Bài phân tích chuẩn theo mô hình topdown từ phân tích vi mô vĩ mô, phân tích ngành, giới thiệu tổng quan công ty, phân tích báo cáo tài chính, dự toán, phân tích kỹ thuật và định giá chứng khoán Đạm Phú Mỹ (DPM) Có các phần phân tích SWOT, phân tích báo cáo thu nhập, bảng cân đối kế toán, mô hình Dupont
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH CÔNG TY ĐẠM PHÚ MỸ (DPM)
TP Hồ Chí Minh, Tháng 8 năm 2014
Trang 2Phân tích mã chứng khoán công ty Đạm Phú Mỹ (DPM)
TỔNG QUAN KINH TẾ VI MÔ 2
1 Tăng trưởng kinh tế 2
2 Chỉ số giá tiêu dùng CPI 2
3 Chỉ số giá sản xuất 2
4 Chỉ số giá xuất, nhập khẩu hàng hóa 3
5 Lãi suất 3
PHÂN TÍCH NGÀNH 3
6 Tình hình cung cầu thế giới: 3
7 Tình hình trong nước: 4
a Tình hình sản xuất, cung cầu phân bón trong nước: 4
b Cơ cấu ngành: 5
c Triển vọng ngành: 6
d Thách thức: 6
PHÂN TÍCH CÔNG TY 7
1 Giới thiệu chung 7
2 Tầm nhìn và sứ mệnh 9
3 Phân tích Swot 9
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH: 10
1 Báo cáo thu nhập: 10
2 Bảng cân đối kế toán: 12
a Cơ cấu tài sản: 12
b Cơ cấu nguồn vốn 14
3 Phân tích Dupont 15
Dự toán 16
1 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 16
2 Bảng cân đối kế toán 16
Phân tích kỹ thuật 18
1 Nhận định thị trường 18
2 Đồ thị cổ phiếu DPM: 19
Định giá cổ phiếu DPM 20
Trang 3Tài liệu tham khảo 22
T NG QUAN KINH T VI MÔ ỔNG QUAN KINH TẾ VI MÔ Ế VI MÔ
1 Tăng tr ưởng kinh tế ng kinh t ế
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2014 ước tính tăng 5,18% so với cùng kỳnăm 2013 Đây là mức tăng GDP cao so với mức tăng cùng kỳ năm 2012 và 2013 và cả bakhu vực đều có mức tăng cao hơn mức tăng cùng kỳ năm 2013 Trong mức tăng 5,18% của
toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,96% Đây là những dấu hiệu tích cực, toàn diện về tăng trưởng của nền kinh tế.
Trong khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, ngành thủy sản có mức tăng cao nhất với5,85% ngành nông nghiệp mặc dù tăng thấp nhất ở mức 2,25% nhưng quy mô nông nghiệphiện vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất trong khu vực với khoảng 77%
Cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm nay vẫn theo hướng tích cực Khu vực nông, lâmnghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 17,69%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm38,70%; khu vực dịch vụ chiếm 43,61%
2 Ch s giá tiêu dùng CPI ỉ số giá tiêu dùng CPI ố giá tiêu dùng CPI
Trong tháng, giá của các mặt hàng thiết yếu trên thế giới tăng không nhiều cùng với nguồn
cung lương thực, thực phẩm dồi dào và nhất là việc thực hiện hiệu quả các chính sách về kiểm soát lạm phát đã góp phần giữ ổn định giá tiêu dùng trong nước
Chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2014 tăng 1,38% so với tháng 12/2013 và tăng 4,98% so với
cùng kỳ năm trước Bình quân mỗi tháng trong 6 tháng đầu năm nay, CPI tăng 0,23% Chỉ
số giá tiêu dùng bình quân 6 tháng đầu năm nay tăng 4,77% so với bình quân cùng kỳ nămtrước
3 Ch s giá s n xu t ỉ số giá tiêu dùng CPI ố giá tiêu dùng CPI ản xuất ất
Chỉ số giá bán sản phẩm của người sản xuất hàng nông, lâm nghiệp và thủy sản 6 thángtăng 4,53% so với cùng kỳ năm trước (Quý I tăng 5,14%; quý II tăng 3,92%) Chỉ số giábán sản phẩm của người sản xuất hàng công nghiệp tăng 4,13% so với cùng kỳ năm trước,
Trang 4trong đó chỉ số giá quý I tăng 5,21%; chỉ số giá quý II tăng 3,06% Chỉ số giá nguyên, nhiênvật liệu dùng cho sản xuất 6 tháng đầu năm tăng 3,09% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá cước vận tải kho bãi sáu tháng đầu năm tăng 2,99% so với cùng kỳ năm trước
4 Ch s giá xu t, nh p kh u hàng hóa ỉ số giá tiêu dùng CPI ố giá tiêu dùng CPI ất ập khẩu hàng hóa ẩu hàng hóa
Chỉ số giá xuất khẩu hàng hóa sáu tháng đầu năm tăng 1,01% so với cùng kỳ năm trước.Chỉ số giá nhập khẩu hàng hóa sáu tháng đầu năm giảm 2,31% so với cùng kỳ năm trước.Một số mặt hàng có giá nhập khẩu giảm so với cùng kỳ năm 2013, trong đó phân bón giảm18,04%
5 Lãi su t ất
Theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, kể từ đầu năm đến nay mặt bằng lãi suất huyđộng và cho vay bằng VND đã giảm 0,5 - 1,5%/năm so với cuối năm 2013, lãi suất chovay đối với các lĩnh vực ưu tiên giảm 1%/năm so với cuối năm 2013
Số liệu cho thấy, đến hết tháng 7, tín dụng toàn hệ thống các tổ chức tín dụng đối với nềnkinh tế tăng 3,68% so với cuối năm 2013
PHÂN TÍCH NGÀNH
6 Tình hình cung c u th gi i: ầu thế giới: ế ới:
Trong khi cầu phân bón tương đối ổn định, giá Urea thế giới liên tục giảm trong năm
2013, nguyên nhân chính do nguồn cung tăng lên Các nhà máy mới chủ yếu ở khu vực Trung
Đông và Châu Phi nơi có nguồn khí dồi dào, dự kiến sản lượng Urea thế giới tăng thêm hơn
3 triệu tấn trong năm 2014, nâng tổng sản lượng Urea thế giới lên 168 triệu tấn Ngoài ra
nguồn cung Urea Trung Quốc dồi dào và chính sách xuất khẩu ngày càng nới rộng cũng tácđộng lớn đến thị trường phân Urea thế giới
Trang 5Thị trường Urea hồi phục nhẹ đầu năm 2014 nhờ nhu cầu mùa vụ tăng, tuy nhiên
nguồn cung Urea Trung Quốc dồi dào và nhu cầu Ấn Độ thấp hơn dự kiến đã không hỗ trợnhiều đà hồi phục này Sản lượng Urea ngày càng tăng trong khi nhu cầu ổn định khiến xuhướng giá nhìn chung giảm trong các năm tới Đặc biệt là Urea Nga, Ukraine sẽ chịu cạnhtranh gay gắt từ Urea Trung Quốc và các nguồn cung mới từ Trung Đông và Châu Phi Lợi thế
sẽ thuộc về các nhà sản xuất có giá nguyên liệu đầu vào thấp
Tương tự Urea, giá các loại phân bón khác như Kali, DAP, SA,… giảm mạnh trong năm
2013 và có hồi phục nhẹ trong năm 2014 Dự báo cùng xu hướng với giá Urea thế giới, giáUrea trong nước các năm tới sẽ có xu hướng giảm, khó đạt mức trung bình của năm 2013
Trang 67 Trong n ưới: c:
a Tình hình sản xuất, cung cầu phân bón trong nước:
Nông nghiệp là một những ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong nền kinh tế ViệtNam, với hơn 70% dân số sống bằng nghề nông Vì vậy nhu cầu phân bón cho nông nghiệp rất
lớn Mới đây, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cho biết nhu cầu phân bón cho sản xuất nông nghiệp nước ta năm 2014 cần gần 11 triệu tấn các loại, tăng cao hơn so với mức 10,3 triệu tấn năm 2013
Hiện tại, nước ta đã đáp ứng được 80% nhu cầu phân bón phục vụ cho nông nghiệp trongnước Theo kế hoạch mở rộng công suất, dự kiến đến năm 2015, sản lượng phân bón trongnước sản xuất cơ bản đáp ứng được nhu cầu sản xuất nông nghiệp với 100% lượng Urea, lânvà NPK; 70% – 80% lượng phân DAP và 30% lượng SA
Năm 2014, dự báo lượng cung phân bón sẽ tiếp tục tăng mạnh cả trên thế giới và trong nước Riêng ở mặt hàng Urea, hiện tại năng lực trong nước đến thời điểm hiện tại là
2.340 triệu tấn/năm, Dự kiến cuối năm 2014, Đạm Hà Bắc nâng công suất từ 180,000 tấn lên
500,000 tấn/năm, cả nước sẽ có 2.66 triệu tấn/năm Như vậy, về Urea đến nay, sản xuất trong nước không những phục vụ đủ cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp mà còn có thể để xuất khẩu Về giá cả, do các loại phân bón vô cơ phát triển mạnh và thay đổi cơ cấu phát triển các
chủng loại phân bón hữu cơ, NPK chất lượng cao, nhiều chế phẩm khác và do biến đổi khíhậu nên giá thành phân bón các loại hầu hết đều không tăng, giá giảm dần đến năm 2014-2015
Trang 7hóa chất Lâm Thao, Công ty phân bón miền Nam, Công ty cổ phần phân bón hóa chất Cần
Thơ, Công ty cổ phần phân bón Bình Điền, Nhà máy đạm Ninh Bình…) và PVN (Tổng công
ty phân bón và hóa chất dầu khí, Nhà máy đạm Cà Mau) Thị phần của các thị trường phân bónchủ chốt:
Thị trường Ure Thị trường Phân lân Thị trường NPK
Nhu cầu phân bón cho nông nghiệp rất lớn.
Trong giai đoạn mà suy thoái kinh tế đã làm giảm nhu cầu của hầu hết các ngành sản xuất
khác thì ngành phân bón vẫn có được sự tăng trưởng trong doanh thu Xu hướng này là do
nhu cầu phân bón nội địa ổn định và sự tăng lên của diện tích canh tác
Hiện tại, nước ta đã đáp ứng được 80% nhu cầu phân bón phục vụ cho nông nghiệp trongnước Dự kiến đến năm 2015, sản lượng phân bón trong nước sản xuất cơ bản đáp ứng đượcnhu cầu sản xuất nông nghiệp với 100% lượng ure, lân và NPK; 70-80% lượng phân DAP và30% lượng SA Việc chủ động được nguồn cung phân bón có ý nghĩa quan trọng trong việcbình ổn giá thị trường trong nước cũng như tránh được những rủi ro từ chính sách xuất khẩu ởcác nước, đặc biệt là Trung Quốc
Từ nay đến 2018 hứa hẹn những tín hiệu tích cực trong tình hình hoạt động cũng nhưphát triển của ngành phân bón Tuy nhiên, lợi nhuận của ngành nhìn chung sẽ tăng trưởng vớitốc độ chậm hơn do ngành hiện đang ở thời kỳ đầu giai đoạn hậu tăng trưởng
Hiện nay Mỹ đã xây dựng nhà máy urê mới tại Dakota và mở rộng nhà máy sản xuất urêSolagan với tổng công suất hai nhà máy lên 1,6 triệu tấn/năm Nhiều nhà máy ở Bắc Phi và
Trang 8Trung Đông thay thế một loạt công nghệ mới Do hiệu quả của công nghệ mới nên giá urê ởhai khu vực này dự kiến sẽ rẻ hơn từ 70 - 120 USD/tấn so với các loại urê sản xuất bằng côngnghệ cũ.
Nguồn cung phân ure đang đứng trước tình trạng cung vượt cầu Cuối năm 2014, theo dựbáo sản lượng urê sản xuất trong nước của ta sẽ dư thừa ít nhất 400.000 tấn Cần phải xuất
khẩu cấp bách Xuất khẩu – mở rộng thị trường được xem là hướng đi cần thiết khi có sự
cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp tại thị trường nội địa
Yêu cầu cải tiến và đổi mới công nghệ để tạo ra được những sản phẩm đạt tiêu chuẩn
quốc tế: thế giới đang có xu thế tăng cường sử dụng phân bón NPK khoáng thiên nhiên và phân hữu cơ chất lượng cao thay thế dần dần phân hóa học Do đó, các sản phẩm phân bón
hóa học độc hại, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và môi trường về lâu dài nếu không cải tiếnvà đổi mới công nghệ sẽ bị mất thị phần, thậm chí có nguy cơ phải đóng cửa
Sự cạnh tranh về giá từ phân bón nhập khẩu cùng với tình trạng phân bón giả, kém chất lượng diễn ra hết sức phức tạp: phân bón nhập khẩu nhất là phân urê có nguồn gốc từ
Trung Quốc có giá bán thấp hơn so với giá urê sản xuất trong nước tràn vào Việt Nam cùngvới đó là tình trạng phân bón giả, kém chất lượng, khó kiểm soát
Việc gia nhập WTO còn là một thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp, họ cần phảiđổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và chú ý giá cả để có thể tồn tại trong mộtthị trường cạnh tranh khắc nghiệt
PHÂN TÍCH CÔNG TY
1 Gi i thi u chung ới: ệu chung
Tổng Công ty Phân bón và
Hóa chất Dầu khí ( tiền thân là
Công ty Phân đạm và Hóa chất
Dầu khí) là đơn vị thành viên của
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) bắt
đầu đi vào hoạt động từ ngày
19/01/2004
Trang 9Từ ngày 31/8/2007, Công ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí chính thức chuyển đổi Công
ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu khí và vận hành theo mô hình công ty cổ phần
Ngày 05/11/2007 Công ty chính thức niêm yết 380.000.000 cổ phiếu trên thị trường
chứng khoán, với mã chứng khoán DPM
Ngày 5/4/2008, Công ty Cổ phần Phân đạm và Hóa chất Dầu khí (Đạm Phú PVFCCo) đã thống nhất chuyển công ty này thành Tổng công ty hoạt động theo mô hình công
Mỹ-ty mẹ - công Mỹ-ty con Ngày 15/05/2008, Công Mỹ-ty Phân đạm và Hóa chất Dầu khí chính thứcchuyển đổi thành Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – Công ty Cổ phần
Tên công ty : Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí
Tên quốc tế: PetroVietnam Fertilizer and Chemicals Corporation
Địa chỉ: Lầu 7, tòa nhà PVFCCo, Số 43 Mạc Đĩnh Chi, phường Đa Kao,
Quận 1, Tp Hồ Chí MinhĐiện thoại: (08) 38 256 258
Loại hình công ty: Công ty Cổ phần
Lĩnh vực: Sản xuất kinh doanh phục vụ doanh nghiệp
Nhóm ngành: Sản phẩm phục vụ nông nghiệp
Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất, kinh doanh phân bón, các sản phẩm hóa chất phục vụ
ngành Dầu khí, nông nghiệp
Các dịch vụ kỹ thuật trong sản xuất, kinh doanh phân bón và các sản phẩm hóa chất khác (trừ hóa chất có tính độc hại mạnh);
Sản xuất và kinh doanh điện; các ngành nghề khác phù hợp với quy định của pháp luật
BAN ĐIỀU HÀNH CHỨC VỤ
Cao Hoài Dương Tổng giám đốc Tổng công ty
Lê Văn Quốc Việt Phó Tổng giám đốc phụ trách nội chính
Từ Cường Phó Tổng giám đốc phụ trách sản xuất kiêm Giám đốc nhà máy
Dương Trí Hội Phó Tổng giám đốc phụ trách bán hàng và xây dựng hệ thống
Trang 10Lê Thị Thu Hương - Phó Tổng giám đốc phụ trách Hợp tác quốc tế, Pháp chế, Nghiên
cứu phát triển và Đầu tư tài chính
Huỳnh Kim Nhân Kế toán trưởng
8 T m nhìn và s m nh ầu thế giới: ứ mệnh ệu chung
TẦM NHÌN: Phát triển trở thành doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam và trong khu vực về
lĩnh vực sản xuất và kinh doanh phân bón và hóa chất phục vụ ngành Dầu khí
SỨ MỆNH: Sản xuất, cung ứng nguồn phân bón và hóa chất phong phú, đáng tin cậy với giá
cả hợp lý và điều kiện tốt nhất cho khách hàng trên cơ sở đảm bảo hiệu quả sản xuất kinh doanh, góp phần tích cực vào sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp và kinh tế đất nước
9 Phân tích Swot
Điểm mạnh:
Thương hiệu đã khẳng định đươc vai
trò và vị trí dẫn đầu trong ngành phân
bón VN.
Nguồn tiền mặt dồi dào, ít vay nợ nên
không chịu áp lực lãi vay khi lãi suất
tăng cao, chủ động tiếp tục mở rộng
quy mô
Công nghệ hiện đại, DPM có chi phí
tiêu hao nhiên liệu thấp, giá thành sản
xuất thuộc loại thấp nhấttrong ngành.
Hệ thống công ty con, nhà phân phối
phủ khắp, tạo lợi thế phân phối sản
phẩm, xây dựng thương hiệu.
Hệ thống sản phẩm kinh doanh đa dạng
Giá bán sản phẩm phụ thuộc nhiều vào giá dầu và phân bón trên thế giới.
Chưa xây dựng được hệ thống kho bãi vững chắc tại các khu vực tiêu thụ trọng điểm.
So với hệ thống phân phối của Đạm Cà Mau, hệ thống phân phối của DPM phức tạp, chi phí cao.
Do đặc thù công nghệ, mỗi nhà máy chỉ
có thể sản xuất ra một vài chủng loại sản phẩm
Trình độ đội ngũ nhân viên kinh doanh còn thiếu kinh nghiệm.
Trang 11đãi đến năm 2014 Hiện tại thuế suất
thuế TNDN của DPM là 7.5% và kéo
dài tới năm 2014 Đây là một lợi thế
không nhỏ cho DPM
Cơ hội:
DPM đang mở rộng đầu tư sản xuất các
loại hoá chất khác như amoniac, nitrat
amon và nước oxy già Các dự án này sẽ
hoàn thành và giúp DPM tăng doanh
thu và lợi nhuận từ cuối năm 2015 trở
đi.
Công ty đang đẩy mạnh xuất khẩu sang
các nước khu vực Đông Nam Á , trong
đó Myanmar và Campuchia là 2 thị
trường chủ đạo do vị trí địa lý gần Việt
Nam, đồng thời cũng là những nước có
nhu cầu tiêu thụ phân bón lớn.
Thách thức:
Cạnh tranh từ phân bón Trung Quốc tỏ rakhá mạnh, đặc biệt khi nước này hạ thấpthuế xuất khẩu phân bón Công ty cần cóchiến lược kinh doanh đúng đắn để thịphần không bị thu hẹp
Xuất hiện sản phẩm hàng giả làm giảm uytín thương hiệu và phân bón giá rẻ từTrung quốc làm tăng sức cạnh tranh
Biến động bất thường từ thị trường phânbón thế giới và thời tiết khí hậu thấtthường
Lợi thế cạnh tranh của DPM có thể giảm
đi khi từ năm 2015 không còn được hưởng
ưu đãi về thuế
Bên cạnh đó, bể Cửu Long đã ngưng cungcấp từ năm 2009 Từ năm 2010, công typhải mua toàn bộ nguyên liệu khí từ mỏNam Côn Sơn với giá 3.55USD/MMBTU Ước tính chi phí khí trongnăm 2010 tăng lên 60%
Trang 12PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
1 Báo cáo thu nh p: ập khẩu hàng hóa
Theo bảng báo cáo thu nhập qua các năm, doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ của DPM tăng đều từ 2009 đến 2012 nhưng năm 2013 sụt giảm, thấp hơn kì vọng
Năm 2013 doanh thu giảm 22% so với năm 2012 Sản lượng sản xuất và tiêu thụ trong
2013 đạt 822.000 tấn và 835.000 tấn, giảm lần lượt 4% và 9% so với cùng kỳ năm ngoái
Trong năm2013, giá khí- nguồn nguyên liệu chính của công ty biến động, tăng khá
cao 2% kéo theo giá vốn hàng bán tăng (chiếm 68% doanh thu) Do đó, lợi nhuận gộp
từ bán hàng của DPM bị ảnh hưởng
Các yếu tố chi phí (điện, xăng dầu, hóa chất, vận chuyển) tăng 5% đến 15% làm tăng chi phí sản xuất và giá thành Nếu như giai đoạn 2009 – 2011, tổng chi phí có xu
hướng giảm và chạm đáy vào năm 2011, thì kể từ năm 2012 tổng chi phí liên tục giatăng Ngoài ra với sự cạnh tranh quyết liệt từ các công ty trong ngành, chi phí bán hàngcủa Tổng công ty cũng tăng theo đế đáp ứng yêu cầu đưa sản phẩm đến tận tay ngườinông dân
Doanh thu từ hoạt động tài chính giảm 24% (568 tỷ đồng, 2012 và 429 tỷ đồng,
2013), nguyên nhân do lãi suất tiền gửi giảm Các khoản doanh thu khác chiếm tỉ trọngthấp cho thấy công ty tập trung vào lĩnh vực chuyên môn Điều này giúp công ty phát