Nội dung nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên báo in

Một phần của tài liệu Báo in Việt Nam với vấn đề nghiên cứu, phê bình mỹ thuật (Trang 41)

A .M mở đầu

2.1. Nội dung nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên báo in

Khi đặt câu hỏi: Theo anh, chị, báo in đã chuyển tải những nội dung thông tin

về nghiên cứu, phê bình mỹ thuật đạt mức độ nào ?

Câu hỏi Số người trả lời Tỷ lệ

Tốt 17/250 6,8%

Khỏ 94/250 37,6%

Trung bỡnh 118/250 47,2%

Yếu 20/250 8%

Kộm 1/250 0,4%

Như vậy, cho dù chỉ là sự thăm dò mang tính chọn mẫu thì đa số độc giả cho rằng báo in chuyển tải những nội dung thông tin nghiên cứu, phê bình mỹ thuật chỉ đạt mức trung bình (chiếm 47,2%) cao nhất. Số đánh giá việc chuyển tải tốt chỉ chiếm 6,8%- một tỷ lệ phần trăm khá ít ỏi trong việc đánh giá mức độ chuyển tải. Điều đó cho thấy, độc giả không đánh giá cao vai trò của báo in trong việc chuyển tải những thông tin thuộc lĩnh vực nghiên cứu, phê bình mỹ thuật. Tuy nhiên, vẫn còn khá đông độc giả lạc quan cho rằng báo chí chuyển tải thông tin về lĩnh vực nghiên cứu, phê bình mỹ thuật đạt mức độ khá (chiếm 37,6%).

Sự đánh giá của công chúng như vậy là khá khách quan đối với lĩnh vực chuyên sâu như nghiên cứu, phê bình mỹ thuật. Có thể khái quát sơ đồ đó như sau:

Sơ đồ truyền thông báo chí chuyển tải về mỹ thuật tới công chúng và công chúng với mỹ thuật

Chuyển tải 1

Chuyển tải 2

MT: Mỹ thuật; BC: Báo chí; CC: Công chúng.

Chuyển tải 1 được gọi là quy trình thuận: Nghĩa là, tác phẩm được sáng tác bắt nguồn từ ý tưởng của tác giả. Thông qua kênh báo chí (tin, bài, ảnh, tranh, phóng sự...) đến với công chúng.

Còn quy trình ngược (phản hồi) - Chuyển tải 2. Quá trình phản hồi diễn ra theo chiều ngược từ phía công chúng tới báo chí, tới mỹ thuật. Sở dĩ có quá trình phản hồi này là do tác động của chu trình chuyển tải nghiên cứu, phê bình mỹ thuật thông qua kênh thông tin báo in tới công chúng. Sự phản hồi còn thể hiện tính hiệu quả của quá trình thông tin. Nếu thông tin không xảy ra phản hồi có nghĩa chu trình thông tin thiếu hiệu quả. Trong quá trình phản hồi luôn có hiện tượng nhiễu nhưng đó là tất yếu của bất kỳ quá trình thông tin nào.

Sự chuyển tải 3 sẽ được lặp lại như chuyển tải 1. Sự liên tục đó tạo cho nghiên cứu, phê bình mỹ thuật, báo chí, công chúng xích lại gần nhau, thông cảm, chia sẻ với nhau được nhiều hơn.

Một phần của tài liệu Báo in Việt Nam với vấn đề nghiên cứu, phê bình mỹ thuật (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)