Mở chuyên mục mỹ thuật thường xuyên có chất lượng cao đối với các báo

Một phần của tài liệu Báo in Việt Nam với vấn đề nghiên cứu, phê bình mỹ thuật (Trang 113)

A .M mở đầu

3.3.4. Mở chuyên mục mỹ thuật thường xuyên có chất lượng cao đối với các báo

chuyên ngành văn hoá và các trang văn hoá nghệ thuật của nhiều tờ báo khác

Việc mở chuyên mục mỹ thuật thường xuyên trên mặt báo hiện nay chỉ có rất ít tờ báo làm. Xét trên phương diện báo in (trừ Tạp chí Mỹ thuật), hiện chỉ có duy nhất tờ Thể thao &Văn hoá có chuyên mục Trang Mỹ thuật trong tháng. Chuyên trang này được hình thành khoảng hơn 2 năm gần đây, đăng tải khá nhiều bài viết, bài nghiên cứu, thông tin mỹ thuật của phóng viên bản báo và một số nhà nghiên cứu, phê bình chuyên nghiệp. Việc kết hợp và cộng tác chặt chẽ với các nhà phê bình chuyên nghiệp đã làm tăng chất lượng các bài viết và các nhận định về mỹ thuật trên tờ Thể thao&Văn hóa.

Chuyên mục mỹ thuật không thường xuyên trên các báo cũng nhiều, nhưng đa số ở các tờ báo chuyên ngành văn hoá văn nghệ và các tờ báo có trang văn hoá nghệ thuật. Trên các trang này, chủ yếu bài viết là của các phóng viên chuyên viết văn hóa

văn nghệ, rất ít các bài viết của các nhà phê bình chuyên nghiệp. Tính cập nhật có, nhưng không sâu.

Vì vậy, cần thiết phải có chuyên mục mỹ thuật chất lượng cao trên các tờ báo đó. Tính phê bình cần sâu sắc hơn. Tính nghiên cứu cần cụ thể hơn, trên diện rộng hơn.

Thông tin mỹ thuật không cần nhiều, nhưng cần tăng cường các bài viết, phê bình mỹ thuật để nâng cao độ hiểu biết của độc giả và tăng cường tính hấp dẫn của tờ báo.

Kết luận chương 3

Với quan điểm của Đảng về Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, việc tuyên truyền về mỹ thuật trên mặt báo càng cần phải được coi trọng. Mỹ thuật và hoạt động mỹ thuật luôn là đề tài sôi động, phong phú, đa dạng đòi hỏi các báo phải có sự cập nhật thường xuyên. Tính chất báo chí được thể hiện cụ thể trong việc chuyển tải thông tin, trong đó có thông tin về mỹ thuật. Tính chất mỹ thuật được thể hiện cụ thể trên mặt báo bằng các bài nghiên cứu, phê bình sẽ càng làm cho tờ báo thêm phần hấp dẫn.

Cần thiết phải tăng cường mức độ của mối quan hệ giữa báo in với mỹ thuật và mỹ thuật với báo in cũng như tăng cường việc nâng cao chất lượng bài vở trên báo in và mức độ nhận thức của công chúng về mỹ thuật. Có như vậy, việc tuyên truyền về mỹ thuật trên báo in mới đạt được hiệu quả và chất lượng.

Với các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên báo in, việc chuyển tải thông tin, kiến thức mỹ thuật trên báo in chắc chắn sẽ đem lại những lợi ích thiết thực cho công chúng trong quá trình tiếp nhận những giá trị mỹ thuật.

Kết luận

Trong gần 80 năm qua, báo chí cách mạng và mỹ thuật hiện đại Việt Nam luôn đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Bác Hồ kính yêu. Hai lĩnh vực này đã có nhiều đóng góp xứng đáng trong sự nghiệp xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

Sự vận động, phát triển của mỹ thuật cụ thể là nghệ thuật tạo hình gồm : hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc, trang trí và nghiên cứu-phê bình mỹ thuật được báo chí ghi nhận như những nỗ lực trong việc củng cố, phát huy mỹ thuật truyền thống, mỹ thuật đương đại Việt Nam trong xu hướng tiếp thu có chọn lọc thành tựu của mỹ thuật hiện đại thế giới.

Mỹ thuật nói chung, hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc, trang trí mỹ thuật nói riêng là một trong những luận điểm tư tưởng quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của C.Mác,V.I.Lênin và Ph.Ăngghen. Bằng những quan điểm lý luận văn nghệ cách mạng, xây dựng trên cơ sở thế giới quan cách mạng của giai cấp vô sản, các nhà tư tưởng đã lý giải, phân tích mọi hình thái hoạt động của con người trong đó có văn học nghệ thuật. Tiếp thu những quan điểm đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn khẳng định văn nghệ là vũ khí đấu tranh cách mạng, tiền đồ của văn nghệ là tiền đồ vẻ vang của dân tộc.

Bằng ngôn ngữ văn hoá chuẩn mực báo chí về các vấn đề nghiên cứu, phê bình mỹ thuật, với việc đăng tải nhiều loại thể khác nhau, báo in đã đi sâu phân tích, lý giải nhiều chiều đời sống mỹ thuật nhằm đưa tới cái nhìn toàn cảnh về thực trạng mỹ thuật Việt Nam để công chúng biết và cùng cảm nhận.

Trong tiến trình làm tăng vị thế của nghiên cứu, phê bình mỹ thuật, báo in nói riêng đã thành công trong việc giới thiệu nhiều tác phẩm, tác giả trong và ngoài nước với những xu hướng, khuynh hướng sáng tác khác nhau, giúp công chúng hiểu cái đẹp, cái chân, thiện, mỹ theo đúng nghĩa của văn hoá truyền thống.

Bằng những bài mang tính chính luận, công tác nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên báo in đã đề cập tới nhiều vấn đề nổi cộm, bức xúc của hoạt động mỹ thuật. Bằng phương tiện của mình, báo chí nhiều lần lên tiếng ủng hộ những xu hướng mỹ thuật đương đại có sự kết hợp nhuần nhuyễn với mỹ thuật truyền thống. Đồng thời lên án, phản ứng mạnh mẽ những xu hướng mỹ thuật phi thẩm mỹ, trái ngược với quan niệm, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Tuy mỗi tờ báo, tạp chí có một hình thức, ngôn ngữ riêng trong việc chuyển tải nội dung thông tin về hoạt động mỹ thuật, nhưng nhìn chung đều tập trung phản ánh sự đổi thay, sự biến động thường xuyên, sự giao lưu, hội nhập đương nhiên của mỹ thuật Việt Nam với các nền mỹ thuật thế giới.

Xét trên bình diện chung, tất cả những tờ báo, tạp chí khảo sát đều có những đóng góp đáng kể trong việc phản ánh, thông tin kịp thời, nhanh nhạy hoạt động của mỹ thuật, đóng góp tích cực trong việc đưa mỹ thuật đến với đông đảo công chúng yêu mỹ thuật và chuyển tải sự phản hồi tích cực từ phía công chúng, góp phần củng cố niềm tin của công chúng vào tiến trình phát triển của mỹ thuật Việt Nam.

Qua việc khảo sát, nghiên cứu các tờ báo, tạp chí như trên, với phạm vi của đề tài này, chúng tôi xin đưa ra mấy kiến nghị sau :

1. Đối với các cơ quan lãnh đạo quản lý chuyên ngành

- Tiếp tục tăng cường mối quan hệ của báo in với mỹ thuật nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục và nâng cao thẩm mỹ cho công chúng.

- Chỉ đạo các cơ quan báo chí tích cực hơn nữa trong việc tuyên truyền về mỹ thuật, về hoạt động của Hội Mỹ thuật Việt Nam trên các báo, tạp chí chuyên và không chuyên ngành để đưa mỹ thuật đến với công chúng được nhiều hơn, hiệu quả hơn.

- Sớm có biện pháp hữu hiệu để tăng tần số tin, bài về mỹ thuật trên các báo, đưa tỷ số từ 25,9 % lên ít nhất phải đạt từ 40-50%. Có nghĩa là bình quân 2 số báo có một số đưa tin, bài về mỹ thuật.

2. Đối với các báo, tạp chí và phóng viên

- Tăng cường đăng các tin, bài có chất lượng viết về các chuyên ngành của mỹ thuật.

- Nâng cao tính chuyên trang, chuyên mục về mỹ thuật trên các báo hàng ngày, báo tuần và những tờ báo chuyên về văn nghệ.

- Cần lựa chọn chủ đề có thể phản ánh hữu hiệu nhất tác động của mỹ thuật tới công chúng.

- Thường xuyên học tập nâng cao về mọi mặt để trở thành một nhà báo giỏi viết về mỹ thuật Việt Nam.

- Tăng cường thông tin về mỹ thuật của các nước trên thế giới để công chúng biết cùng thưởng thức.

3. Đối với công tác đào tạo

- Mở các lớp bồi dưỡng báo chí chuyên ngành về mỹ thuật .

- Tăng một số giờ giảng tại các cơ sở đào tạo cho các nhà báo viết về nghệ thuật tạo hình. Có thể đưa chuyên ngành lý luận và lịch sử mỹ thuật vào giảng dạy cùng với các chuyên ngành báo chí.

Những kiến nghị trên đây, chúng tôi hy vọng sẽ góp thêm tiếng nói tới các đồng chí lãnh đạo, quản lý, đào tạo báo chí và mỹ thuật có thêm căn cứ khoa học và lý luận trong thực tiễn nhằm vận dụng trong tương lai, để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của Đảng đề ra mà Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã ghi: “Văn nghệ cổ vũ cái đúng, cái tốt, cái đẹp trong quan hệ giữa con người với con người,

giữa con người với xã hội, với thiên nhiên; phê phán những thói hư tật xấu, lên án cái ác, cái thấp hèn. Phát huy vai trò thẩm định tác phẩm, hướng dẫn dư luận của phê bình văn học nghệ thuật. Tiếp tục đấu tranh chống các khuynh hướng sáng tác trái với đường lối văn hoá, văn nghệ của Đảng” ./.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bộ Văn hoá Thông tin “Tiếp tục đổi mới và tăng cường lãnh đạo quản lý công tác báo chí xuất bản “ Hà Nội 1997, TI, tr 9-88 2. Bàn về văn hoá văn nghệ, NXB Văn hóa-Nghệ thuật, HN,1963, tr.107

3. Báo Nhân Dân năm 1997, 1998, 1999, 2000, 2001,

4. Báo Nhân Dân cuối tuần năm 1997, 1998, 1999, 2000, 2001. 5. Báo Phụ nữ Việt Nam năm 1997, 1998, 1999, 2000, 2001. 6. Báo Thanh niên năm 1997, 1998, 1999, 2000, 2001. 7. Báo Văn nghệ năm 1997, 1998, 1999, 2000, 2001. 8. Báo Văn hoá năm 1997, 1998, 1999, 2000, 2001. 9. Cương lĩnh….. NXB ST, 1992, tr14.

10. Hà Minh Đức. C.Mác, Ph. Ăngghen, V.I.Lê-nin và một số vấn đề lý luận văn nghệ - NXB CTQG, Hà Nội, 2001, tr 7-35, 36-74.

11. Hà Minh Đức - Đi tìm chân lý nghệ thuật, NXB Văn học, 2000, tr18-58.

12. Hà Minh Đức - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội 1997, tr 176-182, 232-242,399,406.

13. Hà Minh Đức - Báo chí Hồ Chí Minh - Chuyên luận và tuyển chọn NXB CTQG, Hà Nội 2000, 17-32, 87-108, 139-162.

14. Nguyễn Thiện Giáp - Dẫn luận Ngôn ngữ học, NXB giáo dục, 2000, tr.8. 15. Nguyễn Thị Hương Giang- Luận văn Thạc sĩ Báo chí, năm 2000

16. Đỗ Xuân Hà; Báo chí với thông tin quốc tế NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội 1997, tr 52, 58, 66.

17. Vũ Quang Hào - Ngôn ngữ báo chí NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội 2001, tr 18.

18. Hiến Pháp Việt Nam; NXBCTQG, Hà Nội 1995, tr 159.

20. Nguyễn Thị Thanh Huyền - Luận văn Thạc sĩ Báo chí, năm 2001.

21. Hội Nhà Báo Việt Nam; Đại hội thi đua toàn quốc giới báo chí Việt Nam lần thứ nhất, Hà Nội 2001, tr18-36.

22. Khoa Báo chí- Phân viện Báo chí và Tuyên truyền; Nhà báo - Bí quyết, kỹ năng, nghề nghiệp; NXB Lao động, Hà Nội 1998, tr 71-106,tr.257;

23. Khoa Báo chí- Phân viện Báo chí và Tuyên truyền; Tác phẩm báo chí, NXB thế giới, Hà Nội 1995, tr 7 .

24. Kỷ yếu Hội thảo Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20-NXB Mỹ thuật, HN, 2000 25. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí 1999, tr5.

26. V.I.Lênin, Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1998, t.37, tr.106-109 27. V.I.Lênin Toàn tập, Nxb Tiến bộ, Matxcơva, 1975, t.5, tr.10-13.

28. C.Mác và Ph.Ăngghen. Toàn tập, NXB CTQG, Hà Nội, 1995, T.1, tr.68.

29. C.Mác-Ph.Ăngghen-V.I.Lênin: Về văn học và nghệ thuật, NXB Sự thật, Hà Nội,1997, tr.96

30. C. Mác- Ph. Ăngghen-V.I.Lênin: Về văn học và nghệ thuật, NXB Sự thật, Hà Nội, t.17, tr.249.

31. Hồ Chí Minh: Về công tác văn hoá văn nghệ, NXB Sự thật, Hà Nội, 1997, tr.11.

32. Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, Hà Nội, 1995, T.5, tr.160- 161, tr 162, tr.299-306 .

33. Hồ Chí Minh toàn tập, NXB CTQG, Hà Nội,1995, T.6, tr.52-53. 34. Hồ Chí Minh tuyển tập T10, tr.616

35. Nghị quyết Trung ương IV, khóa VII.

36. Nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ V, khoá VIII , NXB CTQG, tr.56.

37. Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII, NXB CTQG, Hà Nội, 1998, tr.57-58.

38. Nửa thế kỷ Báo Văn nghệ, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội 1998.

39. Trần Quang - Các thể loại chính luận báo chí, NXB CTQG, 2000, tr 22-86, 145- 156.

40. Dương Xuân Sơn, Đinh Hường, Trần Quang - Cơ sở lý luận báo chí truyền thông; NXB Văn hoá-Thông tin, Hà Nội 1995, tr 6-94, 160-184

41. Tạp chí Mỹ thuật Thời nay.

42. Hữu Thọ - Công việc của người viết báo; NXB Giáo dục, 1997, tr 16-75, 114-134. 43. Vũ Duy Thông - Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945 - 1975, NXB

Giáo dục, tr 9, 29, 30.

44. Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 1988, tr 483.

45. Nguyễn Uyển - Báo chí nghề nghiệt ngã; NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội 1998, tr 15.

46. Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương, khoá VII, NXB CTQG, tr.5.

47. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII, NXB CTQG, tr.110. 48. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, NXB CTQG, Hà Nội 2001, tr.116. 49. Về lãnh đạo, quản lý văn học nghệ thuật trong công cuộc đổi mới- NXB CTQG, Hà Nội 2001.

46. Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng- Mỹ thuật của người Việt-NXB Mỹ thuật,1989. 47. Nguyễn Quân – Nghệ thuật tạo hình Việt Nam hiện đại, NXB Văn hóa, Hà Nội,

Một phần của tài liệu Báo in Việt Nam với vấn đề nghiên cứu, phê bình mỹ thuật (Trang 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)