sử dụng các công cụ spc thích hợp để xác định và phân tích các vấn đề chất lượng tại công ty cổ phần kyvy

77 803 13
sử dụng các công cụ spc thích hợp để xác định và phân tích các vấn đề chất lượng tại công ty cổ phần kyvy

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH MÔN: QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG GVHD : TS. Ngô Thị Ánh LỚP : ĐÊM 5 – Cao Học QTKD KHÓA : K22 NHÓM : 04 Danh sách nhóm 04: 1. Nguyễn Duy Minh 6. Trịnh Công Lâm 2. Trương Thành Long 7. Phạm Thị Mai 3. Nguyễn Thị Mỹ Linh 8. Hồ Y Vân 4. Phan Thị Thu Liễu 9. Nguyễn Hồng Kỳ 5 5. Nguyễn Duy Cường 10. Nguyễn Như Long TP. HCM, Tháng 09/2013 ĐỀ TÀI: SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ SPC THÍCH HỢP ĐỂ XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ CHẤT LƯỢNG T ẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KYVY MỤC LỤC ĐỀ MỤC Trang CHƯƠNG I PHẦN MỞ ĐẦU 1 1.1. LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 3 1.3. PHẠM VI THỰC HIỆN 4 1.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 4 1.5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI 4 CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT VỀ CÁC CÔNG CỤ THỐNG KÊ 5 2.1. LÝ THUYẾT VỀ SẢN PHẨM KHÔNG PHÙ HỢP 5 2.2. LÝ THUYẾT VỀ CÁC CÔNG CỤ THỐNG KÊ 6 2.2.1 Lưu đồ (FLOWCHARTS) 6 2.2.2 Bảng kiểm tra (CHECK SHEETS) 8 2.2.3 Biểu đồ tần số (Histogram) 9 2.2.4 Biểu đồ PARETO 10 2.2.5 Biểu đồ nhân quả (CAUSES AND EFFECT DIAGRAMS) 12 2.2.6 Biểu đồ phân tán (Scatter Diagram) 15 2.2.7 Biểu đồ kiểm soát (Control Chart) 16 CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN – THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HIỆN TẠI Ở CÔNG TY 19 3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY 19 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 19 3.1.2 Tổng quan về thị trường sản phẩm tã giấy 21 3.1.3 Các dòng sản phẩm chính của công ty 21 3.1.4 Cơ cấu tổ chức và nhân sự 22 3.1.5 Quy trình sản xuất sản phẩm tã giấy 23 3.1.6 Tình hình hoạt động kinh doanh 24 3.1.7 Thuận lợi và khó khăn chung của công ty 25 3.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG HIỆN TẠI 26 3.2.1 Tiêu chuẩn đánh giá nguyên vật liệu 26 3.2.2 Quy trình kiểm soát chất lượng bộ phận KCS của nhà máy 28 3.2.3 Quy trình kiểm soát chất lượng của bộ phận KCS công ty 30 3.2.4. Các tiêu chí lấy mẫu và kích cỡ mẫu để kiểm tra 31 3.2.5 Tình hình chất lượng sản phẩm tại nhà máy 33 3.2.6 Tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm tã giấy 35 3.2.7 Tìm hiểu các lỗi và cách xử lý trên dây chuyền sản xuất tã giấy của nhà máy 36 CHƯƠNG 4 NHẬN DIỆN – PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RA LỖI SẢN PHẨM 38 4.1. NHẬN DIỆN CÁC DẠNG LỖI QUAN TRỌNG 38 4.1.1 Tã giấy BINBIN 40 4.1.2 Tã giấy BINO 44 4.1.3. Tã giấy KYHOPE 47 4.2 PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY LỖI 50 4.2.1. Vấn đề về lỗi đề máy 52 4.2.2 Vấn đề về lỗi cuộn và mất ADL 56 4.2.3 Vấn đề về lỗi kẹt Pulp 57 4.2.4 Điều tra nguyên nhân cốt lõi 59 CHƯƠNG 5 XÂY DỰNG GIẢI PHÁP 64 5.1 Giải pháp lỗi đề máy 64 5.2 Giải pháp lỗi kẹt Pulp, cuộn và đứt ADL 65 5.3 Các giải pháp chung 65 CHƯƠNG 6 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ - HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI 68 PHỤ LỤC 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO 74 Chương 1: Phần mở đầu 1 CHƯƠNG I PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố cạnh tranh then chốt ngày nay của các doanh nghiệp. Vì vậy, các ngành sản xuất tập trung nhiều lao động muốn đứng vững trên thị trường buộc phải quan tâm đến vấn đề chất lượng, cải tiến chất lượng toàn diện, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, giảm thiểu đáng kể mức tồn kho không cần thiết. Từ đó tạo ra những sản phẩm chất lượng tốt với mức giá hợp lý, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa doanh nghiệp. Muốn vậy, cần có những chính sách, chiến lược về chất lượng, kiểm soát chất lượng tại các doanh nghiệp nhằm xây dựng một hệ thống tiêu chí đánh giá, theo dõi kết quả chất lượng tại doanh nghiệp. Theo quan sát của nhóm, sản phẩm tã giấy sản xuất còn có nhiều lỗi và phế phẩm. Các lỗi này lặp lại thường xuyên nhưng vẫn chưa có giải pháp để giải quyết hiệu quả, chính điều này ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất cũng như chất lượng của sản phẩm. Vậy đâu là nguyên nhân và liệu có giải pháp nào có thể khắc phục hay hạn chế đến mức thấp nhất các lỗi này hay không?. Thông thường để đáp ứng yêu cầu sản xuất liên tục cũng như chất lượng sản phẩm tốt thì nguồn nguyên vật liệu đầu vào phải luôn luôn được đảm bảo. Để tránh sản phẩm hư hỏng số lượng nhiều, và kịp thời khắc phục sự cố xảy ra, thì việc kiểm tra chất lượng theo quy trình từ đầu chuyền đến khi hoàn thành sản phẩm là một phương pháp lựa chọn rất tốt. Có nghĩa là phòng tránh sẽ tốt hơn là tìm cách xử lý sản phẩm đã hư hỏng, đó là cách nhằm giảm hao phí và nâng cao năng lực sản xuất. Các lỗi sản phẩm thường xuyên xảy ra trong các lô hàng sản phẩm tã giấy (số liệu thống kê trong vòng 4 tháng 5, 6, 7, 8 năm 2013) tại nhà máy của công ty cổ phần KYVY. Bảng 1.1: Các loại dạng lỗi của sản phẩm tã giấy TÊN LỖI SẢN PHẨM Đề máy Đứt và chập thun 2 sợi Đứt và lệch màng PE film Cuộn, mất ADL Kẹt pulp Đứt giấy Tissue Mất Tape Lệch, mất Frontal Lệch màng NW 330 Lệch màng NW 280 Nghẹt, mất sap Đứt thun 3 sợi Khác (keo dán…) Phần trăm tỉ lệ sản phẩm không phù hợp của các lô hàng sản xuất trong thời gian 4 tháng (5, 6, 7, 8 năm 2013) tại nhà máy của công ty cổ phần KYVY. Kế hoạch sản xuất của công ty ở mức sản phẩm không phù hợp là 4% nhưng các thống kê bên dưới cho thấy rằng tỉ lệ các phần trăm này luôn vượt, và thậm chí có những lô cao hơn 4% rất nhiều. Chương 1: Phần mở đầu 2 Hình 1.1: Biểu đồ tỉ lệ sản phẩm không phù hợp của tã giấy BINBIN Biểu đồ trên cho ta thấy tỉ lệ sản phẩm tã giấy BINBIN không phù hợp ở mức cao và có sự khác biệt giữa các lô sản xuất. Hầu hết tỉ lệ sản phẩm không phù hợp ở các lô hàng này đều trên 4%. Hình 1.2: Biểu đồ tỉ lệ sản phẩm không phù hợp của tã giấy BINO Tỉ lệ sản phẩm không phù hợp của tã giấy BINO ở biểu đồ trên cũng khá cao và có sự chênh lệch tương đối lớn giữa các lô sản xuất. Hình 1.3: Biểu đồ tỉ lệ sản phẩm không phù hợp của tã giấy KYHOPE (Nguồn: Bộ phận sản xuất của nhà máy) Tỉ lệ sản phẩm không phù hợp của tã giấy BINBIN 6.7% 11.6% 4.4% 10.3% 4.5% 3.9% 0.0% 2.0% 4.0% 6.0% 8.0% 10.0% 12.0% 14.0% Lô 033 Lô 034 Lô 044 Lô 049 Lô 050 Lô 051 Loại lô Phần trăm (%) Tỉ lệ sản phẩm không phù hợp của tã giấy BINO 13.1% 7.9% 4.4% 14.8% 8.2% 4.7% 7.8% 10.4% 0.0% 2.0% 4.0% 6.0% 8.0% 10.0% 12.0% 14.0% 16.0% Lô 035 Lô 036 Lô 037 Lô 039 Lô 040 Lô 045 Lô 046 Lô 048 Loại lô Phần trăm (%) Tỉ lệ sản phẩm không phù hợp của tã giấy KYHOPE 10.7% 6.9% 7.5% 0.0% 2.0% 4.0% 6.0% 8.0% 10.0% 12.0% Lô 038 Lô 042 Lô 043 Loại lô Phần trăm (%) Chương 1: Phần mở đầu 3 Sản phẩm tã giấy KYHOPE thường chỉ sản xuất mỗi tháng một lô, trên đây là số liệu thống kê của tã KYHOPE. Tỉ lệ sản phẩm không phù hợp cũng tương đối cao điều này gây ra một sự lãng phí là khá lớn. Theo thống kê, doanh số hiện tại của công ty phụ thuộc chính vào sản phẩm tã giấy (với hơn 80% doanh thu của công ty). Do vậy việc cải thiện nâng cao chất lượng sản phẩm tối thiểu hóa các lãng phí không cần thiết sẽ tạo cho công ty có lợi thế cạnh tranh vững chắc hơn cũng như doanh thu sẽ được tăng lên. Dưới đây là biểu đồ doanh số các sản phẩm của công ty trong năm 2012. Doanh số các loại sản phẩm 43% 14% 25% 8% 10% BINBIN BINO KYHOPE HAPPY KHĂN ƯỚT Hình 1.4: Biểu đồ phần trăm doanh số các loại sản phẩm (Nguồn: Phòng Sale & Marketing) Thông thường người ta hay phạm sai lầm khi cho rằng chất lượng không thể đo được, không thể nắm bắt được một cách rõ ràng. Điều này khiến cho nhiều người cảm thấy bất lực trước các vấn đề về chất lượng. Trong thực tế, chất lượng có thể đo, lượng hóa bằng tiền. Đó là toàn bộ các chi phí nảy sinh do sử dụng không hợp lý các nguồn lực của doanh nghiệp cũng như những thiệt hại nảy sinh khi chất lượng không thỏa mãn. Chất lượng còn tính đến cả các chi phí đầu tư để đạt mục tiêu chất lượng của doanh nghiệp nữa. Vì vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải kiểm tra được vấn đề chất lượng tại doanh nghiệp mình. Với những lý do ở trên, đề tài: “Sử dụng các công cụ SPC thích hợp để xác định và phân tích các vấn đề chất lượng tại công ty cổ phần KYVY” được thực hiện nhằm góp phần giải quyết hiệu quả những vấn đề hiện tại và nâng cao vị thế của công ty. 1.2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài: “Sử dụng các công cụ SPC thích hợp để xác định và phân tích các vấn đề chất lượng tại công ty cổ phần KYVY” được thực hiện nhằm:  Phân tích thực trạng quản lý chất lượng tại công ty.  Xác định, nhận dạng các lỗi quan trọng không phù hợp.  Phân tích và tìm ra nguyên nhân cốt lõi của vấn đề.  Xây dựng một số giải pháp nhằm hạn chế tỉ lệ sản phẩm không phù hợp này. Chương 1: Phần mở đầu 4 1.3. PHẠM VI THỰC HIỆN Chất lượng là một phạm trù rất rộng như chất lượng trong quá trình sản xuất, chất lượng về thiết kế hoặc tái thiết kế, chất lượng về dịch vụ. Đề tài nhóm thực hiện trong phạm vi là chất lượng trong quá trình sản xuất. Công ty có nhiều loại sản phẩm khác nhau do vậy nhóm sẽ thực hiện đề tài về sản phẩm tã giấy (gồm BINBIN, BINO, KYHOPE), các sản phẩm này đều sử dụng cùng một dây chuyền sản xuất. 1.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN Để hoàn thành đề tài này, nhóm sẽ áp dụng phương pháp thu thập thông tin, tổng hợp, thống kê phân tích kết hợp với nghiên cứu thực tế tại doanh nghiệp cũng như là thảo luận với các anh/chị công nhân viên, các bộ phận có liên quan của công ty. Các bước thực hiện đề tài 1.5. Ý NGHĨA ĐỀ TÀI Đối với công ty  Đề tài là cơ sở giúp cho các nhà quản lý công ty xác định chính xác các nguyên nhân chính gây ra sản phẩm không phù hợp.  Nâng cao khả năng cạnh tranh của thương hiệu sản phẩm trên thị trường.  Mang lại những giải pháp mới mẻ trong việc tạo ra sản phẩm chất lượng cao và hạn chế lãng phí. Đối với bản thân nhóm  Xây dựng tư duy hình thành và giải quyết vấn đề thực tế.  Kết hợp năng lực chuyên môn với kỹ năng quản lý, định hướng nghề nghiệp cho tương lai. Phân tích thực trạng chất lượng tại công ty Thu thập, tổng hợp số liệu, thông tin. Sử dụng biểu đồ Pareto, biểu đồ nhân quả Xác định các nguyên nhân quan trọng gây ra lỗi. Xây dựng và kiểm nghiệm tính khả thi của giải pháp. Chương 1: Phần mở đầu 5 CHƯƠNG 2: LÝ THUYẾT VỀ CÁC CÔNG CỤ THỐNG KÊ 2.1. LÝ THUYẾT VỀ SẢN PHẨM KHÔNG PHÙ HỢP Sự không phù hợp là sự không đáp ứng một yêu cầu, sự không phù hợp được hiểu bao gồm các sản phẩm không phù hợp (là các sai lỗi, sai sót, nhầm lẫn hay thiếu sót trong các văn bản trả lời, giấy phép, ), là sự chưa đáp ứng và thỏa mãn các yêu cầu như: yêu cầu của khách hàng, của cấp trên, của đơn vị, quy trình, quy định, các chỉ tiêu quản lý, mục tiêu quản lý Sự không phù hợp lớn là sự không phù hợp mang tính hệ thống  Lặp đi lặp lại nhiều lần, liên quan đến nhiều bộ phận, đơn vị.  Liên quan đến cơ cấu tổ chức và quản lý của tổ chức  Ảnh hưởng lớn và trực tiếp đến chính sách, hình ảnh, chiến lược phát triển và chất lượng cung cấp sản phẩm, dịch vụ của tổ chức. Sự không phù hợp nhỏ là sự không phù hợp mang tính đơn lẻ. (Nguồn: cục quản lý xây dựng công trình – bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn - http://www.xdcb.vn) Sản phẩm không phù hợp là sản phẩm không đáp ứng một yêu cầu nào đó. Yêu cầu này có thể là của nhà sản xuất, khách hàng… (Nguồn: Đoàn Hùng Dũng, 2000 tài liệu giảng dạy ISO 9001:2000) Các quan điểm khác nhau về sản phẩm không phù hợp Quan niệm cổ điển Theo quan điểm cổ điển, một sản phẩm được xem là đạt chất lượng phù hợp khi các đặc tính của nó phù hợp với một tiêu chuẩn hay một quy định kỹ thuật. Hình 2.1: Quan điểm cổ điển về chất lượng sản phẩm phù hợp Như vậy sản phẩm không phù hợp sẽ là: Hình 2.2: Quan điểm cổ điển về chất lượng sản phẩm không phù hợp (Nguồn: Đoàn Hùng Dũng, 2000 tài liệu giảng dạy ISO 9001:2000) Với quan điểm trên, để đạt được sản phẩm phù hợp, các nhà sản xuất thường có khuynh hướng chú trọng vào việc ngày càng nâng cao yếu tố kỹ thuật của sản phẩm. Khi nói đến SẢN PHẨM TIÊU CHUẨN HAY QUY Đ ỊNH PHÙ HỢP SẢN PHẨM KHÔNG PHÙ H ỢP TIÊU CHUẨN HAY QUY Đ ỊNH KHÔNG PHÙ HỢP Chương 1: Phần mở đầu 6 quản lý chất lượng thường chú trọng đến hoạt động kỹ thuật và kiểm soát chất lượng (KCS) là chủ yếu. Tuy nhiên, khi các nhà cung cấp của thị trường phát triển thì người tiêu dùng càng có xu hướng đòi hỏi, yêu cầu nhiều tính năng của sản phẩm, so sánh và lựa chọn khắc khe hơn. Do đó quan điểm chất lượng này dần trở nên không phù hợp. Quan điểm hiện đại Nhận thức được những thay đổi, các nhà quản trị và kinh doanh đã tìm thấy một quan điểm mới về chất lượng: “Sản phẩm được xem là đạt chất lượng khi nó thỏa mãn nhu cầu khách hàng”. Hình 2.3: Quan điểm hiện đại về chất lượng sản phẩm phù hợp Hình 2.4: Quan điểm hiện đại về chất lượng sản phẩm không phù hợp (Nguồn: Đoàn Hùng Dũng, 2000 tài liệu giảng dạy ISO 9001:2000) 2.2 LÝ THUYẾT VỀ CÁC CÔNG CỤ THỐNG KÊ Kiểm soát quá trình thống kê là việc áp dụng các phương pháp thống kê để thu thập, phân tích dữ liệu chính xác, kịp thời nhằm theo dõi, kiểm soát, cải tiến quá trình hoạt động của tổ chức bằng cách giảm các biến động của nó. Chúng ta cần có tư duy về thống kê bởi vì tư duy về thống kê là chìa khóa để phát triển cho năng lực quản lý bằng dữ liệu, sự kiện hơn là bằng sự phỏng đoán hay quan điểm chủ quan. 2.2.1 Lưu đồ (FLOWCHARTS) Là dạng biểu đồ mô tả quá trình bằng cách sử dụng các hình ảnh hoặc kí hiệu kỹ thuật để cung cấp sự hiểu biết đầy đủ về đầu vào, đầu ra và dòng chảy của quá trình tạo điều kiện cho việc xác định các vấn đề cần giải quyết. SẢN PHẨM MONG ĐỢI CỦA KHÁCH HÀNG TIÊU CHUẨN HAY QUY Đ ỊNH TH ỎA MÃN SẢN PHẨM KHÔNG PHÙ H ỢP MONG ĐỢI CỦA KHÁCH HÀNG TIÊU CHUẨN HAY QUY Đ ỊNH KHÔNG TH ỎA MÃN Chương 1: Phần mở đầu 7 Có 2 dạng lưu đồ chính là dạng mô tả và dạng phân tích.  Lưu đồ dạng mô tả: Bắt đầu với đầu vào và kết thúc với đầu ra, chúng được dùng để cung cấp thông tin và như là một hướng dẫn để thực hiện quá trình sản xuất.  Lưu đồ dạng phân tích: Cung cấp chi tiết về số lượng liên quan đến các thành phần của quá trình được trình bày dưới dạng kí hiệu (biểu tượng) của quá trình. Người ta thường dùng lưu đồ dạng phân tích để so sánh các quá trình với nhau và đưa ra các cải tiến thích hợp. 2.2.1.1 Nguyên tắc vẽ lưu đồ Mỗi quá trình đều nhận những sản phẩm và dịch vụ đầu ra từ nhà cung cấp và cung cấp những sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng. Việc xây dựng lưu đồ tuân theo các nguyên tắc sau:  Nguyên tắc 1: Người thiết lập lưu đồ phải là người liên quan trực tiếp đến quá trình  Nguyên tắc 2: Tất cả các thành viên của nhóm đều phải tham gia thiết lập lưu đồ.  Nguyên tắc 3: Mọi dữ liệu đều phải trình bày rõ ràng để mọi người dễ hiểu và có thể thấy dễ dàng.  Nguyên tắc 4: Cần bố trí đủ thơi gian để xây dựng lưu đồ  Nguyên tắc 5: Mọi người càng đặt nhiều câu hỏi càng tốt. Các câu hỏi rất quan trọng trong tiến trình xây dựng lưu đồ. 2.2.1.2 Các bước cơ bản để thiết lập lưu đồ  Bước 1: Xác định sự bắt đầu và kết thúc của quá trình  Bước 2: Xác định các bước trong quá trình (hoạt động, quyết định, đầu vào, đầu ra)  Bước 3: Thiết lập biểu đồ tiến trình  Bước 4: Xem xét lại biểu đồ tiến trình cùng với những người liên quan đến quá trình  Bước 5: Thẩm tra, cải tiến lưu đồ dựa trên sự xem xét lại  Bước 6: Ghi ngày lập để tham khảo và sử dụng trong tương lai. (như một hồ sơ về quá trình hoạt động thực sự như thế nào và cũng có thể được sử dụng để xác định cơ hội cho việc cải tiến) 2.2.1.3 Ví dụ về lưu đồ [...]... mới chỉ giúp xác định các nguyên nhân có thể gây ra vấn đề chất lượng, chứ chưa giúp chỉ ra nguyên nhân gốc rễ (nguyên nhân thực sự) của một vấn đề chất lượng cụ thể Do đó bước tiếp theo chúng ta phải tìm ra các nguyên nhân gốc rễ để đưa ra những giải pháp hiệu quả nhằm không cho những vấn đề chất lượng này xảy ra lăp lại 13 Chương 1: Phần mở đầu Dưới đây là hình mô tả quy trình xác định các nguyên nhân... đường nối Biểu đồ phân tán chỉ ra mối quan hệ giữa 2 nhân tố Để giải quyết các vấn đề và xác định điều kiện tối ưu bằng cách phân tích định lượng mối quan hệ nhân quả giữa các biến số của 2 nhân tố này Biểu đồ phân tán dùng để phát hiện trình bày các mối quan hệ giữa hai bội số liệu có liên hệ hoặc để xác nhận/ bác bỏ mối quan hệ đoán trước giữa 2 bội số liên hệ Dựa vào việc phân tích biểu đồ có thể... có một trong các lỗi xảy ra thì người kiểm tra này sẽ bấm còi và công nhân đứng tại các cụm máy sẽ xử lý ngay các lỗi này Và sản phẩm lỗi từ lúc phát hiện đến khi công nhân sửa xong sẽ được loại ra ngoài và sẽ qua một khâu kiểm tra chất lượng để xác định lượng sản phẩm này có thể sử dụng được thành loại 2 hay phải đem tái chế Sau khi qua công đoạn kiểm tra trên đạt yêu cầu thì sẽ đến công đoạn KCS... các sản phẩm chăm sóc bà mẹ và trẻ em Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần KYVY Tên giao dịch nước ngoài: KYVY CORPORATION Văn phòng giao dịch chính: 421/16A Sư Vạn Hạnh nối dài, phường 12, quận 10 Nhà máy: Đường số 8, Lô II-7, nhóm CN II, KCN Tân Bình Email: bino @kyvy. com.vn Website: www .kyvy. com.vn Cùng với văn phòng chính, công ty cổ phần KYVY còn có nhà máy tại khu công nghiệp tân bình Tp HCM và các. .. quán và tạo điều kiện cho việc kiểm soát quá trình và phân tích vấn đề Bảng kiểm tra, đôi khi còn gọi là bảng kê, được xem như công cụ chính để thu thập dữ liệu Mục đích quan trọng của bảng kiểm tra là làm cho người sử dụng thu thập và tổ chức dữ liệu một cách hiệu quả và dễ phân tích Các dạng bảng thu thập dữ liệu:  Bảng kiểm tra phân loại: Dùng để phân loại theo đặc điểm như là lỗi hay khuyết tật... các nguyên nhân gốc rễ và phân tích các vấn đề lặp đi lặp lại Giả thuyết Nghiên cứu Các công cụ Thiết lập ưu tiên thống kê cơ bản thiết kế Chọn các nguyên Xác định các dữ nhân có khả năng liệu nào sẽ thể Phân tích dữ Thu thập dữ xảy ra nhất Đánh hiện các nguyên liệu phù hợp liệu giá mỗi nguyên nhân có thể xảy ra nhân dựa trên đặc này là nguyên tính của sự cố nhân thực sự Sai Các nguyên nhân này là... được tự động một phần và các công đoạn còn lại làm thủ công Do đó công ty cần có 20 Chương 3: Tổng quan – thực trạng công ty một lực lượng lao động lớn để thực hiện các công đoạn còn lại của quy trình sản xuất các sản phẩm mới 3.1.2 Tổng quan về thị trường sản phẩm tã giấy Thị trường sản phẩm tã giấy phân thành nhiều phân khúc khác nhau và người tiêu dùng hiện nay có khá nhiều lựa chọn để có thể tìm kiếm... loại bỏ các vấn đề bằng cách ngăn chặn các nguyên nhân của chúng và chúng cũng rất hữu ích để hiểu tác động giữa các yếu tố trong quá trình 2.2.5.1 Các dạng biểu đồ nhân quả Biểu đồ nhân quả dạng 5M Sử dụng những yếu tố đặc trưng như phương pháp, máy móc, con người, nguyên vật liệu, đo lường và môi trường làm việc nhằm xác định tất cả các nguyên nhân dẫn đến vấn đề cũng như mối liên kết giữa các nguyên... tại thành phố lớn: Hà Nội, Đà Nẵng Sau quá trình chuẩn bị cho các hoạt động nghiên cứu thị trường, thiết lập hệ thống phân phối và quảng bá thì đến tháng 7-2001, công ty cho ra đời sản phẩm đầu tiên với thương hiệu là BINO BINO với chất lượng và giá cả phù hợp đã gặt hái được thành công và khẳng định được vị trí thương hiệu của công ty trong lòng người tiêu dùng Liên tục trong những năm tiếp theo công. .. của vấn đề (thu thập qua phiếu kiểm tra) Biểu đồ phân bố tần suất hay còn gọi là biểu đồ mật độ phân bố là một dạng biểu đồ cột 9 Chương 1: Phần mở đầu đơn giản dùng để đo tần số xuất hiện của một vấn đề nào đó, cho ta thấy rõ hình ảnh sự thay đổi, biến động của một tập dữ liệu Để thiết lập biểu đồ mật độ phân bố , cần phân đoạn các dữ liệu Các phân đoạn dữ liệu phải bao hàm toàn bộ các điểm dữ liệu và . CỦA ĐỀ TÀI Đề tài: Sử dụng các công cụ SPC thích hợp để xác định và phân tích các vấn đề chất lượng tại công ty cổ phần KYVY được thực hiện nhằm:  Phân tích thực trạng quản lý chất lượng tại. ĐỀ TÀI: SỬ DỤNG CÁC CÔNG CỤ SPC THÍCH HỢP ĐỂ XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN TÍCH CÁC VẤN ĐỀ CHẤT LƯỢNG T ẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KYVY MỤC LỤC ĐỀ MỤC Trang CHƯƠNG I PHẦN MỞ ĐẦU 1 1.1. LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ. thích hợp để xác định và phân tích các vấn đề chất lượng tại công ty cổ phần KYVY được thực hiện nhằm góp phần giải quyết hiệu quả những vấn đề hiện tại và nâng cao vị thế của công ty. 1.2.

Ngày đăng: 10/02/2015, 10:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan