Giải pháp về quản lý và sử dụng vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH Tiến Đức (Trang 61 - 63)

cao. Doanh nghiệp phải lập kế hoạch nguồn vốn lưu động để so sánh nguồn vốn hiện có với số vốn thường xuyên cần tối thiểu. Nếu nguồn thiếu phải tổ chức đi vay, nếu thừa doanh nghiệp phải mở rộng sản xuất, kinh doanh, góp vốn liên doanh. Công ty vẫn chưa có các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn hay dài hạn nào. Đối với khoản tiền nhàn dỗi công ty có thể mở rộng thêm các lĩnh vực kinh doanh gia tăng hiệu quả sử dụng vốn. Song cũng cần nghiên cứu, cân nhắc khi đưa ra các quyết định kinh doanh cụ thể trong từng điều kiện nền kinh tế, tránh xu hướng bầy đàn gây ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng lên tận dụng các khoản vay tài chính như vay ngắn hạn, vay dài hạn của các tổ chức tín dụng, ngân hàng, tận dụng đòn bẩy tài chính từ lĩa vay trong chế độ khuyến khích kinh doanh của nhà nước. Với những khoản vốn vay để phục vụ cho sản xuất kinh doanh mức độ rủi ro của đồng vốn sẽ được phân tán, khi sử dụng các khoản vốn vay các nhà quản lý doanh nghiệp luôn chịu gánh nặng từ việc trả lãi và vốn gốc đi vay vì thế mà ý thức trách nhiệm của các nhà lãnh đạo sẽ được nâng cao hơn điều này cso thể làm cho hiệu quả kinh doanh vì thế mà cao hơn. Bên cạnh đó một chính sách tín dụng thương mại phù hợp sẽ góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng của vốn kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường. Từ đó, từng bước nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

- Đối với tiền và các khoản tương đương tiền còn chiếm tỷ trọng cao. Điều này một mặt cho thấy khả năng thanh toán tức thời, các khoản nợ đến hạn của doanh nghiệp luôn được đảm bảo song lượng tiền nhàn dỗi nhiều gây lãng phí, doanh nghiệp cần xem xét và có các những điều chỉnh hợp lý nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh.

- Đối với các khoản nợ phải thu: công ty cần chú trọng hơn nữa trong việc quản lý các khoản nợ tránh tình trạng khách hàng chiếm dụng vốn một mức thấp nhất. Để thu hồi các khoản nợ một cách tốt hơn, phòng tài chính- kế toán và phòng kinh doanh của doanh nghiệp cần tăng cường giám sát, mở sổ theo dõi các khoản nợ của từng khách hàng, đốc thúc thu hồi các khoản phải thu.

Để đánh giá mức độ rủi ro khi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh nào đó. Doanh nghiệp cần xem xét trên một số khía cạnh như mức độ uy tín, của khách hàng cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp đối tác tại thời điểm xem xét. Doanh nghiệp có thể sử dụng một số chỉ tiêu như sau:

+ Số lượng sản phẩm tiêu thụ + Các khoản giảm giá chấp nhận + Các khoản chi phí phát sinh thêm

+ Dự đoán các khoản phải thu của khách hàng + Giá bán của sản phẩm

+ Giá vốn hàng bán

+ Một số yêu cầu khác của doanh nghiệp

- Đối với các khoản tạm ứng cho công nhân viên: cần nhắc nhở nhân viên làm tốt công tác hoàn ứng sau mỗi đợt mua vật tư, hàng hóa… nếu chậm chễ sẽ cắt khen thưởng, danh hiệu thi đua…

* Về vốn cố định: doanh nghiệp cần đầu tư thêm cho tài sản cố định có ứng dụng khoa học công nghệ cao, phát triển cơ sở hạ tầng nhằm giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để sử dụng có hiệu quả vốn cố định doanh nghiệp cần thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng tài sản cố định sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Đánh giá đúng giá trị của tài sản cố định, tạo điều kiện thuận lợi phản ánh chính xác hoạt động của vốn cố định, quy mô vốn kinh doanh, xác định chính xác chi phí khấu hao không để mất vốn cố định của doanh nghiệp.

Nhìn chung tình hình tài chính của doanh nghiệp là tốt. Doanh nghiệp cần giữ vững và phát huy trong những năm kinh doanh tiếp theo.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH Tiến Đức (Trang 61 - 63)