2012- 2013 trong giảng dạy như sau:

* Bảng điều tra mức độ kĩ năng xử lí tình huống có vấn đề trong học tập bộ môn GDCD của học sinh năm học 2012-2013 ở bộ môn GDCD 8, 9 trong trường.

Trang 7

dù là một bộ môn khoa học xã hội với đặc trưng đa dạng, phong phú về nội dung,thiên về lí luận, nội dung kiến thức mang tính trừu tượng cao Song cán bộ giáoviên chúng tôi đã không ngừng cố gắng đổi mới phương pháp dạy học Từ vậndụng các phương pháp dạy học mới như đàm thoại, nêu gương, , phương pháplàm việc theo nhóm đặc biệt chú trọng vào phương pháp nêu tình huống có vấnđề.

6 Kết quả nghiên cứu:

* Những khó khăn khi giáo viên thực hiện biên soạn và sử dụng bài tập tình huống:

- Nhiều GV chưa nhận ra hết tính thực tiễn của những bài tập tình huống

Trang 8

- GV ít khi biên soạn những bài tập tình huống phù hợp với đặc thù của trường củalớp cũng như những bài tập mang tính thực tế cao.

* Định hướng đổi mới:

- Hiện nay đang tiến hành đổi mới kiểm tra đánh giá cho nên trong những đề kiểmtra thường xuyên và kiểm tra định kỳ luôn có những bài tập tình huống để các em giảiquyết

- Môn GDCD lần đầu tiên cho tiến hành thi HS giỏi vòng huyện và vòng tỉnh.Những đề thi này luôn yêu cầu HS phải xử lý tình huống

7 Biện pháp giải quyết:

a/ Khái niệm tình huống:

Hiện nay, trong khoa học giáo dục có nhiều cách định nghĩa khác nhau về tìnhhuống:

+ Tình huống là những câu chuyện thực tế với những thông điệp nhằm mục đíchgiáo dục

+ Tình huống là những thông tin trong đó có chứa đựng mâu thuẫn nhận thức(muốn biết mà chưa biết) không thể giải quyết chỉ bằng sự tái hiện

+ Một tình huống tốt và hay không dừng lại ở sự mô tả chung chung Đó là sự sắpxếp thông tin để người đọc có cảm thấy mình đang phải đối mặt với mọi thứ như chínhtác giả Trong khi đó, sự sắp xếp khéo léo sẽ gói ghém mọi thứ theo một trật tự Nó chongười đọc biết mọi thứ, kể cả biết trước kết cục Vì thế, người đọc, người học chẳngphải động não bao nhiêu cả

+ Khi bạn viết một tình huống, để giúp người đọc có cảm giác chinh phục được thửthách như chính người trong cuộc

b/ Khái niệm về bài tập tình huống:

Trang 9

- Bài tập tình huống là những tình huống xảy ra trong quá trình dạy học được cấutrúc dưới dạng bài tập Trong dạy học GDCD, những tình huống được đưa ra là tìnhhuống giả định hay tình huống thực tế đã xảy ra trong thực tiễn HS giải quyết đượcnhững tình huống trên, một mặt vừa củng cố và khắc sâu kiến thức, vừa có cơ hội trảinghiệm trong thực tiễn

Ví dụ: Khi dạy bài Phòng chống HIV/AIDS ( GDCD 8):

Tình huống: Một ngày bạn A đến rủ bạn B đến nhà bạn C chơi nhưng bạn B

bảo là không đến vì cậu của bạn C bị nhiễm HIV

Trong tình huống này, hỏi:

a.) bạn B đúng hay sai, tại sao?

b.) Theo em nếu em là bạn B thì em sẽ làm thế nào?

( a Trong tình huống trên bạn B sai Vì HIV không lây qua đường giao tiếp hay ăn uống, HIV chỉ lây qua đường tình dục, từ mẹ sang con, đường máu thôi

b Nếu mình là B thì mình vẫn đến nhà C chơi Vì mình biết HIV không lây qua đườnggiao tiếp hay ăn uống, Lúc này C rất cần sự quan tâm, đón nhận của người thân hơn lànhững ánh mắt dèm phai, sỉ sói, tẩy chay Hãy biết tạo cho C cơ hội để làm lại, chứ không nên tạt một gáo nước lạnh vào lòng nhen nhói muốn làm laị từ đầu của C )

- Bài tập tình huống phải có những tình huống có vấn đề để HS tư duy và vận dụngkiến thức mà mình đã học để giải quyết

Ví dụ trong khi dạy bài Quyền sở hữu tài sản và nghĩa vụ tôn trọng tài sản của

người khác ( GDCD 8), gv có thể nêu: Tại sao các loại xe: Ô tÔ, Gắn máy cần phải

đăng kí?

( Các loại xe ô tô, gắn máy cần phải đăng ký vì: Nó giúp xác định quyền sở hửutài sản của công dân, bên cạnh đó nó sẽ giúp cho nhà nước ta có thể quan lý đượclượng xe lưu thông Khi xảy ra chuyện thì các CSGT sẽ nhanh chóng xác định đượcchủ xe, địa chỉ cư trú của chủ xe.)

Trang 10

- Bài tập tình huống hiện nay rất đa dạng và phong phú bởi tài liệu nghiên cứu và

các phương tiện truyền thông hiện nay đang thực hiện tuyên truyền Pháp luật bằng

những tình huống cụ thể như đài phát thanh truyền hình Vĩnh Long với chuyên mục

“Ai đúng? Ai sai?” là một ví dụ

Ví dụ: Chị Hiền và anh Thiện yêu nhau đã được hai năm và hai người bàn chuyện

kết hôn với nhau Thế nhng, bố chị Hiền thì lại muốn chị kết hôn với anh Thanh

là người cùng xóm nên đã kiên quyết phản đối việc này Không những thế, bố còn

tuyên bố sẽ cản trở đến cùng nếu chị Hiền cứ nhất định xin kết hôn với anh

Thiện

Trình bày mãi với bố không được, cực chẳng đã, chị Hiền đã nói :

- Nếu bố cứ cản trở con là bố vi phạm pháp luật đấy!

Giật mình, bố hỏi chị Hiền:

- Tao vi phạm thế nào? Tao là bố thì tao có quyền quyết định việc kết hôn của

chúng mày chứ!

Khi ấy, chị Hiền trả lời:

- Bố ơi ! Khoản 3 Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Việc kết

hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào;

không ai được cưỡng ép hoặc cản trở” Thế bố cản trở con thì bố có vi phạm pháp

luật không nhỉ ?

Câu hỏi :

1 Hành vi cản trở của bố chị Hiền có đúng pháp luật không ?

2 Tại sao chị Hiền phải nêu ra Luật Hôn nhân và gia đình để thuyết phục bố ?

3 Trong trường hợp này, pháp luật có cần thiết đối với công dân không ?

c/ Định hướng biên soạn.

+ Yêu cầu của bài tập tình huống:

- Đảm bảo tính khoa học, phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng: Tình huống phải thực

sự có vấn đề, có mâu thuẫn nhận thức và phải tạo ra nhu cầu nhận thức, gây được cho

Trang 11

HS niềm tin (cảm thấy cần thiết có nhu cầu giải quyết vấn đề) có thể nhận thức được.Tình huống phải đảm bảo phù hợp với trình độ của HS, đảm bảo sự hoạt động tư duy,sáng tạo từ thấp đến cao, từ dễ đến khó…

- Đảm bảo tính sư phạm: Đôi lúc có những tình huống oái oăm, không phù hợp với

chuẩn mực đạo đức trong nhà trường chúng ta không nên sử dụng Những tình huốngđược lựa chọn phải mang tính sư phạm cao

Ví dụ: Tình huống sau: Có một cô gái tự tử ở Sơn La Được biết nguyên nhân là

do bố mẹ cô đã ép cô tảo hôn với người con trai ở bản khác.

Do mâu thuẫn với cha mẹ mình, cô đã tự vẫn vì không muốn lập gia đình sớm Trong thư để lại cho người thân, cô đã nói lên ước mơ và những dự định trong tương lai của mình.

Em có suy nghĩ gì về cái chết thương tâm của cô gái đó? Trách nhiệm này thuộc vềai?

Tình huống trên không sai, thậm chí là thực tế nhưng đối với HS lớp 9 biết quásớm việc tự tử khi không hài lòng hay mâu thuẫn với gia đình là một điều không tốt,thậm chí là gây ra tác dụng ngược, phản cảm, phản giáo dục

- Đảm bảo tính thực tiễn: Những tình huống đưa ra phải sát với thực tiễn cuộc sống

mang tính thời sự cao, như khi ở trường chúng tôi giảng dạy có sự cố nhiều bạn nữđánh hội đồng một bạn nữ khác, chúng tôi cho kiểm tra tình huống sau đây:

Hôm đó, ở trường THCS thành phố H xảy ra một sự việc đáng buồn Mấy bạn

nữ lớp 9B đánh hội đồng bạn T chỉ vì lí do “trông thấy ghét” Đáng buồn hơn nữa

là một số bạn chứng kiến cảnh đó chỉ đứng xem, không ai can ngăn hay có ý kiến

- Em có tán thành những hành vi trên không ? Vì sao ? (1.0 điểm)

- Nếu chứng kiến sự việc đó, em sẽ có thái độ như thế nào và sẽ làm gì? (1.0 điểm)(trích đề kiểm tra một tiết GDCD 9 HKI)

Trang 12

+ Cấu trúc bài tập tình huống:

- Tình huống có vấn đề:

+ Vấn đề mà tình huống đặt ra phải gắn với nội dung bài học, các em giải quyếttình huống phải căn cứ vào những kiến thức được thể hiện trong chuẩn kiến thức, kĩ

năng hiện nay

+ Vấn đề phải gắn với thực tiễn cuộc sống, có thể xảy ra, để từ đó các em cảm thấymình đang trải nghiệm một thực tế

Ví dụ: Em là một lớp trưởng, có một người anh ruột lớn hơn một tuổi học cùng

lớp và học tương đối yếu nhưng được cái là tương đối hiền Có lần anh của em vi

phạm làm ảnh hưởng đến thi đua của lớp, điều đó chỉ có mình em biết Em sẽ sử

dụng phẩm chất đạo đức nào để xử lí và xử lí như thế nào để có lợi cho lớp mà

không mất tình anh em?

Với tình huống trên vấn đề đặt ra phù hợp với chuẩn kiến thức, kĩ năng cũng như

có thể xảy ra trong cuộc sống của các em

+ Tránh những vấn đề vượt chuẩn kiến thức, kĩ năng; cũng như những vấn đề xa

rời thực tế cuộc sống của các em

Ví dụ: Thi học kỳ I sắp đến nhưng Long vẫn còn ham chơi, chưa muốn học bài.

Cũng phải thôi vì Long vốn là học sinh thông minh và có thói quen trước khi thi

Long thức trắng đêm để học thuộc lòng bài học và thi thường đạt kết quả khả quan.

Sau khi thi mặc dù hơi mệt thậm chí ngã bệnh nhưng chỉ bồi bổ vài ngày là khỏe.

Em suy nghĩ gì về việc làm của Long.

Với vấn đề được đặt ra trong tình huống trên, ta thấy học sinh sẽ không biết vậndụng chuẩn kiến thức, kĩ năng nào để giải quyết; hoặc trong cuộc sống có ai làm như

thế không?

- Yêu cầu giải quyết:

Ngày đăng: 29/03/2015, 06:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w