Những bài viết về nghiên cứu, phê bình mỹ thuật

Một phần của tài liệu Báo in Việt Nam với vấn đề nghiên cứu, phê bình mỹ thuật (Trang 51)

A .M mở đầu

2.1.2. Những bài viết về nghiên cứu, phê bình mỹ thuật

Với câu hỏi: Trong các bài viết về phê bình mỹ thuật, theo anh, chị thể loại nào chiếm số lượng nhiều nhất ? kết quả :

Câu hỏi Số người trả lời Tỷ lệ

Phờ bỡnh tỏc giả 42/250 16,8%

Phờ bỡnh tỏc phẩm 123/250 49,2%

Phờ bỡnh phũng tranh, TL 22/250 8,8%

Phờ bỡnh phong cỏch NT 73/250 29,2%

Thể loại phê bình tác phẩm được độc giả quan tâm nhất (49,2%), chiếm số lượng nhiều nhất trên mặt báo bởi chính tính riêng biệt của thể loại. TS nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng : “…khi nền báo chí Việt Nam đã phát triển đến hết thế kỷ XX và vắt sang thế kỷ XXI được mấy năm, rõ ràng phê bình văn học nghệ thuật đã trở thành một thể loại tác phẩm báo chí độc lập, nó không bị tình trạng có vẻ nhập nhằng chưa phân định ranh giới như ký báo chí và ký văn học như chúng ta vẫn thường thấy trong tình hình nghiên cứu báo chí hiện tại” [37, tr.54].

Có lẽ chính tính độc lập của tác phẩm báo chí hay nói cách khác, tính độc lập của tác phẩm phê bình nghệ thuật đã làm nên sự bứt phá nhất thời thu hút sự chú ý của công chúng. Và, phải thừa nhận một điều rằng tác giả của những bài viết phê bình tác phẩm thực sự là những người biết đưa ra đúng lúc những lời nhận xét, khen chê, phẩm bình về tác phẩm. Cũng theo TS Nguyễn Thị Minh Thái thì “tác phẩm báo chí nói chung, hay nói riêng, là tác phẩm báo chí viết, (văn bản truyền thông), trước hết, phải là tác phẩm thông tin và phải thông tin về cái mới…và cùng với sự ra đời của nghề báo, một nghề thông tin đặc thù, với chủ thể thông tin là nhà báo. Ngay từ buổi bình minh của nghề thông tin, câu hỏi triết học về nghề nghiệp của nó đã được xác lập : đó là câu hỏi : Cái gì mới?” [37, tr.55].

Vì vậy, bên cạnh tin, bài về hội thảo, hội nghị, tác giả, tác phẩm, báo chí còn có nhiều bài viết mang tính nghiên cứu, phê bình mỹ thuật. Nghiên cứu và phê bình mỹ thuật là hai trong nhiều hoạt động mỹ thuật nhằm xây dựng một ngành nghệ thuật mang tầm quốc gia. Nói về nghiên cứu, phê bình văn học nghệ thuật, trong đó có nghiên cứu, phê bình mỹ thuật, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCHTW Đảng khoá VIII nhấn mạnh: “Vai trò quan trọng của phê bình văn học nghệ thuật là đánh giá chính xác, tinh tường các gia trị cụ thể, phân tích các mặt đúng và sai, hay và dở, cái độc đáo, mới mẻ cũng như cái kém cỏi ở từng tác phẩm, tác giả, từ đó định hướng đúng đắn sáng tác, hướng dẫn tốt dư luận xã hội và thị hiếu của công chúng. Cần nâng cao chất lượng và phát huy tác dụng của phê bình văn học- nghệ thuật theo hướng đó” [40, tr.56]. Nói về vấn đề này, trong cuốn Giáo trình phê bình tác phẩm văn học nghệ thuật trên báo chí, TS Nghệ thuật học Nguyễn Thị Minh Thái cho rằng : “V.G.Biêlinxki đã viết rất chính xác: "Nhà triết học nói bằng phép tam đoạn luận, nhà thơ nói bằng các hình tượng và bức tranh... Nhà kinh tế - chính trị được vũ trang bằng các số liệu thống kê, dùng chứng minh để tác động tới người đọc và người nghe... Nhà thơ, được vũ trang bằng sự miêu tả sống động và rõ nét, tác động tới trí tưởng tượng của bạn đọc bằng cách trình bày hiện thực trong một bức tranh chân thực... Một người chứng minh, một người trình bày, và cả hai đều

thuyết phục, chỉ có khác là một đằng thì bằng các kết luận logic, một đằng bằng các bức tranh " [37, tr.50].

+ Về nghiên cứu mỹ thuật : Sự lựa chọn các bài viết mang tính nghiên cứu về mỹ thuật trên các báo cho thấy, việc chuyển tải các vấn đề nghiên cứu mỹ thuật đòi hỏi một sự lựa chọn khá gắt gao trong đề tài. Nhận định về tình hình nghiên cứu mỹ thuật, PGS, nhà nghiên cứu mỹ thuật Chu Quang Trứ chỉ ra rằng : “Vào khoảng chuyển tiếp của hai thế kỷ XIX-XX, xã hội quân chủ Việt Nam bị bức cúôn vào vòng xoáy của chủ nghĩa tư bản, dưới con mắt của các học giả phương Tây, đã dần nảy sinh và phát triển cả hai quá trình nghiên cứu và sáng tác theo quan điểm khoa học có tính hàn lâm.

Bên tuyến sáng tác, sự chuyển mình ở giai đoạn này có tính tự phát, nhưng từ năm 1924 khi Nhà nước bảo hộ Pháp ra Nghị định thành lập Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương thì đã nhanh chóng mang tính tự giác, sớm có thành tựu rạng rỡ với những bước tiến bám theo tiến trình đi lên của đất nước. Còn tuyến nghiên cứu (bao gồm cả sưu tầm, phê bình và lý luận) từ chỗ đi theo văn hoá đến tách ra thành một ngành riêng, cũng có những cái mốc chính quy hoá như thành lập Viện Nghiên cứu Mỹ thuật thuộc Bộ VH, Ban/Ngành nghiên cứu-lý luận-phê bình thuộc Hội Mỹ thuật, Khoa lý luận và Lịch sử Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội và Phòng quản lý khoa học thuộc một số trường Đại học Mỹ thuật…nhưng mọi hoạt động cả trăm năm qua vẫn còn nặng tính tự phát hơn là tự giác, và do đó thành tựu còn rất hạn chế” [44,tr.193]

Vấn đề nghiên cứu mỹ thuật được khá nhiều báo, tạp chí đề cập. Có thể thấy điều đó trong bài Mỹ thuật đương đại Việt Nam đang ở đâu? của Bùi Như Hương [44, tr.44]. Trong bài viết này, tác giả đưa ra nhận định “Mỹ thuật VN đương đại bị mang tiếng là chiết trung hoài niệm vu vơ, xa rời thực tế, giả tạo tình cảm. Đáng buồn hơn là do thiếu nội dung tư tưởng mà nhiều người luẩn quẩn sa vào đề tài “ân dương phồn thực” giả danh, thô lậu, lại cứ tưởng rằng chỉ có thế mới là hay là đẹp. Ngay cả khi có tiền đầu tư làm tượng đài ở những nơi công cộng, thi thố quốc tế, nghệ sĩ Việt Nam cũng không nghĩ được gì khá hơn ngoài những “nhuỵ hoa, mầm sống, tình yêu” đam chồi nảy lộc… Một bộ phận khác của mỹ thuật đương đại là những nghệ sĩ cấp tiến, hoà nhập nhanh chóng vào dòng nghệ thuật đương đại quốc tế. Nghệ thuật này có thế mạnh ở chỗ rất cập nhạt và hiện thực, dễ dàng đề cập tới những vấn đề phức tạp, nóng bỏng của xã hội, kể cả xấu xa lẫn đẹp đẽ, dễ chuyển tải các thông điệp tư tưởng, bức xúc của con người. Song khó ở chỗ, hình thức mới này chưa quen với con mắt duy mỹ, chuộng cái đẹp truyền thống của người Việt”. Cũng nói về nghệ thuật đương đại, trong một bài viết khác có tên Mỹ thuật đương đại và sự chuyên nghiệp của người làm nghề [44, tr.60], nhà phê bình mỹ thuật Nguyễn Quân thẳng thắn bênh vực cho loại hình nghệ thuật mới mẻ này : “Tôi nghĩ các hình thức mới như nghệ thuật

sắp đặt và trình diễn…là thành phần văn hoá đô thị, là một phương tiện làm văn hoá của thế giới ngày nay. Nắm bắt càng nhanh,làm càng nhiều càng tốt. Chúng nói trực tiếp vào các vấn đề xã hội từ đói nghèo, môi trường, tai nạn giao thông đến lạm dụng phụ nữ, gian lận, tham nhũng…một cách khá mạnh mẽ. Chúng lại làm cho người xem không còn là người xem thụ động mà tham gia vào hoạt động nghệ thuật và “thắc mắc” nhiều hơn. Trần Lương, Trương Tân, Nguyễn Bảo Toàn, Đặng Thị Khuê hay Nguyễn Minh Thành, Lê Thừa Tiến, Công Khánh, Hoàng Ly…và nhiều người khác đã có những đóng góp đáng trân trọng”. Còn nhà phê bình mỹ thuật Lê Quốc Bảo lại tiếp cận vấn đề nghệ thuật hiện đại theo một hướng khác, trong bài nghiên cứu Mỹ thuật hiện đại VN – Một quan niệm, một cách nhìn, một cách tiếp cận [44, tr.82] nhìn nhận : “Một nền mỹ thuật lành mạnh là một nền mỹ thuật nhiều chiều, nhiều khuynh hướng và phong cách nghệ thuật. Nếu không muốn làm nghèo đời sống mỹ thuật của chúng ta, thì không nên và không được phép độc tôn một xu hướng, khuynh hướng, phong cách nghệ thuật nào! Buồn thay, không ít tác giả, nhất là các hoạ sĩ trẻ do không am hiểu tường tận các khuynh hướng nghệ thuật của cái gọi là “nghệ thuật thời thượng”, mà mình theo đuổi, sử dụng trong sáng tác, nên thường chỉ “trích ngang”, chỉ chớp lấy cái vỏ bề ngoài làm sao chiếm lĩnh được cái đẹp đích thực của nghệ thuật”. Cố nhà phê bình mỹ thuật Triều Dương trong một bài viết về Nghe nhìn hội hoạ hôm nay lại cho rằng : “Rõ ràng hội hoạ Việt Nam hôm nay đang có những bàn tay “vừa trừu tượng, vừa hiện thực” dẫn dắt, định hướng. Hoạ sĩ Trần Hữu Chất nhận định: “Hiện nay ta có hai xu hướng vẽ hướng nội và hướng ngoại. Người vẽ hướng ngoại chủ yếu là lực lượng trẻ, họ vẽ cho giải thưởng thường niên của cuộc thi do Tập đoàn Phillip Morris tài trợ-người tham gia đều tự nguyện- phải thừa nhận từ khi có ân cơi này, tranh của Việt Nam “vẽ như Tây” càng xa gốc Việt Nam càng được để ý hơn- Sự “Âu hoá” về nội dung và hình thức tranh trước sự khêu gợi tiền thưởng thoả nguyện ai? Hoạ sĩ Nguyễn Thủy Liên cũng có cùng nhận xét: “Có những cuộc thi mỹ thuật tạo ra những sân chơi riêng mà nhiều người tự hỏi :”Phải chăng đây

là sự dẫn dắt có chủ ý của những người giàu có với giới nghệ sĩ?...” [7, tr.22]. Nhà phê bình Nguyễn Hùng khi nói về mỹ thuật, thẳng thắn nhận định trong bài viết

Mấy suy nghĩ về mỹ thuật Hà Nội hôm nay, rằng : “Nhưng đằng sau những bản tổng kết thành tích lạc quan, mấy năm gần đây dư luận đã không ít người bày tỏ sự lo lắng: mỹ thuật đang mất dần đi bản sắc, kinh tế thị trường tạo sự phát triển tràn lan, xô bồ, những tác phẩm về các chủ đề trung tâm ngày một ít đi và không nâng cao về chất lượng, sự thương mại hoá nghệ thuật...” [42, tr 4]. Còn tác giả trẻ Trần Thị Biển lại nhận định về Mỹ thuật Thủ đô bằng một bài nghiên cứu khá công phu

Mỹ thuật Thủ đô 2004- bước tiến đáng kể, có đoạn : “Với các thế hệ hoạ sĩ, tụ hội tạo phòng tranh bằng bút pháp hiện thực, khai thác ở mọi khía cạnh để thể hiện lại dấu ấn về Hà Nội với cuộc kháng chiến vĩ đại và chiến thắng huy hoàng, mỗi hoạ sĩ đưa ra tác phẩm của mình một cách thể hiện rất riêng lấy chủ đề giải phóng Thủ đô để lồng vào tác phẩm của mình ngôn ngữ của hội hoạ hiện đại bằng những bố cục và phong cách sáng tác khác nhau” [42, tr.25].

+ Về phê bình mỹ thuật : Phê bình mỹ thuật được nhiều báo quan tâm. Tuy nhiên, không phải bài viết nào trên báo cũng thể hiện rõ và đầy đủ tính phê bình. Nhìn chung, công việc phê bình mỹ thuật đã và đang trong giai đoạn của một quá trình chuyển hoá từ việc phê bình theo phong cách truyền thống chuyển sang phê bình theo phong cách hiện đại. Trong những năm qua, công tác phê bình cũng có nhiều biến chuyển theo chiều hướng tích cực, tuy cũng còn những vấn đề cần phải xem xét. Một số bài trên báo chí đã thể hiện phần nào tính phê bình trong mỹ thuật thời gian qua được đánh giá cao. Ví dụ, PGS-PTS Nghệ thuật học Đỗ Bảo tiếp cận tác giả và tác phẩm ở góc độ phê bình với bài viết Thân phận phụ nữ qua tranh Phạm Anh Tuấn. Bài viết có đoạn “Lối bố cục trên tranh của Phạm Anh Tuấn không có không gian. Một dáng hình phụ nữ với những cử chỉ phản ánh một trạng thái khổ đau siêu thực và gợi cảm hơn là phản ánh nội tâm bộc lộ ra bên ngoài. Một chủ thể tồn tại trong sự cân đối hài hoà cả bố cục, góc tranh là một câu thơ được trích từ những bài thơ Đường luật để

gợi hứng cho nội dung ngữ nghĩa của tác phẩm hội hoạ. Một dáng hình phụ nữ với các đường lượn tuyệt mỹ hài hoà với thân hình, thể hiện cái đẹp đầy nữ tính, kết tinh được cả những đặc trưng của nghệ thuật hội hoạ hiện đại và cổ điển phương Đông. Một phong cách biểu hiện có sắc thái rõ rệt” [42, tr.4]. Tác giả Bùi Như Hương cảm nhận phong cách tác giả lại theo cách riêng : “Một điều dễ nhận thấy là nhiều tác giả tư duy hình tượng quá đơn giản, trực tiếp, theo lối tự nhiên chủ nghĩa: Đề tài lực lượng vũ trang tức là phải có xe tăng bắn máy bay, ô tô bốc cháy, đạn bắn như pháo hoa, hay ngược lại, là bộ đội hành quân hoặc nghỉ ngơi ca hát rất thanh thản, trữ tình...cho nên dù tranh có vẽ đẹp, vẽ kỹ, giỏi về hình và màu đến đâu thì cũng không có đủ độ sâu và độ mạnh về hình tượng”[42, tr.6]. Tác giả Trương Bé bộc lộ suy nghĩ Cảm nhận về nghệ thuật với một phong cách phê bình mang tinh thần chủ quan : “Đối với nghệ thuật, chúng tôi cho rằng : Tất cả những người nghệ sĩ đều chia sẻ một mục đích chung : Sáng tạo như một hành trình tìm kiếm cái đẹp. Dostoiepski nói : “Vẻ đẹp cứu rỗi thế giới”. Một tác phẩm thực thụ phải là kết quả của sự tổng hợp những kinh nghiệm sống, sự suy tưởng và niềm cảm hứng sáng tạo. Không có các yếu tố đó tác phẩm không có gì hơn là sự vô hồn. Sáng tạo một tác phẩm là khả năng cảm xúc, năng lực sáng tạo, chuyên môn tay nghề, kỹ năng, kỹ xảo, vật liệu…được biểu hiện dưới dạng tinh tuý nhất thuộc kho tàng các cảm xúc, trong một diện tích giới hạn” [44, tr.42]. Tác giả Đỗ Kim Cuông lại tỏ ra bức xúc với tình trạng phê bình văn học hiện nay bằng bài viết Nâng cao chất lượng phê bình văn học, nghệ thuật cho rằng : “Những người lãnh đạo các cơ quan báo chí có trang đăng tải các bài phê bình văn nghệ thực chất là những người làm công tác chỉ đạo và tổ chức trực tiếp một dạng hoạt động phê bình rất quan trọng và đang ngày càng giữ vị trí ưu thế, đó là phê bình viết, phê bình văn nghệ báo chí. Tuy nhiên, đã có không ít bài phê bình không được sự đồng tình của dư luận, làm xấu đi diện mạo của phê bình, thiếu văn hoá tranh luận?” [45, tr.33]. Nói về đội ngũ phê bình hiện nay, tác giả Phạm Quang Trung thẳng thắn nhìn nhận : “Nhìn lại những kết quả đạt được của phê bình

mỹ thuật (PBMT) thời gian qua, số lượng công việc không phải là ít với chiều hướng chuyên nghiệp, học thuật ngày càng tăng nhưng cũng có thể thấy trước trong vòng 10 năm tới, chuyên ngành PBMT sẽ không có sự phát triển tiến bộ nào đáng kể, thậm chí bị thụt lùi so với sự phát triển của dân trí xã hội và sáng tác văn học nghệ thuật nếu không có sự quan tâm đầu tư, nâng cấp cho phê bình mỹ thuật ngay từ bây giờ” [44, tr.40].

Như vậy, những bài viết nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên báo chí tuy được thể hiện dưới những dạng khác nhau, nhưng chung quy lại đều muốn hướng đến việc phản ánh các vấn đề mỹ thuật nói chung và những lĩnh vực chuyên ngành riêng của mỹ thuật. Trong quá trình phản ánh đó, các nhà phê bình chuyên hoặc không chuyên đều đưa ra những nhận xét chủ quan của mình dựa trên một số tiêu chí nhất định về nghệ thuật. Tuy nhiên, trong vòng 5 năm qua, công tác nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên báo chí cũng có nhiều vấn đề đáng bàn mà một trong những vấn đề đó là việc xây dựng một đội ngũ các nhà phê bình mỹ thuật chuyên nghiệp, sắc sảo, đủ trình độ trong việc nhận thức và phê phán những phong cách, xu hướng, khuynh hướng, trào lưu của mỹ thuật đương đại hiện nay, những ý kiến của họ phải được thể hiện một cách nhất quán và hiệu quả trên báo chí.

Một phần của tài liệu Báo in Việt Nam với vấn đề nghiên cứu, phê bình mỹ thuật (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)