2.1.3.1 Đặc điểm sản phẩm
Sản phẩm mà công ty sản xuất và tiêu thụ là túi nilon PP, PE, bạt che nắng, lưới đánh bắt thủy sản các loại, bao bì đựng rau, củ, quả…. Đây là những mặt hàng rất phổ biến, thông dụng trong cuộc sống hàng ngày hiện nay. Dù đi bất cứ đâu ta cũng sẽ bắt gặp một trong số các sản phẩm đó.
Về túi nilon ta thấy: Nơi nào có mua bán thì sẽ có túi ni lông. Ở nông thôn cũng như ở thành phố, nhu cầu về túi ni lông đều rất lớn. Theo thông kê, mỗi người một ngày ít nhất phải sử dụng 2 túi ni lông. Vì vậy, lượng tiêu thụ và nguồn tiêu thụ là rất lớn. Nhu cầu mỗi ngày một tăng lên, chính vì thế, triển vọng của ngành sản xuất túi ni lông là hết sức triển vọng.
Về bao bì và bạt che nắng cũng là những mặt hàng khá phổ biến khi mà ngành sản xuất nông nghiệp được quy hoạch hóa và nhu cầu thực phẩm ở các thành phố lớn không ngừng tăng, và do quá trình đô thị hóa nên cây xanh không còn nhiều như trước do đó người ta phải sử dụng đến vật che nắng nhân tạo là bạt…cho nên những mặt hàng mà công ty sản xuất là những mặt hàng rất có triển vọng phát triển.
2.1.3.2 Quy trình công nghệ sản xuất
Quy trình công nghệ sản xuất bao bì, bạt che nắng, túi nilon và lưới là quy trình sản xuất kiểu liên tục khép kín trong một hệ thống lò, bể liên hoàn. Sản phẩm bao bì, bạt che nắng, túi nilon chỉ khác nhau yếu tố đầu vào còn quy trình sản xuất là tương tự nhau. Riêng sản phẩm lưới đánh bắt thủy sản có sự khác biệt đôi chút. Quy trình để sản xuất ra sản phẩm khá đơn giản như sau:
Hình 2.2.1 Quy trình công nghệ sản xuất túi nilon, bao bì
Nguồn: Phòng kỹ thuật vật tư
Giải thích quy trình sản xuất
Nguyên liệu PE,PP
Thiết bị đùn Khuôn kéo
màng
Bể làm lạnh Dao kéo sợi
Thiết bị căng tách sợi Máy cuốn sợi
Máy dệt tròn Máy tráng màng Hệ thống tạo ống bao Dàn máy may đầu, đóng bao Máy trộn
Dây chuyền tạo sợi là công đoạn đầu tiên của Nhà máy, đầu tiên nguyên liệu PP được đưa vào máy trộn, trộn với phụ gia sau đó được hệ thống hút khí động đưa vào thiết bị đùn tạo màng và xé sợi qua hệ thống tiếp liệu, có định lượng công suất. Tại đây hạt được gia nhiệt nóng chảy thành nhựa lỏng đồng nhất. Nhờ cơ cấu trục vít nhựa lỏng được đùn qua hệ thống lọc (để lọc bụi bẩn) sau đó vào khuôn kéo màng, tạo thành băng màng nhựa có chiều rộng và chiều dày điều chỉnh theo yêu cầu. Màng nhựa được hình thành qua bể làm lạnh bằng nước sau đó qua bộ dao xe sợi. Sau đó sợi được đưa sang thiết bị căng và tách sợi. Qua thiết bị này, sợi được phân bố trên các lô căng sợi trước khi đưa sang hệ thống máy cuốn sợi. Sợi PP hình thành được máy cuốn sợi có nhiều cọc sợi kéo và cuộn vào các suốt đặt trên các cọc sợi. Đây là nguyên liệu đầu vào của máy dệt bao PP. Sau khi tạo sợi sẽ tiến hành tiếp các bước sau:
- Dệt tấm vải PP: Các cuộn sợi PP được đưa vào máy dệt tròn 04 thoi dệt thành ống vải PP, nhờ dao xẻ thành mành vải PP qua cơ cấu cuốn thành cuộn vải PP. - Tráng màng vải PP: Cuộn vải PP được xe nâng vận chuyển lắp đặt lên máy tráng màng, tấm vải PP được tráng lớp nhựa PP dày 30 để tăng liên kết của sợi vải chống ẩm.
- Hệ thống tạo ống bao: Cuộn vải PP đã được tráng màng và cuộn giấy Kraft được đưa đến hệ thống tạo ống bao. Tại đây vải PP được in nhãn hiệu sau đó lồng vào cùng băng giấy Kraft dán thành ống, qua hệ thống dao cắt ống và van thành ống bao qua băng chuyền đưa ra ngoài.
- Dàn máy may đầu, đóng bao: ống bao được đưa đến cấp đều cho hệ thống gập van tự động và đến máy may đầu, đóng bao cùng đồng thời qua hệ thống băng xích có vấu. Sản phẩm bao bì hoàn thành theo băng tải ra đóng kiện.
- Đóng kiện bao: Sản phẩm bao bì được kiểm tra, ép bó xếp lên kiện được xe nâng hàng chuyển về kho chứa.
Do mặt hàng lưới đánh bắt thủy sản có đặc điểm và tính chất khác những mặt hàng trên nên nó quy trình công nghệ sản xuất như sau :
Hình 2.2.2 Quy trình sản xuất lưới
Nguồn: Phòng kỹ thuật vật tư Giải thích sơ đồ quy trình công nghệ
- Bước 1: Nguyên vật liệu hạt nhựa tinh HDPE chuẩn bị đưa vào sản xuất lưới các loại.
- Bước 2: Hệ thống máy áp suất nung nóng chảy và pha màu kéo sợi tự động: hệ thống máy nung nóng chảy hạt nhựa áp suất cao và máy pha trộn màu kéo sợi định hình dệt lưới.
- Bước 3: Máy nung nóng chảy hạt nhựa HDPE gia cố nhiệt qua giai đoạn kéo sợi định hình ( gọi là chi cước ) làm tăng thêm sức căng và chịu nhiệt, tăng tính cường lực của sợi trước khi dệt thành lưới.
- Bước 4: Gia cường nhiệt độ từ 270 – 300 độ làm tăng sức căng, cường lực, chịu lực, khả năng chống cháy của lưới.
- Bước 5: sợi được đưa sang thiết bị căng và tách sợi. Qua thiết bị này, sợi được phân bố trên các lô căng sợi trước khi đưa sang hệ thống máy cuốn sợi.
- Bước 6: Sợi lưới được định hình thành từng trục qua giai đoạn gia cố nhiệt độ trước khi đưa vào hệ thống dệt lưới tự động.
Máy cuốn
lưới căng,tách Thiết bị
sợi Vật liệu hạt nhựa tinh HDPE Hệ thống máy áp suất Máy nung nóng chảy hạt nhựa Máy gia cường nhiệt Máy dệt tự động
- Bước 7: Máy dệt tự động khép kín thành phẩm lưới nhựa HDPE màu xanh có khả năng chống tia UV, tăng tuổi thọ của lưới khi sử dụng ngoài trời với điều kiện thời tiết nắng nóng.
Sợi chỉ cước được dệt thành phẩm màu trắng, được gọi là lưới nhựa chống cháy cao cấp.
- Bước 8: Sản phẩm hoàn thiện được máy cuốn thành từng cuộn được gọi là lưới HDPE theo từng size, quy cách, trọng lượng và tỷ trọng chuẩn.
2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh.
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một trong những báo cáo tài chính quan trọng của công ty. Số liệu trên báo cáo này cung cấp những thông tin tổng hợp về phương thức kinh doanh, về việc sử dụng các tiềm năng vốn, lao động, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý của doanh nghiệp và chỉ ra rằng các hoạt động kinh doanh đó đem lại lợi nhuận hay gây ra tình trạng lỗ vốn. Từ báo cáo kết quả kinh doanh sẽ giúp các nhà quản lý kiểm soát các hoạt động kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp từ đó giúp các nhà quản lý và những người quan tâm có các quyết định tài chính, đầu tư phù hợp.
Biểu 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty ba năm gần đây BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH
ĐVT: 1000đ
Các chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2.001.81 5 2.745.81 5 3.494.48 2 2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - - 3. Doanh thu thuần 2.001.815 2.745.815 3.494.482 4. Giá vốn hàng bán 1.325.42 0 1.989.55 7 2.394.30 4 5. Lợi nhuận gộp 676.395 756.258 1.100.178 6. Doanh thu hoạt động tài chính
8.04 3 4.86 7 4.40 8 7. Chi phí hoạt động tài chính 23.952 27.907 15.867
Trong đó: Lãi vay 15.775 20.038 9.708 8. Chi phí bán hàng 195.80 7 245.66 1 387.22 7 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 86.935 95.838 99.874 10.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
377.74 4 391.71 9 601.61 8 11. Thu nhập khác 1.253 2.134 2.935 12. Chi phí khác 3.126 1.052 1.126 13. Lợi nhuận khác - 1.873 1.08 2 1.80 9 14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 375.871 392.801 603.427 15. Chi phí thuế TNDN 93.967,7 5 98.200,2 5 150.856,7 5
16. Lợi nhuận sau thuế 281.903,25 294.600,75 452.570,25
( Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008, 2009, 2010)
2.2 Phân tích tài chính công ty TNHH Tiến Đức
2.2.1 Cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích tài chính công ty TNHH Tiến Đức
Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh, tình hình lưu chuyển tiền tệ và khả năng sinh lời trong kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính cung cấp các thông tin kinh tế - tài chính chủ yếu cho người sử dụng thông tin kế toán trong việc đánh giá, phân tích và dự đoán tình hình tài chính, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính được sử dụng như nguồn dữ liệu chính khi phân tích tài chính doanh nghiệp. Vì vậy, báo cáo tài chính công ty trách nhiệm hữu hạn Tiến Đức là cơ sở chính cho việc phân tích tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra, việc phân tích tài chính còn phụ thuộc vào các cơ sở dữ liệu khác như: các yếu tố bên trong, bên ngoài, các thông tin chung, các thông tin theo ngành kinh tế, các thông tin của bản thân doanh nghiệp…để có được những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình phân tích tài chính của doanh nghiệp.
Ngoài báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thì bảng cân đối kế toán là một bộ phận quan trọng khác trong hệ thống báo cáo tài chính của công ty và được thể hiện qua các năm như sau:
Biểu 2.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn Công ty ba năm gần đây
ĐVT: 1000đ
Các chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
A. TÀI SẢN
I. Tài sản ngắn hạn 970.138 902.843 982.556
1. Tiền và các khoản tương đương tiền 450.128 492.903 676.006 2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 6.574 6.580 7.100 3. Các khoản phải thu ngắn hạn 286.918 217.060 152.425 4. Hàng tồn kho 226.518 186.300 147.025 5. Tài sản ngắn hạn khác - - -
II. Tài sản dài hạn 1.582.855 1.676.708 1.824.747
1. Các khoản phải thu dài hạn - - - 2. Tài sản cố định 1.582.855 1.676.708 1.824.747 ( Giá trị hao mòn lũy kế ) ( 981.370) (1.039.559) (1.131.343)
TỔNG TÀI SẢN 2.552.993 2.579.551 2.807.303 B. NGUỒN VỐN I. Nợ phải trả 271.089,75 284.950,25 354.732,75 1. Nợ ngắn hạn 271.089,75 284.950,25 354.732,75 Vay ngắn hạn 125.000 131.500 67.000 Phải trả người bán 52.122 55.250 136.876 Thuế và các khoản phải nộp N.Nước 93.967,75 98.200,25 150.856,75 Phải trả người lao động - - - 2. Nợ dài hạn - - -
II. Nguồn vốn chủ sở hữu 2.281.903,25 2.294.600,75 2.452.570,25
1. Vốn chủ sở hữu 2.000.000 2.000.000 2.000.000 2. Lợi nhuận chưa phân phối 281.903,25 294.600,75 452.570,25
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2008, 2009, 2010)
2.2.2 Phương pháp phân tích
Có nhiều phương pháp khi tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp khác nhau. Hiện nay phương pháp phân tích tỷ lệ là một công cụ thường được sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính. Việc sử dụng các tỷ lệ cho phép người phân tích đưa ra một tập hợp các con số thống kê để vạch rõ những đặc điểm chủ yếu về tài chính của một số tổ chức đang được xem xét. Các tỷ lệ này sẽ được so sánh với các chỉ tiêu trung bình ngành. Từ đó so sánh xu thế theo thời gian đối với ngành để xác định công ty đã vững vàng về mặt tài chính trong các thời kỳ kinh tế hay không? Nhận thấy phương pháp này phù hợp với việc phân tích tài chính tại công ty TNHH Tiến Đức. Việc phân tích tài chính tại công ty được xem xét trên báo cáo tài chính (báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán) và 4 nhóm chỉ tiêu tài chính đặc trưng là:
- Tính thanh khoản: các tỷ lệ được đưa ra để đo lường khả năng của một công ty trong việc đáp ứng nghĩa vụ thanh toán nợ khi đến hạn.
- Cơ cấu vốn (đòn bẩy nợ/vốn): đo lường phạm vi trang trải tài chính cho các khoản vay nợ được công ty thực hiện bằng cách vay nợ.
- Tinh hiệu quả hoạt động: đo lường tính hiệu quả trong việc sử dụng các năng lực của công ty để tìm kiếm lợi nhuận.
- Khả năng sinh lời: các tỷ lệ đo lường năng lực có lãi và mức sinh lợi là suất doanh thu, suất thu hồi vốn đầu tư của công ty.
2.2.3 Nội dung phân tích.
Việc đánh giá khái quát tình hình tài chính của công ty giúp ta cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ là khả quan hay không? Cho phép ta có cái nhìn về thực trạng tài chính của công ty.
Qua việc phân tích báo cáo tài chính giúp ta thấy được các chỉ số tài chính của công ty. Từ những chỉ số tính toán được cùng với việc xác định nguyên nhân và hệ quả trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ đó giúp các nhà quản
lý doanh nghiệp có các quyết định tài chính cũng như quyết định kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để thấy được tình hình tài chính cũng như sự biến động về hoạt động của doanh nghiệp ta đi tìm hiểu các chỉ số tài chính đặc trưng thông qua hệ thống báo cáo tài chính.
2.2.3.1 Phân tích bảng cân đối kế toán
Qua bảng cân đối kế toán giúp ta thấy được quy mô vốn mà doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng sự hình thành nguồn vốn ấy như thế nào, đồng thời thấy được xu hướng biến động của chúng là tốt hay chưa qua các kỳ kế toán. Để tìm ra nguyên nhân chủ yếu tác động đến sự biến động ấy chúng ta đi xem xét sâu các khoản mục đến tài sản và nguồn hình thành tài sản như thế nào để có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp.
* Phân tích cơ cấu vốn và sự biến động của vốn
Thực trạng tài chính của công ty được thể hiện rõ trên bảng cân đối kế toán vì nó nói lên sự biến động trong cơ cấu tài sản, trong cơ cấu nguồn vốn. Đồng thời cũng chỉ rõ doanh nghiệp sử dụng vốn có hiệu quả hay không giữa các kỳ phân tích.
Biểu 2.3: Phân tích cơ cấu và sự biến động tài sản Đvt:1000đ
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán 2008,2009,2010) Qua bảng cân đối kế toán các năm 2008,2009,2010 ta thấy tổng tài sản của công ty liên tục tăng qua các năm. Năm 2009 tổng tài sản của công ty là 2.579.551ngđ tăng tuyệt đối 26.558ngđ so với năm 2008 với mức tăng 1.04%. Năm 2010 tăng 254.310ngđ với tỷ lệ 9.96% so với năm 2008. Điều này cho thấy quy mô sản xuất kinh doanh của công ty đã tăng liên tục qua 3 năm 2008,2009,2010. Trong nền kinh tế thị trường việc mở rộng quy mô là hợp lý. Tuy nhiên để đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp ta không chỉ dừng lại ở quy mô vốn kinh doanh mà cần nắm được những biến động về tài sản cũng như các yếu tố tác động đến sự biến động này.
Qua bảng số liệu tính toán trên cho ta thấy mức tăng là chưa đồng đều qua
Chỉ tiêu Năm 2009/2008 Năm 2010/2009
2008 Tỷ lệ(%) Tỷ lệ
2 Tài sản
I, Tài sản ngắn hạn
1. Tiền và tương đương tiền 2. Đầu tư tài chính ngắn hạn 3. Phải thu ngắn hạn
4. Hàng tồn kho
5. Tài sản ngắn hạn khác II, Tài sản dài hạn
1.Các khoản phải thu dài hạn 2. Tài sản cố định
Giá trị hao mòn lũy kế
970.138 450.128 6.574 286.918 226.518 - 1.582.855 - 1.582.855 -981.370 (67.295) 42.775 6 (69.858) (40.218) - 93.853 - 93.853 (6,9) 9,5 0,0009 24,35 (17,75) - 5,93 - 5,93 12.418 225.878 526 134.493 (79.493) - 241.892 - 241.892 1,28 0,18 8 46,87 (35,09) - 15,28 - 15,28 Tổng tài sản 2552.993 26.558 1,04 254.310 9,96
các năm. Năm 2009 mức tăng mới chỉ ở mức 1.04% mức tăng như vậy là nhỏ so với quy mô sản xuất. Năm 2010 mức tăng này là 9.96% so với năm 2008 mức tăng này vẫn chưa được cao so với quy mô của doanh nghiệp. Với mức tăng lên về tài