1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

KIỂM TOÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP 5

30 690 7
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 269 KB

Nội dung

KIỂM TOÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 3

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP 5

1.1 Bằng chứng kiểm toán 5

1.1.1 Khái niệm 5

1.1.2 Vai trò của bằng chứng kiểm toán 6

1.1.3 Phân loại bằng chứng kiểm toán 7

1.1.4 Tính chất của bằng chứng kiểm toán 8

1.2 Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán 12

1.2.1 Kiểm kê vật chất 12

1.2.2 Lấy xác nhận 13

1.2.3 Xác minh tài liệu 15

1.2.4 Quan sát 16

1.2.5 Phỏng vấn 17

1.2.6 Tính toán lại 19

1.2.7 Phân tích 19

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÁC CÔNG TY KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VIỆT NAM TIẾN HÀNH 22

2.1 Kiểm kê 22

2.2 Lấy xác nhận 22

2.3 Xác minh tài liệu 23

2.4 Quan sát 24

2.5 Phỏng vấn 24

Trang 2

2.7 Phân tích 25

CHƯƠNG III: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHƯƠNG PHÁP THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN 26

3.1 Kiểm kê vật chất 26

3.2 Lấy xác nhận 27

3.3 Xác minh tài liệu 27

3.4 Quan sát 27

3.5 Phỏng vấn 27

3.6 Tính toán lại 28

3.7 Phân tích 28

KẾT LUẬN 29

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế hội nhập và mở cửa, thị trường vốn ngày càng sôiđộng tại Việt Nam, rất nhiều công ty mở rộng sản xuất kinh doanh tham giavào các thị trường vốn, vấn đề minh bạch báo cáo tài chính lại càng trở nêncần thiết Nhu cầu về kiểm toán càng trở thành tất yếu, kiểm toán không chỉ làcông cụ kiểm tra tính chính xác của báo cáo tài chính, cung cấp các thông tintạo niềm tin cho người quan tâm mà kiểm toán đã phát triển thành một nghềcung cấp các dịch vụ về kiểm toán, tư vấn tài chính, góp phần nâng cao nănglực và hiệu quả quản lý …và ngày càng nắm giữ vị trí quan trọng trong nềnkinh tế

Tuy nhiên người sử dụng báo cáo kiểm toán cũng yêu cầu những thôngtin mà họ được cung cấp là trung thực, hợp lý, khách quan, có độ tin cậy cao

để đưa ra quyết định theo trách nhiệm của mình, quyết định liên quan đếnviệc đầu tư vốn, cho vay, mua bán tài sản Vì vậy những kết luận của kiểmtoán viên nhằm xác minh tính trung thực và hợp lý của Báo cáo tài chính đãđược kiểm toán phải được đảm bảo bằng những bằng chứng đầy đủ và hiệulực Vấn đề đặt ra là làm thế nào để thu thập đầy đủ các bằng chứng có giá trị

và các phương pháp tiến hành thu thập chúng đảm bảo với mức chi phí phùhợp Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên, dựa vào những kiếnthức đã được trang bị và tìm hiểu trên thực tế em đi vào nghiên cứu đề tài:

“Bằng chứng kiểm toán và phương pháp thu thập trong kiểm toán báo cáo tài chính” với mong muốn hiểu sâu thêm về vấn đề thu thập bằng chứng

kiểm toán trong hoạt động kiểm toán hiện nay Nội dung đề tài gồm:

Chương I: Lý luận chung về bằng chứng kiểm toán và các phương phápthu thập bằng chứng kiểm toán

Trang 4

Chương II: Thực trạng áp dụng các phương pháp thu thập bằng chứngkiểm toán trong kiểm toán tài chính do các công ty kiểm toán độc lập ViệtNam tiến hành.

Chương III: Một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện phương phápthu thập bằng chứng kiểm toán

Trang 5

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN

VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP

1.1 Bằng chứng kiểm toán

1.1.1 Khái niệm

Bằng chứng kiểm toán nói riêng hay bằng chứng nói chung đều là căn

cứ để đưa ra kết luận về vấn đề quan tâm

Trước hết theo từ điển tiếng Việt: “Bằng chứng là những vật hoặc việcdùng làm bằng, để chứng tỏ việc là có thật” như vậy bằng chứng là một căn

cứ rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau không chỉ trong lĩnh vựckiểm toán Ngay trong cuộc sống hàng ngày khi muốn đưa ra một ý kiến mộtnhận xét hay tranh luận một vấn đề cũng cần phải có những căn cứ cụ thể.Đặc biệt trong luật pháp bằng chứng trở thành những căn cứ pháp lý để quykết tội danh cũng như minh chứng sự vô tội cho chủ thể

Trong lĩnh vực kiểm toán, bằng chứng được giới hạn hẹp hơn đó làbằng chứng kiểm toán Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500: “ Bằngchứng kiểm toán là tất cả các tài liệu, thông tin do kiểm toán viên thu thậpđược liên quan đến cuộc kiểm toán và dựa trên các thông tin này kiểm toánviên hình thành nên ý kiến của mình Bằng chứng kiểm toán bao gồm các tàiliệu, chứng từ, sổ kế toán, báo cáo tài chính và các tài liệu, thông tin từ nhữngnguồn khác.” Bằng chứng kiểm toán không bị giới hạn về hình thức, loạihình, nó là tất cả những tài liệu mà kiểm toán viên có thể thu thập được liênquan đến cuộc kiểm toán không những có giá trị về mặt kinh tế mà cả trên cácvấn đề pháp luật, khoa học kĩ thuật,…Như vậy các bằng chứng thu thập đượcrất phong phú đa dạng, mỗi loại bằng chứng sẽ làm cơ sở hình thành nênnhững ý kiến kiểm toán về những vấn đề khác nhau.Tuy nhiên mỗi cuộc kiểm

Trang 6

những thông tin thích hợp với mục tiêu kiểm toán đang tiến hành Ví dụ nếumục tiêu cuộc kiểm toán là đánh giá khả năng thanh toán của công ty giúp cácngân hàng, nhà đầu tư có quyết định cho vay đối với doanh nghiệp thì cácbằng chứng được căn cứ là chủ yếu như: hệ số khả năng thanh toán tổng hợp,

hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán tức thời, giá trịcủa các tài sản thế chấp, tình hình tài chính của doanh nghiệp,… còn nhữngbằng chứng về nhân công, tính tuân thủ pháp luật,… sẽ có ít vai trò trong việchình thành ý kiến kiểm toán trong trường hợp này Như vậy quyết định thuthập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán thu thập được giúp kiểm toán viênđưa ra ý kiến xác đáng về đối tượng kiểm toán có ý nghĩa quan trọng đến sựthành công của cuộc kiểm toán

Khác với bằng chứng kiểm toán, bằng chứng pháp lý là những gì chứngminh được một sự kiện hoặc một quan hệ pháp luật.Chủ thể tiến hành thuthập bằng chứng pháp lý là cơ quan bảo vệ và thừa hành pháp luật Bằngchứng pháp lý liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp lý, kinh tế, văn hoá,…Mụcđích thu thập bằng chứng pháp lý là kiểm tra tính tuân thủ pháp luật của công

ty được kiểm toán nhưng không xem xét đến mức độ ảnh hưởng trọng yếuđến báo cáo tài chính Trong khi đó bằng chứng kiểm toán có chủ thể thu thập

là các kiểm toán viên, đối tượng và mục đích chỉ trong lĩnh vực kiểm toán.Khi kiểm toán một công ty “ Việc đánh giá và xác định hành vi không tuânthủ pháp luật và các quy định nói chung không phải là trách nhiệm nghềnghiệp của kiểm toán viên và các công ty kiểm toán” Tuy nhiên bằng chứngkiểm toán cũng có thể bao gồm cả bằng chứng pháp lý nếu việc không tuânthủ pháp luật của công ty kiểm toán làm ảnh hưởng trọng yếu đến báo cáo tàichính

1.1.2 Vai trò của bằng chứng kiểm toán

Trang 7

Bằng chứng kiểm toán giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong cáccuộc kiểm toán Bằng chứng kiểm toán là cơ sở để hình thành nên kết quảcuối cùng của toàn bộ cuộc kiểm toán đó là kết luận kiểm toán Như vậy sựthành công của cuộc kiểm toán phụ thuộc trước hết vào việc thu thập và sau

đó là đánh giá các bằng chứng kiểm toán thu thập được Kết luận kiểm toánkhó có thể nhận định xác đáng về đối tượng được kiểm toán nếu bằng chứngthu được không đầy đủ, không phù hợp và có độ tin cậy không cao

Với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các công ty kiểm toán, chấtlượng kiểm toán là thước đo uy tín của các công ty trên thị trường, nâng caokhả năng cạnh tranh của công ty kiểm toán Việc đánh giá chất lượng hoạtđộng kiểm toán phải dựa trên việc thu thập bằng chứng kiểm toán có đầy đủ

và phù hợp với mục tiêu kiểm toán trong quá trình tiến hành hoạt động kiểmtoán của công ty

Bằng chứng kiểm toán là cơ sở giúp chủ nhiệm kiểm toán, Ban giámđốc kiểm tra kiểm soát việc thực hiện của kiểm toán viên, giúp cơ quan tưpháp giám sát đối với chủ thể kiểm toán Trong trường hợp xảy ra tranh chấpkiện tụng giữa công ty kiểm toán và người sử dụng thông tin trên báo cáo tàichính thì bằng chứng kiểm toán chính là cơ sở để kiểm toán viên chứng minh,bảo vệ ý kiến của mình trước cơ quan luật pháp

Trong cơ chế thị trường, có nhiều người quan tâm tới tình hình tàichính và sự phản ánh của nó trong tài liệu kế toán, những kết luận của kiểmtoán viên trong báo cáo kiểm toán tạo niềm tin cho người sử dụng chúng Tuynhiên họ chỉ tin tưởng vào các kết luận này nếu chúng được đưa ra khi kiểmtoán viên đã thu thập đầy đủ bằng chứng có hiệu lực xác nhận rằng các thôngtin kinh tế tài chính đều không có sự sai lệch nghiêm trọng

1.1.3 Phân loại bằng chứng kiểm toán

Trang 8

Có nhiều cách phân loại bằng chứng kiểm toán, ứng với mỗi cách phânloại bằng chứng được chia thành các loại hình khác nhau.

 Phân loại bằng chứng kiểm toán theo nguồn gốc hình thành

Căn cứ theo nguồn gốc của các tài liệu, thông tin kiểm toán thu thậpđược, bằng chứng kiểm toán được chia thành:

- Bằng chứng kiểm toán thu thập một cách trực tiếp bởi kiểm toán viên.Bằng chứng này có độ tin cậy cao nhất, vì chúng do kiểm toán viên tự khaithác, phát hiện bằng việc phân tích, tính toán, kiểm kê, quan sát,

- Bằng chứng thu được từ bên thứ ba độc lập với đơn vị được kiểm toán.Bên thứ ba bao gồm: các nhà cung cấp, chủ nợ, khách hàng, ngân hàng, các tổchức tài chính tín dụng, cơ quan thuế,

- Bằng chứng do đơn vị được kiểm toán cung cấp

 Phân loại bằng chứng kiểm toán theo loại hình

Theo loại hình bằng chứng được chia thành 2 loại:

- Bằng chứng bằng tài liệu, văn bản, biên bản: biên bản kiểm kê, sổ sách

kế toán, thư xác nhận,…

- Bằng chứng trình bày bằng miệng: phỏng vấn,…

Ngoài ra bằng chứng kiểm toán còn được chia thành hai loại là bằng chứng cósẵn và loại kiểm toán viên phải tạo ra:

- Tài liệu có sẵn (chứng từ kiểm toán): đây là nguồn bằng chứng phổ biến

vì nó cung cấp bằng chứng với tốc độ nhanh và chi phí thấp Nó gồm cácchứng từ, sổ sách kế toán, các giấy phép kinh doanh, quyết định thành lập,biên bản họp hội đồng quản trị,…

- Tài liệu được tạo ra: thư xác nhận, các phiếu câu hỏi phỏng vấn, các tàiliệu chứng minh,…

1.1.4 Tính chất của bằng chứng kiểm toán

Trang 9

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 500 quy định “ Kiểm toánviên và công ty kiểm toán phải thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toánthích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến của mình về báo cáo tài chính của đơn vịđược kiểm toán” Như vậy, để đưa ra được kết luận kiểm toán thì kiểm toánviên phải thu thập được những bằng chứng kiểm toán thuyết phục Tínhthuyết phục của bằng chứng kiểm toán được thể hiện bởi hai tính chất quantrọng: tính hiệu lực và tính đầy đủ.

 Tính hiệu lực:

Tính hiệu lực là khái niệm chỉ độ tin cậy hay chất lượng của bằng chứngkiểm toán Bằng chứng có tính hiệu lực cao sẽ giúp cho kiểm toán đưa rađược những kết luận chính xác, xác thực với thực trạng báo cáo tài chính củadoanh nghiệp Tính hiệu lực của bằng chứng kiểm toán chịu ảnh hưởng bởinhiều yếu tố:

- Loại hình bằng chứng: Bằng chứng bằng văn bản có độ tin cậy cao hơnbằng chứng bằng chứng bằng miệng Bằng chứng bằng văn bản bao giờ cũng

để lại dấu vết đó là chữ kí của người lập, người phê duyệt, người thực hiện,…gắn trách nhiệm của họ đối với việc đưa ra bằng chứng, bằng chứng bằngmiệng thường ít có căn cứ Ví dụ biên bản kiểm kê có được khi kiểm toánviên chứng kiến hoặc trực tiếp tham gia kiểm kê có độ tin cậy cao hơn là bằngchứng thu được do phỏng vấn thủ kho của đơn vị

- Nguồn gốc thu thập bằng chứng kiểm toán có ảnh hưởng quan trọng đếntính hiệu lực của bằng chứng kiểm toán, bằng chứng có nguồn gốc càng độclập với đối tượng được kiểm toán thì càng có hiệu lực Bằng chứng thu được

do kiểm toán viên xem xét thực tế, quan sát, tính toán, phân tích, điều tra baogiờ cũng có độ tin cậy cao nhất, bằng chứng thu được từ nguồn độc lập bênngoài (như giấy xác nhận của khách hàng, hoá đơn mua hàng, giấy báo nợ có

Trang 10

của ngân hàng,…) có độ tin cậy cao hơn bằng chứng kiểm toán có được nhờkhách hàng cung cấp (ví dụ như các tài liệu kế toán của đơn vị).

- Chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ: Hệ thống kiểm soát nội bộđược thiết kế nhằm ngăn chặn, phát hiện các sai phạm trong hoạt động sảnxuất kinh doanh, nếu hệ thống kiểm soát nội bộ tồn tại và hoạt động có hiệuquả thì khả năng tồn tại sai phạm mà hệ thống không phát hiện ra sẽ ít hơn,bằng chứng thu được có độ tin cậy cao

- Tính thời kỳ, thời điểm của bằng chứng kiểm toán: Mỗi một đối tượngkiểm toán có một thời điểm kiểm tra thích hợp Đối với các khoản mục trênbảng cân đối kế toán của đơn vị, chứng cứ có tính thuyết phục hơn khi nóđược thu thập càng gần ngày lập Bảng cân đối kế toán Đối với các khoảnmục trên Báo cáo kết quả kinh doanh của đơn vị chứng cứ sẽ có chất lượnghơn nếu mẫu được lấy trong suốt thời kỳ kiểm toán

- Sự kết hợp của các bằng chứng kiểm toán: Một kết luận được căn cứ bởinhiều bằng chứng sẽ có hiệu lực hơn Nếu một khoản nợ nhà cung cấp trên sổ

kế toán của công ty khớp với số tiền trong thư xác nhận của người bán, haithông tin này có độ tin cậy cao hơn là một thông tin đơn lẻ

- Ngoài ra trình độ chuyên môn của các cá nhân cung cấp thông tin cũng

có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của bằng chứng kiểm toán Những bằngchứng thu được từ ý kiến của chuyên gia có chuyên môn nghiệp vụ cao baogiờ cũng có chất lượng hơn là bằng chứng từ những người ít am hiểu về lĩnhvực đó

 Tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán

Đầy đủ là khái niệm dùng để chỉ số lượng chủng loại bằng chứng kiểm toáncần thu thập để đưa ra kết luận cho cuộc kiểm toán Không có thước đo chungcho tính đầy đủ, vấn đề này đòi hỏi rất lớn ở sự suy đoán nghề nghiệp củakiểm toán viên trong từng tình huống cụ thể Trên thực tế thường chấp nhận

Trang 11

kiểm toán viên thu thập bằng chứng ở mức độ “có tính thuyết phục” hơn là

“có tính chắc chắn” Kiểm toán viên cần phải cân nhắc các yếu tố ảnh hưởngđến tính đầy đủ của bằng chứng kiểm toán

- Tính hiệu lực của bằng chứng kiểm toán: Bằng chứng kiểm toán có độtin cậy càng thấp thì càng phải thu thập nhiều bằng chứng bởi vì bằng chứng

có độ tin cậy thấp chưa đủ để nhận định một cách xác đáng về đối tượng kiểmtoán Một sự khẳng định của kiểm toán viên cần phải dựa trên cơ sở vữngchắc vì vậy trong quá trình thu thập bằng chứng, kiểm toán viên phải thu thậpcàng nhiều thông tin cùng xác minh cho một vấn đề thì bằng chứng thu được

sẽ càng đáng tin cậy hơn

- Tính trọng yếu của bằng chứng kiểm toán: Theo chuẩn mực kiểm toánViệt Nam số 200: “Trọng yếu là thuật ngữ dùng để thể hiện tầm quan trọngcủa một thông tin (một số liệu kế toán) trong báo cáo tài chính Thông tinđược coi là trọng yếu có nghĩa là nếu thiếu thông tin đó hay thiếu chính xáccủa thông tin đó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của người sử dụng báo cáotài chính” Theo yêu cầu của chuẩn mực “báo cáo tài chính đã được kiểm toánkhông còn chứa đựng những sai sót trọng yếu so với ý kiến của kiểm toánviên trong báo cáo kiểm toán” Như vậy đối tượng cụ thể của kiểm toán càngtrọng yếu thì số lượng bằng chứng kiểm toán thu thập càng nhiều, khi đókiểm toán viên mới có thể đưa ra ý kiến xác đáng về đối tượng kiểm toán, nếukhông những sai sót xảy ra ở đối tượng này có thể ảnh hưởng trọng yếu đốivới báo cáo tài chính

- Mức độ rủi ro: Những đối tượng được đánh giá có khả năng rủi ro cao thì

số lượng bằng chứng cần phải thu thập nhiều Ví dụ vốn bằng tiền là khoảnmục có độ rủi ro rất cao bởi vì tiền gọn nhẹ, dễ bị biển thủ, các nghiệp vụ liênquan đến tiền xảy ra nhiều,… Để giảm thiểu rủi ro kiểm toán phải tăng cường

Trang 12

các biện pháp kiểm tra tiền như là kiểm kê, kiểm tra chi tiết, tăng số lượngbằng chứng kiểm toán thu thập.

- Tính kinh tế, chi phí của việc thu thập bằng chứng kiểm toán: Kiểm toánviên khi thu thập bằng chứng kiểm toán cần cân nhắc giữa bằng chứng kiểmtoán thu được vớí chi phí bỏ ra để có được bằng chứng kiểm toán đó Vì vậyđối với từng khoản mục cụ thể kiểm toán viên phải xác định số lượng bằngchứng kiểm toán phù hợp để cân đối với toàn bộ chi phí của một cuộc kiểmtoán

1.2 Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán

Để thu thập được các bằng chứng đầy đủ và có hiệu lực, kiểm toán viêncần phải áp dụng các kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán phù hợp vớitừng điều kiện, hoàn cảnh, đặc điểm của đối tượng kiểm toán

Kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán được hiểu là các thủ tục, biệnpháp tác nghiệp mà kiểm toán viên tiến hành nhằm thu được bằng chứngkiểm toán đầy đủ và có hiệu lực Dưới đây là một số phương pháp chủ yếu:

1.2.1 Kiểm kê vật chất

Kiểm kê vật chất là quá trình kiểm tra tại chỗ các loại tài sản của doanhnghiệp Kết quả của quá trình kiểm tra này thường là các biên bản kiểm kê,biên bản kiểm tra, biên bản đánh giá, bảng thống kê,… Kiểm tra vật chấtthường được áp dụng đối với tài sản có dạng vật chất cụ thể như hàng tồnkho, tài sản cố định hữu hình, tiền mặt và các giấy tờ thanh toán có giá trị

Kiểm kê hiện vật tài sản là việc không thể thiếu để kiểm tra độ tin cậycủa hệ thống kê khai thường xuyên và lập báo cáo tài chính Vì vậy việc vậndụng kỹ thuật kiểm kê để thu thập bằng chứng kiểm toán là vô cùng quantrọng Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 501 đã quy định rõ: “ Trường hợphàng tồn kho được xác định là trọng yếu trong báo cáo tài chính thì kiểm toánviên phải thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về sự hiện hữu và

Trang 13

tình trạng của hàng tồn kho bằng cách tham gia công việc kiểm kê hiện vật,trừ khi công việc tham gia là không thể thực hiện được…Trường hợp kiểmtoán viên không thể tham gia kiểm kê hiện vật vào ngày đơn vị thực hiệnkiểm kê, thì phải tham gia kiểm kê lại một số mặt hàng vào thời điểm khác…Trường hợp kiểm toán viên không thể tham gia kiểm kê, chẳng hạn do tínhchất và địa điểm của công việc kiểm kê này, thì kiểm toán viên phải xác địnhxem mình có thể thực hiện các thủ tục kiểm tra thay thế nhằm thu thập đầy đủbằng chứng kiểm toán thích hợp về sự hiện hữu và tình trạng hàng tồn kho, đểtránh phải loại trừ vì phạm vi kiểm toán bị giới hạn”.

Kỹ thuật này có ưu điểm:

- Cung cấp bằng chứng có độ tin cậy cao nhất do kiểm kê xác minh được

sự hiện hữu của tài sản, mang tính khách quan

- Cách thực hiện kỹ thuật này đơn giản, có thể kết hợp luôn với kiểm kêcủa doanh nghiệp, nó phù hợp với chức năng xác minh của kiểm toán

Tuy nhiên kỹ thuật kiểm kê lại gặp phải những hạn chế nhất định

- Kiểm kê chỉ cho biết sự hiện hữu của tài sản tại thời điểm kiểm kê màkhông cho biết quyền sở hữu của doanh nghiệp đối với tài sản đó dẫn đến tàisản có thể hiện hữu nhưng lại là tài sản nhận gia công giữ hộ, tài sản thuêngoài, tài sản đã đem thế chấp hoặc thủ kho biển thủ tài sản đến lúc kiểm kê

có thể di chuyển từ nơi khác đến

- Kiểm tra vật chất chỉ cho biết sự tồn tại thực tế về số lượng, còn chấtlượng, tình trạng kỹ thuật, tính sở hữu, phương pháp đánh giá tài sản thì chưathể hiện

Vì những hạn chế trên mà kiểm toán viên muốn có những bằng chứng có độtin cậy cao thì phải kết hợp với những kỹ thuật thu thập khác để chứng minhquyền sở hữu và giá trị của tài sản đó

Trang 14

Kỹ thuật lấy xác nhận là quá trình thu thập thông tin do bên thứ ba độclập cung cấp để xác minh tính chính xác của thông tin mà kiểm toán viên nghivấn Đối tượng của phương pháp xác nhận chủ yếu là các khoản phải thu, cáckhoản phải trả, tiền gửi Ngân hàng, tài sản kí gửi, ký quỹ, thế chấp…

Hình thức thực hiện việc xác nhận thường bằng văn bản( thư xác nhận).Việc gửi thư xác nhận phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Thư xác nhận sau khi đã có chữ ký và dấu của công ty khách hàng đượckiểm toán viên hoặc đơn vị được kiểm toán gửi đến bên thứ ba xác nhậnthông tin theo yêu cầu của kiểm toán viên

- Thư phúc đáp phải phải gửi trực tiếp cho kiểm toán viên và kiểm toánviên phải kiểm soát được toàn bộ quá trình gửi và nhận thư xác nhận

- Bên thứ ba phải có sự độc lập đối với công ty được kiểm toán

- Sự xác nhận phải được thực hiện bằng văn bản

Kĩ thuật lấy xác nhận thể hiện dưới 2 hình thức:

- Gửi thư xác nhận dạng khẳng định: Kiểm toán viên yêu cầu người xácnhận gửi thư trả lời cho tất cả các thư xác nhận dù thực tế có đúng hay khôngđúng với thông tin kiểm toán viên đưa ra trong thư xác nhận

- Gửi thư xác nhân dạng phủ định: Kiểm toán viên chỉ yêu cầu ngườingười xác nhận gửi thư trả lời khi có sự khác biệt giữa thông tin thực tế vàthông tin kiểm toán đưa ra trong thư xác nhận

Trong hai phương pháp trên, phương pháp thứ nhất đáng tin cậy hơn vìnếu không nhận được thư trả lời thì kiểm toán có các biện pháp điều tra thêm.Trong khi đó việc không trả lời ở phương pháp thứ hai lại là bằng chứng xácnhận rằng số liệu đúng (ví dụ trong trường hợp thư bị thất lạc hoặc kháchhàng không muốn trả lời)

Trang 15

Phương pháp gửi thư xác nhận có ưu điểm: Bằng chứng thu được có độtin cậy cao nếu kiểm toán viên kiểm soát được quá trình thu thập thư xác nhận

vì những mẫu xác nhận có nguồn độc lập với công ty khách hàng

Mặc dù có nhiều ưu điểm nhưng kỹ thuật này có những hạn chế:

- Chi phí thực thi khá lớn và do đó phạm vi áp dụng tương đối giới hạn,nhất là khi đơn vị được kiểm toán có quy mô lớn, quan hệ rộng, đa quốc gia,

- Khả năng thư xác nhận bị thất lạc, hoặc người được xác nhận không hợptác không trả lời,…

- Trong nhiều trường hợp các xác nhận của đối tượng tuy độc lập vớidoanh nghiệp nhưng đã có sự giàn xếp, đạo diễn của doanh nghiệp

1.2.3 Xác minh tài liệu

Là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu các chứng từ sổ sách có liênquan sẵn có trong đơn vị được kiểm toán Đối tượng của phương pháp này làcác hoá đơn bán hàng, hoá đơn mua hàng, phiếu nhập kho, phiếu xuất kho, sổsách kế toán Phương pháp này được tiến hành theo hai cách:

- Thứ nhất, từ một kết luận có trước, kiểm toán thu thập tài liệu làm cơ sở

để khẳng định cho kết luận cần khẳng định Ví dụ kiểm toán viên muốn điềutra về các khoản phải trả nhà cung cấp của công ty kiểm toán viên có thể thuthập tài liệu phiếu yêu cầu mua hàng, hoá đơn mua hàng, phiếu nhập kho,

- Thứ hai, kiểm tra các tài liệu của một nghiệp vụ từ khi phát sinh đến khiphản ánh vào sổ sách kế toán Quá trình này có thể tiến hành theo hai hướng:+ Kiểm tra tài liệu từ chứng từ gốc lên sổ sách kế toán Hướng xác minhnày được thực hiện khi kiểm toán viên muốn kiểm tra các nghiệp vụ phát sinh

đã được ghi sổ đầy đủ chưa

Ngày đăng: 16/08/2012, 15:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài chính. Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Nhà xuất bản Bộ Tài chính Khác
2. Alvin A. Arens, James K. Loebbẹcke. 1995. Kiểm toán (Tài liệu dịch). Nhà xuất bản Thống kê Khác
3. Khoa kế toán, Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân. 2005. Lý thuyết kiểm toán. NXB Tài chính Khác
4. Khoa kế toán, Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân.2006. Kiểm toán tài chính. NXB ĐH Kinh Tế Quốc Dân Khác
5. Bộ môn kiểm toán, Khoa kế toán - kiểm toán, Trường ĐH Kinh Tế TP HCM. 2004. Kiểm toán. NXB Thống kê Khác
6. Kiểm toán căn bản. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia Khác
7. Luận văn tốt nghiệp: Bằng chứng kiểm toán và phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán Khác
8. Tạp chí kiểm toán 9. Tạp chí kế toán Khác
10. www.kiemtoan.com 11. Tài liệu tham khảo khác Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w