SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NHẬN DẠNG ,VẼ VÀ NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ... Vì vậy NQTƯ 4 về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào
Trang 1SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI
TRƯỜNG THPT NGÔ SĨ LIÊN
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NHẬN DẠNG ,VẼ VÀ NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ
Trang 2BM02-LLKHSKKN
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1 Họ và tên: Nguyễn Thị Hồng Lĩnh
2 Ngày tháng năm sinh : 22- 6- 1971
8 Đơn vị công tác :Trường THPT Ngô Sĩ Liên
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị ( hoặc trình độ chuyên môn , nghiệp vụ ) cao nhất : Cử nhân -ĐHSP Hà Nội I
- Năm nhận bằng 1992
- Chuyên ngành đào tạo :Địa lý
III KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm
- Số năm có kinh nghiệm: 11 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây : kỹ năng sử dụng biểu địa lí
Trang 3NHẬN DẠNG ,VẼ VÀ NHẬN XÉT BIỂU ĐỒ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ
I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
1 Nhiều năm nay trong quá trình cải cách và phát triển giáo dục ở nước ta mụctiêu , chương trình, nội dung giáo dục đã được thay đổi nhiều lần cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế , xã hội và đã đạt được nhiều tiến bộ đáng khích lệ Trong khi đó những thay đổi trong phương pháp giảng dạy và học tập nói chung còn chậm nên hạn chế chất lượng giáo dục và đào tạo học sinh
Vì vậy NQTƯ 4 về tiếp tục đổi mới sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ cần “đổimới phương pháp dạy và học ỡ tất cả các cấp học, các bậc học” vần “áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy , sáng tạo , năng lực giải quyết vấn đề “
Vậy thì đối với môn địa lí đổi mới phương pháp dạy học như thế nào ?
Đối với giáo viên đổi mới phương pháp dạy học là: Biết sử dụng các phương pháp đặc trưng của bộ môn phù hợp với yêu cầu bài giảng với trình độ tiếp thu của học sinh, là đổi mới cách đánh giá học sinh, là biết tổ chức, hướng dẫn học sinh tự tiếp thu kiến thức Vì vậy phương pháp sư phạm tích cực là người hướng dẫn học sinh tiếp cận tri thức mới một cách tự giác và hứng thú
Có rất nhiều phương pháp để phát huy tính tích cực tự học của học sinh : Phương pháp hướng dẫn học sinh tự khai thác tri thức địa lí từ bản đồ , phương pháp dạy học nêu vấn đề , phương pháp thảo luận vv… Sau đây tôi sẽ trình bày phương pháp hướng dẫn học sinh tự nhận dạng, vẽ và khai thác kiến thức từ biểu đồ địa lí
2 Trong môn học địa lý , biểu đồ trở thành một phần quan trọng không thể
thiếu trong kênh hình Có thể nói , biểu đồ là một trong những “ ngôn ngữ đặc thù”của khoa học địa lý Chính vì vậy mà kỹ năng thể hiện biểu đồ đã trở thành một yêucầu không thể thiếu đối với người dạy và học địa lý
Trang 4Vì lý do trên nên kỹ năng thể hiện biểu đồ đã trở thành một nội dung đánh giáhọc sinh học môn địa lý Trong nhiều năm qua các đề thi đều chú trọng đến nội dungkiểm tra và đánh giá đồng thời cả kiến thức cơ bản cùng kỹ năng thực hành (Thểhiện biểu đồ hoặc phân tích bảng số liệu ).
3 Để phục vụ cho việc dạy và học địa lý và cũng là trao đổi về kỹ thuật thể
hiện biểu đồ, tôi làm sáng kiến kinh nghiệm này trong tài liệu này ,chủ yếu hướngdẫn kỹ năng thao tác vẽ biểu đồ bằng tay với những dụng cụ thông dụng ,mặc dù hiệnnay máy tính đã trở thành phương tiện giúp ta làm được điều đó
II THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI
1 Thuận lợi :
* Biểu đồ là phương tiện trực quan sinh động giúp HS dễ dàng liên hệ với thực
tế và giúp HS không những nắm vững kiến thức nhanh mà còn nhớ lâu kiến thức
* Biểu đồ là một hình vẽ có tính trực quan cao , cho phép mô tả :
- Động thái phát triển của một hiện tượng địa lý như :“ Biểu đồ về tình hìnhphát triển dân số nước ta qua các năm …”
- Thể hiện quy mô độ lớn của một đại lượng nào đó như : “ Biểu đồ diện tíchcây công nghiệp hàng năm và cây lâu năm của nước ta…”
lương thực trên đầu người một năm của cả nước , đồng bằng sông Hồng và đồng bằngsông Cửu Long…”
-Thể hiện cơ cấu thành phần trong một tổng thể hoặc nhiều tổng thể có cùngmột đại lượng : “ Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp ”
-Thể hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu các thành phần qua một số năm: “ Biểu
đồ cơ cấu tổng sản phẩm xã hội phân theo ngành kinh tế từ năm 1986 đến năm 2000của nước ta”
*Đa số học sinh thích học biểu đồ
2 Khó khăn
Trang 5a) Đối với giáo viên :
-Theo phân phối chương trình học phổ thông trung học môn địa lí thì các tiết thực hành vẽ, nhận xét biểu đồ rất ít so với các tiết lí thuyết Ví dụ :
+Ở lớp 10 :2 bài thực hành vẽ biểu đồ trong tổng 40 bài học (Bài 30, Bài 34 )
+ Ở lớp 11 : 3 tiết thực hành trong tổng 35 tiết học
+Ở lớp 12 :4 bài thực hành vẽ biểu đồ trong tổng 41 bài học
- Như vậy giáo viên thiếu thời gian để rèn kĩ năng vẽ biểu đồ cho học sinh
b) Đối với học sinh :
Qua kết quả các kỳ thi , điểm thực hành của học sinh thường kém là do kỹ năng
thực hành địa lý của học sinh còn nhiều thiếu sót nhất là với học sinh khối lớp 10, các
em khi vẽ biểu đồ còn thiếu sót : chia tỉ lệ trục đưng ( đối với biểu đồ đường hoặcbiểu đồ cột) chưađúng tỉ lệ , chia khoảng cách năm chưa đúng.Đối với biểu đồ trònchia tỉ lệ phần trăm sai.Đối với biểu đồ miền và biểu đồ đường cột kết hợp thì hầu nhưhọc sinh không biết vẽ Từ thực tế trên việc chú trọng nâng cao kỹ năng thể hiện biểu
đồ là rất cần thiết
Đối với học sinh giỏi của môn địa lí tuy biết vẽ biểu đồ nhưng kĩ năng nhận dạngbiểu đồ còn yếu nên giáo viên cần giúp các em biết nhận dạng biểu đồ cần vẽ từ yêucầu đề bài và từ bảng số liệu
3 Số liệu thống kê :
-Bước vào lớp 10 khoảng 50% vẽ biểu đồ còn thiếu sót ( thiếu số liệu, thiếu đơn vị đầu trục )
III NỘI DUNG ĐỀ TÀI
III.1: Cơ sở lý luận
-Theo quan điểm đổi mới phương pháp dạy học phải nhằm phát huy tính tích cực , chủ động của HS ,phải rèn luyện và phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và giải quyết vấn đề ngay trong quá trình học tập ở nhà trường Biểu đồ là phương tiện trực
Trang 6quan sinh động giúp HS tự rút ra tri thức địa lý dưới sự hướng dẫn của người thầy , tiến tới HS có thể tự mình vẽ và rút ra kiến thức địa lí thành thạo từ biểu đồ.
III.2 Nội dung, biện pháp thực hiện các giải pháp của đ̀ề tài
* Đối với giáo viên
A PHÂN LOẠI HỆ THỐNG BIỂU ĐỒ ĐỊA LÝ
Hiện có rất nhiều dạng biểu đồ , tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu dạy học ởtrường phổ thông và yêu cầu rèn luyện kỹ năng thể hiện biểu đồ của học sinh tôi xingiới hạn và trình bày bảng hệ thống của biểu đồ với 7 loại gồm 16 dạng dùng trongtrường học như sau
HỆ THỐNG CÁC BIỂU ĐỒ CƠ BẢN DÙNG TRONG TRƯỜNG HỌC
1 HỆ THỐNG CÁC BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN QUY MÔ VÀ ĐỘNG THÁI PHÁT TRIỂN
Yêu cầu thể hiện Loại biểu
đồ
Dạng biểu đồ chủ yếu
I Thể hiện quy mô khối lượng của
một đại lượng.So sánh tương quan
về độ lớn giữa một số đại lượng
Bđ hình cột1/ Bđ cột đơn
2/ Bđ cột đơn gộp nhóm3/ Bđ thanh ngang
II Thể hiện tiến trình động thái
phát triển của các hiện tượng theo
chuỗi thời gian
Bđ đườngbiểu diễn
1/Bđ một đường biểu diễn2/ Bđ nhiều đường biểu diễn ( cócùng một đại lượng)
3/ Bđ nhiều đường biểu diễn (có 2đại lượng khác nhau )
4/ Biểu đồ đường chỉ số phát triển.III Thể hiện động thái phát triển
và tương quan độ lớn giữa các
đại lượng
Bđ kết hợp 1/ Bđ cột và đường ( có 2 đại
lượng khác nhau
Trang 72 HỆ THỐNG CÁC BIỂU ĐỒ CƠ CẤU
1-Một Bđ hình tròn 2- 2-3 Bđ hình tròn (kíchthước bằng nhau )
3 / 2-3 Bđ hình tròn kíchthước khác nhau
4/ Bđ cặp hai nửa hình tròn
V Thể hiện quy mô và cơ
cấu thành phần trong một hay
nhiều tổng thể
Bđ Cột chồng
1/ Bđ cột chồng vẽ theo giátrị tương đối
2/ 1/ Bđ cột chồng vẽ theogiá trị tuyệt đối
VI Thể hiện đồng thời cả hai
mặt: Cơ cấu và động thái
phát triển của đối tượng qua
nhiều thời điểm
VII Chủ yếu dùng để thể
hiện cơ cấu đối tượng
Bđ 100 ôvuông
1/ Bđ một hay nhiều ô vuông(cùng một đại lượng )
B- YÊU CẦU VỀ KỸ NĂNG THỂ HIỆN BIỂU ĐỒ
Để thực hiện tốt việc thể hiện biểu đồ , cần rèn luyện để có các kỹ năng chủ yếusau :
1 Kỹ năng lựa chọn được biểu đồ thích hợp nhất
a- Tìm hiểu lời dẫn để chọn loại biểu đồ :
- Với biểu đồ đường biểu diễn thường có lời dẫn với các từ gợi mở như “Tăng trưởng”, “ biến động” , “phát triển”, “qua các năm từ….đến …”
Thí dụ :
- Tình hình phát triển dân số nước ta
- Tình hình biến động về sản lượng lương thực quy thóc ………
- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế nước ta ………
Trang 8- Với biểu đồ hình cột thường dùng các từ gợi mở như : “ Khối lượng “,” Sảnlượng ”, “Diện tích ”, “Trong năm …và năm …’ , “Qua các thời kỳ …”
Thí dụ ;
- Khối lượng hàng hoá vận chuyển của nước ta
- Sản lượng lương thực của cả nước ,đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sôngCửu Long trong năm …
- Diện tích đất trồng cây công nghiệp của nước ta :
- Với biểu đồ cơ cấu thường được gợi mở bằng các từ thể hiện cơ cấu như : “
cơ cấu ”, “Phân theo “, “Trong đó “, “Bao gồm “ ,”chia ra “, “Chia theo
- Thí dụ số lượng học sinh nước ta chia theo các cấp học …
- Cho bảng số liệu về cơ cấu tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam
b Nghiên cứu đặc điểm của bảng số liệu để chọn loại biểu đồ :
- Nếu đề bài đưa ra dãy số liệu phát triển theo một chuỗi thời gian
Ta chọn vẽ : biểu đồ đưồng biểu diễn
- Nếu bảng số liệu có từ 3 đối tượng trở lên với các đại lượng khác nhau ( như :
” Tấn“, “Ha”, “Met”…diễn biến theo thời gian ta cần chọn vẽ biểu đồ chỉ số
c Căn cứ vào yêu cầu trong lời kết của câu hỏi để lựa chọn biểu đồ
Có nhiều trường hợp trong nội dung lời kết của câu hỏi lại gợi ý yêu cầu vẽ mộtloại biểu đồ cụ thể nào đó
Thí dụ : Sau khi nêu lời dẫn và đưa ra bảng thống kê , câu hỏi ghi tiếp: “Anhhay chị hãy vẽ biểu đồ thích hợp và nêu nhận xét về sự chuyển dịnh cơ cấu tổng sảnphẩm trong nước và giải thích nguyên nhân của sự chuyển dịnh cơ cấu đó ”
Cần lưu ý rằng :Hệ thống biểu đồ có nhiều loại , trong mỗi loại lại có một sốdạng Các dạng biểu đồ cùng loại ,trong một số trường hợp có thể sử dụng thay thếnhau.Vì vậy muốn lựa chọn được dạng biểu đồ thích hợp nhất ta cần hiểu rõ những
ưu điểm , hạn chế cũng như khả năng biểu đạt của từng dạng biểu đồ
2 Kỹ thuật tính toán và xử lý các số liệu phục vụ vẽ biểu đồ.
Trang 9Ví dụ như:
- Tính tỷ tệ giá trị cơ cấu (%)
- Tính tỷ tệ về chỉ số phát triển
- Quy đổi tỷ lệ % ra độ góc hình quạt đường tròn
- Tính bán kính các vòng tròn có giá trị đại lượng tuyệt đối khác nhau
-Kỹ năng vẽ biểu đồ : (vẽ chính xác , nhanh , đẹp , đúng quy trình , quy tắc vàđáp ứng đầy đủ các tiêu chí đánh giá )…
3 Kỹ năng nhận xét ,phân tích biểu đồ
- Phải kết hợp với bài học để nhận xét
- Đọc kỹ câu hỏi
- Thường phải giải thích làm rõ nguyên nhân
- Nhận xét từ khái quát đến cụ thể
- Chú ý khi sử dụng ngôn ngữ trong lời nhận xét:
- Biểu đồ cơ cấu mà số liệu ở dạng % ( tròn , miền phải dùng từ tỷ trọng
- VD Không ghi giá trị ngành nông nghiệp có xu hướng giảm sút
Mà ghi : Tỷ trọng giá trị ngành nông nghiệp có xu hướng giảm sút
- Từ ngữ phù hợp VD : Tăng (tăng nhanh, mạnh, đột biến, liên tục dẫn chứngkèm theo )
Giảm:( nhanh, chậm, ít, đột biến … dẫn chứng kèm theo )
- Chú ý đến giá trị tiêu biểu: Lớn nhất, nhỏ nhất…
- Nhận xét ngắn gọn và sát với yêu cầu câu hỏi
- Điều tối kỵ nhất là tiện đâu nói đấy lộn xộn
- Để có được các kỹ năng trên , chúng ta không chỉ cần hiểu về lý thuyết màphải được thực hành nhiều Điều cần nói thêm là , học sinh thường phải làm các bàitập htực hành vẽ biểu đồ trong giờ kiểm tra hay giờ thi với quỹ thời gian rất hạn hẹp
Vì thế , chỉ khi luyện tập thành kỹ năng mới thể hiện đạt yêu cầu
Trang 10C KỸ THUẬT THỂ HIỆN TỪNG LOẠI BIỂU ĐỒ
I BIỂU ĐỒ HÌNH CỘT
I.1 – Ý nghĩa :
+ So sánh các đại lượng Thí dụ so sánh thu nhập bình quân đầu người một sốnước Đông Nam Á
+ So sánh động thái theo thời gian của một khối lượng địa lý Thí dụ : Tìnhhình dân số qua một số năm
2 Yêu cầu của đề bài : Vẽ biểu đồ so sánh ……….,vẽ biểu đồ thể hiện tình hìnhdân số qua moat số năm…
I.2- Cách vẽ:
Bước 1- Kẻ hệ thống trục toạ độ, cần chọn kích thước sao cho phù hợp với khổ giấy ,
đảm bảo tính mỹ thuật cho hình vẽ
+Trục ngang : Thường chỉ thời gian ( cần chia tỉ lệ khoảng cách năm , nếu có)hoặc biểu hiện các đối tượng
+ Trục dọc : Chỉ số lượng
Bước 2 : Dựng các cột , cần đảm bảo một số quy tắc sau :
- Các cột dựng thắng đứng tại các điểm mốc thời gian của trục ngang.
- Chú ý : Biểu đồ hình cột không yêu cầu phải có đường nối các đỉnh cột
Mốc thời gian trên trục ngang cần lui cách trục đứng một đoạn nhất định để khi
vẽ cột không lấp vào trục đứng
Bước 3
Trang 11- Ghi chú giải và đặt tên biểu đồ
- Nhận xét và giải thích nguyên nhân
II Tóm tắt tiêu chí chung đánh giá biểu đồ hình cột
1/ Chọn đúng dạng biểu đồ thích hợp nhất
2/ Vẽ hệ trục toạ độ :
- Phân chia mốc giá trị chuẩn xác , các mốc ở cột ngang phù hợp vơi tỷ lệkhoảng cách cách các năm
- Có ghi danh số ở đầu 2 cột
- Có mũi tên chỉ chiều phát triển ở đầu hai cột
3/ Các cột đơn :
* Có số đo chính xác
* Có ghi số liệu giá trị ở đỉnh các cột
* Có kí hiệu riêng cho từng loại cột ( nếu là biểu đồ cột đơn gộp nhóm )
4 / Có bảng chú giải
5/ Có ghi đủ ý tên của biểu đồ
6/ Có nhận xét , phân tích đủ ý , chuẩn xác
7/ Hình vẽ và chữ viết đẹp
I 4– Kỹ thuật thể hiện các dạng biểu đồ hình cột
Trang 120.5 1.1
3.24 3 2.93
2.1 2.16 1.7 3.93
Nhịp điệu tăng dân số nước ta không đều :
*Cao nhất là thời kỳ 1954-1960: 3,93% năm
*Thấp nhất là thời kỳ 1943-1951 :0,5% năm
- Từ năm 1921-1954 : Gia tăng dân số tương đối thấp , thường chỉ giao độngtrên dưới 1%/ năm , đó là do mặc dù giai đoạn này tỷ suất sinh rất cao nhưng tỷ suất
tử cũng rất cao Thời kỳ 1939-1943 là một ngoại lệ : Tỷ suất gia tăng số dân là3,06% Thời kỳ 1943-1951, gia tăng dân số rất thấp 0,5% do ảnh hưởng nặng nề củanạn đói năm 1945
- Từ năm 1954 dân số tăng nhanh Thời kỳ 1954-1960 dân số tăng đột biến đạt3,93% Trong những năm củan thập kỷ 60-70 nước ta thực sự trải qua thời kỳ bùng nổdân số Từ sau năm 1975, tỷ suất sinh đã giảm , tỷ suất tử ổn định ở mức thấp , kết quảlà từ năm 1976-1993 mức tăng dân số trung bình 2,1-2,2% Giữa 2 kỳ tổng điều tradân số (1979-1989) mức tăng dân số đã giảm 0,06% /năm Giữa 2 kỳ tổng điều tradân số (1989-1999) mức gia tăng dân số là 1,7% (giảm 0,4%)
2 Dạng biểu đồ cột đơn gộp nhóm ( cột kép)
Trang 131999
331,0387,7448,0
315,7361,0414,0
631,2854,31012,3Qua đó rút ra nhận xét
Bình quân lương thực đầu người của đồng bằng sông Hồng, đồng
bằng sông Cửu Long và toàn quốc
Toàn quốc
ĐB sông Cửu Long
Trang 14- Bình quan lương thực đầu người ở đồng bằng sông Hồng thấp và tăng chậm vìđây là vùng đất chật người đông và dân số còn tăng nhanh.
- Bình quan lương thực đầu người ở đồng bằng sông Cửu Long cao và tăngnhanh vì vùng có diện tích đất nông nghiệp rộng lớn , đất đai màu mỡ, khí hậu thuậnlợi, không bị sức ép dân số, có chính sách đầu tư …
3 Dạng biểu đồ thanh ngang:
+ Để so sánh đại lượng
+ Đây là dạng đặc biệt của biểu đồ hình cột đươc vẽ với biểu hiện trên hệ thốngtrục ngược với biểu đồ cột đơn
+ Trục ngang : biểu hiện giá trị
+ Trục dọc : biểu tượng các đối tượng so sánh
Bài tập ứng dụng : Cho bảng số liệu sau đây:
Tỷ lệ người thiếu việc làm trong 12 tháng qua của khu vực nông thôn
( số liệu điều tra năm 1999 của Bộ LĐ-TBXH)
a/ Hãy vẽ loại biểu đồ thích hợp thể hiện tỷ lệ thiếu việc làm ở nông thôn củacác vùng trên của nước ta
b/ Phân tích và rút ra những nhận xét cần thiết
Bài giải :
a/ Vẽ biểu đồ :Thanh ngang vì dễ ghi tên các vùng
Trang 1528.3 26.02 27.72 25.98 21.35 23.8 26.84
0 5 10 15 20 25 30 Trung du miền núi phía bắc
Đồng bằng sông Hồng
Bắc trung bộ Duyên hải Nam trung bộ
Tây nguyên Đông Nam bộ Đồng bằng sông Cửu long
V uøng
%
Biểu đồ tỷ lệ người thiếu việc làm trong 12 tháng của khu vực nông thôn năm 1993.b/ Nhận xét :
- Tỷ lệ thiếu việt làm ở nông thôn của nước ta nói chung còn cao (26,51%)
- Các vùng có tỷ lệ thiếu việc làm cao hơn trung bình cả nước là : đồng bằng sôngCửu Long ,Bắc Trung Bộ ,Trung du miền núi phía bắc (28,30%) thấp nhất là vùngTây Nguyên (21,35%)
- Nói chung ở nông thôn các vùng đồng bằng ,tỷ lệ thiếu việc làm cao hơn ở TâyNguyên ,Đông Nam Bộ
- Để giải quyết việc làm ở nông thôn ,cần đa dạng hoá kinh tế nông thôn theo hướngsản xuất hàng hoá Phát triển côngnghiệp hoá nông thôn ,mở rộng nghành nghề thủcông nghiệp và dịch vụ nông thôn
Trang 16Cũng cần lưu ý : Biểu đồ tháp dân số cũng là một dạng đặc biệt của biểu đồ thanh
ngang ( nam – nữ ) được vẽ đối nhau qua trục đứng ( trục thể hiện tuổi )
II – BIỂU ĐỒ ĐƯỜNG BIỂU DIỄN ( ĐỒ THỊ )
1 Ý nghĩa :
Biểu đồ đường biểu diễn được sử dụng để thể hiện tiến trình , động thái phát triển
của một hiện tượng theo chuỗi thời gian
- Thí dụ : Tình hình sản xuất lúa qua một số năm
- Yêu cầu của đề bài thường là vẽ biểu đồ thể hiện diện tích, sản lượng qua nhiều
năm…
3 Cách vẽ:
* Vẽ hệ thống trục:
+ Trục dọc: Chỉ số lượng ( số liệu đơn vị cần chính xác )
+ Trục ngang :chỉ thời gian (cần chia đúng tỷ lệ thời gian )
* Xác định toạ độ từng điểm một, nối các điểm lại
- Có thể vẽ nhiều đồ thị trên cùng một hệ thống trục:
+ Nếu các đối tượng một đại lượng : Vẽ cùng đơn vị trên trục tung
Thí dụ : Tình hình sản lượng lúa, ngô qua một số năm
+ Nếu các đối tượng đo bằng các đại lượng khác nhau:
Vẽ hai đồ thị : Dùng hai trục đứng biểu hiện hai đơn vị khác nhau , mỗi đồ thị
ứng một trục
Vẽ nhiều đồ thị : cần chuyển giá trị đại lượng về giá trị tương đối (lấy gốc nămbằng 100% , tìm chỉ số phát triển của các năm còn lại , dựa vào số liệu này để vẽ
II Tóm tắt tiêu chí đánh giá biểu đồ đường biểu diễn
7 tiêu chí chủ yếu để đánh giá kỹ năng thể hiện biểu đồ đường biểu diễn gồm :
1 Chọn đúng biểu đồ thích hợp
2 Trục toạ độ có :
Trang 17* Phân chia các mốc chuẩn xác Mốc ở cột ngang phù hợp với tỷ lệ khoảngcách các năm của bảng số liệu
* Có ghi hằng số ở đầu hai trục
* Có vẽ mũi tên chiều phát triển ở đầu hai trục
3 Đường biểu diễn :
* Có số liệu giá trị trên các đỉnh
*Có ký hiệu phân biệt các đỉnh và các đường ( Trường hợp có hai đường biểudiễn trở lên )
4 Có bảng chú giải
5 Ghi đầy đủ tên của biểu đồ
6 Nhận xét phân tích đủ , sát ý và chuẩn xác
7 Hình vẽ và chữ viết đẹp
II 4 Kỹ thuật thể hiện các dạng biểu đồ đường biểu diễn
1 Dạng bieu đồ có 1 đường biểu diễn:
Bài tập ứng dụng : Hãy vẽ biểu đồ thể hiện tình hình tăng dân số của nước ta ( từ
1921- 1999) Rút ra nhận xét và nêu hậu quả của sự gia tăng nhanh dân số
Trang 18b/ Nhận xét :
- Nhìn chung dân số nước ta tăng nhanh , và có xu hướng ngày càng tăng Năm
1999 tăng thêm 60,7 triệu người bằng 4,9 lần so với năm 1921
- Thời gian để dân số tăng gấp đôi ngày càng ngắn lại :
+Từ năm 1921 -1961 dân số nước ta tăng gấp đôi trong vòng 40 năm
+ Từ 1961-1989 dân số nước ta tăng gấp đôi chỉ mất 28 năm
- Sự gia tăng dân số quá nhanh dẫn đến sức ép của dân số về các mặt
+Chất lượng cuộc sống giảm sút ( GDP bình quân / người thấp , những vẫn đềlương thực thực phẩm , y tế ,văn hoá ,giáo dục ,ô nhiễm môi trường phải giải quyết )
- Ảnh hưởng đến tốc độ phát triển kinh tế (tổng GNP thấp ,hạn chế tích luỹ …)
2 Dạng biểu đồ 2 đường biểu diễn có cùng một đại lượng
Bài tập ứng dụng : Cho bảng số liệu về phát triển diện tích trồng cà phê và cao su ở
Trang 19119,3 103,9
123,9
370,6
Cà phê Cao su
Biểu đố về t ình hình phát t riển diện t ích t r ồng cà phê và
ca o su ờ Việt N am t ừ năm 1 9 9 0 đến 1 9 9 9
Nghìn ha
Năm
b/ Nhận xét:
-Diện tích trồng cà phê năm 1999 tăng 3,33 lần so với năm 1990
*Nói chung diện tích cà phê liên tục tăng ,năm 1992có giảm15,6 nghìn hasovới1990
*Giai đoạn tăng nhanh nhất 1994-1996 (130,3 nghìn ha )
-Diện tích trồng cao su năm 1999 tăng 1,3 lần so với năm 1990
*Diện tích trồng cao su không ổn định : Năm 1992 giảm (9,3 nghìn ha) so với 1990,năm 1996 lại giảm chút ít ( 4,2 nghìn ha ) so với năm 1994 ; từ năm 1996 -1999 diệntích trồng cà phê lại tăng đều hàng năm
*Gia đoạn tăng nhanh là :1996-1998
Phân tích –diện tích cà phê tăng nhanh hơn diện tích cây cao su
-Cà phê cho thu hoạch nhanh hơn Giá trị kinh tế cao và thị trường cà phê được