Thực trạng về nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên báo in

Một phần của tài liệu Báo in Việt Nam với vấn đề nghiên cứu, phê bình mỹ thuật (Trang 96)

A .M mở đầu

3.1.4. Thực trạng về nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên báo in

Chương 2 đã làm rõ khá nhiều vấn đề, trong đó chỉ ra thực trạng của báo in trong việc tuyên truyền về nghiên cứu, phê bình mỹ thuật. Tỷ lệ của việc tuyên truyền này trên mặt báo không đồng đều. Có những tờ báo, tạp chí chú trọng việc tuyên truyền và coi trọng công tác nghiên cứu, phê bình mỹ thuật, đăng tải những bài viết nghiên cứu, phê bình mỹ thuật thường xuyên, định kỳ nhằm đưa được nhiều thông tin tới công chúng yêu thích mỹ thuật trong và ngoài nước. Ngược lại, có những tờ báo, tạp chí chưa thực sự chú trọng đến việc đưa tin, bài mỹ thuật. Có tin, bài thì đưa, có sự kiện

thì đăng tải, không theo kế hoạch, theo định hướng, vì vậy, chất lượng tin, bài bị ảnh hưởng. Tin, bài về mỹ thuật đưa cùng với các hoạt động nghệ thuật khác khiến công chúng khó theo dõi nội dung thông tin mỹ thuật một cách cụ thể, toàn diện.

Thực trạng của hoạt động mỹ thuật thông qua Hội Mỹ thuật Việt Nam, qua thị trường mỹ thuật và chính chủ thể của mỹ thuật- tác giả cũng được làm rõ ở chương 2. Báo chí đăng tải khá phong phú các bài viết về hoạt động của Hội như : Hội thảo, hội nghị, lễ kỷ niệm ngày sinh, ngày mất của danh hoạ, của các hoạ sĩ lão thành, tên tuổi, những “cây đại thụ” của mỹ thuật Việt Nam; các hoạt động triển lãm cá nhân, nhóm; các cuộc toạ đàm, giao lưu mang tính học thuật giữa tác giả (hoạ sĩ) với công chúng và những nhà lãnh đạo Hội Mỹ thuật VN...Báo chí còn tích cực đăng tải chân dung các hoạ sĩ, nhà điêu khắc, những người đã và đang làm nên diện mạo của mỹ thuật Việt Nam. Với cách viết đa dạng, khá nhiều bài báo đã lột tả hoàn chỉnh chân dung của những con người đó và nêu rõ vai trò cũng như công sức đóng góp của họ trong quá trình phát triển nền mỹ thuật Việt Nam. Tuy nhiên, thực trạng báo in- qua những cuộc thăm dò chọn mẫu- cũng chỉ ra rằng việc đăng tải thông tin trên báo chí (báo in) không đồng nhất. Tỷ lệ cũng không cân đối giữa việc tuyên truyền mỹ thuật so với việc tuyên truyền các ngành nghệ thuật khác. Hơn nữa, việc tiếp nhận và cảm nhận của công chúng đối với nghiên cứu, phê bình mỹ thuật nói riêng và mỹ thuật nói chung cũng chưa cao. Họ chưa cảm thấy thực sự cần thiết và hào hứng khi tiếp nhận những thông tin mỹ thuật trên báo chí thông qua tin, bài nghiên cứu và phê bình.

Chất lượng các bài viết nghiên cứu mỹ thuật trên báo in còn quá ít, chưa đi sâu vấn đề cần nghiên cứu, nội dung được đề cập không sát thực tế. Hầu như các bài viết mới chỉ đề cập đến những hiện tượng mỹ thuật thuần tuý, chung chung, rất ít bài viết đi sâu phân tích, lý giải vấn đề để chỉ ra nội dung, cách thức của việc nghiên cứu mỹ thuật. Chỉ có số lượng rất ít bài viết (chủ yếu trên tạp chí chuyên ngành) dám thẳng thắn mổ xẻ, đặt ra những công việc mà công tác nghiên cứu mỹ thuật đã làm, mục tiêu cần hướng tới, nhằm đưa công tác nghiên cứu mỹ thuật đi vào chiều sâu, đặt ra những

nội dung mà mỹ thuật cần nghiên cứu. Ví dụ, các bài viết nghiên cứu trên báo in chủ yếu gợi lại, mô tả lại một vài khía cạnh, chi tiết, một vài vấn đề nào đó của mỹ thuật truyền thống (như Tìm hiểu hoạ tiết trên Trống đồng Ngọc Lũ, Vấn đề văn hóa mỹ thuật Đông Sơn…). Rất thiếu những bài viết nghiên cứu về mỹ thuật cách mạng, về mỹ thuật đương đại lại thiếu hơn. Giới thiệu về hiện tượng mỹ thuật đương đại, về một vài nhóm hoạ sĩ đeo đuổi và sống chết với loại hình này thì có, nhưng đi sâu phân tích, lý giải những vấn đề xung quanh sự du nhập của nghệ thuật đương đại thì chưa, những vấn đề về sự cảm nhận của công chúng cũng rất ít bài viết đề cập tới. Đó là một trong nhiều thiếu hụt của công tác nghiên cứu mỹ thuật.

Chính chương hai, tác giả đã khai quát được bức tranh toàn cảnh về báo in đối với nghiên cứu, phê bình mỹ thuật của nước ta trong những năm vừa qua. Nói lên được cái mạnh, cái yếu còn tồn tại, qua đó làm cơ sở để xem xét cho những kiến nghị đề xuất và giải pháp mới cho báo in trong mối quan hệ với mỹ thuật và mỹ thuật với báo chí của những năm tiếp theo được tốt hơn.

3.1.5. Nhu cầu đòi hỏi của công chúng. Công chúng nghệ thuật nói chung và công chúng mỹ thuật nói riêng có những nhu cầu, đòi hỏi rất khách quan, buộc người làm công tác báo chí và mỹ thuật phải nghĩ và đáp ứng sự mong đợi đó.

Qua những cuộc thăm dò xã hội học, có thể thấy nhu cầu, đòi hỏi của công chúng về mỹ thuật là rất cao, nhưng thực tế mỹ thuật và báo chí chưa đáp ứng được bao nhiêu so với nhu cầu của công chúng trong nước, kể cả công chúng nước ngoài.

Những tác phẩm thuộc mỹ thuật truyền thống, mỹ thuật cách mạng dường như chỉ “làm thoả mãn” một thời nhu cầu của công chúng. Còn hiện nay, những tác phẩm thuộc dòng mỹ thuật đương đại lại chưa tìm ra được đường đi cho riêng mình nên không đến gần hơn được với công chúng. Các tác giả quyết đi theo con đường mỹ thuật đương đại lại dường như chỉ để đáp ứng thị hiếu của một số ít người thích những cái mới, lạ mà chưa hề nghĩ đến nhu cầu và đòi hỏi của công chúng Việt Nam nói chung. Điều này cũng không thể trách họ, bởi trên thế giới cũng vậy, nghệ thuật

đương đại rất “kén khách”, chỉ có một phần không nhiều tầng lớp công chúng yêu thích mỹ thuật chú ý đến cách làm của các nghệ sĩ đương đại. Thể loại nghệ thuật này, dù mới du nhập vào Việt Nam, nhưng đã được thiểu số công chúng hiếu kỳ đón nhận một cách nhiệt tình, bởi tính tò mò. Tuy nhiên, những điều đó chưa thể nói lên rằng đó chính là nhu cầu và đòi hỏi của phần đông công chúng.

Vậy, công chúng mỹ thuật cần gì trong giai đoạn hiện nay? Họ rất cần sự định hướng đúng đắn của báo chí về vấn đề mỹ thuật. Việc thẩm định tác phẩm nghệ thuật nói riêng và mỹ thuật nói chung cần phải chuyên nghiệp hơn, không những thẩm định trong các cuộc thi mà cần thẩm định cả trong đời thường. Như trên đã nói, cho dù hiện nay, Việt Nam vẫn chưa chính thức hình thành thị trường mỹ thuật, nhưng đã manh nha xuất hiện một tầng lớp công chúng yêu thích và có nhu cầu tìm hiểu về mỹ thuật Việt Nam. Đó là một nhu cầu và đòi hỏi có thực.

Trong điều kiện như vậy, báo chí lại càng cần thiết tìm hiểu nhu cầu, đòi hỏi của công chúng để có được sự phản ảnh tốt hơn trong quá trình chuyển tải thông tin mỹ thuật đến công chúng sao cho chất lượng hơn.

Nhu cầu đòi hỏi khách quan từ công chúng về báo chí với mỹ thuật cần có chiều sâu và lôgic. Làm rõ được cái hay, cái đẹp, cái mới, cái hoành tráng của những thành tựu mà nhân dân ta đã đạt được trong lao động và sản xuất, trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc, trong quan hệ đối nội và đối ngoại... Có thể nói cái mới trong thời kỳ đổi mới là rất nhiều, nhưng báo chí và mỹ thuật chưa làm hài lòng công chúng bởi nhiều lý do. Một trong những lý do đó là chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách nghiêm túc về lĩnh vực báo chí với mỹ thuật và mỹ thuật với báo chí, mói quan hệ đó đối với công chúng. Chưa làm rõ được công chúng cần gì qua báo chí về mỹ thuật và mỹ thuật và báo chí đã làm gì để đáp ứng được yêu cầu đó.

Qua khảo sát ở các câu hỏi trong phiếu thăm dò của tác giả cho thấy, đánh giá khách quan của công chúng giúp chúng ta nhận ra:

Báo in hiện nay vẫn giữ vai trò chủ chốt trong các thể loại báo chí để từ đó giúp cho các nhà lãnh đạo, quản lý có thêm thông tin để xây dựng chiến lược, quy hoạch phát triển đúng hướng. Công chúng cần là vậy, cái công chúng cần chúng ta phải có trách nhiệm xem xét, điều chỉnh. Các câu hỏi của phiếu thăm dò khẳng định một lần nữa, nhu cầu của công chúng trong mối quan hệ báo chí, trong đó có báo in với mỹ thuật.

Công chúng có quyền được đòi hỏi báo chí và mỹ thuật phải nâng cao hơn nũa tầm lý luận trong việc tuyên truyền.

Nhằm đáp ứng những nhu cầu đó tác giả xin đề xuất một số giải pháp sau :

Một phần của tài liệu Báo in Việt Nam với vấn đề nghiên cứu, phê bình mỹ thuật (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)