ĐỒ ÁN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

63 876 14
ĐỒ ÁN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỒ ÁN MÔN HỌC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ ĐỊA CHẤT Từ bảng trên ta thấy: Tổng doanh thu trong tháng 11 tăng lên so với tháng 10 là 115.150.000 đ, tương ứng 10,61%. Doanh thu tăng lên thường là do ảnh hưởng của 2 nhân tố là sản lượng tiêu thụ tăng lên và do giá bán sản phẩm tăng lên. Trên thực tế thì sản lượng tiêu thụ của quý 3 đã tăng hơn so với quý 2 là 140 bộ bàn ghế, và giá bán trong quý 3 cũng tăng 15.000đ 1bộ bàn ghế. Tất cả các khoản mục chi phí đều tăng làm tổng CP kỳ 2 tăng so với kỳ 1 là 142.750.000đ tương đương với 15,03%.Trong đó:+ Chi phí NVLTT kỳ 2 tăng so với kỳ 1 là 94.548.000 đ, tương đương 15,20%.+Chi phí NCTT kỳ 2 tăng so với kỳ 1 là 14.785.000 đ, tương đương 15,56%.+ Chi phí SXC kỳ 2 tăng so với kỳ 1 là 22.420.000 đ, tương đương 16,69%.+ Chi phí bán hàng kỳ 2 tăng so với kỳ 1 là 6.787.000 đ, tương đương 15,16%.+ Chi phí quản lý DN kỳ 2 tăng so với kỳ 1 là 4.210.000 đ, tương đương 7,81%.

X MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 3 1.1. Những vấn đề cơ bản về kế toán quản trị 3 1.1.1. Khái niệm kế toán quản trị 3 1.1.2. Vai trò, nhiệm vụ, chức năng của kế toán quản trị 3 1.1.3. Phân biệt KTQT và KTTC 9 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA CÁC KHOẢN MỤC PHÍ TRONG TỔNG CHI PHÍ 22 2.2.2. Phân tích sự biến động từng khoản mục chi phí trong từng bộ phận phát sinh chi phí 1 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KINH DOANH 5 3.1. Phân tích điểm hòa vốn của công ty 5 3.2. Lựa chọn phương án kinh doanh 8 KẾT LUẬN 14 LỜI MỞ ĐẦU Xã hội phát triển, hoạt động sản xuất kinh doanh càng được mở rộng, càng mang tính chất đa dạng, phức tạp thì nhu cầu thông tin càng trở nên bức thiết và quan trọng. Kế toán với chức năng thông tin và kiểm tra các hoạt động kinh tế - tài chính của một tổ chức để phục vụ nhu cầu quản lý của các đối tượng bên trong và bên ngoài tổ chức, doanh nghiệp lại còn có ý nghĩa quan trọng, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay - giai đoạn toàn cầu hoá nền kinh tế, sự cạnh tranh mang tính chất phức tạp, khốc liệt. Có thể nói chính chất lượng và hiệu quả của công tác kế toán ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả quản lý, điều hành tổ chức để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Kế toán quản trị là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống công cụ quản lý kinh tế, tài chính, có vai trò tích cực trong việc quản lý, điều hành và [Type text] Page 1 X kiểm soát các hoạt động kinh tế. Với tư cách là công cụ quản lý kinh tế, tài chính, kế toán quản trị là một lĩnh vực gắn liền với hoạt động kinh tế, tài chính, đảm nhiệm tổ chức hệ thống thông tin có ích cho các quyết định kinh tế. Vì vậy, kế toán quản trị có vai trò đặc biệt quan trọng không chỉ với hoạt động tài chính nhà nước, mà còn với hoạt động tài chính của mỗi doanh nghiệp. ở nước ta, kế toán quản trị mới chỉ được đề cập và ứng dụng trong thời gian gần đây. Do vậy, việc hiểu để vận dụng có hiệu quả kế toán quản trị ở các doanh nghiệp có ý nghĩa lớn lao để tăng cường khả năng hội nhập, tạo nên sự an tâm cho nhà quản trị khi có trong tay một công cụ khoa học hỗ trợ cho quá trình quản lý điều hành doanh nghiệp. Chính vì vậy, kế toán quản trị là môn học rất quan trọng đối với sinh viên chuyên ngành kinh tế nói chung và chuyên ngành kế toán nói riêng. Nó cung cấp cho sinh viên những kiến thức cơ bản nhất mà bất cứ một kế toán viên cần phải nắm được. Việc thực hiện đồ án môn học là rất cần thiết để sinh viên có thể tổng hợp lại kiến thức đã học, đào sâu và nắm vững lý thuyết kế toán và vận dụng các phương pháp kế toán vào thực hành công tác kế toán trong hoạt động thực tiễn của các doanh nghiệp. Cùng với việc giúp sinh viên nắm chắc các kiến thức cơ bản của môn học, đồ án còn rèn luyện kỹ năng thực hành và nhận ra những hạn chế, thiếu sót, những tư duy sai lệch trong quá trình học tập để kịp thời điều chỉnh sửa chữa. Qua một thời gian học tập và nghiên cứu môn học Kế toán quản trị, để có thể củng cố những kiến thức đã học, nắm chắc các vấn đề lý thuyết cơ bản và hiểu biết thực tế để rèn luyện kỹ năng thực hành theo các phương pháp đã học, em đã thực hiện đồ án môn học kế toán quản trị. Nội dung phân tích của đồ án gồm 3 phần: Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị Chương 2: Phân tích biến động về chi phí sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần cơ khí và thương mại Vạn Phúc Chương 3: Phân tích điểm hòa vốn và lựa chọn phương án kinh doanh [Type text] Page 2 X CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ 1.1. Những vấn đề cơ bản về kế toán quản trị 1.1.1. Khái niệm kế toán quản trị Theo điều 4, luật Kế toán của nước CHXHCN Việt Nam ban hành 6/2003: “Kế toán quản trị là việc thu thập, xử lí, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán”. Kế toán quản trị là quy trình định dạng, đo lường, tổng hợp phân tích lập báo biều, giải trình các số liệu tài chính và phi tài chính cho ban giám đốc để lập kế hoạch đánh giá, theo dõi việc thực hiện kế hoạch trong phạm vi nội bộ doanh nghiệp để bảo quản, sử dụng có hiệu quả tài sản của doanh nghiệp. Kế toán quản trị là một bộ phận của hạch toán kế toán thực hiện công việc xử lý và cung cấp thông tin về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp một cách cụ thể dưới dạng các báo cáo chi tiết, phục vụ cho nhà quản lý trong việc điều hành tổ chức lập kế hoạch quản lý hoạt động kinh tế tài chính trong nội bộ doanh nghiệp. Hay kế toán quản trị còn là tập hợp của một nhóm người, liên kết với nhau để hành động, nhằm đạt tới một mục đích đúng đắn nhất và lợi nhuận cao nhất. Các tổ chức thường được chia làm 3 nhóm chính: - TC doanh nghiệp – HĐSXKD – Mục tiêu lợi nhuận - TC phi kinh doanh – HĐXH – Mục đích lợi ích - TC nhà nước – HĐ mọi lĩnh vực – Mục tiêu phát triển chung toàn XH: An toàn, trật tự an ninh, phát triển phồn vinh, lãnh thổ quốc gia 1.1.2. Vai trò, nhiệm vụ, chức năng của kế toán quản trị 1.1.2.1. Vai trò a. Vai trò của kế toán quản trị: Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các tổ chức dù thuộc nhóm nào đều cần thông tin kế toán quản trị để tồn tại và phát triển. Tổ chức vì mục đích lợi nhận cần thông tin kế toán quản trị để xác định lợi nhuận trong một kỳ hoạt động. Tổ chức không vì mục đích lợi nhuận cần thông tin kế toán để xác định mức độ phục vụ hội viên trong cộng đồng. Tổ chức nhà nước cần thông tin kế toán quản trị để đánh giá mức độ cung cấp các dịch vụ về an ninh và phục vụ [Type text] Page 3 X xã hội. Tóm lại, thông tin kế toán là yếu tố có vai trò quan trọng đối với hoạt động của một tố chức, có ảnh hưởng tới mức độ hoạt động của một tổ chức, có ảnh hưởng tới mức độ đạt được của các mục tiêu đã đề ra. b. Vai trò của kế toán quản trị trong chức năng quản lý doanh nghiệp Để điều hành các mặt hoạt động của một doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp mỏ nói riêng, trách nhiệm thuộc về các nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp đó. Các chức năng cơ bản của quản lý hoạt động doanh nghiệp nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra có thể được khái quát trong sơ đồ sau đây: Qua sơ đồ trên ta thấy sự liên tục của hoạt động quản lý từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện, kiểm tra, đánh giá rồi sau đó quay trở lại khâu lập kế hoạch cho kỳ sau, tất cả đều xoay quanh trục ra quyết định. Để làm tốt các chức năng này đòi hỏi các nhà quản trị phải đề ra những quyết định đúng đắn nhất cho các hoạt động của doanh nghiệp. Muốn có những quyết định có hiệu quả và hiệu lực, các nhà quản trị có yêu cầu về thông tin rất lớn. KTQT là nguồn chủ yếu, dù không phải là duy nhất, cung cấp nhu cầu thông tin đó. Để thấy rõ vai trò của KTQT đối với các chức năng quản lý ta xét vị trí của nó trong từng khâu của quá trình quản lý. * Khâu lập kế hoạch và dự án Lập kế họach là xây dựng các mục tiêu cần phải đạt và vạch ra các bước thực hiện để đạt được các mục tiêu đó. Các kế hoạch này có thể dài hạn hay ngắn hạn. [Type text] Page 4 Lập kế hoạch Ra quyết định Kiểm tra Thực hiệnĐánh giá Hình 1.2- các chức năng cơ bản của quản lý X Dự toán là một dạng của kế hoạch, nó là sự liên kết các mục tiêu lại với nhau và chỉ rõ cách huy động và sử dụng các nguồn lực sẵn có để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Để chức năng lập kế hoạch và dự toán của quản lý được thực hiện tốt, để các kế hoạch cùng các dự toán có tính khoa học và tính khả thi cao thì chúng phải được lập dựa trên những thông tin hợp lý và có cơ sở. Các thông tin này chủ yếu do KTQT cung cấp. Ví dụ: Khi xây dựng chỉ tiêu lợi nhuận, doanh nghiệp phải xác định cách làm cụ thể để đạt được chỉ tiêu này. Kế toán viên quản trị sẽ cung cấp cho các nhà quản trị số liệu có cơ sở để giúp các nhà quản trị lựa chọn ra phương án tối ưu để đạt được chỉ tiêu đó, như chọn được sản phẩm sinh lợi cao nhất, huy động các nguồn lực tiết kiệm nhất và định được giá bán hiệu quả nhất trong điều kiện cạnh tranh thị trường v.v * Khâu tổ chức thực hiện Trong khâu tổ chức thực hiện, nhà quản lý phải biết các liên kết tốt nhất các yếu tố của sản xuất. Có nghiã là kết hợp tốt nhất các nguồn lực để đạt được mục tiêu đã đề ra. Để thực hiện tốt chức năng này, nhà quản trị có nhu cầu rất lớn về thông tin kế toán, nhất là thông tin kế toán quản trị. Để ra quyết định kinh doanh đúng đắn trong các hoạt động hàng ngày (quyết định ngắn hạn), hay các quyết định thực hiện các mục tiêu dài hạn, nhà quản trị đều cần phải được cung cấp các thông tin từ kế toán. * Khâu kiểm tra và đánh giá: Sau khi đã lập kế hoạch đầy đủ và hợp lý, tổ chức thực hiện kế hoạch đòi hỏi nhà quản trị phải kiểm tra và đánh giá việc thực hiện nó. Phương pháp thường dùng là so sánh số liệu kế hoạch hoặc dự toán với số liệu thực hiện, để từ đó nhận diện các sai biệt giữa kết quả đạt được với mục tiêu đã đề ra. Để làm được điều này, nhà quản trị cần được cung cấp từ bộ phận kế toán báo cáo thực hiện để nhận diện những vấn đề còn tồn tại và cần có tác động quản lý. Kiểm tra và đánh giá là hai chức năng có liên quan chặt chẽ với nhau. Các nhà quản trị thừa hành thường đánh giá từng phần trong phạm vi kiểm soát của họ. Còn các nhà quản trị cấp cao hơn, không tham gia trực tiếp vào quá trinh [Type text] Page 5 X hoạt động hàng ngày, tiến hành đánh giá dựa vào các báo cáo thực hiện của từng bộ phận thừa hành mà KTQT cung cấp. * Khâu ra quyết định Phần lớn thông tin do KTQT cung cấp nhằm phụcvụ cho chức năng ra quyết định của nhà quản trị. Đó là một chức năng quan trọng, xuyên suốt các khâu quản trị doanh nghiệp, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện cho đến kiểm tra đánh giá. Chức năng ra quyết định được vận dụng liên tục trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Để có thông tin thích hợp cho các nhu cầu của quản lý, KTQT sẽ thực hiện các nghiệp vụ phân tích chuyên môn vì những thông tin này thường không có sẵn. KTQT sẽ chọn lọc những thông tin cần thiết, thích hợp rồi tổng hợp, trình bày chúng theo một trình tự dễ hiểu nhất và giải thích quá trình phân tích đó cho nhà quản trị. KTQT giúp các nhà quản trị trong quá trình ra quyết định không chỉ bằng cách cung cấp thông tin thích hợp, mà còn cách vận dụng các kỹ thuật phân tích vào những tình huống khác nhau, để từ đó nhà quản trị lựa chọn ra quyết định một cách thích hợp nhất. 1.1.2.2. Nhiệm vụ của kế toán quản trị KTQT cung cấp thông tin thoả mãn nhu cầu cho các nhà QTDN, là những người mà các quyết định và hành động của họ quyết định sự thành công hay thất bại của DN đó. Thông tin không đầy đủ, các nhà quản trị sẽ gặp khó khăn trong việc quản lý hiệu quả của DN. Nhưng nếu thông tin không chính xác, các nhà quản trị sẽ đề ra các quyết định kinh doanh sai lầm ảnh hưởng tới quá trình sinh lợi của DN mình. - Kế toán quản trị phản ánh đối tượng của kế toán nói chung dưới dạng chi tiết theo yêu cầu của nhà quản trị doanh nghiệp. - Kế toán quản trị phản ánh, tính toán giá chi phí của từng loại TSCĐ, TLLĐ, phản ánh chi tiết từng khoản nợ phải trả đối với từng khoản nợ, từ đó phản ánh (nguồn vốn chủ sở hữu của DN) dưới dạng chi tiết nhất. - Kế toán quản trị tính toán xác định doanh thu chi phí của từng sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, xác định chi phí theo từng địa điểm phát sinh (từng trung tâm chi phí), cũng như theo từng đối tượng gánh chịu chi phí (từng loại sản phẩm, hàng [Type text] Page 6 X hoá, lao vụ ) từ đó nhà quản trị có thể xác định kết quả hoạt động kinh doanh một cách chi tiết nhất theo yêu cầu của nhà quản lý. - Kế toán quản trị dựa trên cách thức huy động và sử dụng các nguồn lực vì vậy nó gắn liền với công tác tổ chức và công nghệ của doanh nghiệp. KTQT xác định, mô tả hoạt động của các bộ phận tiêu dùng nguồn lực, các bộ phận cung cấp hoạt động và sản phẩm của việc tiêu dùng nguồn lực. 1.1.2.3. Chức năng Thông tin trong DN phải nhằm phục vụ mục tiêu của DN. Thông tin của KTQT chủ yếu nhằm phục vụ quá trình ra quyết định của nhà quản trị. Do thông tin này không có sẵn do vậy KTQT phải vận dụng một số phương pháp nghiệp vụ để xử lý chúng thành dạng phù hợp với nhu cầu của nhà quản trị. Chức năng chính của KTQT là cơ sở để ra quyết định hay chính là quy trình điều hành kế hoạch sản xuất kinh doanh của DN. KTQT thực chất là một quy trình định dạng, do lường, tổng hợp, phân tích, lập báo biểu, giải trình và thông đạt các số liệu tài chính cũng như phi tài chính cho nhà QTDN để lập kế hoạch tổ chức thực hiện kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch trong phạm vi nội bộ DN đảm bảo cho việc sử dụng có hiệu quả các tài sản và quản lý chặt chẽ các tài sản của DN. 1.1.2.4. Nội dung cơ bản của kế toán quản trị Kế toán quản trị thu nhận, xử lí và cung cấp thông tin về hoạt động kinh tế tài chính một cách cụ thể, chi tiết theo yêu cầu quản trị doanh nghiệp, vì vậy nội dung của kế toán quản trị được quyết định bởi yêu cầu cụ thể trong công tác quản trị doanh nghiệp và mối tương quan với kế toán tài chính nhằm đảm bảo tránh trùng lặp với kế toán chi tiết trong kế toán tài chính đồng thời phát huy tác dụng trong công tác quản trị doanh nghiệp. Nội dung của kế toán quản trị phụ thuộc vào đặc điểm cụ thể của từng doanh nghiệp với qui mô và yêu cầu quản trị khác nhau. Có thể trình bày các nội dung cơ bản của kế toán quản trị dưới các góc độ tiếp cận như sau: a. Nội dung cơ bản của kế toán quản trị xét theo nội dung thông tin mà kế toán quản trị cung cấp Nội dung của kế toán quản trị trong doanh nghiệp bao gồm: - Kế toán quản trị chi phí và giá thành sản phẩm: Thông tin về lĩnh vực này rất quan trọng, là cơ sở cho việc tính toán, thực hiện các mục tiêu dự kiến. [Type text] Page 7 X Đồng thời phải chi tiết hoá đến từng khoản mục và đối tượng chi phí để tiến hành phân loại theo tiêu chuẩn của kế toán quản trị: phân loại theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm (chi phí bất biến, chi phí khả biến, chi phí hỗn hợp), phân loại theo mối quan hệ chi phí và các khoản mục trên báo cáo tài chính (chi phí sản xuất, chi phí thời kì, ). - Kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh: Nội dung cơ bản của kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh căn cứ vào yêu cầu cụ thể về doanh thu và kết quả kinh doanh để phân loại doanh thu theo nhóm, mặt hàng hoặc theo địa điểm kinh doanh, xác định các chỉ tiêu dự đoán về doanh thu, kết quả, mở các tài khoản, sổ chi tiết nhằm cung cấp các thông tin một cách cụ thể về doanh thu, kết quả. - Kế toán quản trị về các hoạt động đầu tư tài chính: Nội dung của kế toán quản trị về các hoạt động đầu tư tài chính trong doanh nghiệp căn cứ vào các yêu cầu cụ thể dể xác định các chỉ tiêu đầu tư, hiệu quả đầu tư, thời gian đầu tư, mở các tài khoản, sổ chi tiết nhằm thu thập, quản lí hoạt động đầu tư theo từng hoạt động đầu tư, từng khoản đầu tư, - Kế toán quản trị về các hoạt động khác của doanh nghiệp: Nội dung kế toán quản trị các hoạt động khác trong doanh nghiệp được căn cứ vào yêu cầu cụ thể quản lí các chỉ tiêu khác như: công nợ, tình hình và khả năng thanh toán, để mở sổ kế toán theo dõi các khoản này. b. Nội dung cơ bản của kế toán quản trị xét trong mối quan hệ với các chức năng quản lí Nội dung kế toán quản trị gồm các công việc sau: - Cụ thể hoá các mục tiêu của doanh nghiệp thành các chỉ tiêu kinh tế: tức là các mục tiêu của doanh nghiệp được thể hiện cụ thể , rõ ràng dưới dạng con số, chỉ tiêu kinh tế , kĩ thuật cụ thể. - Lập dự toán chung và dự toán chi tiết: trong doanh nghiệp lập dự toán là khâu rất quan trọng, không thể thiếu trong công tác kế hoạch. Việc lập các dự toán chung và dự toán chi tiết phải dựa trên nhiều căn cứ: số liệu và tài liệu thống kê thực tế trên cơ sở thu thập được từ hệ thống sổ kế toán phản ánh quá trình đã thực hiện chỉ tiêu cần lập dự toán, hoặc căn cứ vào tiêu chuẩn , định ậ?mức của nhà nước, của ngành, của đơn vị để lập dự toán theo từng chỉ tiêu, [Type text] Page 8 X - Thu thập và cung cấp thông tin về kết quả thực hiện các mục tiêu: kế toán quản trị kết hợp với kế toán tài chính theo dõi và cung cấp thông tin về các hoạt động của doanh nghiệp, là căn cứ để đánh giá quá trình thực hiện các mục tiêu đề ra theo dự toán, là cơ sở cho nhà quản trị đưa ra các quyết định kịp thời trong quá trình điều hành hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời cũng là dữ liệu xây dựng các báo cáo quản trị. - Báo cáo kế toán quản trị: cũng như kế toán tài chính, sản phẩm của kế toán quản trị là các báo cáo kế toán quản trị. Có rất nhiều loại báo cáo kế toán quản trị khác nhau, tuy nhiên các báo cáo này thường có sự so sánh kết quả thực hiện với kế hoạch, dự toán, hoặc với định mức, đưa ra các mức chênh lệch đồng thời có sự phân tích, tìm hiểu nguyên nhân. Trong các nội dung trên của kế toán quản trị, trọng tâm của kế toán quản trị là quản trị chi phí, điều này đặc biệt đúng đối với các doanh nghiệp sản xuất. 1.1.3. Phân biệt KTQT và KTTC 1.1.3.1. Điểm giống nhau giữa KTQT và KTTC - KTQT và KTTC đều đề cập tới các sự kiện kinh tế và đều quan tâm đến thu nhập, chi phí, tài sản , công nợ và quá trình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp. - KTQT và KTTC đều dựa trên hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán. Hệ thống này là cơ sở để KTTC soạn thảo các báo cáo tài chính định kỳ cung cấp ra bên ngoài. Đối với KTQT hệ thống đó cũng là cơ sở để vận dụng, xử lý nhằm tạo ra thông tin thích hợp cung cấp cho các nhà quản trị. - KTQT và KTTC đều biểu hiện trách nhiệm của người quản lý. KTTC biểu hiện trách nhiệm của người quản lý cấp cao, còn KTQT biểu hiện trách nhiệm của nhà quản trị các cấp bên trong doanh nghiệp. 1.1.3.2. Điểm khác nhau giữa KTQT và KTTC a. Khác nhau về đối tượng sử dụng thông tin Đối tượng sử dụng thông tin của KTQT là những nhà quản trị ở bên trong doanh nghiệp, còn đối tượng sử dụng thông tin của KTTC bao gồm những người ở cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. [Type text] Page 9 X b. Khác nhau về đặc điểm của thông tin Thông tin của KTQT chủ yếu đặt trọng tâm cho tương lai, còn thông tin của KTTC chủ yếu phản ánh những nghiệp vụ kinh tế đã xảy ra. Phần lớn nhiệm vụ của nhà quản trị là lựa chọn phương án, đề án dự trù cho một sự kiện hoặc quá trình chưa xảy ra còn thông tin của KTTC tuy cũng cần cho việc lập kế hoạch song nó chỉ là sự phản ánh của quá khứ. Thông tin của KTTC chủ yếu được biểu diễn bằng hình thái giá trị còn thông tin của KTQT được biểu diễn cả dưới hình thái giá trị lẫn hình thái vật chất. c. Khác nhau về phạm vi báo cáo Báo cáo của KTTC phản ánh tình hình của doanh nghiệp nói chung còn báo cáo của KTQT đi sâu vào từng bộ phận, từng khâu công việc của doanh nghiệp. Các báo cáo của KTTC chủ yếu là bảng cân đối tài sản, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ của toàn doanh nghiệp. Báo cáo của KTQT là các báo cáo thực hiện của từng bộ phận, từng khâu công việc trong doanh nghiệp. d. Khác nhau về kỳ báo cáo Kỳ báo cáo của KTQT thường xuyên hơn kỳ báo cáo của KTTC. Báo cáo của KTTC được soạn thảo theo định kỳ, thường là hàng tháng, quý, năm,còn báo cáo của KTQT do nhu cầu của các nhà quản trị được soạn thảo thường xuyên để kịp thời phát hiện và chấn chỉnh các yếu kém. e. Khác nhau về mối quan hệ với các ngành khác Do thông tin của KTQT là nhằm phục vụ cho chức năng ra quyết định của nhà quản trị và thường không có sẵn nên ngoài việc dựa vào hệ thống ghi chép ban đầu của kế toán, KTQT còn phải kết hợp với nhiều ngành khác như thống kê, kinh tế học, quản lý để tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin thành dạng có thể sử dụng được. f. Khác nhau về tính pháp lý KTTC có tính pháp lệnh nghĩa là sổ sách, báo cáo của KTTC ở mọi doanh nghiệp đều bắt buộc phải lập theo chế độ thống nhất, nếu không đúng hoặc không đầy đủ thì không được thừa nhận. Trái lại, sổ sách báo cáo của KTQT là riêng biệt hoàn toàn tuỳ thuộc vào cách thiết kế của nhà quản trị trong từng [Type text] Page 10 [...]... thành công cụ quản lý quan trọng trong hệ thống công cụ quản lý kinh tế 1.1.4 Vai trò, ý nghĩa của kế toán quản trị chi phí và giá thành 1.1.4.1 ý nghĩa của việc quản lý chi phí Trong quá trình hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp phải luôn luôn quan tâm đến việc quản lý chi phí, vì mỗi đồng chi phí bỏ ra đều có ảnh hưởng đến lợi nhuận Vì vậy vấn đề quan trọng được đặt ra cho nhà quản trị doanh nghiệp... bán Klg sp - Klg sp – CPBĐĐV KLg sp SDĐPĐV = Giá bán – CPBĐ ĐV [Type text] Page 15 X 1.2.1.2 Tỷ lệ số dư đảm phí Tỷ lệ SDĐP Tỷ lệ SDĐP Tổng SDĐP Tổng doanh thu SDĐPĐV = Giá bán = = 1 - = = Klượng sp X SDĐPĐV Klượng sp X Giá bán Giá bán - CPBĐĐV Giá bán CPBĐĐV Giá bán - Là chỉ tiêu tương đối phản ánh tổng SDĐP trên doanh thu hoặc giữa CDĐPĐV trên giá bán - Ý nghĩa: Một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng... liệu ta thấy tổng chi phí sản xuất chung ở tháng 11 so với tháng 10 tăng 22.420.000 đ, tương ứng tăng 16,69% + Chi phí nguyên vật liệu ở tháng 11 so với tháng 10 tăng 1.693.000 đ, tương ứng tăng 16,01% + Chi phí công cụ dụng cụ ở tháng 11 so với tháng 10 tăng 4.271.000 đ, tương ứng tăng 13,55% + Chi phí lương nhân viên quản lý phân xưởng ở tháng 11 so với tháng 10 tăng 3.920.000 đ, tương ứng tăng 18,69%... diện” Theo kế toán tài chính, chi phí được hiểu là một số tiền hoặc một phương tiện mà doanh nghiệp hoặc cá nhân bỏ ra để đạt được mục đích nào đó Bản chất của chi phí là phải mất đi để đổi lấy một sự thu về, có thể thu về dưới dạng vật chất, có thể định lượng được như số lượng sản phẩm, tiền, hoặc dưới dạng tinh thần, kiến thức, dịch vụ được phục vụ 1.1.4.2 Vai trò và ý nghĩa của kế toán quản trị chi... 18,69% + Chi phí khấu hao tài sản cố định ở tháng 11 so với tháng 10 tăng 7.372.000 đ, tương ứng 17,76% + Chi phí dịch vụ mua ngoài ở tháng 11 so với tháng 10 tăng 4.824.000 đ, tương ứng tăng 22,04% + Chi phí khác bằng tiền ở tháng 11 so với tháng 10 tăng 340.000 đ, tương ứng tăng 4,34% - Các khoản mục chi phí trong chi phí sản xuất chung ở tháng 11 so với tháng 10 đều tăng là do một số nguyên nhân: +... chế thị trường cạnh tranh Xác định đúng điểm hoà vốn sẽ là căn cứ để các nhà quản trị doanh nghiệp đề ra các quyết định kinh doanh [Type text] Page 18 X như chọn phương án sản xuất, xác định đơn giá tiêu thụ, tính toán các khoản chi phí kinh doanh cần thiết để đạt được lợi nhận mong muốn Phân tích điểm hoà vốn giúp nhà quản trị xem xét quá trình kinh doanh một cách chủ động và tích cực, xác định rõ... bật điểm hoà vốn trên hình, được gọi là đồ thị hoà vốn Hình thức thứ hai gồm các đồ thị chủ yếu chú trọng làm nổi bật sự biến động của lợi nhuận khi mức độ thay đổi, được gọi là đồ thị lợi nhuận [Type text] Page 20 X 1) Đồ thị hoà vốn y =px y (số tiền) Lãi ytp=a + bx SDĐP Định phí Lỗ yđp=A A Biến phí 0 x0 x (mức hoạt động ) Đồ thị hoà vốn dạng phân biệt phản ánh rõ ràng thành từng phần các khái niệm... nhân công trực tiếp ở tháng 11 so với tháng 10 tăng 14.785.000 đ, tương ứng 15,56% Trong đó : + Chi phí tiền lương tháng 11 so với tháng 10 đã tăng 11.370.000 đ, tương ứng tăng 17,03% + Chi phí tiền lương tăng dẫn đến các khoản trích theo lương ở quý 3 so với quý 2 cũng tăng 2.085.000 đ, tương ứng tăng 14,20% [Type text] Page 26 X + Tiền ăn ca ở tháng 11 cũng tăng so với tháng10 và tăng 1.330.000 đ,... kiểm soát được là những khoản mục chi phí phản ánh phạm vi quyền hạn của các nhà quản trị các cấp đối với các loại chi phí đó [Type text] Page 14 X Như vậy, các nhà quản trị cao cấp có phạm vi quyền hạn rộng đối với chi phí hơn - Chi phí chênh lệch: Những khoản chi phí nào có ở phương án này nhưng không có ở các loại phương án khác thì được gọi là chi phí chênh lệch - Chi phí chìm: Chi phí chìm là một... và tiêu thụ bao nhiêu thì đạt mức hoà vốn Từ đó giúp nhà quản trị có các chính sách và biện pháp chỉ đạo tích cực để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao Mặt khác phân tích điểm hoà vốn trong điều kiện kết cấu chi phí thay đổi là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với các nhà quản trị doanh nghiệp, vì từ đó họ có thể lựa chọn phương án thay đổi phù hợp để doanh nghiệp có thể nhanh chóng đạt . số tương đối. Mức doanh thu an toàn = Mức doanh thu thực hiện – Mức doanh thu hoà vốn Mức doanh thu an toàn Mức doanh thu thực hiện được Mức doanh thu an toàn phản ánh mức doanh thu thực hiện. quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh: Nội dung cơ bản của kế toán quản trị doanh thu và kết quả kinh doanh căn cứ vào yêu cầu cụ thể về doanh thu và kết quả kinh doanh để phân loại doanh thu. x = A / c 1.2.2.4. Doanh thu an toàn Doanh thu an toàn có thể được hiểu là phần chênh lệch của doanh thu thực hiện với doanh thu hoà vốn. Chỉ tiêu doanh thu an toàn được thể hiện theo số

Ngày đăng: 25/02/2015, 00:16

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ

    • 1.1. Những vấn đề cơ bản về kế toán quản trị

      • 1.1.1. Khái niệm kế toán quản trị

      • 1.1.2. Vai trò, nhiệm vụ, chức năng của kế toán quản trị

      • 1.1.3. Phân biệt KTQT và KTTC

      • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH SỰ BIẾN ĐỘNG CỦA CÁC KHOẢN MỤC PHÍ TRONG TỔNG CHI PHÍ

        • 2.2.2. Phân tích sự biến động từng khoản mục chi phí trong từng bộ phận phát sinh chi phí

        • CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH ĐIỂM HÒA VỐN VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KINH DOANH

          • 3.1. Phân tích điểm hòa vốn của công ty

          • 3.2. Lựa chọn phương án kinh doanh

          • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan