Tăng cường mối quan hệ giữa báo in với nghiên cứu, phê bình mỹ thuật

Một phần của tài liệu Báo in Việt Nam với vấn đề nghiên cứu, phê bình mỹ thuật (Trang 103)

A .M mở đầu

3.2.2. Tăng cường mối quan hệ giữa báo in với nghiên cứu, phê bình mỹ thuật

Mối quan hệ giữa báo in với công tác nghiên cứu, phê bình mỹ thuật cần được tăng cường bằng nhiều phương cách. Các báo chủ động khai thác thông tin mỹ thuật từ nhiều nguồn khác nhau. Từ hoạ sĩ, nhà điêu khắc, từ các nhà nghiên cứu, phê bình, từ dư luận công chúng…

Các thông tin đó được báo in chuyển hoá thành tin, bài về những vấn đề đặt ra trong mỹ thuật.

Hội Mỹ thuật Việt Nam- cơ quan chỉ đạo, quản lý hội viên về mặt hành chính chủ động có các cuộc tiếp xúc với cơ quan báo chí để trao đổi thông tin, đưa thông tin tới cơ quan báo chí nhằm phát triển và tăng cường thông tin mỹ thuật trên báo chí.

Thông qua các cuộc triển lãm trong nước, các hoạ sĩ, nhà điêu khắc chủ động có sự liên hệ với các cơ quan báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí để báo chí tuyên truyền về tác phẩm và tác giả.

Thông qua những hoạt động mang tính bề nổi của mỹ thuật, mỹ thuật chủ động phát huy tính xã hội hoá, qua đó thúc đẩy sự hợp tác của báo in trong việc tuyên truyền. Con đường này, tuy nhiên lại đòi hỏi sự thành công của mỹ thuật trên phương diện nào đó nhằm lôi kéo sự quan tâm của báo in.

3.2.3. Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của giới mỹ thuật

Chuyên môn của giới mỹ thuật hay nói cách khác- nghề của hoạ sĩ, nhà điêu khắc cần phải được trau dồi và tăng cường nâng cao chất lượng. Điều này không chỉ thực hiện một sớm một chiều.

Việc nâng cao tay nghề của giới sáng tác phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Sáng tác là tài năng và sự vươn lên của chính bản thân người nghệ sĩ. Tự mình nâng cao chất lượng tác phẩm chính là sự tự trau dồi bản thân và việc đổi mới mình trong sáng tạo.

Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn còn phụ thuộc vào sự học hỏi, tiếp thu thành tựu mỹ thuật thế giới và kế thừa tinh hoa mỹ thuật của dân tộc. Bất kỳ sự học hỏi nào cũng cần có sự lựa chọn. Trong những năm gần đây, sự tự nâng cao trình độ và chất lượng chuyên môn của giới mỹ thuật đã diễn ra trong một chu trình khép kín của việc tiếp thu những thành tựu mỹ thuật truyền thống và hiện đại. Nhưng, việc áp dụng những điều tiếp thu được này vào thực tế mỹ thuật Việt Nam lại chưa thực sự thành công. Có những tác phẩm và tác giả được công chúng đón nhận bởi chính sự mới lạ trong tác phẩm của họ, nhưng cũng có những tác giả bị công chúng thờ ơ bởi sự đi quá giới hạn cho phép của tính thẩm mỹ trong tác phẩm. Tất nhiên, trong chu trình phát

triển của những phong cách và xu hướng nghệ thuật, việc tìm tòi, sự thành công hay thất bại là lẽ đương nhiên. Nhưng, chính sự thất bại sẽ là những bước đi đầu tiên tạo nên thành công của bất kỳ một xu hướng nghệ thuật mới nào.

Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của công tác nghiên cứu, lý luận, phê bình mỹ thuật là phải từng bước trau dồi những kiến thức chuyên môn mỹ thuật thế giới và Việt Nam, tìm hiểu, học hỏi công tác phê bình lý luận của các nước trong khu vực nhằm rút ra những kinh nghiệm cho công tác nghiên cứu, phê bình, lý luận mỹ thuật Việt Nam. Thời gian gần đây, công tác nghiên cứu, phê bình lý luận mỹ thuật Việt Nam có nhiều động thái nhắm tới sự hoàn thiện hơn, nhưng cần phải đầu tư vật lực và nhân lực hơn nữa mới thực sự tạo thành sự bền vững trong nghiên cứu, sự sắc sảo trong phê bình và sự cô đọng trong lý luận. Muốn vậy, những người làm công tác này luôn phải tự trau dồi kiến thức, tự trau dồi bản thân và phải tìm ra những con đường đi riêng nhằm thúc đẩy công tác nghiên cứu, phê bình, lý luận.

Một phần của tài liệu Báo in Việt Nam với vấn đề nghiên cứu, phê bình mỹ thuật (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)