1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Quy trình thanh toán quốc tế nhờ thu và đánh giá lợi ích rủi ro

13 3,4K 39

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Trường đại học Kinh tế Luật DH Quốc Gia TP HCMTrình bày rõ ràng chi tiết phương thức nhờ thu trong thanh toán quốc tế (hình ảnh minh họa kèm theo)Bao gồm có nhờ thu trơn, nhờ thu kèm chứng từ và quy trình thực hiện chi tiết từng phương thứcI1ICơ sở pháp lý và khái niệmIIThành phần tham giaIIIHình thức nhờ thu1.Nhờ thu trơna.Khái niệm:b.Các bước nhờ thu trơn:c.Đánh giá:d.Rủi ro trong phương thức nhờ thu trơn:2.Nhờ thu kèm chứng từa.Khái niệmb.Các bước nhờ thu kèm chứng từ:c.Đánh giá:d.Lợi ích và rủi ro trong phương thức kèm chứng từIVQuy trình thực hiện1.Nhờ thu trơn2.Nhờ thu kèm chứng từ:a1. Ngân hàng đại diện cho bên xuất khẩu:bNgân hàng đại diện cho bên nhập khẩu:VChỉ thị nhờ thuNhững điểm cần lưu ý:

Mục lục 2 I Cơ sở pháp lý và khái niệm 2 II Thành phần tham gia 2 III Hình thức nhờ thu 3 1. Nhờ thu trơn 3 b. Các bước nhờ thu trơn: 3 c. Đánh giá: 4 d. Rủi ro trong phương thức nhờ thu trơn: 4 2. Nhờ thu kèm chứng từ 4 b. Các bước nhờ thu kèm chứng từ: 5 c. Đánh giá: 6 d. Lợi ích và rủi ro trong phương thức kèm chứng từ 6 IV Quy trình thực hiện 7 1. Nhờ thu trơn 7 2. Nhờ thu kèm chứng từ: 7 a 1. Ngân hàng đại diện cho bên xuất khẩu: 7 b Ngân hàng đại diện cho bên nhập khẩu: 8 V Chỉ thị nhờ thu 10 Những điểm cần lưu ý: 12 I Cơ sở pháp lý và khái niệm Phương thức thanh toán nhờ thu được thực hiện theo quy tắc thống nhất về nhờ thu chứng từ thương mại (Uniform rules for the collection of commercial paper, 1967 revision – ICC) do phòng thương mại quốc tế (International chamber commerce ICC) ban hành 1967. Quy tắc này được ICC sửa đổi năm 1978 số xuất bản N0 522 ( Uniform rules for collection - URC N0 522) có hiệu lực từ ngày 1/1/1996 và đây là văn bản hiện hành. Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó nhà xuất khẩu sau khi đã hoàn thành thủ tục gửi hàng đi hoặc đã giao hàng cho nhà nhập khẩu sẽ uỷ thác cho Ngân hàng của mình thu hộ tiền từ nhà nhập khẩu trên cơ sở xuất trình chứng từ kèm chỉ thị nhờ thu. II Thành phần tham gia Người ủy thác thu (Principal): là người bán (nhà xuất khẩu ) nhờ ngân hàng thu hộ tiền Người trả tiền (Drawee): bên mua, nhà nhập khẩu là người được ký phát hối phiếu. Ngân hàng chuyển chứng từ ( The remitting bank ): là ngân hàng phục vụ cho bên bán (nhà xuất khẩu), được bên bán ủy thác thu hộ tiền bên mua, có nhiệm vụ chuyển giao chứng từ ra ngân hàng nước ngoài để đòi tiền bên mua. Ngân hàng thu hộ tiền (The collecting bank ): có nhiệm vụ thu hộ tiền bên mua (nhà nhập khẩu) thường là đại lý của ngân hàng chuyển chứng từ ở nước ngoài. Nếu trong trường hợp ngân hàng thu hộ không trực tiếp xuất trình chứng từ đòi tiền nhà nhập khầu mà phải thông qua một ngân hàng khác – đó là ngân hàng xuất trình chứng từ. Ngân hàng xuất trình chứng từ (The presenting bank ): là ngân hàng thu hộ, là ngân hàng trực tiếp xuất trình chứng từ đòi tiền bên mua. 2 | P a g e PHƯƠNG THỨC NHỜ THU III Hình thức nhờ thu 1. Nhờ thu trơn a. Khái niệm: Nhờ thu trơn là phương thức thanh toán bằng nhờ thu mà trong đó nhà xuất khẩu sau khi giao hàng tiến hành lập hối phiếu nhờ ngân hàng thu hộ tiền, còn chứng từ hàng hoá gửi trực tiếp cho nhà nhập khẩu. - “Chứng từ tài chính” gồm: hối phiếu, kỳ phiếu, séc và các chứng từ tương tự khác - “Chứng từ thương mại” gồm: hóa đơn, chứng từ vận tải và các chứng từ tương tự khác b. Các bước nhờ thu trơn: Bước 1: Trên cơ sở hợp đồng ngoại thương giữa 2 bên, đến thời hạn giao hàng, nhà xuất khẩu tiến hành giao hàng rồi lập bộ chứng từ và chuyển cho nhà nhập khẩu. Bước 2: Nhà xuất khẩu lập hối phiếu & gửi cho ngân hàng phục vụ mình nhờ ngân hàng thu hộ. Bước 3: Ngân hàng nhận uỷ thác thu sau khi nhận được yêu cầu của nhà xuất khẩu sẽ lập chỉ thị nhờ thu kèm hối phiếu gửi cho ngân hàng thu hộ thu tiền hàng nhà nhập khẩu. Bước 4: Ngân hàng nhờ thu ra thông báo & chuyển hơôi phiếu đến nhà nhập khẩu để yêu cầu thanh toán tiền. Bước 5: Nhà nhập khẩu sau khi nhận được thông báo nhờ thu & hối phiếu từ ngân hàng thu hộ yêu cầu ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả. Bước 6: Ngân hàng thu hộ tiến hành trả tiền cho nhà xuất khẩu thông qua ngân hàng nhận uỷ thác. 3 | P a g e (2) Hối phiếu + Giấy nhờ thu (7) BC (6) (3) Hối phiếu (4) Hối phiếu (5) Lệnh chi Nhà xuất khẩu Nhà nhập khẩu Ngân hàng nhận uỷ thác thu Ngân hàng thu hộ hộ (1) Hàng hoá + Bộ chứng từ Bước 7: Ngân hàng nhận uỷ thác tiến hành chuyển tiền cho nhà xuất khẩu (báo có). c. Đánh giá: Ưu điểm: Thủ tục đơn giản, ít tốn kém chi phí. Nhược điểm: - Không đảm bảo quyền lợi người bán vì việc thanh toán phụ thuộc hoàn toàn vào ý muốn của người mua, tốc độ thanh toán chậm - Ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian đơn thuần nên thu được tiền hay không ngân hàng cũng thu phí, không chịu trách nhiệm nếu bên nhập khẩu không thanh toán. d. Rủi ro trong phương thức nhờ thu trơn:  Rủi ro chủ yếu thuộc về nhà xuất khẩu bao gồm: - Nếu nhà nhập khẩu vỡ nợ, tình hình tài chính và sản xuất kinh doanh trở nên yếu kém hoặc có chủ tâm lừa đảo thì sẽ không thanh toán vì việc thanh toán và nhận hàng không có sự ràng buộc. - Trong phương thức nhờ thu trơn ngân hàng chỉ đóng vai trò trung gian trong thanh toán bởi vì bộ chứng từ hàng hóa đã giao cho nhà nhập khẩu nên ngân hàng người bán không thể khống chế nhà nhập khầu được. - Ngân hàng chỉ làm trung gian thanh toán đơn thuần thu được tiền hay không ngân hàng cũng thu phí, ngân hàng không chịu trách nhiệm nếu nhà nhập khẩu không thanh toán. - Nhà nhập khẩu không nhận hàng, không thanh toán, nước nhà nhập khấu không cho phép chuyển hàng về nhà xuất khẩu có nguy cơ mất tiền và hàng. - Nhà nhập khẩu không nhận hàng, không thanh toán, nhà xuất khẩu phải đi nhận lại hàng về gây tốn kém chi phí vận chuyền và bảo quản hàng hóa cho nhà xuất khẩu. - Nhà nhập khẩu nhận hàng, đồng ý thanh toán nhưng luật lệ nước nhà xuất khẩu không cho phép chuyển tiền do đó nhà uất khẩu có nguy cơ mất tiền và hàng.  Rủi ro phía nhà nhập khẩu Rủi ro có thể phát sinh khi lệnh nhờ thu đến trước hàng hóa và nhà nhập khẩu phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán hoặc chấp nhận trong khi hàng hóa không được gửi đi, hoặc đã gửi đi nhưng chưa tới, hoặc khi nhận hàng hóa có thể không đảm bảo đúng chất lượng, chất lượng, số lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng thương mại. 2. Nhờ thu kèm chứng từ a. Khái niệm : Nhờ thu kèm chứng từ là phương thức thanh toán bằng nhờ thu trong đó nhà xuất khẩu sau khi hoàn tất thủ tục gửi hàng đi thì tiến hành lập bộ chứng từ thanh toán rồi uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình tiến hành việc thu tiền, Ngân hàng thay mặt nhà xuất khẩu không chế bộ chứng từ thanh toán đến khi người trả tiền chấp nhận thanh toán hoặc đồng ý thanh toán thì mới giao bộ chứng từ để làm cơ sở cho việc nhận hàng. - Gồm 2 hình thức: Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (Documents against Payment) & Nhờ thu chấp nhận thanh toán đổi chứng từ (Documents against Acceptance). 4 | P a g e b. Các bước nhờ thu kèm chứng từ: Bước 1: Trên cơ sở hợp đồng ngoại thương được ký kết giữa 2 bên, đến thời hạn giao hàng, nhà xuất khẩu tiến hành giao hàng cho bên nhập khẩu. Bước 2: Nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ hàng hoá & ký phát hối phiếu gửi cho ngân hàng phục vụ mình nhờ ngân hàng thu hộ tiền bên nhập khẩu. Tuỳ theo hình thức thu, hối phiếu ký phát có thể là: a. Trả tiền đổi chứng từ: Bên bán ký phát hối phiếu trả ngay. b. Chấp nhận thanh toán đổi chứng từ: Bên bán ký phát hối phiếu trả chậm. Bước 3: Ngân hàng nhận uỷ thác thu sẽ gửi bộ chứng từ hàng hoá, hối phiếu và chỉ thị nhờ thu cho ngân hàng thu hộ thu tiền hàng. Bước 4: Ngân hàng thu hộ ra thông báo đồng thời chuyển hối phiếu & bản sao bộ chứng từ đến nhà nhập khẩu để yêu cầu thanh toán tiền. Bước 5 và 6: Tuỳ theo hình thức thu mà việc thanh toán được diễn ra: a. D/P tức trả tiền đổi chứng từ: Bên mua muốn nhận hàng phải ra lệnh thanh toán tức yêu cầu ngân hàng thu hộ trích một số tiền trả cho người bán thì mới được ngân hàng thu hộ chuyển cho bộ chứng từ nhận hàng. b. D/A tức chấp nhận thanh toán đổi chứng từ: Bên mua muốn nhận hàng phải ra lệnh chấp nhận tức ký “chấp nhận” lên hối phiếu hoặc chấp nhận bằng văn bản riêng mới được ngân hàng giao bộ chứng từ nhận hàng. Thanh toán sẽ được thực hiện khi hối phiếu đến hạn thanh toán. Bước 7: Ngân hàng thu hộ tiến hành trả tiền cho nhà xuất khẩu thông qua ngân hàng nhận uỷ thác. 5 | P a g e (7) Thanh toán Ngân hàng thu hộ hộ Ngân hàng nhận uỷ thác thu Nhà xuất khẩu (8) BC (2) Bộ chứng từ + Hối phiếu + Giấy nhờ thu (3) Bộ chứng từ + Hối phiếu (4) Bộ chứng từ bản sao + Hối phiếu (6) Bộ chứng từ (5) Lệnh thanh toán (D/P) hoặc Lệnh chấp nhận (D/A) (1) Hàng hoá Nhà nhập khẩu Bước 8: Ngân hàng nhận uỷ thác tiến hành chuyển tiền hoặc hối phiếu chấp nhận cho nhà xuất khẩu (báo có). c. Đánh giá: Ưu điểm: - Giảm rủi ro cho nhà xuất khẩu vì chứng từ giao nhận hàng hoá chỉ được chuyển cho bên nhập khẩu sau khi thanh toán tiền hoặc ký hối phiếu chấp nhận thanh toán. - Phương thức D/A: Nhà nhập khẩu có khoảng thời gian nhất định để tìm nguồn vốn trả nợ cho bên xuất khẩu → hình thức cấp tín dụng cho nhà nhập khẩu. Nhược điểm: - Các ngân hàng không chịu trách nhiệm khi chứng từ có giả mạo hoặc sai sót hoặc hàng hoá phương tiện vận tải không khớp với bộ chứng từ. - Bên nhập khẩu không nhận được hàng, không thanh toán, nhà xuất khẩu gặp rủi ro mất hàng hoặc chuyên chở hàng hoá về tốn chi phí. - Bên nhập khẩu không thanh toán đúng thời hạn, nhà nhập khẩu không nhận được tiền như thoả thuận → bị chiếm dụng vốn. - Phương thức D/A: bên nhập khẩu bị phá sản khi chưa tới hạn thanh toán thì nhà xuất khẩu gặp rủi ro. → Nhà nhập khẩu có lợi hơn ở phương thức D/A. d. Lợi ích và rủi ro trong phương thức kèm chứng từ  Lợi ích Nhà xuất khẩu: nhà xuất khẩu chắc chắn rằng bộ chứng từ chỉ được trao cho nhà nhập khẩu ngay sau khi người này đã thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Nhà xuất khẩu có thể đưa nhà nhập khẩu ra tòa nếu người này không trả tiền hối phiếu đã chấp nhận khi đến hạn thanh toán. Nhà nhập khẩu: nhà nhập khẩu được kiểm tra bộ chứng từ trước khi thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán. Đối với D/A nhà nhập khẩu được sử dụng hoặc bán hàng hóa mà chưa phải thanh toán cho đến thời hạn của hối phiếu. Đối với 2 ngân hàng: - Có thu nhập từ phí nhờ thu - Mở rộng tín dụng, các quan hệ với các ngân hàng khác.  Rủi ro Nhà xuất khẩu: nếu ngân hàng thu hộ sai sót trong việc thực hiện lệnh nhờ thu thì hậu quả phát sinh do nhà xuất khẩu chịu. nhà nhập khẩu khước từ thanh toán hay chấp nhận thanh toán trong khi hàng hóa đã được gửi đi trước, nhà xuất khẩu có thể kue65n nhưng sẽ tốn nhiều thời gian. Nhà nhập khẩu: chịu rủi ro khi có gian lận trong thương mại (nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ giả), các ngân hàng không chịu trách nhiệm khi chứng từ là giả mạo hay có sai sót hay hàng hóa không khớp với chứng từ. Ngân hàng nhờ thu: nếu không nhận được tiền từ phía ngân hàng thu hộ thì ngân hàng nhờ thu phải chịu rùi ro tín dụng từ phá nhà xuất khẩu. Ngân hàng thu hộ: nếu ngân hàng này chuyển tiền cho ngân hàng nhờ thu trước khi nhà nhập khẩu chấp nhận thanh toán thì phải chịu rùi ro nếu như nhà nhập khẩu không nhận chứng từ, không chấp nhận thanh toán. 6 | P a g e IV Quy trình thực hiện 1. Nhờ thu trơn / 2. Nhờ thu kèm chứng từ: Trên thực tế thanh toán quốc tế, trong hai phương thức nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ thì các nhà xuất nhập khẩu sử dụng phương thức nhờ thu kèm chứng từ nhiều hơn. a 1. Ngân hàng đại diện cho bên xuất khẩu: Ngân hàng đóng vai trò là ngân hàng chuyển chứng từ, còn được gọi là phương thức nhờ thu đi  Quy trình thực hiện: 7 | P a g e / a. Tiếp nhận hồ sơ: - thư yêu cầu thanh toán của khách hàng - Bộ chứng từ hàng NK. Ngân hàng tiếp nhận chứng từ đóng dấu đã chứng nhận vào hồ sơ “RECEIVED”, sau đó kiểm tra các chứng từ (nếu có). b. Kiểm tra, đối chiếu chứng từ: - Kiểm tra thư yêu cầu thanh toán - Kiểm tra bộ chứng từ (nếu có) c. Hoàn thiện hồ sơ gửi nhờ thu - Ký hậu chứng từ, lệnh nhờ thu gửi cho ngân hàng nước ngoài dựa trên thư yêu cầu thanh toán của khách hàng d. Gửi chứng từ và xử lý thông tin trong quá trình thanh toán - Sau khi kiểm tra, gửi toàn bộ chứng từ đến NH thu hộ, NH xuất trình theo đúng tên, địa chỉ trên chỉ thị nhờ thu - Chờ trả lời của NH nước ngoài. Trong thời gian đó, nếu có thông tin nào về bộ chứng từ, NH sẽ đối chiếu hồ sơ thu hoặc liên hệ với KH để xử lý. - Nếu không nhận được hooig âm hoặc báo cáo có, ngân hàng phải điện tra soát nhắc nhở thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán thông qua ngân hàng nhận chứng từ. e. Thông báo thanh toán, chấp nhận thanh toán: • Trường hợp được thanh toán : D/P: khi nhận được thông báo có từ ngân hàng nước ngoài về bộ chứng từ, ngân hàng thông báo cho khách hàng về số tiền thanh toán và các khoản phí có liên quan và ghi CÓ vào tài khoản. D/A: khi nhận được thông báo chấp nhận từ ngân hàng thu hộ, ngân hàng sẽ thông báo cho nhà xuất khẩu và đồng thời theo dõi đến ngày đáo hạn của hối phiếu. • Trường hợp từ chối thanh toán: Từ chối một phần: thông báo cho khách hàng Từ chối toàn bộ: trả lại bộ chứng từ cho khách hàng b Ngân hàng đại diện cho bên nhập khẩu: Nhờ thu đến trong thanh toán nhập khẩu, ngân hàng đóng vai trò là ngân hàng thu hộ, ngân hàng xuất trình chứng từ.  Quy trình thực hiện: 8 | P a g e ///// a. tiếp nhận - kiểm tra hồ sơ nhận từ NH nước ngoài - đóng dấu RECEIVED, ghi ngày giờ nhận, mở hồ sơ và ghi số tham chiếu. - Tiến hành kiểm tra địa chỉ nhờ thu hay thư yêu cầu nhờ thu, đảm bảo cung cấp các chỉ dẫn chính xác toàn diện: + Địa chỉ người ủy thác, người thanh toán, NH gửi chứng từ + Số lượng chứng từ có đầy đủ không, liệt kê chứng từ. + Tên hàng hóa, số lượng + Hình thức thanh toán + Các chỉ thị về điều kiện thanh toán + Chi phí b. Thông báo cho khách hàng Lập thư thông báo chứng từ nhờ thu cho NNK, nêu rõ giá trị bộ chứng từ nhờ thu, điều kiện thanh toán D/P hay D/A. 9 | P a g e c. Thanh toán/ chấp nhận thanh toán • Trường hợp đồng ý: - D/P: NNK chỉ nhận lại được chứng từ sau khi làm thủ tục thanh toán tiền lại cho ngân hàng. NH ra lệnh cho NH đại lý thanh toán tiền cho người thụ hưởng theo chỉ thị nhờ thu và thu các phí liên quan. - D/A: Khi khách hàng chấp nhận thanh toán hối phiếu đúng qui định thì NH mới giao cho bộ chứng từ NH tính ngày đáo hạn và theo dõi thu tiền NNK Trong quá trình nhận chứng từ, thông báo và nhận tiền thanh toán từ NNK Mọi vấn đề, NH sẽ liên hệ với NH gửi chứng từ • Trường hợp từ chối: - NNK có quyền từ chối thanh toán một phần hay toàn bộ giá trị chứng từ nếu có lý do hợp lý bằng công văn. - NH phải thông báo ngay cho NH gửi chứng từ và nêu lý do từ chối ( chứng từ phải để nguyên như khi nhận để chờ chỉ dẫn từ NH gửi chứng từ ). d. Lưu hồ sơ: - NH tiến hành hạch toán, thu phí, hoàn tất và lưu hồ sơ theo qui định. V Chỉ thị nhờ thu Chỉ thị nhờ thu( collection instruction) được ngân hàng lập theo mẫu bao gồm những điều khoản sau: • Ngân hàng chuyển chứng từ: tên đầy đủ, địa chỉ, mã số SWIFT, số telex, số điện thoại, số fax và số tham chiếu chứng từ. • Người ủy thác thu: : tên đầy đủ, địa chỉ, số điện SWIFT, số telex, số điện thoại và số fax. • Người trả tiền: : tên đầy đủ, địa chỉ, hoặc nơi nhờ thu được chuyển đến, số telex, số điện thoại và số fax. • Ngân hàng thu hộ: tên đầy đủ, địa chỉ, số telex, số điện thoại và số fax. • Ngân hàng xuất trình chứng từ nếu có. • Số tiền và loại tiền nhờ thu. • Danh mục chứng từ, số lượng của từng loại chứng từ đính kèm. • Điều khoản nhờ thu: thanh toán hay chấp nhận. • Hình thức:  Nhờ thu trơn  Nhờ thu kèm chứng từ: D/P, D/A • Phí nhờ thu do ai chịu.  Người bán chịu chi phí và lệ phí ngân hàng nhận ủy thác, người mua chịu chi phí cho ngân hàng đại lý, nếu không quy định thì ngân hàng thu hộ phải gánh chịu. Trong trường hợp bị từ chối thanh toán hợp lý, có khi người bán chịu luôn cả chi phí và lệ phí của ngân hàng đại lý. Trong trường hợp nhờ thu bằng điện (Telegraphic Transfer), người bán phải chịu thêm chi phí điện tín. • Lãi suất • Hình thức thông báo trả tiền. • Các chỉ thị khác trong trường hợp người trả tiền từ chối thanh toán, từ chối chấp nhận. Phí ngân hàng: mỗi ngân hàng sẽ có 1 mức phí khác nhau. 10 | P a g e [...]... nhờ thu chứng từ của ngân hàng Vietcombank: BIỂU PHÍ DỊCH VỤ NHỜ THU CHỨNG TỪ STT DỊCH VỤ 1 1.1 1.2 2 2.1 2.2 Bộ ủy nhiệm thu: Nhận bộ ủy nhiệm thu gửi đi nhờ thu Huỷ uỷ nhiệm thu theo yêu cầu Bộ chứng từ nhờ thu : Đăng ký /Mở giao dịch nhờ thu chứng từ gửi đến/đi Thanh toán nhờ thu gửi đi trong nước (thu phí ngay khi gửi bộ chứng từ đi nhờ thu) 2.3 Thanh toán nhờ thu trong nước gửi đến 2.4 Thanh toán. .. 2.4 Thanh toán nhờ thu gửi đi nước ngoài (thu phí ngay khi gửi bộ chứng từ đi nhờ thu) 2.5 Thanh toán nhờ thu nước ngoài gửi đến 2.6 Sửa đổi/Điều chỉnh chỉ thị nhờ thu gửi đi nhờ thu theo yêu cầu Quản lý bộ chứng từ nhờ thu (trong trường hợp bộ hồ sơ thanh toán nhiều lần) Huỷ bộ chứng từ nhờ thu theo yêu cầu : Trong nước 2.7 3 Ngoài nước 4 5 Nhờ thu bị từ chối Chuyển tiếp bộ chứng từ nhờ thu cho Ngân... này được thay đổi mà không cần có sự báo trước của ngân hàng trừ khi ngân hàng và khách hàng có thoả thu n khác Những điểm cần lưu ý: • • • • • • Là phương thức thanh toán đơn giản Ngân hàng chỉ là trung gian thu hộ Phí thu hộ Mối quan hệ giữa nhận hàng – Thanh toán Rủi ro giữa nhờ thu trơn và nhờ thu kèm chứng từ Chỉ thị nhờ thu, URC 522 12 | P a g e 13 | P a g e ... Ngân hàng khác: Trong nước Ngoài nước 6 MỨC PHÍ 20.000 VND/1 bộ 10.000 VNĐ/lần 10 USD/giao dịch 0,15%/trị giá nhờ thu Tối thiểu 10 USD Tối đa 200 USD 0,15%/trị giá nhờ thu Tối thiểu 10 USD Tối đa 200 USD 0,2% trị giá nhờ thu Tối thiểu 20 USD Tối đa 200 USD 0,2%/trị giá nhờ nhu Tối thiểu 20USD Tối đa 200 USD 10 USD/lần + điện phí 15 USD/bộ/quý (tính tròn quý) 5 USD + phí phải trả NH trong nước 10USD... phát nhanh 11 | P a g e 7 2 SWIFT: 7.2.1 Trong nước 7.2.2 Ngoài nước 5 USD 10 USD Ghi chú: 1 Mức phí quy định chưa bao gồm thu giá trị gia tăng 2 Mức phí chưa bao gồm điện phí, bưu phí, các trường hợp phát sinh VCB sẽ thu thêm 3 Phí được tính bằng VND hoặc ngoại tệ tương đương.theo tỷ giá do VCB công bố tại thời điểm thu phí 4 VCB không hoàn trả lại phí đã thu trong trường hợp khách hàng yêu cầu huỷ... 10USD + phí phải trả NH nước ngoài Thu theo thực tế phải trả 3 USD/ bộ + bưu phí theo thực tế phát sinh 5 USD/bộ + bưu phí theo thực tế phát sinh Tra soát nhờ thu theo yêu cầu của khách hàng: Tra soát trong nước 3 USD + điện phí 6.2 Tra soát ngoài nước 5 USD + điện phí 7 Điện phí : 7.1 Điện phí, Telex phí, Fax, Gửi bằng thư bảo đảm/ bằng hình thức chuyển phát nhanh 6 1 Thu theo mức phí của Bưu điện hoặc

Ngày đăng: 25/02/2015, 14:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w