* Nhóm các hệ số và khả năng thanh toán.
Để đánh giá tình hình tài chính của công ty mạnh hay yếu, trước hết ta cần phân tích nhóm chỉ tiêu này vì qua đây ta sẽ thấy được công ty có đủ khả năng trả các khoản nợ tới hạn hay không . khả năng thanh toán của công ty được thể hiện qua các hệ số chỉ tiêu khả năng thanh toán đặc trưng như: khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời, hệ số khả năng thanh toán bằng tiền…/
Từ số liệu trên bảng cân đối kế toán ta có một số chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty như sau:
Biểu 2.6 Khả năng thanh toán của Công ty ba năm gần đây
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
Khả năng thanh toán tức thời Khả năng thanh toán nhanh Khả năng thanh toán bằng tiền
3.578 2.743 1.66 3.168 2.515 1.729 2.769 2.355 1.905
Qua bảng số liệu ta thấy các chỉ số về khả năng thanh toán của công ty trong ngắn hạn là rất tốt, luôn ở mức cao. Điều này chứng tỏ các khoản vốn vay mà công ty huy động được từ bên ngoài đều được đảm bảo.
Nhìn vào khả năng thanh toán tức thời của công ty ta thấy khả năng thanh toán tức thời của công ty luôn có sự giảm dần qua các năm xong tỷ số này luôn ở mức cao và nói lên khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là rất tốt . Năm 2008 tỷ số này là 3.578 đến năm 2009 đã giảm 0.41% so với năm 2008, và năm 2010 tỷ số này còn là 2.7 đã giảm hơn so với 2 năm trước đó. Qua các tỷ số nói lên doanh nghiệp cứ đi vay một đồng thì có 3.578 đồng tài sản ngắn hạn năm 2008, có 3.168 đồng tài sản ngắn hạn năm 2009 và 2.76 đồng tài sản ngắn hạn năm 2010 đảm bảo. việc tăng nhẹ tài sản ngắn hạn qua 3 kỳ kế toán cho thấy việc giảm đi của các tỷ số này do viêc tăng nhanh các khoản vay. Doanh
nghiệp đã chủ động hơn trong việc vay và trả các khoản nợ ngắn hạn của công ty ngày càng cao và luôn ở mức cao. Với tỷ số khả năng thanh toán tức thời luôn ở mức cao đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn song nó cũng phản ánh một lượng TSLĐ tồn trữ, phản ánh việc sử dụng tài sản không hiệu quả. Do vậy doanh nghiệp cần điều chỉnh tỷ giữa tài sản đảm bảo và vốn vay ngắn hạn ở một mức hợp lý hơn. Góp phần sử dụng tài sản hiệu quả hơn và kết quả hoạt động của công ty được tốt hơn.
Đối với khả năng thanh toán nhanh có sự giảm dần qua các năm song luôn ở mức cao thể hiện năm 2008 là 2.743 năm 2009 hệ số này giảm nhẹ là 2.515 và năm là 2.355. cho thấy tính thanh khoản rất cao của các TSLĐ trong việc đảm bảo các khoản vay ngắn hạn đến hạn. Với hệ số thanh khoản cao như vậy công ty có thể yên tâm với các khoản nợ ngân hàng cho vay, các nhà đầu tư. Việc hệ số này ở mức cao cũng gây ra sự lãng phí khi không sư dụng hết hiệu quả của tài sản. với việc giảm dần các chỉ số cho thấy doanh nghiệp đã có những điều chỉnh phù hợp trong việc sử dụng tốt hơn các nguồn lực mà vẫn đảm bảo được khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.
Với hệ số thanh toán thứ ba khả năng thanh toán bằng tiền luôn ở mức rất cao. Năm 2008 hệ số này là 1.66 năm 2009 tăng lên 1.729 đến năm 2010 hệ số này tăng thêm hơn 10% so với năm 2009. Như vậy, doanh nghiệp đảm bảo được các khoản nợ thanh toán bằng tiền khi đến hạn. hay các khoản chi phí phát sinh bằng tiền mặt. Hệ số thanh toán bằng tiền luôn ở mức cao, đối với các tổ chức tín dụng hệ số này cao là điều rất cần thiết do nhu cầu sử dụng tiền mặt trong giao dịch là rất lớn. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp sản xuất khi lượng tiền mặt thoát khỏi lưu thông đi vào dự trữ đáp ứng cho nhu cầu thanh toán ở mức cao thể hiện lượng tiền tồn khá lớn dẫn đến vòng quay tiền chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn gây lãng phí nguồn lực cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần có những điều chỉnh giảm lượng tiền tồn so với cần thiết. doanh nghiệp lên tận dụng lợi thế về vốn của mình để phát triển mở rộng thị trường bằng cách như ưu đãi hơn cho khách hàng nợ tiền, tăng khoản phải thu… Vì vậy doanh nghiệp cần có các biện pháp phát huy lượng vốn đó để đạt hiệu quả tốt hơn trong kinh doanh.
Như vậy, với nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán của doanh nghiệp là rất tốt và luôn cao hơn so với trung bình ngành đã đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn song doanh nghiệp cần có những điều chỉnh hơn nữa trong việc giảm dần lượng
tslđ đảm bảo góp phần gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh.
* Nhóm các chỉ số khả năng hoạt động
Khi đi vào phân tích cơ cấu vốn cho chúng ta thấy được sự bố trí cơ cấu vốn của công ty mà chưa thấy được hiệu quả sử dụng vốn đó ra sao. Phần phân tích tình hình sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn của công ty sẽ cho thấy việc sử dụng vốn của công ty đã mang lại kết quả gì và đây có thực sự trở thành thế mạnh của công ty trong giai đoạn hiện nay và sắp tới hay không. Để thấy rõ điều này ta tiến hành phân tích các chỉ số hoạt động của công ty.
Biểu 2.7 Các chỉ số hoạt động của công ty
Năm Chỉ tiêu ĐVT Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1. Vòng quay khoản phải thu
2. Kỳ thu tiền bình quân(ACP) 3. Vòng quay hàng tồn kho
4. Số ngày tồn kho bình quân (AAI) 5. Chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp 6. Vòng quay khoản phải trả
7. Số ngày phải trả bình quân (APP) 8. Chu kỳ luân chuyển tiền
9. Khả năng thanh toán lãi vay
Lần Ngày Lần Ngày Ngày Ngày Ngày Ngày Lần 6.97 52.36 8.84 41.23 93.59 7.38 49.46 44.13 23.82 12.63 28.9 14.74 24.76 53.66 9.62 37.94 15.72 19.6 22.93 15.9 23.76 15.36 31.26 9.85 37.05 (5.79) 62.16
Qua bảng trên ta thấy số vòng quay các khoản phải thu tăng mạnh qua các năm. Năm 2009 tăng 5.66 lần tương ứng 81,2% so với năm 2008 và năm 2010 tăng 228,9% so với năm 2009. Điều này tác động làm cho kỳ thu tiền giảm mạnh dần
qua các năm từ 52,36 ngày năm 2008 xuống 15,9 ngày năm 2010.
Từ bảng số liệu trên ta thấy số vòng quay khoản phải thu tăng mạnh dần qua các năm kéo theo kỳ thu tiền bình quân giảm mạnh và doanh thu tương ứng hàng năm tăng mạnh. Đây là dấu hiệu khá tốt cho thấy tốc độ chuyển đổi thành tiền mặt của các khoản phải thu tốt hơn nói cách khác tốc độ luân chuyển tiền hay khả năng thu hồi tiền từ bán hàng và cung cấp dịch vụ luôn đạt hiệu quả.điều này cho thấy doanh nghiệp đã có các chính sách bán hàng tốt làm đẩy nhanh thu hồi vốn, tránh bị chiếm dụng vốn góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Việc mở rộng sản xuất giúp gia tăng giá trị doanh nghiệp, trên góp độ xã hội doanh nghiệp đã tạo ra một số lượng đáng kể công ăn việc làm cho người lao động góp phần phát triển xã hội.
Kỳ thu tiền bình quân bình quân đã giảm mạnh qua các năm song vẫn ở mức cao hơn thời gian quy định của các điều kiện bán hàng của công ty không quá 15 ngày. Năm 2008 cho biết một ngày doanh thu doanh nghiệp cần đến thời gian là 52,36 ngày để thu hồi khoản phải thu, năm 2009 thời gian đã giảm xuống hơn 23 ngày và năm 2010 chỉ còn 15,9 ngày dẫn tới tốc độ luân chuyển khoản phải thu lớn dần. Với kết quả đạt được doanh nghiệp đã cố gắng và có những bước đi đúng đắn trong chính sách bán hàng và sau bán hàng của doanh nghiệp mình.
Với tỷ số vòng quay hàng tồn kho tăng dần và số ngày tồn kho bình quân giảm dần cho thấy số ngày mà hàng hóa được lưu trữ chuyển thành các khoản phải thu giảm dần, tốc độ luân chuyển của vốn tăng lên, nâng cao được hiệu vốn kinh doanh.
Từ những nhân tố trên làm cho chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp giảm một cách đáng kể từ 93.51 ngày năm 2008 xuống 31,26 ngày năm 2010. điều này cho thấy doanh nghiệp vòng quay vốn tăng mạnh, doanh nghiệp đã tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn cho hoạt động của doanh nghiệp. Điều này giúp cho doanh nghiệp tạo ra nhiều doanh lợi hơn.
Từ bảng cân đối kế toán ta nhận thấy tiền mua vật tư hàng bán tăng mạnh qua các năm và tăng nhanh hơn khoản phải trả người bán làm cho vòng quay các khoản phải trả tăng mạnh. Điều này có thể là do doanh nghiệp đã tạo được lòng tin
đối với nhà cung cấp nguyên liệu, tạo điều kiện cho doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh một cách linh hoạt, không bị gián đoạn. Khi vòng quay khoản phải trả tăng lên làm cho số ngày phải trả giảm xuống. khi số ngày phải trả giảm xuống một mặt nói lên khả năng trì hoãn vốn của nhà cung ứng giảm xuống. Mặt khác, nói lên doanh nghiệp đã có các khoản doanh thu tăng lên để trang trải cho các khoản phải trả, đây có thể là do vòng quay vốn tăng lên doanh nghiệp phát triển được quy mô và sản xuất, làm ăn có hiệu quả hơn.
Với chu kỳ luân chuyển của tiền giảm mạnh. Năm 2008 doanh nghiệp cần đến đến 44,13 ngày để huy động hay vay tiền để chi trả nợ ngắn hạn, các khoản phải trả... Năm 2009 số ngày giảm xuống là 37,94 năm 2010 doanh nghiệp luôn đủ khả năng và tiềm lực tài chính cho các khoản nợ ngắn hạn hay các khoản phải trả mà không phải đi vay hay huy động vốn để trang trải. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả.
Khả năng thanh toán lãi vay được hiểu là tỷ lệ số lần trả được lãi vay nợ và đóng thuế tương ứng với số tiền phải trả lãi vay nợ. Năm 2009 tỷ số này có giảm 4.2 lần so với năm 2008 song năm 2010 tỷ số này đã tăng gấp 2,6 lần so với năm 2008. Tỷ số này tuy có tăng giảm qua các năm nghiên cứu song tỷ số này luôn ở mức rất cao nói lên khả năng chi trả lãi vay của doanh nghiệp là rất mạnh.
* Nhóm các chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn.
Các doanh nghiệp luôn cố gắng thay đổi tỷ trọng các loại vốn theo một kết cấu tối ưu, nhưng kết cấu này luôn bị phá vỡ do tình hình đầu tư. Vì vậy qua việc nghiên cứu nhóm chỉ tiêu này cho doanh nghiệp nhận thấy được những tính bất thường của hoạt động kinh doanh hoặc những khó khăn về tài chính mà doanh nghiệp đang phải đương đầu là cơ sở giúp cho doanh nghiệp có kế hoạch hay chiến lược cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Năm Chỉ tiêu
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1. Hệ số nợ 2. Đòn bảy tài chính 0,106 1,12 0,11 1,124 0,126 1,145 ( Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2008, 2009, 2010)
Từ bảng trên cho thấy với 1 đồng vốn doanh nghiệp sử dụng có 0,106 đồng vốn vay lãi ở năm 2008, năm 2009 cần 0,11 đồng vay lãi và năm 2010 đã cần đến 0,126 đồng vay lãi để trang trải tài chính cho các hoạt động của doanh nghiệp. Còn tỷ số đòn bảy tài chính đo lường mức độ góp vốn của chủ sở hữu trong tổng số vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Với công ty TNHH Tiến Đức hệ số đòn bảy tài chính còn ở mức thấp năm 2008 là 1,12 lần năm 2009 tăng lên một lượng là 0,004 lần và năm 2010 hệ số này tăng hơn 2 năm trước và ở mức 1,145 lần. Nhận thấy với các tỷ số như vậy qua các năm của hệ số nợ và đòn bảy tài chính cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng nhiều vốn tự có cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp mình, nói lên tính độc lập cao của doanh nghiệp đối với nợ phải trả, doanh nghiệp có khả năng đảm bảo về mặt tài chính. Việc sử dụng hệ số nợ thấp như vậy đảm bảo cho doanh nghiệp có thể đứng vững trên thương trường trong những trường hợp khó khăn, tạo sự thuận lợi hơn nếu công ty kêu gọi đầu tư, dễ dàng vay vốn từ ngân hàng hơn. Tuy nhiên khi nguồn vốn chủ sở hữu cao sẽ làm cho khả năng sinh lời của cốn chủ sở hữu thấp đi khi công ty làm ăn có lãi hay nói cách khác công ty chưa khai thác triệt để được lợi ích từ vốn vay mang lại. Ngoài ra, trên bảng cân đối kế toán của công ty ta thấy toàn bộ là nợ ngắn hạn bao gồm: phải trả người bán, thuế phải nộp nhà nước và phải trả công nhân viên. Trong khi công ty chưa có một đồng nợ dài hạn, điều này rất dễ gây ra tình trạng mất khả năng thanh toán của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp sẽ phải bán gấp TSLĐ, TSCĐ để thanh toán các khoản nợ đến hạn. Đây là một nguyên nhân dẫn đến quá trình sản xuất bị đảo lộn. Tuy nhiên việc điều chỉnh hệ số nợ ở mức nào còn phụ thuộc vào mối quan hệ giữa tỷ suất lợi nhuận, tỷ suất lãi vay và kế hoạch, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong thời gian tới.
Để đánh giá được khả năng sinh lời của các yếu tố sản xuất ta đi lần lượt nghiên cứu các nhân tố tạo lên giá trị tăng thêm của doanh nghiệp. từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp ta có bảng các chỉ tiêu về khả năng sinh lời.
Biểu 2.9 Các tỷ số về khả năng sinh lời
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1.Hiệu suất sử dụng tổng tài sản 2.Hiệu suất sử dụng TSCĐ
3.Hiệu suất sử dụng trên vòng quay vốn lưu động 4.Tỷ suất lợi nhuận gộp
5.Tỷ suất lợi nhuận ròng 6.Tỷ suất sinh lời tổng tài sản 7.Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu
0.784 1.265 2.063 0.338 0.14 0.11 0.124 1.063 1.635 3.036 0.276 0.107 0.114 0.128 1.245 1.915 3.556 0.315 0.13 0.13 0.185 (Nguồn: bảng CĐKT, KQKD của công ty năm 2008, 2009, 2010)
Trong một doanh nghiệp khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh thì tài sản của doanh nghiệp là một yếu tố vô cùng quan trọng biểu hiện tư yếu tố sản xuất của doanh nghiệp. Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tổng tài sản giúp ta đánh giá được mức độ sư dụng khai thác hiệu quả sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Từ bảng số liệu trên cho thấy 1đồng tài sản tạo ra 0.78 đồng doanh thu thuần năm 2008, năm 2009 tạo ra1.063 đồng tăng 0.283 đồng tương ứng với mức tăng 36.3% so voiw năm 2008. Năm 2010 mức tăng này là 0.465 đồng tương ứng với 59,6% so với năm 2008 và đạt mức 1.245 đồng. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản của công ty TNHH Tiến Đức tăng dần và mạnh qua các năm cho thấy khả năng tạo doanh thu từ tài sản là rất cao, điều này là rất tốt doanh nghiệp nên phát huy các chính sách mình đang áp dụng trong việc phát sinh doanh thu từ tài sản.
càng có vai trò quan trọng để hạ giá thàng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Để đánh giá được hiệu quả của TSCĐ ta cần nghiên cứu chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ. Với 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ doanh nghiệp đã tạo ra 1.265 đồng doanh thu thuần năm 2008, năm 2009 là 1.635 đồng và năm 2010 đã tăng lên là 1.915 đồng. với mức sinh lời trung bình ngành là 1,2 thì với chỉ số đã đạt được doanh nghiệp đạt hiệu quả trong việc khai thác sử dụng TSCĐ cho hoạt động kinh doanh.