SKKN Sử dụng đồ dùng học tập trong giảng dạy môn Giáo dục công dânSKKN Sử dụng đồ dùng học tập trong giảng dạy môn Giáo dục công dânSKKN Sử dụng đồ dùng học tập trong giảng dạy môn Giáo dục công dânSKKN Sử dụng đồ dùng học tập trong giảng dạy môn Giáo dục công dânSKKN Sử dụng đồ dùng học tập trong giảng dạy môn Giáo dục công dânSKKN Sử dụng đồ dùng học tập trong giảng dạy môn Giáo dục công dânSKKN Sử dụng đồ dùng học tập trong giảng dạy môn Giáo dục công dânSKKN Sử dụng đồ dùng học tập trong giảng dạy môn Giáo dục công dânSKKN Sử dụng đồ dùng học tập trong giảng dạy môn Giáo dục công dân
Trang 1Mặt khác dạy học môn GDCD phải nhằm tạo ra sự thống nhất giữa nhậnthức và hành động, giữa lới nói và hành vi Như vậy, môn GDCD cần phải đảmbảo cung cấp cho học sinh những phương thức ứng xử về đạo đức, pháp luật, vănhoá trong cuộc sống, hình thành ở mỗi học sinh sự thống nhất giữa nhận thức vàhành động, hướng học sinh vào việc thực hành trong cuộc sống hàng ngày cácchuẩn mực và mẫu hành vi tích cực mà bài học đặt ra; khơi dậy trong học sinh ýchí thể hiện sự thống nhất đó
Cùng với những môn học khác, môn GDCD góp phần đào tạo những ngườicông dân mới vừa có tri thức khoa học vừa có năng lực hoạt động thực tiễn, có ýthức trách nhiệm với bản thân, gia đình và đất nước Từ đó các em thấy rõ tráchnhiệm của mình: Luôn luôn có ý thức sống và làm việc theo Hiến pháp , Pháp luật,biết tự rèn luyện bản thân để trở thành người công dân hữu ích cho quê hương, đấtnước
Vì vậy, để phát huy tính tích cực của học sinh thì việc sử dụng có hiệu quả
đồ dùng dạy học là điều kiện hết sức quan trọng giúp học sinh chiếm lĩnh các giátrị , các chuẩn mực đạo đức , pháp luật thông qua việc nắm tri thức , thực hành vàrèn luyện trong và ngoài giờ học
1.2 Cơ sở thực tiễn:
1.2.1 Từ thực tế xã hội:
Trang 2Những năm gần đây, đạo đức xã hội đang bị xuống cấp, tội phạm của nhữngngười chưa thành niên có chiều hướng gia tăng, một trong những nguyên nhân dẫnđến các em có lối sống buông thả, thiếu văn hoá, phạm tội là hiểu biết về các giá trịđạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và pháp luật của các em còn hạn chế.Vìvậy giáo dục đạo đức, pháp luật trong nhà trường có ý nghĩa đặc biệt quan trọnggóp phần quan trọng trong việc giáo dục và rèn luyện con người ý thức tuân theonhững chuẩn mực của đạo đức xã hội và tuân theo pháp luật
Bên cạnh đó trước đây, phần lớn giáo viên dạy bộ môn này là giáo viên chủnhiệm hoặc những giáo viên những bộ môn khác được phân công giảng dạy nên họkhông có điều kiện và ít quan tâm đến việc đầu tư cho bài giảng, chưa có kiến thứcsâu rộng và kinh nghiệm khai thác và sử dụng kênh hình trong các tiết dạy Do đóhiệu quả giờ dạy đạo đức, pháp luật chưa cao, các em hiểu biết về các chuẩn mựcđạo đức, pháp luật còn mơ hồ
Những năm gần đây, phần lớn giáo viên dạy bộ môn này đã được đào tạochính qui, được phân công chuyên giảng dạy bộ môn này, nên họ rất quân tâm đếnviệc đầu tư cho từng tiết dạy, đặc biệt là họ rất quan tâm đến việc sử dụng đồ dùngtrực quan và áp dụng các phương tiện hiện đại trong giảng dạy môn GDCD Chính
vì lẽ đó mà chất lượng và hiệu quả giờ dạy đạo đức, pháp luật được nâng cao hơntrước
Môn GDCD ở trường THCS trước đây thường bị coi làm môn học phụ nêncác giờ học thường diễn ra một cách đơn điệu, khô khan, phương pháp chủ yếu làphương pháp thuyết trình Trong giờ học , học sinh được hoạt động ít , thụ động ,giờ học không gây hứng thú , đồ dùng dạy học ít được sử dụng hoặc sử dụng mộtcách hình thức Nên đó chưa phải là là phương pháp tích cực vì học sinh chưa thực
sự có cơ hội để thể hiện thái độ , lập trường của cá nhân mình Những giờ học nhưvậy , học sinh ít có khả năng sáng tạo
1.2.2 Từ mục tiêu đổi mới phương pháp:
Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả giờ dạy theo yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học Với định hướng “ lấy học sinh làm trung tâm” giáo viên cần
đa dạng hoá các phương pháp dạy học đảm bảo hiệu quả cao và học sinh tích cực,
Trang 3chủ động trong học tập.Vì vậy việc dạy đạo đức, pháp luật giáo viên không chỉ sửdụng phương pháp thuyết trình, đàm thoại mà còn phải sử dụng phương pháp trựcquan Tức là sử dụng các phương tiện, đồ dùng dạy học nhằm minh hoạ cho nộidung bài giảng ( Như: tranh ảnh, bản đồ, sơ đồ, băng hình, băng tiếng, bảng sốliệu, thống kê…).thông qua các đồ dùng trực quan học sinh có thể tiếp thu tri thứcthiết lập mối quan hệ giữa nội dung kiến thức với thực tế cuộc sống Các em biếtvận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống, vào trong vấn đề cụ thể hàng ngày Chonên giờ học đạo dức, pháp luật rất sôi nổi, chất lượng giờ dạy được nâng cao, họcsinh nắm bắt các chuẩn mực của đạo đức, pháp luật chắc và nhanh.
1.2.3 Từ thực tế đơn vị:
Trong những năm gần đây công tác bồi dưỡng chỉ đạo chuyên môn của Phònggiáo dục và Đào tạo ngày càng chặt chẽ hơn, các cụm chuyên môn được quan tâm,sinh hoạt tương đối hiệu quả Bên cạnh đó tại đơn vị công tác chỉ đạo đổi mớiphương pháp được thống nhất từ Ban giám hiệu đến các tổ, nhóm và từng cá nhân,đặc biệt là sử dụng đồ dùng dạy học có kết hợp các phương tiện hiện đại sẽ gópphần nâng cao chất lượng giờ dạy nhiều hơn, mỗi giáo viên dạy Giáo dục công dân
đều xác định rằng: “ Muốn cho giờ dạy đạo đức, pháp luật không bị khô cứng và
tẻ nhạt phải sử dụng đồ dùng trực quan” giúp học sinh nắm vững kiến thức theo nguyên lí:“ Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn Đó là con đường biện chứng của nhân thức chân lý, của sự nhận thức hiện thực khách quan” (Lê nin)
Bên cạnh đó trong những năm gần đây nhà trường đã từng bước trang bước bịcác phương tiện phục vụ cho giảng dạy như máy tính, mạng Internet nên việc sưutầm tư liệu như tranh ảnh rất thuận tiện Vì vậy mỗi giáo viên đều suy nghĩ, tìm tòi
để làm sao nâng cao chất lượng sử dụng đồ dùng trực quan trong giảng dạy bộ môn
GDCD nhằm đem lại hiệu quả cao trong việc dạy và học bộ môn này.
Từ những cơ sở thực tiễn trên đây đòi hỏi phải có sự thay đổi về phương phápdạy học Muốn làm được điều đó , giáo viên phải là những người tổ chức , điềukhiển các hoạt động học tập , hạn chế tối đa sự độc thoại của thầy bằng cách sửdụng đồ dùng dạy học một cách trực quan , phong phú , tạo ra sự hấp dẫn trong tiết
Trang 4học , học sinh chủ động tiếp cận đồ dùng dạy học , phân tích , đánh giá từ đó rút ranội dung bài học Như vậy học sinh có cơ hội tối đa phát triển tính độc lập , sángtạo , chủ động tiếp thu kiến thức , nâng cao nhận thức , rèn luyện kỹ năng , cònngười giáo viên chỉ là người tổ chức tiết học thành môi trường để học sinh mà thôi.
1.2 Chức năng của đồ dùng dạy học:
Các kiểu và loại đồ dùng dạy học tuy có khác nhau nhưng chức năng của chúng
là tích hợp và cơ động Mỗi đồ dùng dạy học đều có thể thực hiện các chức năngsau:
- Thông báo hay trình bày thông tin
- Giới thiệu vào bài
- Minh họa, giải thích, mô tả trực quan
Làm tăng tính hấp dẫn đối với nội dung học tập, gây hứng thú học tập ở họcsinh
Làm cho việc học trở nên dễ dàng hơn, thuận lợi hơn Các đồ dùng dạy học
là nguồn cung cấp các chất liệu để học sinh khai thác nội dung học tập một cách
Trang 5tích cực, tự giác Trong dạy học đổi mới, học sinh hoạt động dưới sự hướng dẫncủa giáo viên, nếu không có đồ dùng, thiết bị dạy học thì việc tổ chức các hoạtđộng của học sinh sẽ gặp rất nhiều khó khăn, do đó kết quả học tập không đạt yêucầu mong muốn.
1.4 Sử dụng đồ dùng dạy học môn GDCD theo hướng đổi mới:
Việc sử dụng đồ dùng dạy học bộ môn phải tuân theo những yêu cầu nhấtđịnh Để việc sử dụng có hiệu quả, tránh xu hướng lạm dụng hoặc sử dụng mộtcách hình thức, trước hết đồ dùng và sử dụng đồ dùng phải gắn bó hữu cơ vớiphương pháp dạy học, như một thành tố của phương pháp dạy học Mỗi hoạt độngdạy học được xây dựng trên cơ sở vận dụng một phương pháp dạy học cụ thể, cóphương tiện dạy học phù hợp để hỗ trợ cho hoạt động đó Vì vậy sử dụng phươngtiện dạy học phải đúng lúc, đúng chỗ, kịp thời, tránh đưa ra một cách tuỳ tiện
Một yêu cầu rất quan trọng là đồ dùng dạy học phải có tác dụng kích thíchhọc sinh tư duy, suy nghĩ, tìm tòi, không phải chỉ như một phương tiện minh hoạnội dung bài học Khi sử dụng thiết bị, phương tiện dạy học là giáo viên cung cấpcho học sinh những chất liệu cần thiết để học sinh tìm tòi, tự kiến tạo tri thức, kỹnăng trên cơ sở làm việc với nguồn thông tin từ các phương tiện dạy học mà giáoviên trình bày, giới thiệu, học sinh phải có ý kiến nhận xét, đánh giá về nội dung,tính chất sự việc, rút ra kết luận bài học cần thiết
Mặt khác đổi mới phương pháp dạy học không chỉ là đổi mới phương tiện
và không có nghĩa là dùng nhiều phương tiện dạy học, mà điều quan trọng là sửdụng phương tiện dạy học một cách hợp lý, có hiệu quả, tránh lạm dụng hoặc sửdụng một cách hình thức, Cần tránh xu hướng sử dụng đồ dùng dạy học một cáchtràn lan, không có chủ đích rõ rệt, mà mỗi đồ dùng dạy học đưa ra cần được khaithác triệt để
2 Các bước tiến hành sử dụng đồ dùng trực quan:
Dạy đạo đức, pháp luật cũng như tất cả các môn học khác là phải sử dụng đồdùng trực quan để minh hoạ cho nội dung bài giảng Đồ dùng trực quan trong cáctiết dạy đạo đức, pháp luật hiện nay rất đa dạng và phong phú, trong giai đoạn hiệnnay khi khoa học công nghệ đang phát triển, mạng Intenet dang được sử dụng ngày
Trang 6càng rộng rãi Vì vậy trong một tiết dạy giáo viên có thể sử dụng nhiều hình thứctrực quan khác nhau vào những mục đích khác nhau nhằm làm cho bài giảng thêmhấp dẫn, đạt hiệu quả cao Từ thực tiễn giảng dạy tôi thấy có những hình thức trựcquan như sau:
2.1 Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
Muốn sử dụng đồ dùng trực quan đạt hiệu quả cao trong mỗi bài dạy đạođức, pháp luật, người giáo viên dạy GDCD phải chuẩn bị đồ dùng trực quan sửdụng trong tiết dạy Do những đồ dùng trực quan sử dụng trong các tiết dạy đạođức, pháp luật ít có sẵn nên việc chuẩn bị đồ dùng cho một tiết dạy khá công phuđòi hỏi giáo viên phải có sự đầu tư về mặt thời gian, công sức, trí tuệ và lòng nhiệttình
Trước hết người giáo viên phải xác định xem trong tiết dạy này cần sử dụngloại đồ dùng gì? Bảng, phấn, giấy, bút, thước; tư liệu, tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ,
sơ đồ; phiếu học tập, bảng phụ…hay các loại phương tiện kỹ thuật nghe nhìn nhưmáy băng đĩa ghi âm, máy chiếu các bản in, máy băng đĩa hình, các phương tiện
đa chức năng như máy tính , máy chiếu, các phần mềm dạy học trên máy vi tính…
Khi đã xác định được bài dạy này cần sử dụng những loại đồ dùng nào thìngười giáo viên sẽ bắt tay vao công việc chuẩn bị
Ví dụ1: Khi dạy tiết ngoại khóa : “An toàn giao thông” (GDCD 8), tôi thấy ở bài
này cần sử dụng những đồ dùng sau:
- Máy vi tính
- Máy chiếu Projector
- Hình vẽ các biển báo, đèn tín hiệu…
- Phiếu học tập, bảng phụ, bút dạ
- Băng hình, tranh ảnh về các tình huống đi đường
- Thông tin, số liệu, hình ảnh về tình hình TTATGT
Từng bài dạy giáo viên cần biết trong phòng đồ dùng của nhà trường đã cónhững đồ dùng nào, nếu thiếu thì tiến hành làm và sưu tầm, cố gắng vận động họcsinh cùng tham gia: vẽ tranh, sưu tầm tranh ảnh, tìm số liệu, khi cần có thể tự quayhoặc nhờ đồng nghiệp quay những đoạn phim tư liệu ngắn hoặc các tình huống
Trang 7Biển báo nguy hiểm Biển báo cấm Biển báo chỉ dẫn
Đi hàng ba, hàng tư Đá bóng dưới lòng đường
Tuyên truyền An toàn giao thông Cảnh sát giao thông làm nhiệm vu
Trang 8Khi đã có những đồ dùng cần sử dụng, tôi tiến hành nghiên cứu thật kỹ từng
ký hiệu trên bản đồ, hình vẽ, tìm hiểu chi tiết nội dung, ý nghĩa của từng bứctranh, hình vẽ, ý nghĩa của những số liệu để khi lên lớp giảng dạy được tốt Trongquá trình sưu tầm tư liệu tôi cố gắng tích lũy và sắp xếp chúng theo từng chủ đềkhác nhau như: chủ đề về An toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, phòngngừa lây nhiễm HIV/AIDS , Thanh niên, Hôn nhân gia đình, Hội nhập quốc tế, Bộmáy Nhà nước, các chuẩn mực đức Trong từng chủ đề có các thể loại tư liệu khácnhau: Phim tư liệu, tình huống, tranh ảnh, mẫu chuyện…những tư liệu này khôngchỉ dạy học ở lớp 9 mà còn những lớp khác tùy theo chủ đề để lựa chọn Việc sắpxếp này cũng giúp cho giáo viên dễ dàng trong việc lấy dùng khi cần thiết, giáoviên có thể trình chiếu trực tiếp, thiết kế giáo án điện tử hoặc photo ra giấy để dạy
Để làm được những điều đã trình bày thi người giáo viên phải có những amhiểu tình hình chính trị xã hội chủa địa phương, đất nước, phải cập nhật thông tintrên đài truyền hình, đài phát thanh, báo chí, trên mạng Internet để kịp thời bổsung những tranh ảnh, bài viết, số liệu mới để đảm bảo tính chính xác, cập nhậpcủa bài giảng
2.2 Sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu quả:
Muốn sử dụng đồ dùng trực quan có hiệu quả, trước hết người giáo viên cầnxác định loại phương tiện cần sử dụng, tác dụng của nó đối với bài giảng
2.2.1 Tranh ảnh, sơ đồ, biểu đồ, bản đồ:
Những đồ dùng trực qua này sẽ có tác dụng gây ấn tượng sâu sắc trong ký
ức mỗi học sinh Nếu người giáo viên sử dụng tốt các phương tiện đó sẽ giúp chohọc sinh phát triển được óc quan sát, trí tưởng tượng, khả năng tư duy liên hệ thực
tế Nó còn giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những điều thu nhận được
Ví du 1: khi dạy bài 4: Bảo vệ hòa bình (GDCD 9) chúng ta có thể giới thiệu đến
học sinh những bức tranh
Khi xem những bức ảnh này học sinh sẽ hình dung được:
- Hậu quả to lớn của chiến tranh
- Ngày nay chiến tranh vẫn xãy ra nhiều nơi trên thế giới
Trang 9- Trách nhiệm của cộng đồng thế giới, mỗi quốc gia, mỗi con người phải làm gì để ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình.
Mỹ ném bom nguyên tử Nhật bản Hậu quả của chiến tranh
Bảo vệ trật tự xã hội Bảo vệ Tổ Quốc
Biểu tình vì hòa bình Vẽ tranh vì hòa bình
Trang 10Ví du 2: Khi dạy bài 17: Nhà nước CH XHCN Việt Nam (Lớp 7); bài 18: Bộ máy Nhà nước cấp cơ sở (Lớp 7); Bài 20; Hiến pháp nước CH XHCN Việt Nam (Lớp
8): Giáo viên có thể giới thiệu các sơ đồ sau, nhằm giúp học sinh hiểu được mộtcách dễ dàng cơ cấu tổ chức Nhà nước ta từ trung ương đến địa phương:
- Cơ quan quyền lực Nhà nước CH XHCN Việt Nam
- Tổ chức bộ máy nhà nước CH XHCN Việt Nam
- Cơ cấu tổ chức cơ quan hành chính nhà nước CH XHCN Việt Nam
- Cơ cấu tổ chức cơ quan xét xử nước CH XHCN Việt Nam
- Cơ cấu tổ chức cơ quan kiểm sát nước CH XHCN Việt Nam
Trang 12Ví dụ 3: Khi dạy bài: Ngoại khóa: “An toàn giao thông” (Lớp 9)giáo viên có thể
đưa ra “Biểu đồ so sánh tai nạn giao thông theo từng tháng năm 2008 và 2009”
Mục đích: Nhằm giúp học sinh so sánh tình hình tai nạn giao thông 2 năm gần nhất
về số người chết theo từng tháng(có so sánh cùng thời điểm của 2 năm 2008, 2009)
từ đó có cái nhìn khái về tình hình tai nạn giao thông cả nước
Biểu đồ so sánh tai nạn giao thông theo từng tháng năm 2008 và 2009:
Trang 13Ví dụ 4: Khi dạy bài: Ngoại khóa: “Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc” (lớp 9) giáo viên có
thể giới thiệu “Bản đồ hành chính Việt Nam”:
Qua bản đồ giúp học sinh hiểu được:
- Đất nước ta, vị trí tiếp giáp với nước ngoài, một phần đất nước ngoài biểnkhởi (Hoàng Sa, Trường Sa)
- Xác định được vùng trời, vùng biển, những tất đất thiêng liêng của Tổ Quốc
Hình thành ý thức công dân, nghĩa vụ đối với đất nước
Ví dụ 5: Khi dạy bài: Ngoại khóa “An toàn giao thông” (Lớp 8) giáo viên có thể giới thiệu “Lược đồ mạng lưới giao thông đường sắt Việt Nam” để :
- Giới thiệu mạng lưới giao thông đường sắt ở Việt Nam và đặc điểm củađường sắt nước ta: Hầu hết các đường bộ đều giao cắt với đường sắt trêncùng một mặt phẳng (đoạn đường đó gọi là đường ngang) Ở nước ta cókhoảng hơn 1000 đoạn đường như vậy, trên các đoạn đường đó thường xảy
ra tai nạn vô cùng nguy hiểm
- Tìm những biện pháp đảm bảo an toàn khi đi qua đoạn đường bộ giao cắtvới đường sắt
- Biết bảo vệ tài sản trên đường sắt, tránh việc ném đá lên tàu, đảm bảo an toàn tại địa phương nơi tàu đi qua
Đường bộ giao với đường sắt Bản đồ hành chính Việt nam
Trang 142.2.2 Bảng thống kê, số liệu:
Bảng thống kê, số liệu ấy sẽ là những minh chứng có sức thuyết phục nhất,sinh động nhất về thực tiễn cuộc sống Giúp học sinh có cái nhìn thực tế, thiết thực
so với lý thuyết chung chung, Từ đó các em nắm bài vững, hiểu bài sâu
Ví dụ 1: Khi dạy bài Ngoại khóa: “An toàn giao thông” (Lớp 9) giáo viên có thể
đưa ra “Bản thống kê tình hình tai nạn giao thông”giúp học sinh:
- Thấy được những tổn thất to lớn về người do tai nan giao thông gây ra
- Diễn biến phức tạp của tai nạn giao thông
- Tìm ra những giải pháp góp phần hạn chế tai nạn giao thông.
Tai nạn giao thông
Bảng thống kê tình hình tai nạn giao thông.
Ví dụ 2 : Khi dạy bài 14: “ Phòng, chống nhiễm HIV/ AIDS” (GDCD 8) giáo viên
có thể giới thiệu “Bảng thống kê tình hình nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam” nhằm
Năm 2003
Năm 2006
Năm 2007
Năm 2008
Số người nhiễm HIV 41 622 79 660 104 111 128.367 135.171
Số bệnh nhân AIDS 6 251 11 254 17 289 25.219 29.134
Số người tử vong vì AIDS 3 426 6 325 10 071 14.042 41.418
Bảng thống kê tình hình nhiễm HIV/AIDS ở Việt Nam 2.2.3 Phim tư liêu, Video clip tình huống:
Hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, việc tìm nhữngthước phim tư liệu, phóng sự điều tra, Video clip tình huống không còn qua khó
Trang 15khăn đối với người giáo viên, những tư liệu này có rất nhiều trên Iternet Điều quantrọng là người giáo viên phải biết lựa chọn cho phù hợp vứi từng bài học, vừa mang tính giáo dục cao.
Trong quá trình giảng dạy của mình, tôi đã cố gắng sưu tầm, sắp xếp các loại
tư liệu này thành những chuyên mục, các đoạn phim có thể sử dụng dạy nhiều lớp khác nhau với cùng một chủ đề
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Lý tưởng sống của thanh niên” (GDCD 9) tôi sẽ cho học
sinh xem đoạn Video clip hình ảnh về Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc, Videoclip về “Thanh niên tình nguyện” đi đến vùng sâu, vùng xa, Video clip về thanhthiếu niên ăn chơi hư hỏng, đánh bạc đua xe…nhằm giúp học sinh:
- So sánh hai lối sống đối lập nhau và hậu quả của việc ăn chơi hư hỏng
- Thấy được trách nhiệm to lớn của thanh niên trong sự nghiệp Công nghiệphóa hiện đại hóa đất nước
- Có ý thức phấn đấu rèn luyện của bản thân, có nhu cầu cống hiến vì sựnghiệp chung
Ví dụ 2: Khi dạy bài “Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý của công dân”
(GDCD 9) tôi sẽ cho học sinh xem những đoạn Video clip “Buôn bán ma túy”,
“Học sinh đi hàng ba, hàng tư”, “lấn chiếm lòng, lề đường”, “Đi xe trong sântrường”nhằm giúp học sinh xác định các khái niệm:
- Vi phạm pháp luật hình sự,
- Vi phạm pháp luật hành chính;
- Vi phạm pháp luật dân sự;
- Vi phạm kỉ luật
có ý thức chấp hành tốt các quy định của pháp luật và nôi quy của nhà trường
Ví dụ 3: Khi dạy bài 12 “Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân”
(GDCD 9) tôi sẽ cho học sinh xem đoạn Video clip về “Bạo lực gia đình”, nhằmgiúp học sinh thấy được đó là hành vi vi phạm pháp luật cần lên án, qua đó giúpcác em liên hệ đến gia đình mình, nơi em ở từ đó giáo dục ý thức trách nhiệm củamình đối với gia đình
2.2.4 Những câu chuyện có thật trong cuộc sống, qua báo chí …
Trang 16Những câu chuyện ấy sẽ là phương tiện minh hoạ chân thực nhất, sống độngnhất góp phần làm cho bài giảng thêm hấp dẫn, tác động trực tiếp đến tâm tư, tìnhcảm của học sinh Thông qua những câu chuyện thực tế giáo viên bồi dưỡng chohọc sinh những quan điểm đúng đắn, các em biết yêu ghét rõ ràng; biết bênh vựcnhững việc làm, hành động đúng; biết đấu tranh với những hành động, việc làm saitrái, vi phạm nội qui trường lớp, vi phạm pháp luật.
Ví dụ 1: Khi dạy bài 8 “Năng động sáng tạo” (GDCD 9) tôi đã kể cho học sinh nghe câu chuyện về “Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký”dù phải viết bằng chân nhưng đã vượt qua khó khăn, vượt qua số phận để trở thành “Nhà giáo ưu tú”, câu chuyện về “Thần đèn Nguyễn Cẩm Lũy” chỉ học hết tiểu học nhưng có “biệt tài” di dời các công trình Từ đó giúp học sinh có ý thức vươn lên trong cuộc sống, biết vượt qua khó khăn, năng động, sáng tạo trong công việc vươn tới thành công, có đóng góp cho xã hội.
Ví dụ 2: Khi dạy bài 6 “Hợp tác cùng phát triển” (GDCD 9) tôi sẽ kể về tiến trình
gia nhập WTO của Việt Nam và vai trò của Bác Vũ Khoan và Bác Trương ĐìnhTuyển trong công tác đàm phám Việc gia nhập WTO có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với Việt Nam Khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và trên con đường hội nhập.
Cổng Tam quan được “Thần đèn Nguyễn
Cẩm Lũy di dời đến địa điểm hiện nay
Thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký
Trang 17Lễ kí Việt nam gia nhập WTO Bác Vũ Khoan Bác Trương Đình Tuyển 2.3 Lựa chọn đồ dùng dạy học theo yêu cầu sách giáo viên có sưu tầm bổ sung phù hợp:
Đây là khâu quan trọng quyết định hiệu quả giờ dạy, nếu dựa vào ý thíchchủ quan của bản thân thì rất dễ bị sai lầm Nếu sử dụng tuỳ tiện sẽ lạc chủ đề vàphản tác dụng giáo dục, hiệu quả giờ dạy sẽ thấp Khi chuẩn bị bài lên lớp, giáoviên cần hiểu được: giảng bài này cần sử dụng phương tiện, đồ dùng trực quan gì?
Và sử dụng khi nào? Vào mục đích gì? Để phù hợp với nội dung bài giảng, vừa sáthợp với thực tiễn cuộc sống vừa có tính giáo dục cao
Theo tôi muôn sử dụng đồ dùng dạy học phù hớp yêu cầu từng bài giảng vàmang lại hiêu quả cao, người giáo viên cần chú ý những vấn đề sau:
2.3.1 Phải xác định nội dung cơ bản của bài trên cơ sở chuẩn kiến thức sách
giáo khoa về mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ từ đó lựa chọn phương tiện, đồ
dùng phù hợp.
Ví dụ: Khi dạy bài 7 “Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc”
(GDCD 9) tôi đã xác định định yêu cầu cơ bản của bài này:
- Kiến thức : Hiểu thế nào là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Ý nghĩa của truyền
thống dân tộc và sự cần thiết phải kế thừa Trách nhiệm của công dân
- Kĩ năng :Biết phân biệt truyền thống tốt đẹp với phong tục, tập quán lạc hậu cần
xóa bỏ
- Thái độ : Tôn trọng, bảo vệ, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc Phê phán những hành vi thiểu tôn trọng xa rời truyền thống dân tộc Từ đó quyết định chọn
lựa đồ dùng sau:
Trang 18- Tranh ảnh các làng nghề truyền thống, lễ hội Cầu ngư (Miền Trung), các VideoClip: Lế hội đền Hùng, lế hội Chùa Hương, ca trù, Cồng chiêng Tây Nguyên, múarối nước Nhằm giúp học sinh hiểu rõ những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ViệtNam
- Tranh ảnh về mê tín dị đoan, hủ tục lạc hậu nhằm giúp học sinh hình thành kĩ năng phân biệt được truyền thống tốt đẹp với mê tín dị đoan, hủ tục lạc hậu.
Lễ hội cầu ngư ở Phan Thiết Múa rối nước
2.3.2 Tìm hiểu kĩ từng yêu cầu của sách giáo viên về phương tiện, đồ dùng dạy học:
Đây chính là một trong những cơ sở để giáo viên lựa chọn đồ dùng trựcquan nhằm đảm bảo tính chính xác, phù hợp với yêu cầu bài giảng, đảm bảo tínhkhoa học của bộ môn
Ví dụ 1: Khi dạy bài 16 “Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội của công dân” (GDCD 9) SGV đã chỉ dẫn cho người giáo viên những đồ dùng trực quan cần
minh hoạ cho bài giảng là:
- Luật khiếu nại, tố cáo
- Luật bầu cử đại biểu Quốc hội
- Luật bầu cử đại biểu HĐND
- Sơ đồ nội dung bài học
Từ đó giáo viên có thể chuẩn bị thêm hình ảnh, băng hình, mẫu chuyện có liênquan đến bài học để nội dung bài giảng sinh động hơn
Trang 19Ví dụ 2: Khi dạy bài 15 “Phòng ngừa tai nạn, vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại”
(GDCD 8) Sách giáo viên đã ghi rõ ở mục tài liệu và phương tiện để giáo viênchuẩn bị như sau:
- Luật Hình sự năm 1999
- Luật phòng cháy và chữa cháy
- Các thông tin, sự kiện trên sách, báo về tai nạn, vũ khí, cháy nổ và các chấtđộc hại
Giáo viên có thể bổ sung thêm hình ảnh, băng hình, mẫu chuyện có liên quanđến bài học để tăng thêm tính thời sự của bài dạy
2.3.3 Luôn theo dõi tình hình thực tế, thời sự, báo, đài, có phong cách sống chuẩn mực:
Đây là kinh nghiệm rất bổ ích giúp người giáo viên có vốn kiến thức, hiểubiết sâu rộng mà để khai thác, sử dụng đồ dùng trực quan, làm cho việc sử dụngcác phương tiện, đồ dùng này hay hơn, hấp dẫn hơn và đạt hiệu quả cao Tìm đọctài liệu tham khảo và tìm hiểu tình hình thực tế để giáo viên có thêm cơ sở lựachọn các hình ảnh, phương tiện minh hoạ cho bài giảng điển hình nhất, mới nhất,sát hợp với thực tiễn và có tính giáo dục cao
Ví dụ 1: Khi dạy bài 18 “Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật” (GDCD 9) Với
bài này, yêu cầu giáo viên cần chuẩn bị một số bộ luật quan trọng:
- Luật di sản văn hóa
- Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em
- Luật Hôn nhân gia đình
- Một số Nghị quyết của Đảng về Giáo dục-đào tạo, Khoa học công nghệ, vềvăn hóa
- Ngoài ra giáo viên cần tìm hiểu những tấm gương về danh nhân đất nước,địa phương những tấm gương tiêu biểu được giới thiệu trên truyền hình
“Người đương thời”; cần đọc và có hiểu biết về kiến thức chính trị xã hội.
- Bản thân giáo viên phải là người sống có đạo đức, có lí tưởng, yêu trẻ, yêunghề, mẫu mực trong cuộc sống, chấp hành tốt pháp luật, gia đình văn hóa,gắn bó với cộng đồng, nhà trường và nơi ở
Trang 20Ví dụ 2: Khi dạy bài 13: “ Phòng, chống tệ nạn xã hội” ( GDCD 8) giáo viên cần
nghiên cứu và tìm hiểu những tài liệu sau:
- Luật Phòng, chống ma tuý năm 2000
2.4 Chọn đồ dùng dạy học phù hợp để sử dụng cho từng hoạt động khác nhau :
Cùng với việc lựa chọn, tìm hiểu các phương tiện, đồ dùng trực quan ngườigiáo viên cần tìm ra cách thức sử dụng đồ dùng trực quan cho phù hợp và đem lạihiệu quả cao.Vì sử dụng tuỳ tiện, không đúng mục đích sẽ không đem lại kết quả
mà còn ảnh hưởng không tốt đến chất lượng, hiệu quả dạy và học Tùy từng đặcđiểm của hoạt động mà giáo viên có lựa chon đồ dùng, phương tiện cho phù hợp
2.4.1 Hoạt động giới thiệu bài :
Đối với hoạt động này, nếu chỉ đàm thoại hay thuyết trình thì hiệu quả sẽkhông cao, không lôi cuống được học sinh Thông thường đối với hoạt động nàychỉ cần một hoạt cảnh sắm vai tình huống nhỏ, một đoạn Video Clip phóng sự, sẽgiúp cho giáo viên có lối vào bài hiệu quả, lớp học sinh động
Ví dụ 1 : Khi dạy bài 15 “Phòng ngừa tai nạn, vũ khí, cháy nổ và các chất độc hại” (GDCD 8) giáo viên có thể cho học sinh xem 1 đoạn phim ngắn về tai nạn do
cháy, nổ gây nên
GV : Đoạn phim tư liệu trên đề cấp đến vấn đề gì ?
Trang 21HS : Tai nạn do cháy nổ.
GV : Đúng những hình ảnh trên đã đề cập đến tình hình tai nạn cháy nổ ở nước tatrong thời gian qua và hiện nay đã gây những thiệt hại vô cùng to lớn về người vàcủa cho đất nước, để lại những hậu quả nặng nề cho toàn xã hội Ngày nay, chiếntranh đã lùi xa nhưng tai nạn do cháy nổ và các chất độc hại luôn rình rập tất cảmọi người Vậy chúng ta làm gì để góp phần hạn chế những tai nạn do cháy nổ vàcác chất độc hại gây nên, chúng ta cùng tìm hiểu bài 15
Ví dụ 2 : Khi dạy bài 19: “ Quyền tự do ngôn luận”(GDCD 8), giáo viên có thể giới
thiệu bài mới bằng cách Sử dụng phim đèn chiếu hoặc máy chiếu đa năng chiếu
các hình ảnh sau:
- Nhân dân đóng góp ý kiến vào bản dự thảo Luật, dự thảo Hiến pháp
- Học sinh lớp 8/1 đang họp bàn các biện pháp nâng cao chất lương học nhóm
- Một cuộc họp tiếp xúc cử tri của HĐND xã
- Đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường
Rồi dặt câu hỏi:
- Quan sát các ví dụ trên và cho biét những công dân trên đây đang thực hiệnquyền gì?
( Quyền tự do ngôn luận )
Vậy thế nào là tự do ngôn luận? Công dân cần sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào? Chúng ta cùng nghiên cứu, tìm hiểu bài học hôm nay: Bài 10 :
Quyền tự do ngôn luận
2.4.2 Tìm hiểu khái niệm, nội dung kiến thức cơ bản :
Với hoạt động này, tôi thường sử dụng các phương tiện trực quan như: Máychiếu, băng hình, tranh ảnh kết hợp với phương nêu vấn đề bằng cách đặt câu hỏi
để kích thích hoạt động tư duy của học sinh, hướng các em vào những vấn đề, kiếnthức cơ bản trong bài cần phải tìm hiểu
Giáo viên có thể sử dụng đồ dùng trực quan như băng hình, số liệu, bản đồ,bảng thống kê…yêu cầu học sinh theo dõi, quan sát, thảo luận nhằm phát hiện vàrút ra những nội dung kiến thức cơ bản, trọng tâm Lúc này giáo viên chỉ là người
Trang 22gợi ý, hướng dẫn chứ nhất thiết không phải trình bày khi học sinh có thể tự làmđược.
Ví dụ 1 : Khi giảng bài 13: “Phòng chống tệ nạn xã hội” (GDCD8), để giúp học
sinh hiểu được tác hại của tệ nạn xã hội, giáo viên sử dụng băng hình về các tệ nạn
xã hội và bảng thống kê tình hình nhiễm HIV/AIDS năm 2008 như sau:
Số người nhiễm HIV Số người chết vì AIDS
Thế giới Hơn 40 triệu người 18,3 triệu người
Được trực tiếp nhìn thấy những hình ảnh: Nhà cửa tan hoang, ruộng vườn, đồ đạc
bị bán vì cờ bạc, nghiện hút; cảnh vật vã quằn quại khi lên cơn nghiện, thân hìnhgầy còm ốm yếu chết dần, chết mòn vì AIDS… các em sẽ thấy rõ nguy hiểm củacác tệ nạn xã hội đối với mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội
Sau đó giáo viên có thể đặt câu hỏi tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm với cáccâu hỏi sau:
- Tệ nạn xã hội đã gây nên hậu quả như thế nào đối với bản thân mỗi người?
- Tệ đánh bạc, ma tuý, mại dâm gây tác hại ra sao đối với gia đình?
- Các tệ nạn xã hội có ảnh hưởng như thế nào đến xã hội?
Hướng dẫn học sinh liên hệ tình hình địa phương, nơi các em ở, trong giađình mình giáo viên kết hợp giáo dục
Ví dụ 2: Khi dạy Tiết ngoại khóa “ An toàn giao thông”( GDCD 8)
Để tìm hiểu nội dung kiến thức: Vấn đề giao thông ở Việt Nam hiện nay, tôi sử
dụng băng hình giới thiệu phóng sự về “ Tình hình trật tự an toàn giao thông”.
Hỏi: Quan sát đoạn phim trên em có nhận xét gì về tình hình TTATGT ở nước ta
hiện nay?
Được trực tiếp nhìn thấy những hình ảnh: tai nạn giao thông, ùn tắc giaothông trên đoạn đường dài mấy km; hiện tượng phóng nhanh, vượt ẩu, lạng lách,đánh võng trên đường, đèo 3, 4 người trên một xe máy… các em sẽ dễ dàng nhậnthấy: Tình hình TTATGT ở nước ta hiện nay diễn biến rất phức tạp:
Khẳng định:
Trang 23- Nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông: phóng nhanh, vượt ẩu, điều khiểnphương tiện khi uống rượu bia, không chấp hành các quy định về an toàn giao GT.
- TNGT tăng hàng năm và có diễn biến phức tạp, gây thiệt hại to lớn về người và
tài sản
- Ùn tắc giao thông nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến tình hình kinh tế, xã hội
và ô nhiễm môi trường
- Hiện tượng vi phạm TTATGT rất phổ biến trong đó có rất nhiều thanh niên học sinh chúng ta.
Ùn tắc giao thông Lạng lách, đánh võng
Tai nạn giao thông Chuyên chở cồng kềnh
2.4.3 Hoạt động củng cố, giáo dục cuối bài:
Ví dụ 1 : Khi giảng bài 9: “Góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư” (GDCD 8), để giúp học sinh khắc sâu kiến thức giáo viên có thể cho học sinh
chơi trò chơi ô chữ thông qua từng từ hàng ngang và từ chìa khóa, giáo viên kếthợp khắc sâu kiến thức của bài và giáo dục các em ý thức góp phần xây dựng nếpsống văn hóa ở khu dân cư từ chính gia đình mình đến trường, lớp, vân động mọingười xung quanh bảo vệ môi trường, không sa vào tệ nạn mê tín dị đoan…
Trang 24Ví dụ 2 : Khi dạy bài 13 “Phòng chống tệ nạn xã hội” (GDCD 8), giáo viên có thể giới tranh và thiệu sơ đồ:
- Các tệ nạn xã hội ( cờ bạc, ma tuý, mại dâm ) có mối liên hệ mật thiết với nhau
- Nó vô cùng nguy hiểm đối với mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội
Giúp học sinh rút ra được trách nhiệm của bản thân:
Trang 25- Sống giản dị, lành mạnh, biết giữ mình và giúp nhau không sa vào tệ nạn xã hội.
- Tuân theo những qui định của pháp luật
- Tích cực tham gia các hoạt động phòng chống tệ nạn xã hội trong nhà trường vàđịa phương
Như vậy trong tất cả các tiết dạy đạo đức, pháp luật tiết nào cần sử dụng đồdùng trực quan, tôi đều tiến hành sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, tìm đọc các tài liệu cóliên quan, tìm hiểu tình hình thực tế địa phương để lựa chọn và đưa ra những hìnhảnh, số liệu… đắt nhất, điển hình nhất, mới nhất và có sức thuyết phục nhất vàotrong bài giảng, làm cho bài giảng không bị khô khan, tẻ nhạt mà hiệu quả giờ dạylại cao
2.5 Chuẩn bị tốt hệ thống câu hỏi phù hợp với đồ dùng dạy học :
Nhằm khai thác hết nội dung của đồ dùng dạy học, tránh tình trạng xử dụngtùy hứng, thiếu chuẩn bị sẽ làm hạn chế hiệu quả của đồ dùng dạy học Nếu chỉđưa những tranh ảnh,bản đồ, số liệu để học sinh xem chứ không yêu cầu các emquan sát tìm hiểu, suy nghĩ, nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận thì kho phát huyđược vai trò của nó Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy có rất nhiều tình huốngnảy sinh, lúc đó đòi hỏi người giáo viên phải giải quyết tình huống thật khéo léothì tiết dạy sẽ đạt kết quả tốt
Ví dụ : Khi giảng bài 7: “Tích cực tham gia các hoạt động chính trị xã hội”
(GDCD 8) giáo viên có thể cho hoc sinh quan sát hình ảnh:
Trang 26Bảo vệ môi trường Hiến máu nhân đạo
Bảo vệ dân phố Họp Quốc hội
Sản xuất Đền ơn, đáp nghĩa
Yêu cầu HS quan sát các hình ảnh trên và cho biết:
Trang 27- Nêu tên các hoạt động của các nhân vật trong ảnh?
- Những hoạt động đó nhằm mục đích gì?
- Những hoạt động trên có ý nghĩa , tác dụng gì?
- Những hoạt động đó do ai tổ chức?
- Em hiểu thế nào là hoạt động chính trị – xã hội?
- Có mấy loại hình hoạt động chính trị – xã hội?
Bằng hệ thống câu hỏi ấy, học sinh thảo luận rất sôi nổi và hào hứng Qua quansát tranh, ảnh các em chăc chắn se có câu trả lời tốt, hiểu sâu sắc bài học hơn
3 Kết quả thực hiện:
Số học sinh của 2 khối 8 và 9:
và nắm được bài ngay tại lớp khoảng ngày càng tốt hơn Các em yêu thích và say
mê bộ môn hơn, số học sinh giỏi và khá ngày càng tăng, số học sinh yếu cũnggiảm dần Vai trò của bộ môn vì thế cũng được tăng lên
PHẦN III: KẾT LUẬN
1 Những bài học kinh nghiệm:
Trang 28Qua thời gian dài giảng dạy, dự giờ đồng nghiệp ở trường và các trường bạntrong quá trình thực hiện nhiệm vụ thanh tra bản thân tôi đã rút ra những kinhnghiệm để có thể sử dụng tốt đồ dùng đạy học và mang lại hiệu quả cao là:
Một là: Sử dụng phương tiện dạy học phải đúng lúc, đúng chỗ, kịp thời tránh đưa
ra một cách tuỳ tiện
Hai là: Khi sử dụng đồ dùng trực quan giáo viên phải suy nghĩ, tìm tòi đảm bảo
vừa phù hợp với lứa tuổi học sinh nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu sách giáo khoa,tránh đưa những tư liệu hình ảnh phản cảm, thiếu tính giáo dục
Ba là: Phải hiểu và biết tường tận những chi tiết cần thiết trong mỗi đồ dùng trực
quan để phát huy hết tác dụng của những đồ dùng, phương tiện trực quan đó
Bốn là: Phải xem đồ dùng, phương tiện trực quan như một loại hình kiến thức
riêng biệt cần được nghiên cứu, khai thác, sử dụng chứ không phải là phương tiệntrực quan minh hoạ đơn thuần Trên cơ sở làm việc với nguồn thông tin từ cácphương tiện dạy học giáo viên cung cấp cho học sinh những chất liệu cần thiết đểcác em tìm tòi, tự kiến tạo tri thức, kĩ năng nhận xét, đánh giá về nội dung, tínhchất sự việc, rút ra kết luận, bài học cần thiết
Năm là: Không được lạm dụng các phương tiện, đồ dùng trực quan Cần chọn
những đò dùng phù hợp, “đắc nhất” khai thác hiệu quả của nó, tránh tình trạng họcsinh mãi mê xem ảnh, xem phim mà quên mất nhiệm vụ của mình Việc sử dụng
đồ dùng trực quan phải được kết hợp hài hoà với các phương pháp khác như thuyếttrình, đàm thoại, nêu vấn đề bằng cách đặt câu hỏi, giải thích, phân tích và sosánh… có như vậy hiệu quả sử dụng đò dùng, phương tiện dạy học mới đạt hiệuquả cao
Sáu là: Muốn sử dụng tốt và có được những đồ dùng trực quan có giá trị về thẩm
mĩ, nội dung, mang tính giáo dục cao, người giáo viên cần phải thường xuyên đọcbáo, nghe đài, xem truyền hình, tìm hiểu những thông tin trên mạng Internet, tìmhiểu tình hình địa phương để nắm bắt kịp thời những tin tức thời sự mới nhất,chính xác nhất để đưa vào bài giảng hợp lí nhất và hay nhất
Bên cạnh những điều đạt được bản thân cũng gặp phải một số khó khăn:
Trang 29Điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, các thiết bị phục vụ cho giảng dạycòn hạn chế như máy tính, máy chiếu, phòng chức năng…
Việc chuẩn bị tốt cho 1 tiết dạy có sử dụng đồ dùng dạy học 1 cách hiệu quảngười giáo viên phải hao tốn rất nhiều thời gian, công sức, có khi cả tiền bạc
Kỹ năng sử dụng, nhận xét, đánh giá, rút ra bài học từ đồ dùng dạy học củahọc sinh còn yếu
Số lượng giáo viên môn GDCD trong các nhà trường hạn chế nên việc học tậprút kinh nghiệm lẫn nhau còn nhiều khó khăn
Đồ dùng dạy học và thiết bị hiện đại còn mới mẻ đối với nhiều giáo viên
II Những kiến nghị - đề nghị:
Để đảm bảo cho việc dạy và học môn GDCD đạt hiệu quả cao, tôi xin có một
số kiến nghị với Phòng GD- ĐT Huyện Ninh Hòa cùng Ban giám hiệu nhà trườngTHCS Trương Định như sau:
Cần quan tâm hơn nữa đến việc đầu tư các phương tiện dạy học hiện đại, cácvăn bản pháp luật, các tài liệu tham khảo có liên quan đến bộ môn để giáo viên cóthêm tư liệu sử dụng khi lên lớp
Có hướng dẫn thống nhất và cụ thể cho những tiết thực hành ngoại khóa đểgiáo viên tiến hành dạy các tiết đó được thuận lợi hơn và đạt hiệu quả tốt hơn Những vấn đề trình bày trong bài viết này chỉ theo tính chất chủ quan Trongthực tế giảng dạy tùy theo mục tiêu cụ thể của từng bài, vào năng lực, trình độ họcsinh , điều kiện hoàn cảnh cụ thể mà giáo viên có sự lựa chọn đồ dùng dạy họctương ứng Vì vậy khi thực hiện khó tránh khỏi những sai sót, rất mong được sựtham gia đóng góp ý của các cấp lãnh đạo, ý kiến trao đổi kinh nghiệm của cácđồng nghiệp để bài viết được hoàn thiện tốt hơn , có hiệu quả cao hơn khi áp dụngvào thực tế giảng dạy
Tôi xin chân thành cám ơn!
Người viết
PHẠM MINH TUẤN
PHÒNG GD&ĐT NINH HÒA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trang 30Đơn vị: ……… Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU GIÁM ĐỊNH SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Họ tên người giám định: ……….
Đơn vị: ………
Tên đề tài: ………
……….Người thực hiện: ……….