Qua bảng cân đối kế toán ta có thể đánh giá được tình hình cơ cấu và sự đảm bảo của các nguồn vốn huy động cũng như khả năng tài chính của công ty biến động ra sao. Song để hiểu được sự biến động đó tác động như thế nào đến kết quả hoạt động kinh doanh thì ta cần đi sâu vào phân tích sự biến động của các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh của công ty trong nhiều kỳ liên tiếp. Ở đây khi phân tích tình hình tài chính công ty TNHH Tiến Đức ta đi vào nghiên cứu 3 kỳ kế toán như sau
Biểu 2.5 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh
ĐVT : 1000đ
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm
2009 Tỷ lệ(%) Năm 2010 Tỷ lệ(%)
1. Doanh thu bán hàng 2.001.815 740.000 36,97 1.492.667 74,56
2. Giá vốn hàng bán - - - - -
3. Doanh thu thuần 2.001.815 740.000 36,97 1.492.667 74,56
4. Giá vốn hàng bán 1.325.420 664.137 50,1 1.068.884 80,64
5. Lợi nhuận gộp 676.395 79.863 11,8 423.783 62,65
6. Doanh thu hoạt động tài
chính 8.043 -3.176 -39,48 -3.635 (45,19)
7. Chi phí tài chính 23.952 3.955 16,51 -8.085 (33,75)
Trong đó: chi phí lãi vay 15.775 4.263 27,02 -6.067 (38,46)
8. Chi phí bán hàng 195.807 49.854 25,46 191.420 97,76
9. Chi phí quản lý doanh
nghiệp 86.935 8.903 10,24 12.939 14,88
10. Lợi nhuận thuần 377.744 13.975 3,7 13.975 3,7
11. Thu nhập khác 1.253 881 70,31 1.682 1,34
12. Chi phí khác 3.126 -2.074 66,34 -2.000 63,98
13. Lợi nhuận khác -1.873 2.955 157,7 3.682 196,6
14. Tổng lợi nhuận trước thuế 375.871 16.930 4,5 227.556 60,54
15. Thuế thu nhập doanh
nghiệp 93.968 4,36 56.889
16. Lợi nhuận sau thuế 281.903 12.697,5 4,5 170.667 60,54
(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2008, 2009, 2010) Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng lợi nhuận kế toán trước thuế của công ty luôn tăng liên tục qua 3 năm từ 2008 đến 2010. từ 375.871.000đ năm 2008 lên 392.801.000đ năm 2009 với mức tăng 16.930.000đ với tỷ lệ 4,5% . Từ điều này đã kéo theo lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2010 tăng lên một lượng 170.667.000đ so với năm 2008 .Nhìn chung thì điều này chứng tỏ hoạt động SXKD của công ty tăng lên đáng kể so với quy mô. Tuy nhiên, nếu nhìn vào sự biến động của tổng lợi nhuận thì không thể giúp chúng ta đánh giá chính xác tình
hình biến động đó là tốt hay xấu, vì mức lợi nhuận của công ty thu được cuối cùng tổng lợi nhuận của tất cả các hoạt động như: hoạt động SXKD, hoạt động tài chính, hoạt động bất thường...
Trước hết ta cần phân tích sự biến động của lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Ta thấy lợi nhuận từ hoạt động SXKD của công ty năm 2008 là 281.903.250đ, năm 2009 là 294.600.750đ và năm 2010 là 452.570.250đ. Như vậy so với năm 2008 lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2009 đã tăng 12.697.500đ với tốc độ 4.5% và năm 2010 lợi nhuận sau thuế tăng 170.667.000đ với tỷ lệ 60,54% so với năm 2008. Như vậy với mức tăng quy mô doanh nghiệp là khá cao, nó thể hiện doanh nghiệp đã cố gắng rất lớn của doanh nghiệp nhằm mở rộng quy mô, vốn và thị trường kinh doanh. Song để có tiềm lực tài chính mạnh hơn và ngày càng đứng vững trên thị trường thì việc gia tăng lợi nhuận là điều cần thiết. Sự gia tăng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chịu sự tác động của nhiều nhân tố như: tổng doanh thu, giá vốn hàng bán, các loại chi phí…Vì vậy ta cần đi sâu phân tích, nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố để nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của công ty trong những năm tiếp theo. Với tổng doanh thu năm 2008 là 2.001.815.000đ, năm 2009 là 2.741.815.000đ và năm 2010 là 349.482.000đ đạt được kết quả này là do công ty đã hiệu quả trong việc tăng thị phần khách hàng như giảm giá hàng bán, chiết khấu thanh toán, chiết khấu thương mại…với mẫu mã và chất lượng sản phẩm ngày càng cao làm tăng số lượng sản phẩm bán ra, góp phần tăng doanh thu.
Đối với giá vốn hàng bán tăng dần qua các năm phân tích với mức tăng là tương đối cao. Năm 2009 chi phí giá vốn hàng bán tăng 50.1% với mức tăng 664.137.000đ so với năm 2008 và năm 2010 tăng 1.068.884.000đ với tỷ lệ tăng là 80,64% so với năm 2008. Một điều dễ nhận thấy là mức tăng tỷ lệ của giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn mức tăng doanh thu thuần. Đây là một điều bất lợi cho công ty bởi vì điều này đồng nghĩa với việc tỷ lệ lợi nhuận tăng thêm ngày càng ít đi, khả năng tiết kiệm chi phí trực tiếp giảm đi. Doanh nghiệp cần quản lý chặt chẽ hơn các chi phí trực tiếp trong hoạt động sản xuất. Qua phân tích biến động của giá vốn hàng bán, của doanh thu thuần sẽ giúp công ty có cái nhìn đúng đắn hơn về mức lợi nhuận mà công ty có được.
của chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp. Dễ nhận thấy rằng cả chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng qua các năm phân tích. Đối với chi phí bán hàng năm 2008 chi phí này là 245.661.000đ , năm 2009 chi phí này tăng thêm 1 lượng 49.854.000đ ứng với mức tỷ lệ 10,24% , với mức tăng 12.934.000đ đã làm cho chi phí bán hàng năm 2010 là 387.227.000đ. Còn đối với chi phí quản lý doanh nghiệp tăng từ 86.935.000đ năm 2008 lên 95.838.000đ năm 2009 và năm 2010 là 99.874.000đ. So với quy mô thì mức tăng chi phí này không phải là lớn. Tuy nhiên, công ty nên lưu ý, xem xét mức tăng như vậy đã hợp lý chưa, có phù hợp về mức tăng công nhân viên, khách hàng, mức mở rộng thị trường của công ty hay không? Vì ta cũng nhận thấy rằng mặc dù có tăng tỷ lệ chi phí quản lý trong doanh nghiệp.
Trong khi doanh thu tăng, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mà doanh thu từ hoạt động tài chính lại có xu hướng giảm qua các năm nghiên cứu. Năm 2008 doanh thu tài chính đạt là 8.043.000đ, năm 2009 giảm 1 lượng là 3.176.000đ giảm 39,46% so với năm 2008 và năm 2010 mức giảm này là 3.635.000đ với tỷ lệ 46,19% . Mức giảm này là khá lớn so với doanh thu từ hoạt động tài chính. Chi phí hoạt động tài chính có sự thay đổi không tương ứng với mức thay đổi từ thu nhập tài chính với chi phí lãi vay ngày càng cao trong khi doanh thu từ hoạt động tài chính giảm dần. Trong thời gian phân tích, lãi suất thị trường của các khoản vay ngày một cao và không ổn định thị trường tài chính gặp nhiều rủi ro việc doanh nghiệp cắt giảm chi phí, các khoản đầu tư vào lĩnh vực này cũng là một điều dễ hiểu.
Ngoài ra một yếu tố khác nữa tạo ảnh hưởng đến lợi nhuận là thu nhập khác. Trong các kỳ kế toán vừa qua do doanh nghiệp đầu tư dây chuyền kỹ thuật mới việc phát sinh doanh thu từ thanh lý, nhượng bán tài sản là bình thường, phát sinh không thường xuyên và chiếm 1 tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu việc nhân tố này ảnh hưởng đến doanh thu, lợi nhuận là không nhiều. Tuy nhiên để đạt hiệu quả tốt nhất doanh nghiệp nên thực hiện công tác thẩm định giá trị tài sản trước khi có bất cứ quyết định liên quan đến việc mua mới hay thanh lý tài sản cố định liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Qua bảng phân tích trên ta thấy tình hình tài chính của công ty là khá tốt, tăng cả về quy mô sản xuất và hiệu quả. Vì vậy, công ty nên tiếp tục phát huy lợi
thế phát triển công ty ngày một lớn mạnh trên thương trường. Để rút ra được các kết luận xác thực hơn tạo điều kiện cho việc ra quyết định, một cách cụ thể hơn thì chúng ta tiếp tục phân tích các hệ số tài chính đặc trưng của công ty.