GA 4 tuan 12

53 244 0
GA 4 tuan 12

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GV: Tô Cường Phến  Trường Tiểu Học Cái Keo Tuần 12 Thứ hai ngày 05 tháng 11 năm 2012 Tiết 2 Môn: Toán Bài : NHÂN MỘT SỐ VỚI MỘT TỔNG TCT:56 I. MỤC TIÊU: - Biết thực hiện phép nhân một số với một tổng, nhân một tổng với một số. - Bài 4 HS khá giỏi làm. II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm của tiết 55, kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác. - GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS. 2. Dạy – học bài mới: (30 phút) 2.1.Giới thiệu bài: Giờ học toán hôm nay các em sẽ biết cách thực hiện nhân một số với một tổng theo nhiều cách khác nhau. 2.2.Tính và so sánh giá trị của hai biểu thức : - GV viết lên bảng 2 biểu thức: 4 x ( 3 + 5) và 4 x 3 + 4 x 5 - Yêu cầu HS tính giá trị của 2 biểu thức trên. - 2 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi nhận xét bài làm của bạn. -HS nghe. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. - Giá trị của 2 biểu thức trên bằng nhau. 1 GV: Tô Cường Phến  Trường Tiểu Học Cái Keo - Vậy giá trị của 2 biểu thức trên như thế nào so với nhau ? - Vậy ta có: 4 x ( 3+ 5) = 4 x 3 + 4 x 5 2.3.Quy tắc nhân một số với một tổng: - GV chỉ vào biểu thức và nêu: 4 là một số, (3 + 5) là một tổng. Vậy biểu thức có dạng tích của một số (4) nhân với một tổng (3 + 5). - Yêu cầu HS đọc biểu thức phía bên phải dấu bằng: 4 x 3 + 4 x 5 - GV nêu: Tích 4 x 3 là tích của số thứ nhất trong biểu thức nhân với một số hạng của tổng. Tích thứ hai 4 x 5 là tích của số thứ nhất trong biểu thức nhân với số hạng còn lại của tổng. - Như vậy biểu thức 4 x 3 + 4 x 5 chính là tổng của các tích giữa số thứ nhất trong biểu thức 4 x ( 3+ 5) với các số hạng của tổng (3 + 5). - Hỏi: + Vậy khi thực hiện nhân một số với một tổng, chúng ta có thể làm thế nào ? + Gọi số đó là a, tổng là( b + c ), hãy viết biểu thức a nhân với tổng đó. + Biểu thức có dạng là một số nhân với một tổng,khi thực hiện tính giá trị của biểu thức này ta còn có cách nào khác? Hãy viết biểu thức thể hiện điều đó ? - Vậy ta có: a x ( b + c) = a x b + a x c - Yêu cầu HS nêu lại quy tắc một số nhân với một tổng. 2.4. Luyện tập , thực hành: Bài 1: - Hỏi: + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? - GV treo bảng phụ có viết sẵn nội dung của bài tập và yêu cầu HS đọc các cột trong bảng. + Chúng ta phải tính giá trị của các biểu thức nào ? - Yêu cầu HS tự làm bài. - 4 x ( 3 + 5 ) = 4 x 8 = 32 - 4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32 + Lấy số đó nhân với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết quả lại với nhau. + HS: a x ( b + c). + HS: a x b + a x c. - HS viết và đọc lại công thức. - HS nêu như phần bài học trong SGK. + Tính giá trị của biểu thức rồi viết vào ô trống theo mẫu. - HS đọc thầm. + Biểu thức a x ( b+ c) và a x b + a x c. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. 2 GV: Tô Cường Phến  Trường Tiểu Học Cái Keo a b c a x ( b+ c) a x b + a x c 4 5 2 4 x ( 5 + 2) = 4 x 7 = 28 4 x 5 + 4 x 2 = 20 + 8 = 28 3 4 5 3 x ( 4 + 5 ) = 3 x 9 = 27 3 x 4 + 3 x 5 = 12 + 15 = 27 6 2 3 6 x ( 2 + 3 ) = 6 x 5 = 30 6 x 2 + 6 x 3 = 12 + 18 = 30 - GV chữa bài. - GV hỏi để củng cố lại quy tắc một số nhân với một tổn: + Nếu a = 4, b = 5, c = 2 thì giá trị của 2 biểu thức như thế nào với nhau ? - GV hỏi tương tự với 2 trường hợp còn lại. - Như vậy giá trị của 2 biểu thức luôn thế nào với nhau khi thay các chữ a, b, c bằng cùng một bộ số ? Bài 2: - Hỏi: + Bài tập a yêu cầu chúng ta làm gì ? - GV hướng dẫn: Để tính giá trị của biểu thức theo 2 cách ta phải áp dụng quy tắc một số nhân với một tổng. - GV yêu cầu HS tự làm bài. - GV hỏi: Trong 2 cách tính trên, em thấy cách nào thuận tiện hơn ? - GV viết lên bảng biểu thức: 38 x 6 + 38 x 4 - Yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức theo 2 cách. - GV giảng cho HS hiểu cách làm thứ 2: Biểu thức có dạng là tổng của 2 tích. Hai tích này có chung thừa số là 38 vì thế ta đưa được biểu thức về dạng một số ( là thừa số chung của 2 tích ) nhân với tổng của các thừa số khác nhau của hai tích. - Yêu cầu HS tiếp tục làm các phần còn lại của bài. - Trong 2 cách làm trên, cách nào thuận tiện hơn, vì sao ? - Nhận xét và cho điểm HS. + Bằng nhau và cùng bằng 28. - HS trả lời. - Luôn bằng nhau. + Tính giá trị của biểu thức theo 2 cách. - HS nghe. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. - Cách 1 thuận tiện hơn vì tính tổng đơn giản, sau đó khi thực hiện phép nhân có thể nhẩm được. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào nháp. - 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. - Cách 2 thuận tiện hơn vì khi đưa biểu thức về dạng một số nhân với một tổng, ta tính tổng dễ dàng hơn, ở bước thực hiện phép nhân có thể nhân nhẩm. 3 GV: Tô Cường Phến  Trường Tiểu Học Cái Keo Bài 3: - Yêu cầu HS tính giá trị của hai biểu thức trong bài. - Gía trị của 2 biểu thức như thế nào so với nhau? - Biểu thức thứ nhất có dạng như thế nào? - Biểu thức thứ hai có dạng như thế nào? - Có nhận xét gì về các thừa số của các tích trong biểu thức thứ 2 so với các số trong biểu thức thứ nhất. - Vậy khi thực hiện nhân một tổng với một số, ta có thể làm thế nào ? - Yêu cầu HS ghi nhớ quy tắc nhân một tổng với một số. Bài 4: ( Nếu còn thời gian gọi HS khá, giỏi làm bài ) - Yêu cầu HS nêu đề bài toán. - GV viết lên bảng: 36 x 11 và yêu cầu HS đọc bài mẫu, suy nghĩ về cách tính nhanh. - Vì sao có thể viết: 36 x 11 = 36 x ( 10 + 1 ) ? - GV giảng: Để tính nhanh chúng ta tiến hành tách số 11 thành tổng của 10 và 1, trong đó 10 là một số tròn chục. Khi tách như vậy, ở bước thực hiện tính nhân, chúng ta có thể nhân nhẩm 36 với 10, đơn giản hơn việc thực hiện nhân 36 với 11. - Yêu cầu HS làm tiếp các phần còn lại của bài. - Nhận xét và cho điểm HS. 3.Củng cố- Dặn dò: (5phút) - Yêu cầu HS nêu lại tính chất một số nhân với một tổng, một tổng nhân với một số. - GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và chuẩn bị bài cho tiết sau: Nhân một số với một hiệu. - 1 HS lên bảng, HS cả lớp làm bài vào vở. - Bằng nhau. - Có dạng một tổng nhân với một số. - Là tổng của 2 tích. - Các tích trong biểu thức thứ hai là tích của từng số hạng trong tổng của biểu thức thứ nhất với số thứ ba của biểu thức này. - Có thể lấy từng số hạng của tổng nhân với số đó rồi cộng các kết quả lại với nhau. - Áp dụng tính chất nhân một số với một tổng để tính nhanh. - HS thực hiện yêu cầu và làm bài. - Vì 11 = 10 + 1 - HS nghe giảng. - 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở. - 2 HS nêu trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. - HS cả lớp. 4 GV: Tô Cường Phến  Trường Tiểu Học Cái Keo Tiết 3 Môn: Lịch sử Bài : CHÙA THỜI LÝ TCT:12 I.MỤC TIÊU: - Biết được những biểu hiện về sự phát triển của đạo phật thời Lý. + Nhiều vua nhà Lý theo đạo phật. + Thời Lý, chùa được xây dựng ở nhiều nơi. + Nhiều nhà sư được giữ cương vị quan trọng trong triều đình. - GDBVMT: Vẽ đẹp của chùa, giáo dục ý thức trân trọng di sản văn hóa của ông cha, có thái độ, hành vi giữ gìn sự sạch sẽ cảnh quan môi trường. II.ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC: - Hình ảnh chùa Một Cột, chùa Bút Tháp, tượng Phật A di đà. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học 1. Kiểm tra bài cũ: (5phút) - Gọi HS trả lời câu hỏi. + Vì sao Lý Thái Tổ chọn Thăng Long làm kinh đô? + HS nêu bài học - GV nhận xét và cho điểm HS. 2. Bài mới : (30phút) a.Giới thiệu bài: GV cho HS quan sát ảnh tượng phật A-di- đà, ảnh một số ngôi chùa và giới thiệu bài: Đạo Phật du nhập vào nước ta từ rất sớm. Sở dĩ nhân dân ta nhiều người theo đạo Phật vì đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ của nhân dân ta. Đạo Phật và chùa chiền được phát triển mạnh mẽ nhất vào thời Lý. Hôm nay chúng ta học bài: Chùa thời Lý. b.Phát triển bài :  Hoạt động 1: Đạo phật và chùa trong thời Lý. * GV giới thiệu thời gian đạo Phật vào nước ta và giải thích vì sao dân ta nhiều người theo đạo Phật. (Đạo Phật từ Ấn Độ du nhập vào nước ta từ thời Phong Kiến PB đô hộ. Đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ, lối sống của dân ta ). *Hoạt động cả lớp: - 2HS trả lời .HS khác nhận xét. - Vì đây là vùng trung tâm của đất nước, đất rộng lại bằng phẳng, nhân dân không khổ vì ngập lụt. - HS quan sát và lắng nghe. - 1HS đọc. - Dựa vào nội dung SGK, HS thảo luận và đi đến thống nhất: Nhiều vua đã từng theo đạo Phật. nhân dân theo đạo Phật rất đông. Kinh thành Thăng Long và các làng xã có rất nhiều chùa. 5 GV: Tô Cường Phến  Trường Tiểu Học Cái Keo - GV cho HS đọc SGK từ “Đạo phật … rất thịnh đạt.” - GV đặt câu hỏi: + Vì sao đạo Phật lại phát triển ở nước ta? *GV chốt: Tư tưởng của đạo Phật rất phù hợp với tâm lí người Việt nên được nhân dân ta tiếp nhận. + Vì sao nói: “Đến thời Lý,đạo Phật trở nên thịnh đạt nhất ?” - GV nhận xét kết luận: đạo Phật có nguồn gốc từ Ấn Độ, đạo phật du nhập vào nước ta từ thời phong kiến phương Bắc đô hộ. Vì giáo lí của đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ, lối sống của nhân dân ta nên sớm được nhân dân tiếp nhận và tin theo. Hoạt động 2: Ý nghĩa của chùa trong thời Lý *Hoạt động nhóm: GV phát phiếu học tập cho HS.Thời gian thảo luận 5 phút. - GV đưa ra một số ý phản ánh vai trò, tác dụng của chùa dưới thời nhà Lý. Qua đọc SGK và vận dụng hiểu biết của bản thân, HS điền dấu x vào ô trống sau những ý đúng: + Chùa là nơi tu hành của các nhà sư  + Chùa là nơi tổ chức tế lễ của đạo phật  + Chùa là trung tâm văn hóa của làng xã  + Chùa là nơi tổ chức hội họp - GV nhận xét, kết luận: Nhà Lý chú trọng phát triển đạo Phật vì vậy thời nhà Lý đã xây dựng rất nhiều chùa, có những chùa có quy mô rất đồ sộ như: chùa Giám (Bắc Ninh), có chùa quy mô nhỏ nhưng kiến trúc độc đáo như: chùa Một Cột (Hà Nội). Trình độ điêu khắc tinh vi, thanh thoát. *Hoạt động cá nhân: - GV mô tả chùa Dâu, chùa Một Cột, tượng Phật A-di-đà (có ảnh phóng to) và khẳng định chùa là một công trình kiến trúc đẹp. - 1 HS đọc. + Đạo Phật dạy con người phải biết thương yêu đồng loại, phải làm điều thiện, tránh điều ác… + Vì nhiều vua đã từng theo đạo Phật. Nhân dân ta cũng theo đạo Phật rất đông. Kinh thành Thăng Long và các làng xã có rất nhiều chùa. - 1 HS nhắc lại. - HS các nhóm thảo luận và điền dấu X vào ô trống. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả. - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh. - Vài HS mô tả. - HS khác nhận xét. 6 GV: Tô Cường Phến  Trường Tiểu Học Cái Keo - GV yêu cầu vài em mô tả bằng lời hoặc bằng tranh ngôi chùa mà em biết (chùa làng em hoặc ngôi chùa mà em đã đến tham quan). - GV nhận xét và kết luận. - Cho HS đọc khung bài học. 3. Củng cố - Dặn dò: (5phút) - Hỏi: + Vì sao dưới thời nhà Lý nhiều chùa được xây dựng? + Em hãy nêu những đóng góp của nhà Lý trong việc phát triển đạo phật ở Việt Nam? GDMT: Em hãy nêu lại vẻ đẹp của chùa như thế nào? Em cần phải làm gìữ gìn di sản của ông cha ta? -Về nhà học bài và chuẩn bị trước bài : “Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai”. -Nhận xét tiết học. - 3 HS đọc. - HS trả lời. - HS cả lớp lắng nghe và ghi nhớ. - HS nêu vẻ đẹp của chùa. - HS cần ý thức trân trọng di sản văn hóa của ông cha, có thái độ, hành vi giữ gìn sự sạch sẽ cảnh quan môi trường. Tiết 3 Môn: Khoa học Bài : SƠ ĐỒ VÒNG TUẦN HOÀN CỦA NƯỚC TRONG TỰ NHIÊN TCT:23 I.MỤC TIÊU: - Hoàn thành sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. Mưa Hơi nước - Mô tả vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên: chỉ vào sơ đồ và nói về sự bay hơi, ngưng tụ của nước trong tự nhiên. - GDMT: Giáo dục HS có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 7 Mây Mây Nước GV: Tô Cường Phến  Trường Tiểu Học Cái Keo - Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên được phóng to. III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Hoạt động dạy Hoạt động học 1.Kiểm tra bài cũ: (5 phút) - Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi: + Mây được hình thành như thế nào ? + Hãy nêu sự tạo thành tuyết ? + Hãy trình bày vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên ? - GV nhận xét và cho điểm HS. 2.Dạy – học bài mới: (30 phút) 2.1. Giới thiệu bài: Bài học hôm nay sẽ củng cố về vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên dưới dạng sơ đồ. Hoạt động 1: Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên. - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4 theo định hướng ( thời gian 5 phút ) - Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ 48 / SGK và thảo luận trả lời các câu hỏi: 1.Những hình nào được vẽ trong sơ đồ ? 2.Sơ đồ trên mô tả hiện tượng gì ? 3. Hãy mô tả lại hiện tượng đó ? - GV giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn. - Gọi 1 nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung, nhận xét. - Hỏi: - 3 HS trả lời. - HS lắng nghe. - HS hoạt động nhóm. - Đại diện nhóm trình bày. - HS vừa trình bày vừa chỉ vào sơ đồ. + Dòng sông nhỏ chảy ra sông lớn, biển. + Hai bên bờ sông có làng mạc,cánh đồng. + Các đám mây đen và mây trắng. + Những giọt mưa từ đám mây đen rơi xuống đỉnh núi và chân núi. Nước từ đó chảy ra suối, sông, biển. + Các mũi tên. 2. Bay hơi, ngưng tụ, mưa của nước. 3. Nước từ suối, làng mạc chảy ra sông, biển. Nước bay hơi biến thành hơi nước. Hơi nước liên kết với nhau tạo thành những đám mây trắng. Càng lên cao càng lạnh, hơi nước ngưng tụ lại thành những đám mây đen nặng trĩu nước và rơi xuống tạo thành mưa. Nước mưa chảy tràn lan trên đồng ruộng, sông ngòi và lại bắt đầu vòng tuần hoàn. - Mỗi HS đều phải tham gia thảo luận. -HS bổ sung, nhận xét. 8 GV: Tô Cường Phến  Trường Tiểu Học Cái Keo + Ai có thể viết tên thể của nước vào hình vẽ mô tả vòng tuần hoàn của nước ? - GV nhận xét, tuyên dương HS viết đúng. -GDMT: Chúng ta cần phải làm gì để bảo vệ nguồn nước không bị ô nhiễm?  Kết luận: Nước đọng ở ao, hồ, sông, suối, biển, không ngừng bay hơi, biến thành hơi nước. Hơi nước bay lên cao gặp lạnh tạo thành những hạt nước nhỏ li ti. Chúng kết hợp với nhau thành những đám mây trắng. Chúng càng bay lên cao và càng lạnh nen các hạt nước tạo thành những hạt lớn hơn mà chúng ta nhìn thấy là những đám mây đen. Chúng rơi xuống đất và tạo thành mưa. Nước mưa đọng ở ao, hồ, sông, biển và lại không ngừng bay hơi tiếp tục vòng tuần hoàn.  Hoạt động 2: Em vẽ: “Sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên”. - GV tổ chức cho HS hoạt động cặp đôi. - Hai HS ngồi cùng bàn thảo luận, quan sát hình minh hoạ trang 49 và thực hiện yêu cầu vào giấy A4. - GV giúp đỡ các em gặp khó khăn. - Gọi các đôi lên trình bày. - Yêu cầu tranh vẽ tối thiểu phải có đủ 2 mũi tên và các hiện tượng: bay hơi, mưa, ngưng tụ. - GV nhận xét, tuyên dương các nhóm vẽ đẹp, đúng, có ý tưởng hay. - Gọi HS lên ghép các tấm thẻ có ghi chữ vào sơ đồ vòng tuần hoàn của nước trên bảng. - GV gọi HS nhận xét.  Hoạt động 3: Trò chơi: Đóng vai. + HS lên bảng viết tên. - HS lắng nghe. - HS nêu lại. - Thảo luận đôi. - Thảo luận, vẽ sơ đồ, tô màu. - Vẽ sáng tạo. - 1 HS cầm tranh, 1 HS trình bày ý tưởng của nhóm mình. - HS lên bảng ghép. - HS nhận xét. 9 Mây đen Mây trắng Mưa Hơi nước Nước GV: Tô Cường Phến  Trường Tiểu Học Cái Keo - GV có thể chọn các tình huống sau đây để tiến hành trò chơi. Với mỗi tình huống có thể cho 2 đến 3 nhóm đóng vai để có được các cách giải quyết khác nhau phù hợp với đặc điểm của từng địa phương. + Tình huống 1: Bắc và Nam cùng học bỗng Bắc nhìn thấy ống nước thải của một gia đình bị vỡ đang chảy ra đường. Theo em câu chuyện giữa Nam và Bắc sẽ diễn ra như thế nào ? Hãy đóng vai Nam và Bắc để thể hiện điều đó. + Tình huống 2: Em nhìn thấy một phụ nữ đang rất vội vứt túi rác xuống con mương cạnh nhà để đi làm. Em sẽ nói gì với bác ? + Tình huống 3: Lâm và Hải trên đường đi học về, Lâm thấy một bạn đang cho trâu vừa uống nước vừa phóng uế xuống sông. Hải nói: “Sông này nhỏ, nước không chảy ra biển được nên không sợ gây ô nhiễm”. Theo em Lâm sẽ nói thế nào cho Hải và bạn nhỏ kia hiểu. 3.Củng cố- dặn dò: (5 phút) - GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS, nhóm HS tích cực tham gia xây dựng bài, nhắc nhở HS còn chưa chú ý. - Dặn HS về nhà vẽ lại sơ đồ vòng tuần hoàn của nước. - Dặn HS về chuẩn bị bài sau: Nước cần cho sự sống. - HS nhận tình huống và phân vai. Tiết 5 Môn: Đạo đức Bài : HIẾU THẢO VỚI ÔNG BÀ, CHA MẸ (Tiết 1) TCT: 12 I.MỤC TIÊU: - Biết được : Con cháu phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ để đền đáp công lao ông bà, cha mẹ đã sinh thành, nuôi dạy mình. - Biết thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ bằng một số việc làm cụ thể trong cuộc sống hằng ngày ở gia đình. * Kĩ năng xác định giá trị tình cảm của ông bà, cha mẹ dành cho con cháu. - Kĩ năng lắng nghe lời dạy bảo của ông bà, cha mẹ. 10 [...]... x ( 20 + 3) b/ 642 x ( 30 – 6) = 135 x 20 + 135 x 3 = 642 x 30 – 642 x 6 -29 - GV: Tô Cường Phến  = 2700 + 40 5 = 3105 42 7 x ( 10 + 8) = 42 7 x 10 + 42 7 x 8 = 42 70 + 341 6 = 7686 - Nhận xét và cho điểm HS Bài 2: (a,b dòng 1) - Hỏi: + Bài tập a yêu cầu chúng ta làm gì ? Trường Tiểu Học Cái Keo = 19 260 – 3 852 = 15 40 8 287 x ( 40 – 8) = 287 x 40 – 287 x 8 = 11 48 0 – 2 296 = 9 1 84 +Tính giá trị... các phần còn lại của bài của bài 137 x 3 + 137 x 97 = 137 x ( 3 + 97 ) -30 - GV: Tô Cường Phến  Trường Tiểu Học Cái Keo = 137 x 100 = 13700  94 x 12 + 94 x 88 = 94 x ( 12 + 88 ) = 94 x 100 = 940 0  42 8 x 12 - 42 8 x 2 = 42 8 x (12 -2 ) = 42 8 x 10 = 42 80 537 x 39 - 537 x 19 = 537 x ( 39 - 19) = 537 x 10 = 5370 - Nhận xét và cho điểm HS Bài 3*: Gọi HS khá giỏi làm bài - Yêu cầu HS áp dụng tính chất... Chữa bài và yêu cầu HS đổi chéo vở để vở kiểm tra bài của nhau 1 34 x 4 x 5  5 x 36 x 2 = 1 34 x 20 = 5 x 2 x 36 = 2680 = 10 x 36 = 360  42 x 2x 7 x 5 = 42 x 7 x 2 x 5 = 42 x 7 x 10 = 42 x 70 = 2 940 - Phần b yêu cầu chúng ta làm gì ? - Tính theo mẫu - Viết lên bảng biểu thức: - 1 HS lên bảng tính, HS cả lớp làm vào giấy 145 x 2 + 145 x 98 nháp - Yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức trên theo mẫu... 10 + 1) hiện tính = 217 x 10 + 217 x 1 = 2170 + 217 = 2387 217 x 9 = 217 x ( 10 - 1) = 217 x 10 – 217 x 1 = 2170 – 217 = 1953 b/ 41 3 x 21 = 41 3 x ( 20 + 1 ) = 41 3 x 20 + 41 3 x 1 = 8260 + 41 3 = 8637 - GV chữa bài và cho điểm HS - HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau Bài 4 :( Chỉ tính chu vi) - Cho HS đọc đề toán - GV cho HS tự làm bài, nếu còn thời -1 HS đọc đề gian gọi HS khá , giỏi làm phần b -... giải Số quả trứng có lúc đầu là: 175 x 40 = 7 000 ( quả ) Số quả trứng đã bán là: 175 x 10 = 1750 (quả) Số quả trứng còn lại là: 7 000 - 1 750 = 5 250 ( quả ) Đáp số: 5 250 quả Bài giải Số giá để trứng còn lại sau khi bán là: 40 – 10 = 30 ( quả) Số quả trứng còn lại là: 1 74 x 30 = 5 250 ( quả) Đáp số : 5 250 quả - Cho HS nhận xét và rút ra cách làm thuận tiện Bài 4 - Cho HS tính 2 giá trị biểu thức trong... trở thành một thầy giáo và được tặng danh hiệu cao quý Nhà giáo ưu tú Bài 4: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung - Yêu cầu HS trao đổi thảo luận nhóm 4, thời gian 5 phút về ý nghĩa của 2 câu tục ngữ - GV kết luận: - Giải nghĩa đen cho HS: a Thử lửa vàng, gian nan thử sức - 1 HS đọc thành tiếng - 2 HS ngồi cùng bàn đọc, thảo luận nhóm 4 với nhau về ý nghĩa của 2 câu tục ngữ - Đại diện nhóm trình bày kết quả... + Chi tiết: Có lúc mất trắng tay nhưng - 14 - GV: Tô Cường Phến  người có chí? * Đoạn 1,2 cho em biết điều gì? - Yêu cầu HS đọc đoạn còn lại, trao đổi và trả lời câu hỏi + Bạch Thái Bưởi mở công ty vào thời điểm nào? + Bạch Thái Bưởi đã làm gì để cạnh tranh ngang sức với chủ tàu người nước ngoài? + Thành công của Bạch Thái Bưởi trong cuộc cạnh tranh ngang sức với các chủ tàu người nước ngoài?... 19 260 – 3 852 = 15 40 8 287 x ( 40 – 8) = 287 x 40 – 287 x 8 = 11 48 0 – 2 296 = 9 1 84 +Tính giá trị của biểu thức bằng cách thuận tiện - Viết lên bảng biểu thức: 1 34 x 4 x 5 - HS tính - Yêu cầu HS tính giá trị của biểu thức - Vì tính tích 4 x 5 là tích trong bảng, tích thứ bằng cách thuận tiện ( Áp dụng tính chất hai có thể nhẩm được kết hợp của phép nhân ) - Theo em, cách làm trên thuận tiện hơn cách... tiếng yêu cầu - Viết vào vở bài tập - 4 đến 6 HS đọc kết bài của mình - HS trả lời + Có hai cách kết bài đó là kết bài mở rộng và kết bài không mở rộng - Nhật xét tiết học - Dặn HS về nhà chuẩn bị: Kể chuyện ( kiểm tra viết ) - 34 - GV: Tô Cường Phến  Trường Tiểu Học Cái Keo Tiết 5 Kĩ Thuật Môn: BÀI: KHÂU VIỀN ĐƯỜNG GẤP MÉP VẢI BẰNG MŨI KHÂU ĐỘT THƯA (TCT 12 ) I MỤC TIÊU: - Biết cách khâu viền... Đoạn 3 đọc nhanh thể hiện Bạch Thái Bưởi cạnh tranh và chiến thắng các chủ tàu nước ngoài Đoạn 4 đọc với giọng sảng khoái thể hiện sự thành đạt của Bạch Thái Bưởi  Nhấn giọng những từ ngữ: mồ côi, đủ mọi nghề, trắng tay, không nản chí, độc chiếm, thịnh vượng, ba mươi, bậc anh hùng,… - Hướng dẫn HS chia đoạn ( 4 đoạn ), sau đó gọi 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp ( 3 lượt ) Lượt 1: cho HS đọc nối . b + a x c 4 5 2 4 x ( 5 + 2) = 4 x 7 = 28 4 x 5 + 4 x 2 = 20 + 8 = 28 3 4 5 3 x ( 4 + 5 ) = 3 x 9 = 27 3 x 4 + 3 x 5 = 12 + 15 = 27 6 2 3 6 x ( 2 + 3 ) = 6 x 5 = 30 6 x 2 + 6 x 3 = 12 + 18 =. ta phải tính giá trị của các biểu thức nào ? - Yêu cầu HS tự làm bài. - 4 x ( 3 + 5 ) = 4 x 8 = 32 - 4 x 3 + 4 x 5 = 12 + 20 = 32 + Lấy số đó nhân với từng số hạng của tổng rồi cộng các kết. Vậy ta có: 4 x ( 3+ 5) = 4 x 3 + 4 x 5 2.3.Quy tắc nhân một số với một tổng: - GV chỉ vào biểu thức và nêu: 4 là một số, (3 + 5) là một tổng. Vậy biểu thức có dạng tích của một số (4) nhân với

Ngày đăng: 13/02/2015, 10:00

Mục lục

  • HOẠT ĐỘNG CỦA GV

    • Môn: Tập đọc

      • Thứ sáu ngày 9 tháng 11 năm 2012

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan