1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

kechuyen lọp

50 390 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 50
Dung lượng 409,5 KB

Nội dung

Trần Trinh Tiến Lớp 5a3 23/8/2013. TUAN: 1 TIẾT: 1 LÝ TỰ TRỌNG I/ Mục tiêu - Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, kể được toàn bộ câu chuyện và hiểu được ý nghĩa câu chuyện. - Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Lý Tự Trọng giàu lòng yêu nước, dũng cảm bảo vệ đồng đội, hiên ngang, bất khất trước kẻ thù. II/ Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ truyện trong SGK. - Bảng phụ viết sẵn lời thuyết minh cho 6 tranh. III/ Hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra bài cũ Kiểm tra đồ dùng học tập của HS. 3/ Bài mới - Giới thiệu: Các em sẽ nghe kể về chiến công của một thanh niên yêu nước mà tên tuổi đã đi vào lịch sử dân tộc Việt Nam: anh Lý Tự Trọng. Anh Trọng tham gia cách mạng khi mới 13 tuổi và anh hi sinh năm 17 tuổi. - Ghi bảng tên câu chuyện. * Kể chuyện - Giọng kể chậm ở đoạn 1 và phần đầu đoạn 2. Chuyển giọng hồi hộp và nhấn giọng những từ ngữ đặc biệt ở đoạn kể Lý Tự Trọng nhanh trí, gan dạ, bình tĩnh, dũng cảm trước những tình huống nguy hiểm trong công tác. Giọng kể khâm phục ở đoạn 3; lời anh Trọng dõng dạc; lời kết chuyện trầm lắng, tiếc thương. - Kể lần 1 và viết bảng các nhân vật trong truyện kết hợp với giải nghĩa từ. - Kể lần 2 kết hợp với tranh minh hoạ. * Hướng dẫn kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện - Bài tập 1 + Gọi HS đọc yêu cầu bài. + Gợi ý: Dựa vào tranh minh hoạ và trí nhớ, các em hãy tìm cho mỗi tranh 1-2 câu thuyết minh. + Yêu cầu thuyết minh tranh. + Nhận xét, treo bảng phụ và yêu cầu đọc lại các lời thuyết minh để chốt lại ý đúng. - Bài tập 2 + Nêu yêu cầu bài. + Hướng dẫn: . Kể đúng câu chuyện, không cần lặp lại đúng nguyên văn lời cô kể. - Hát vui. - Nhắc tên câu chuyện. - Nghe và theo dõi. - Nghe và quan sát tranh. - Vài HS đọc. - Chú ý theo dõi. - Tiếp nối nhau thuyết minh. - Nhận xét và đọc lời thuyết minh. - Xác định yêu cầu bài. - Chú ý theo dõi. Trường TH Lạc Hòa 4 1 Trần Trinh Tiến Lớp 5a3 . Trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện sau khi kể xong. + Yêu cầu kể theo nhóm: Chia lớp thành nhóm 3, yêu cầu mỗi em kể 2 tranh, sau đó kể toàn bộ câu chuyện. + Tổ chức thi kể trước lớp. + Gợi ý để HS trao đổi ý nghĩa câu chuyện: . Tìm hiểu về anh Lý Tự Trọng. . Tìm hiểu về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. + Nhận xét, bình chọn HS kể hay, tự nhiên; bạn nêu câu hỏi hay và bạn hiểu chuyện nhất. 4/ Củng cố - Yêu cầu nhắc ý nghĩa câu chuyện. - Câu chuyện cho thấy anh Lý Tự Trọng tuy nhỏ tuổi nhưng dũng cảm, chí lớn. Với lòng yêu nước, người cách mạng đã hi sinh mà không tiếc thân mình. 5/ Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Chuẩn bị cho tiết sau. - Nhóm trưởng điều khiển nhóm thực hiện theo yêu cầu. - Đại diện nhóm thi. - Chú ý và trao đổi ý nghĩa câu chuyện. - Nhận xét, bình chọn. - Tiếp nối nhau nhắc lại. ===========o0o========= TUẦN: 2 30/8/2013. TIẾT: 2 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I/ Mục Tiêu: - Chọn được một câu truyện viết về anh hùng, danh nhân của nước ta và kể lại được rõ ràng, đủ ý - Hiểu nội dung chính và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyên. II/ Đồ dùng dạy học - Sưu tầm một số sách, truyện, báo viết về các anh hùng, danh nhân của đất nước. - Bảng phụ viết gợi ý 3 ; tiêu chuẩn đánh giá bài KC. III/ Hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu kể lại chuyện Lý Tự Trọng và nêu ý nghĩa câu chuyện. - Nhận xét, ghi điểm. 3/ Bài mới - Giới thiệu: Các em đã biết về cuộc đời và khí phách của anh Lý Tự Trọng Hôm nay, các em sẽ kể những chuyện mình đã sưu tầm được về các anh hùng, danh nhân khác của đất nước. - Ghi bảng tựa bài. * Hướng dẫn HS kể chuyện a) Hướng dẫn hiểu yêu cầu của đề bài. - Hát vui. - Hai HS nối tiếp nhau kể và nêu. - Nhắc tựa bài. Trường TH Lạc Hòa 4 2 Trần Trinh Tiến Lớp 5a3 - Ghi bảng đề bài và gạch chân những từ ngữ cần chú ý: đã nghe, đã đọc, anh hùng, danh nhân, nước ta. - Giúp HS xác định đúng yêu cầu đề bài và giải nghĩa từ danh nhân. - Treo bảng phụ và yêu cầu đọc 4 gợi ý. - Hướng dẫn: + Một số truyện viết về các anh hùng, danh nhân nêu trong gợi ý 1 là những truyện các em đã được học. + Các em nên tìm những truyện ngoài SGK để kể. Chỉ khi nào không tìm được các em mới kể chuyện đã học. - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Yêu cầu nêu tên câu chuyện sẽ kể và cho biết truyện nói về anh hùng, danh nhân nào. b) Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện - KC trong nhóm. + Yêu cầu kể chuyện theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện. + Lưu ý: Đối với những truyện khá dài, các em có thể kể 1-2 đoạn truyện và kể hết câu chuyện vào giờ chơi hoặc cho bạn mượn truyện để đọc. - Thi KC trước lớp. - Treo bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài KC; viết tên HS tham gia thi kể và tên truyện được kể lên bảng. - Nhận xét và tính điểm theo tiêu chuẩn: + Nội dung truyện có hay, có mới không ? + Cách kể chuyện. + Khả năng hiểu chuyện của người kể. 4/ Củng cố Để tiết KC được phong phú, các em tìm đọc nhiều sách, báo cũng như các thông tin trên đài phát thanh, truyền hình. 5/ Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Đọc trước đề bài và gợi ý trong SGK để tìm được câu chuyện em sẽ kể trước lớp về một người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước trong tiết KC sau. - Tiếp nối nhau đọc đề bài và chú ý. - Xác định yêu cầu và nghe giải nghĩa. - Tiếp nối nhau đọc. - Nghe và theo dõi. - Tiếp nối nhau nêu. - Hai bạn ngồi cạnh nhau thực hiện. - Chú ý. - Xung phong thi kể chuyện. - Theo dõi. - Nhận xét, bình chọn. ===========o0o========= 06/9/2013. Trường TH Lạc Hòa 4 3 Trần Trinh Tiến Lớp 5a3 Tuần 3: TIẾT: 3 KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I/ Mục tiêu: - Kể được một câu chuyện (đã chứng kiến, tham gia hoặc được biết qua truyền hình, phim ảnh hay được nghe, đã đọc) về người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương đất nước. - Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể. II/ Đồ dùng dạy học - Sưu tầm một số tranh, ảnh minh hoạ những việc làm tốt thể hiện ý thức xây dựng quê hương, đất nước. - Bảng phụ viết vắn tắt gợi ý 3 về 2 cách kể chuyện. III/ Hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu kể câu chuyện đã nghe, đã đọc về các anh hùng, danh nhân của nước ta. - Nhận xét, ghi điểm. 3/ Bài mới - Giới thiệu: Các em sẽ kể cho bạn nghe câu chuyện có thực về người có việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước mà mình đã chứng kiến hoặc tham gia. - Ghi bảng tựa bài. * Hướng dẫn hiểu yêu cầu của đề bài. - Gọi HS đọc đề bài. - Hướng dẫn phân tích đề bài: Ghi bảng đề bài và gạch chân những từ ngữ: một việc làm tốt; xây dựng quê hương, đất nước. - Lưu ý: câu chuyện kể phải là những chuyện em đã tận mắt chứng kiến hoặc thấy trên ti vi, phim ảnh; đó cũng có thể là câu chuyện của chính em. * Gợi ý kể chuyện - Yêu cầøu đọc 3 gợi ý trong SGK. - Treo bảng phụ ghi hai cách KC trong gợi ý 3 và lưu ý HS: + Kể câu chuyện có mở đầu, diễn biến, kết thúc. + Giới thiệu người có việc làm tốt: Người ấy là ai ? Người ấy có lời nói, hành động gì đẹp ? Em có nghĩ gì về lời nói hoặc hành động của người ấy ? - Yêu cầu giới thiệu đề tài câu chuyện mình chọn kể. - Yêu cầu viết nháp dàn ý câu chuyện định kể. * Thực hành kể chuyện - Hát vui. - Hai HS nối tiếp nhau kể. - Nhắc tựa bài. - Tiếp nối nhau đọc. - Phân tích đề. - Chú ý. - Tiếp nối nhau đọc. - Nghe và theo dõi. - Nghe và quan sát tranh. - Tiếp nối nhau giới thiệu. - Thực hiện theo yêu cầu. Trường TH Lạc Hòa 4 4 Trần Trinh Tiến Lớp 5a3 a) KC theo cặp - Yêu cầu kể câu chuyện và nói suy nghĩ về nhân vật trong câu chuyện của mình cho bạn nghe. - Theo dõi, hướng dẫn và uốn nắn. b) Thi KC trước lớp - Yêu cầu HS ở các trình độ khác nhau thi KC trước lớp và nói suy nghĩ về nhân vật trong câu chuyện. - Yêu cầu lớp chất vấn bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện, người kể trả lời. - Nhận xét, tuyên dương HS kể chuyện hay, phú hợp đề bài; HS nêu câu hỏi hay. 4/ Củng cố Để góp phần xây dựng quê hương, đất nước, mỗi chúng ta phải cùng chung tay góp sức; chỉ cẩn mỗi người làm ít việc tốt thì đất nước ngày một sẽ phát triển. 5/ Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Chuẩn bị trước để học tốt tiết KC Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai. - Xác định yêu cầu bài. - Chú ý theo dõi. - Thực hiện theo yêu cầu. - Lớp nêu câu hỏi chất vấn. - Nhận xét, bình chọn. ===========o0o========= TUẦN: 4 13/9/2013. TIẾT: 4 TIẾNG VĨ CẦM Ở MỸ LAI ( Tích hợp BVMT: gián tiếp) I/ Mục đích yêu cầu - Dựa vào lời kể của GV, hình ảnh minh họa và lời thuyết minh, kể lại được câu chuyện đúng ý, ngắn gọn, rõ các chi tiết trong truyện. - Hiểu được ý nghĩa: Ca ngợi người Mỹ có lương tâm dũng cảm đã ngăn chặn và tố cáo tội ác của quan đội Mỹ trong chiến tranh xâm lược Việt Nam. - GV liên hệ: Giặc Mĩ không chỉ giết hại trẻ em, cụ già ở Mỹ Lai mà còn tàn sát, hủy diệt cả môi trường sống của con người ( thiêu cháy nhà cửa, ruộng vườn, giết hại gia súc) II/* Kĩ năng sống : - Thể hiện sự cảm thông ( cảm thông với những nạn nhân của vụ thảm sát mỹ lai , đồng cảm với hành động dũng cảm của những người mỹ có lương tri - Phản hồi / lắng nghe tích cực III/* Ph ương pháp : - Kể chuyện sáng tạo - Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện - Tự bộc lộ IV/*Đồ dùng dạy học - Các hình ảnh minh hoạ phim trong SGK. - Bảng phụ viết sẵn ngày, tháng, năm xảy ra vụ thảm sát Sơn Mỹ (16-3-1968); tên những người Mĩ trong câu chuyện. V/*Hoạt động dạy học Trường TH Lạc Hòa 4 5 Trần Trinh Tiến Lớp 5a3 Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu kể việc làm tốt góp phần xây dựng quê hương, đất nước của một người mà em biết. - Nhận xét, ghi điểm. 3/ Bài mới - Giới thiệu: Tội ác man rợ của quân đội Mĩ trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam đả được những người Mĩ có lương tâm ngăn chặn và tố cáo qua câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai. - Ghi bảng tên câu chuyện. * Giới thiệu truyện phim - Giới thiệu: Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai là bộ phim của đạo diễn Trần Văn Thuỷ, đoạt giải Con hạc vàng cho phim ngắn hay nhất tại Liên hoan phim châu Á, Thái Bình Dương năm 1999 ở Băng Cốc. Bộ phim kể về cuộc thảm sát vô cùng tàn khốc của quân đội Mĩ ở thôn Mỹ Lai, nay thuộc xã Mỹ Sơn, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi vào sáng ngày 16 tháng 3 năm 1968 và hành động dũng cảm của những người Mĩ có lương tâm đã ngăn chặn cuộc thảm sát, tố cáo vụ giết chóc man rợ của quân đội Mĩ ra trước công luận. - Cho HS xem các tấm ảnh. - Yêu cầu đọc phần lời ghi dưới các tấm ảnh. * Kể chuyện - Treo bảng phụ, kể lần 1 kết hợp chỉ lên các dòng chữ ghi ngày, tháng, năm, tên riêng kèm chức vụ, công việc của những người lính Mĩ. - Kể lần 2 kết hợp với từng hình ảnh minh hoạ phim. * Hướng dẫn kể chuyện, trao đổi ý nghĩa câu chuyện - Yêu cầu kể theo nhóm: Chia lớp thành nhóm đôi, yêu cầu mỗi nhóm kể 2 ảnh. Mỗi em trong nhóm kể một ảnh, sau đó kể toàn bộ câu chuyện. Cả nhóm trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. - Tổ chức thi kể trước lớp. - Gợi ý để HS trao đổi ý nghĩa câu chuyện: + Chuyện giúp bạn hiểu điều gì ? + Bạn suy nghĩ gì về chiến tranh ? + Hành động của những người lính Mĩ có lương tâm giúp bạn hiểu điều gì ? - Hát vui. - HS được chỉ định kể theo yêu cầu. - Nhắc tên câu chuyện. - Lắng nghe. - Nghe và theo dõi. - Quan sát các tấm ảnh. - Tiếp nối nhau đọc. - Chú ý theo dõi. - Nghe và quan sát ảnh. - Từng cặp thực hiện theo yêu cầu. - Xung phong thi kể trước lớp. - Chú ý và trao đổi ý nghĩa câu chuyện. - Nhận xét, bình chọn Trường TH Lạc Hòa 4 6 Trần Trinh Tiến Lớp 5a3 - Nhận xét, bình chọn HS kể hay, tự nhiên; bạn nêu câu hỏi hay và bạn hiểu chuyện nhất. 4/ Củng cố - Yêu cầu nhắc ý nghĩa câu chuyện. - Cuộc chiến tranh xâm lược của quân đội Mĩ thật độc ác và man rợ. Chiến tranh đã kết thúc trên 30 năm mà hậu quả đến nay vẫn còn, đó là : những nạn nhân và những vùng đất bị nhiễm chất độc màu da cam. -GD học sinh thấy được tác hại của sự làm ô nhiễm môi trường do chất độc gây ra là hết nguy hiểm cho con người và môi trường sống . 5/ Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Tiếp nối nhau nhắc lại. ===========o0o========= TUẦN: 5 20/9/2013. TIẾT: 5 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I/ Mục tiêu: - Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh; biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. II/ Đồ dùng dạy học - Sưu tầm một số sách, truyện, báo gắn với chủ điểm hoà bình. - Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài KC. III/ Hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu kể lại theo ảnh 2-3 đoạn của câu chuyện Tiếng vĩ cầm ở Mỹ Lai. - Nhận xét, ghi điểm. 3/ Bài mới - Giới thiệu: Chiến tranh đã gây ra biết bao - Hát vui. - Hai HS nối tiếp nhau kể. Trường TH Lạc Hòa 4 7 Trần Trinh Tiến Lớp 5a3 cảnh đau thương, chúng ta luôn yêu hoà bình và ghét chiến tranh. Tiết KC hôm nay, các em sẽ kể cho nhau nghe những câu chuyện hay mẫu chuyện đã nghe, đã đọc về chủ diểm hoà bình, chống chiến tranh. - Ghi bảng tựa bài. * Hướng dẫn HS kể chuyện a) Hướng dẫn hiểu đúng yêu cầu của giờ học. - Ghi bảng đề bài và gạch chân những từ ngữ cần chú ý: ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh để giúp HS xác định đúng yêu cầu đề bài. - Yêu cầu đọc 4 gợi ý. - Hướng dẫn: + SGK có một số câu chuyện các em đã được học về đề tài này. Tuy nhiên, các em nên tìm những truyện ngoài SGK để kể. Chỉ khi nào không tìm được các em mới kể chuyện đã học. - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. - Yêu cầu giới câu chuyện sẽ kể. b) Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện - KC trong nhóm. + Yêu cầu kể chuyện theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện. + Lưu ý: Đối với những truyện khá dài, các em có thể kể 1-2 đoạn truyện và kể hết câu chuyện vào giờ chơi hoặc cho bạn mượn truyện để đọc. - Thi KC trước lớp. - Treo bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài KC; viết tên HS tham gia thi kể và tên truyện được kể lên bảng. - Nhận xét và tính điểm theo tiêu chuẩn: + Nội dung truyện có hay, có mới không ? + Cách kể chuyện. + Khả năng hiểu chuyện của người kể. 4/ Củng cố Để tiết KC được phong phú, các em tìm đọc nhiều sách, báo cũng như các thông tin trên đài phát thanh, truyền hình. 5/ Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Đọc trước đề bài và gợi ý trong SGK để tìm được câu chuyện em sẽ kể trước lớp về tình hữu nghị giữa nhân dân ta với nhân dân các nước để chuẩn bị cho tiết KC được chứng kiến hoặc tham gia. - Nhắc tựa bài. - Tiếp nối nhau đọc đề bài và chú ý để xác định đúng yêu cầu. - Tiếp nối nhau đọc. - Nghe và theo dõi. - Tiếp nối nhau nêu. - Hai bạn ngồi cạnh nhau thực hiện. - Chú ý. - Xung phong thi kể chuyện. - Theo dõi. - Nhận xét, bình chọn. Trường TH Lạc Hòa 4 8 Trần Trinh Tiến Lớp 5a3 TUẦN6: 27/9/2013. TIẾT: 6 KỂ CHUYỆN Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia (Không dạy) Thay tiết: ÔN TẬP KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC I/ Mục tiêu: - Kể lại được câu chuyện đã nghe, đã đọc ca ngợi hòa bình, chống chiến tranh; biết trao đổi về nội dung, ý nghĩa câu chuyện. II/ Đồ dùng dạy học - Sưu tầm một số sách, truyện, báo gắn với chủ điểm hoà bình. - Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài KC. III/ Hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu kể đã nghe, đã đọc ở tiết học trước - Nhận xét, ghi điểm. 3/ Bài mới - Giới thiệu: Tiết KC hôm nay, các em sẽ ôn lại các câu chuyện đã nghe, đã đọc theochủ diểm hoà bình, chống chiến tranh. - Ghi bảng tựa bài. * Hướng dẫn HS kể chuyện a) Hướng dẫn hiểu đúng yêu cầu của giờ học. - Ghi bảng đề bài và gạch chân những từ ngữ cần chú ý: ca ngợi hoà bình, chống chiến tranh để giúp HS xác định đúng yêu cầu đề bài. - Yêu cầu đọc 4 gợi ý. - Yêu cầu giới câu chuyện sẽ kể. b) Thực hành kể chuyện và trao đổi ý nghĩa câu chuyện - KC trong nhóm. + Yêu cầu kể chuyện theo cặp và trao đổi ý nghĩa câu chuyện. - Thi KC trước lớp. - Treo bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài KC; viết tên HS tham gia thi kể và tên truyện được kể lên bảng. - Nhận xét và tính điểm theo tiêu chuẩn: + Nội dung truyện có hay, có mới không ? + Cách kể chuyện. + Khả năng hiểu chuyện của người kể. - Hát vui. - Hai HS kể. - Nhắc tựa bài. Tiếp nối nhau đọc đề bài và chú ý để xác định đúng yêu cầu. - Hai bạn ngồi cạnh nhau thực hiện. - Xung phong thi kể chuyện. - Theo dõi. - Nhận xét, bình chọn. Trường TH Lạc Hòa 4 9 Trần Trinh Tiến Lớp 5a3 4/ Củng cố Để tiết KC được phong phú, các em tìm đọc nhiều sách, báo cũng như các thông tin trên đài phát thanh, truyền hình. 5/ Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Chẩu bị bài " Cây cỏ nước Nam" TUẦN: 7 04/10/2013. TIẾT: 7 CÂY CỎ NƯỚC NAM ( Tích hợp BVMT: trực tiếp ) I/ Mục đích yêu cầu - Dựa vào tranh minh họa (SGK) kể lại được từng đoạn và bước đầu kể đựơc toàn bộ câu chuyện. - Hiểu nội dung chính của từng đoạn, hiểu ý nghĩa của câu chuyện. - Giáo dục yêu quí những cây cỏ hữu ích trong môi trường thiên nhiên, nâng cao ý thức BVMT II/ Đồ dùng dạy học - Tranh minh hoạ truyện trong SGK. - Cây đinh lăng, cam thảo, bụi sâm nam. III/ Hoạt động dạy học Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1/ Ổn định 2/ Kiểm tra bài cũ - Yêu cầu kể lại câu chuyện đã kể trong tiết KC tuần trước. - Nhận xét, ghi điểm. 3/ Bài mới - Giới thiệu: trong tiết học hôm nay, các em nghe kể câu chuyện về danh y Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, sống dưới triều Trần. Ông là một vị tu hành, đồng thời là một thầy thuốc nổi tiếng. Từ những cây cỏ bình thường, ông đã tìm ra hàng trăm vị thuốc quý để trị bệnh cứu người. - Ghi bảng tên câu chuyện. - Hát vui. - HS được chỉ định kể theo yêu cầu. - Nhắc tên câu chuyện. Trường TH Lạc Hòa 4 10

Ngày đăng: 12/02/2015, 14:00

Xem thêm

w