- Giáo dục học sinh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường
TIẾT: 28 ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ
I/ Mục đích, yêu cầu
Đọc trôi chảy, lưu loát bài tập đọc đã hoc; tốc độ khoảng 115 tiếng/ phút; đọc diễn cảm đoạn thơ, đoạn văn; thuộc 4 – 5 bài thơ(đoạn thơ) đoạn văn dễ nhớ; hiểu nội dung chính, ý nghĩa cơ bản của bài thơ, bài văn.
-Nắm được các kiểu cấu tạo câu để điền đúng bảng tổng kết (BT2)
II/ Đồ dùng dạy học
- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và HTL từ tuần 11 đến tuần 17 sách Tiếng Việt 5, tập một để HS bốc thăm.
- 3 phiếu, mỗi phiếu ghi một dàn ý của bài: Phong cảnh đền Hùng; Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân; Tranh làng Hồ.
III/ Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS. 3/ Bài mới
- Giới thiệu: Các em sẽ tiếp tục được ôn tập củng cố kiến thức và kiểm tra kết quả học môn Tiếng Việt trong tuần này.
- Ghi bảng tựa bài.
* Kiểm tra tập đọc và HTL
- Yêu cầu 6 HS lên bốc thăm chọn bài và xem bài đã chọn.
- Yêu cầu lần lượt từng HS đã bốc thăm lên đọc bài và trả lời câu hỏi có nội dung vừa đọc.
- Ghi điểm theo hướng dẫn. * Bài tập 2
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu tìm nhanh và nêu tên các bài tập đọc là văn miêu tả từ tuần 19 đến tuần 27
- Nhận xét kết luận: Có 3 bài tập đọc là văn miêu tả trong 9 tuần đầu của HK II là: Phong cảnh đền
Hùng; Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân; Tranh làng Hồ.
* Bài tập 3
- Gọi HS đọc bài tập.
- Yêu cầu giới thiệu tên bài văn đã chọn để viết dàn ý.
- Yêu cầu viết vào VBT, phát bảng nhóm cho 2 HS thực hiện.
- Yêu cầu trình bày dàn ý.
- Nhận xét, hoàn chỉnh dàn ý và treo bảng dàn ý đã viết sẵn.
4/ Củng cố
Qua ôn tập củng cố, các em sẽ hoàn chỉnh dàn ý của bài văn miêu tả.
5/ Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Hoàn chỉnh dàn ý ở nhà.
- Quan sát cụ già để viết đoạn văn trong tiết sau.
- Hát vui.
- Nhắc tựa bài.
- HS được chỉ định bốc thăm, chọn bài. - Lần lượt từng HS đã bốc thăm thực hiện.
- HS đọc to, lớp đọc thầm. - Tiếp nối nhau phát biểu.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS đọc to, lớp đọc thầm. - Tiếp nối nhau giới thiệu. - Thực hiện theo yêu cầu. - Tiếp nối nhau trình bày.
- Nhận xét, bổ sung và chú ý dàn ý treo trên bảng.
Ngày soạn : Ngày dạy
Tiết 29 LỚP TRƯỞNG LỚP TÔI
I/ Mục đích yêu cầu
Kể được từng đoạn câu chuyện và bước đầu kể được toàn bộ câu chuyện theo lời một nhân vạt. -Hiểu và biết trao đổi về ý nghĩa câu chuyện
- Học sinh khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện theo lời của một nhân vật (BT2) II/ Kĩ năng sống
T nh n th c .ự ậ ứ
- Giao ti p, ng x phù h p ế ứ ử ợ
- T duy sáng t o ư ạ
- L ng nghe , ph n h -i tích c c ắ ả ồ ự III/ Phương pháp - kĩ thuật
K l i sáng t o câu chuy n theo l i nhân v t ể ạ ạ ệ ờ ậ
- Th o lu n v ý ngh a câu chuy n ả ậ ề ĩ ệ
- T b c l HS suy ngh t rút ra bài h c cho mình ự ộ ộ ĩ ự ọ IV/ Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
- Bảng phụ ghi tên các nhân vật trong chuyện và các từ ngữ khó. V/ Hoạt động dạy học
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
1/ Ổn định
2/ Kiểm tra bài cũ
- Yêu cầu kể lại câu chuyện nói về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc một kỉ niệm về thầy giáo hoặc cô giáo. - Nhận xét, ghi điểm.
3/ Bài mới
- Giới thiệu: Câu chuyện Lớp trưởng lớp tôi kể về một lớp trưởng nữ tên Vân. Khi Vân mới được bầu làm lớp trưởng, một số bạn nam không phục, cho rằng Vân thấp bé, ít nói, học chưa thật giỏi. Nhưng dần dần, Vân đã khiến các bạn nể phục. Các em sẽ nghe câu chuyện để biết Vân đã làm gì để chinh phục được lòng tin của các bạn.
- Ghi bảng tên câu chuyện. * Kể chuyện
- Yêu cầu quan sát tranh minh hoạ bài KC trong SGK.
+ Kể lần 1 kết hợp với việc treo bảng phụ giới thiệu tên các nhân vật có trong câu chuyện và giải nghĩa một số từ khó: hớt hải, xốc vác, củ
mỉ củ mì.
+ Kể lần 2, kết hợp với tranh minh hoạ.
* Hướng dẫn kể chuyện, trao đổi ý nghĩa
câu chuyện
- Gọi HS lần lượt đọc từng yêu cầu của bài. - Nhắc HS thực hiện theo từng yêu cầu của bài.
- Hát vui.
- HS được chỉ định kể theo yêu cầu.
- Nhắc tên câu chuyện.
- Quan sát tranh và tiếp nối nhau đọc. - Lắng nghe và chú ý.
- Nghe, kết hợp quan sát tranh.
- Tiếp nối nhau đọc. - Chú ý .
a) Yêu cầu 1
- Gọi HS đọc yêu cầu 1.
- Yêu cầu quan sát tranh và từng cặp kể cho nhau nghe. Mỗi em kể theo 2 tranh.
- Yêu cầu kể toàn bộ câu chuyện trước lớp.
b) Yêu cầu 2, 3
- Gọi HS đọc yêu cầu 2, 3.
- Hướng dẫn: Truyện có 4 nhân vật, nhân vật "tôi" đã nhập vai nên các em chỉ chọn nhập vai nhân vật Quốc, Lâm hoặc Vân, xưng "tôi" và kể lại câu chuyện theo cách nhìn, cách nghĩ của nhân vật đã chọn.
- Yêu cầu HS làm mẫu chọn nhân vật và kể 2, 3 câu mở đầu.
- Yêu cầu "nhập vai" nhân vật, kể và trao đổi ý nghĩa câu chuyện, rút ra bài học theo nhóm đôi.
- Yêu cầu kể toàn bộ câu chuyện và cùng cả
lớp trao đổi nội dung ý nghĩa câu chuyện. - Nhận xét, bình chọn HS kể hay, tự nhiên; bạn nêu câu hỏi hay và bạn hiểu chuyện nhất. 4/ Củng cố
- Yêu cầu nhắc ý nghĩa câu chuyện.
- Mặc dầu là nữ nhưng lớp trưởng Vân với bản tính chu đáo, xốc vác đã khiến các bạn nể phục.
5/ Dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Đọc trước đề bài và gợi ý của tiết kể chuyện tuần 30 để tìm câu chuyện về một nữ anh hùng
hoặc một phụ nữ có tài.
- Tiếp nối nhau đọc.
- Hai bạn ngồi cạnh kể cho nhau nghe theo yêu cầu.
- Xung phong kể. - Tiếp nối nhau đọc. - Chú ý.
- Xung phong làm mẫu, lớp chú ý lắng nghe.
- Hai bạn ngồi cùng bàn thực hiện theo yêu cầu.
- Xung phong kể, và trao đổi ý nghĩa, nội dung câu chuyện với lớp.
- Nhận xét, bình chọn.
- Tiếp nối nhau nhắc lại.
Ngày soạn : Ngày dạy
Tuần 30
Tiết 30 KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
I/ Mục đích yêu cầu
-Lập dàn ý, hiểu và kể đươc môt số câu chuyện đã nghe đã đoc(giới thiệu được nhân vật, nêu được diễn biến câu chuyện hoặc cac đặc điểm chính của nhân vật, nêu được cảm nghĩ của mình về nhân vật, kể rõ ràng, rành mạch) về một người phụ nữ anh hùng hoặc một phụ nữ có tài .
II/ Đồ dùng dạy học
- Sưu tầm một số sách, truyện, báo viết về các nữ anh hùng, các phụ nữ có tài. - Bảng phụ viết tiêu chuẩn đánh giá bài kể chuyện.