VÌ MUÔN DÂN

Một phần của tài liệu kechuyen lọp (Trang 34)

- Giáo dục học sinh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường

VÌ MUÔN DÂN

===========================================================

Ngày soạn : Ngày dạy

TUẦN: 25TIẾT: 25 TIẾT: 25

VÌ MUÔN DÂN

I/ Mục đích yêu cầu

Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ , kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện Vì muôn dân.

-Biết trao đổi để làm rõ ý nghĩa: Trần Hưng Đạo là người cao thượng, biết cách cư xử vì đạo nghĩa II/ Đồ dùng dạy học

- Tranh minh hoạ truyện trong SGK.

- Bảng phụ vẽ lược đồ quan hệ gia tộc của các nhân vật trong truyện. III/ Hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1/ Ổn định

2/ Kiểm tra bài cũ

- Yêu cầu kể một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết.

- Nhận xét, ghi điểm. 3/ Bài mới

- Giới thiệu: Câu chuyện các em được nghe hôm nay có tên Vì muôn dân. Đây là câu chuyện có thật trong lịch sử nước ta. Câu chuyện cho các em biết thêm một nét đẹp trong tính cách của Trần Hưng Đạo, vị anh hùng dân tộc đã có công giúp các vua nhà Trần ba lần đánh tan ba cuộc xâm lược của giặc Nguyên. Nét đẹp đó là tấm lòng chí công vô tư, biết gạt bỏ tị hiềm cá nhân, gia tộc vì vận mệnh của muôn dân giang sơn.

- Ghi bảng tên câu chuyện. * Kể chuyện

- Yêu cầu quan sát tranh minh hoạ và đọc thầm các gợi ý của bài KC trong SGK.

+ Kể lần 1 kết hợp với việc giải thích các từ: tị hiềm, Quốc công Tiết chế, Chăm-pa, sát Thát

và treo lược đồ quan hệ gia tộc đồng thời giới thiệu 3 nhân vật: Trần Quốc Tuấn, Trần Quang

- Hát vui.

- HS được chỉ định kể theo yêu cầu.

- Nhắc tên câu chuyện.

- Quan sát tranh và tiếp nối nhau đọc. - Lắng nghe và chú ý.

Khải, Trần Nhân Tông.

+ Kể lần 2, kết hợp với tranh minh hoạ.

* Hướng dẫn kể chuyện, trao đổi ý nghĩa

câu chuyện

- Yêu cầu lần lượt đọc từng yêu cầu của bài tập.

- Nhắc HS kết hợp KC với trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

a) Kể chuyện theo nhóm

- Yêu cầu từng cặp kể cho nhau nghe. Mỗi em kể theo 2 tranh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Yêu cầu kể toàn bộ câu chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

b) Thi KC trước lớp

- Treo tranh lên bảng, yêu cầu từng nhóm HS tiếp nối nhau thi kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.

- Yêu cầu 2 HS kể toàn bộ câu chuyện.

- Yêu cầu trao đổi nội dung ý nghĩa câu chuyện.

- Nhận xét, bình chọn HS kể hay, tự nhiên; bạn nêu câu hỏi hay và bạn hiểu chuyện nhất. 4/ Củng cố

- Yêu cầu nhắc ý nghĩa câu chuyện.

- Với tấm lòng chí công vô tư, biết gạt bỏ tị hiềm cá nhân, gia tộc vì vận mệnh của đất nước, muôn dân Trần Hưng Đạo đã có công giúp các vua nhà Trần đánh tan các cuộc xâm lược vủa giặc Nguyên.

5/ Dặn dò

- Nhận xét tiết học.

- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Đọc trước đề bài và gợi ý của tiết kể chuyện tuần 26.

- Nghe, kết hợp quan sát tranh.

- Tiếp nối nhau đọc. - Chú ý .

- Hai bạn ngồi cạnh kể cho nhau nghe theo yêu cầu.

- Kể toàn bộ câu chuyện, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- Tiếp nối nhau kể.

- Xung phong kể, lớp chú ý lắng nghe. - Lớp tiếp nối nhau trao đổi.

- Nhận xét, bình chọn.

- Tiếp nối nhau nhắc lại.

=======================================================

Ngày soạn : Ngày dạy

TUẦN: 26TIẾT: 26 TIẾT: 26

KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC

I/ Mục đích yêu cầu

-Kể lại được câu chuyện đã nghe , đã đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam; hiểu nội dung chính của câu chuyện

II/ Đồ dùng dạy học

- Sưu tầm một số sách, truyện, báo viết về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

III/ Hoạt động dạy học

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

1/ Ổn định (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2/ Kiểm tra bài cũ

- Yêu cầu kể lại 1-2 đoạn của câu chuyện Vì muôn

dân và nêu ý nghĩa câu chuyện.

- Nhận xét, ghi điểm. 3/ Bài mới

- Giới thiệu: Trong tiết học này, các em tự kể những câu chuyện mình đã được nghe, được đọc về truyền thống hiếu học hoặc truyền thống đoàn kết của dân tộc.

- Ghi bảng tựa bài.

* Hướng dẫn HS kể chuyện a) Hướng dẫn hiểu yêu của đề.

- Ghi bảng đề bài và gạch chân từ ngữ: đã nghe, đã

đọc, truyền thống hiếu học, truyền thống đoàn kết.

- Yêu cầu lần lượt đọc các gợi ý 1, 2, 3, 4. - Hướng dẫn:

+ Chọn câu chuyện em đã đọc hoặc đã nghe ai đó kể.

+ Một số truyện nêu trong gợi ý 1 là những gợi ý để các em hiểu yêu cầu của đề bài.

- Yêu cầu giới câu chuyện sẽ kể và cho biết đó là câu chuyện về ai.

b) Thực hành kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu

chuyện

- Yêu cầu kể chuyện theo cặp và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.

- Tổ chức thi KC trước lớp:

+ Chỉ định HS có trình độ tương đương thi kể. + Yêu cầu lớp nêu câu hỏi chất vấn để trao đổi nội dung, ý nghĩa câu chuyện với người kể.

+ Viết tên HS tham gia thi kể và tên truyện được kể lên bảng.

- Nhận xét và tính điểm theo tiêu chuẩn: + Nội dung câu chuyện.

+ Cách kể chuyện.

+ Khả năng hiểu chuyện của người kể.

- Tuyên dương HS có câu chuyện hay nhất, kể chuyện tự nhiên nhất, bạn đặtt câu hỏi thú vị nhất. 4/ Củng cố

Dân tộc ta có biết bao truyền thống tốt đẹp. Các truyền thống đó góp phần làm nên tính cách và con người Việt Nam. Trong đó, truyền thống hiếu học và truyền thống đoàn kết đã làm cho đất nước ta ngày càng vươn lên. 5/ Dặn dò - Nhận xét tiết học. - Hát vui. - HS được chỉ định thực hiện. - Nhắc tựa bài.

- Tiếp nối nhau đọc đề bài và chú ý để xác định đúng yêu cầu.

- Tiếp nối nhau đọc. - Chú ý.

- Tiếp nối nhau giới thiệu.

- Hai bạn ngồi cùng bàn thực hiện theo yêu cầu.

- Xung phong thi kể.

- Lớp nêu câu hỏi, HS kể chuyện trả lời. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chú ý.

- Kể lại câu chuyện cho người thân nghe.

- Đọc trước đề bài và gợi ý của tiết KC được chứng kiến hoặc tham gia tuần 27.

============================================================ Ngày soạn : Ngày dạy Ngày soạn : Ngày dạy

TUẦN: 27

Một phần của tài liệu kechuyen lọp (Trang 34)