A .M mở đầu
2.3. Ngôn ngữ báo in về nghiên cứu, phê bình mỹ thuật
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội. Trong cuốn “Hệ tư tưởng Đức”, C.Mác và Ph. Ăngghen đã viết: “Ngôn ngữ là ý thức thực tại, thực tiễn, ngôn ngữ cũng tồn tại cho cả những người khác nữa; và cũng như ý thức, ngôn ngữ chỉ sinh ra là do nhu
cầu, do cần thiết phải giao dịch với người khác”. Trong cuốn “Cơ sở ngôn ngữ học”, ngôn ngữ được định nghĩa như sau : “Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu âm thanh đặc biệt, là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của các thành viên trong một cộng đồng người, ngôn ngữ đồng thời cũng là phương tiện phát triển tư duy, truyền đạt truyền thống văn hoá-lịch sử từ thế hệ này sang thế hệ khác” .
Ngôn ngữ báo chí chuyển tải những thông tin về mỹ thuật chính là một trong những phương tiện cơ bản nhất để đưa mỹ thuật tới công chúng.
Ngôn ngữ báo chí có tác dụng trực tiếp, quyết định tới hiệu quả của thông tin báo chí, do vậy ngôn ngữ báo chí trước hết phải là ngôn ngữ văn hoá chuẩn mực.
Ngôn ngữ văn hoá chuẩn mực ở đây là ngôn ngữ báo chí viết về mỹ thuật được chuẩn theo các từ của chuyên ngành mỹ thuật. Ngôn ngữ được từ điển mỹ thuật cung cấp. Những người viết báo về mỹ thuật nói chung hay hội hoạ, đồ hoạ, điêu khắc…nói riêng trước đó đều phải nghiên cứu cuốn từ điển mỹ thuật thể hiện bài viết chuẩn về ngôn ngữ.
+ Phong cách ngôn ngữ chính luận (chính luận nghệ thuật) : Nói về phong cách chính luận hiện có nhiều ý kiến, theo cách hiểu truyền thống của các nhà phong cách học, PGS-TS Vũ Quang Hào dẫn chứng “chính luận là một thể văn độc lập nhưng không phải là một phong cách độc lập mà chỉ là một phong cách trung gian giữa phong cách khoa học và phong cách báo chí” [53, tr71. Phong cách chính luận ở VN ra đời trước thế kỷ XX và trải qua 3 thời kỳ (trước thế kỷ XX, đầu thế kỷ XX, sau những năm 30 của thế kỷ XX). Theo GS Cù Đình Tú thì “Phong cách chính luận có hai chức năng :chức năng truyền đạt các loại tin tức (thông báo, thông tin), chức năng tuyên truyền, giáo dục, cổ vũ, động viên (tác động). Hai chức năng này có mối quan hệ gắn bó với nhau và được thực hiện nhờ các phương tiện ngoài ngôn ngữ và phương tiện ngôn ngữ [11, tr.51]. Theo PGS-TS Vũ Quang Hào thì “đặc điểm quan trọng của ngôn ngữ chính luận là mang tính chất đơn điệu, trong khi đó ngôn ngữ của
văn bản nghệ thuật có tính chất đa diện. “Văn bản nghệ thuật là văn bản miêu tả còn văn bản chính luận là văn bản lập luận. Về mặt này chính luận gần gũi với phong cách văn bản khoa học. Nhưng tính đơn điệu của ngôn ngữ chính luận không phải là dấu hiệu của sự nghèo nàn. Trái lại, chính đặc điểm này đã tạo điều kiện cho nhà chính luận diễn đạt sự bình giá, cảm xúc, sự suy tư đối với đề tài một cách trực tiếp và thẳng thắn, gây được những hiệu quả có khi còn vượt cả tác phẩm văn học” [53, tr.82].
Hiện nay, những thông tin mỹ thuật được báo chí chuyển tải về cơ bản là ngôn ngữ của chuyên ngành mỹ thuật, báo chí bám sát các thể loại để diễn đạt cho công chúng. Đặc biệt, là thể loại chính luận và chính luận nghệ thuật.
Với ngôn ngữ chính luận, báo chí phản ánh đời sống mỹ thuật bằng những bài nghiên cứu, phê bình, giới thiệu, kỷ niệm, chào mừng...Thể loại này đi sâu vào một hay nhiều vấn đề của mỹ thuật. Với những luận điểm, luận cứ, luận chứng rõ ràng, cụ thể, báo chí xem xét mỹ thuật, xem xét sự vận động và phát triển của mỹ thuật dưới nhiều góc độ. Ví dụ : Mỹ thuật Việt Nam- hướng đi nào trong thế kỷ 21?, Thế nào là hội hoạ đương đại Việt Nam?, Cần xem xét lại việc đào tạo phê bình mỹ thuật trong trường Mỹ thuật...Những bài nghiên cứu như vậy, dưới góc độ ngôn ngữ chính luận thực sự đem lại tác dụng không những cho người hoạt động trong giới mỹ thuật mà còn cho công chúng yêu thích mỹ thuật.
Tuy nhiên, trong quá trình chuyển tải các bài viết về mỹ thuật, các tác giả đã dùng phong cách chính luận trong nhiều bài của mình để tăng tầm quan trọng của những vấn đề cần phản ánh (như tác giả, tác phẩm và phong cách nghệ thuật). Bởi “đặc điểm nổi bật nhất của phong cách chính luận trong việc sử dụng từ ngữ là sự có mặt của lớp từ ngữ chính trị. Nội dung của lớp từ ngữ này luôn thể hiện lập trường và quan điểm cách mạng về từng vấn đề cụ thể của đời sống xã hội nhằm tuyên truyền, giải thích chủ trương, đường lối, chính sách…” [53, tr.78]. Cũng theo PGS-TS Vũ Quang Hào thì “khi nói đến tính dễ hiểu của phong cách chính luận cũng đồng thời
cần phải nói đến sức hấp dẫn và sức truyền cảm mạnh mẽ của nó, muốn có được sức truyền cảm thì “ chính luận phải sử dụng các phương tiện, hình tượng biểu cảm của ngôn ngữ như ẩn dụ, hoán dụ, so sánh, chơi chữ, thành ngữ, nói lái, nói giảm, khoa trương…” . Rõ ràng, với phong cách như vậy, nhiều bài viết về mỹ thuật trên báo in đã thể hiện sức truyền cảm mạnh mẽ từ phong cách, ngôn từ, cú pháp đến phương pháp diễn đạt. Có những bài viết đã đi sâu đến tận cùng của vấn đề, lý giải nguyên nhân, thực trạng cũng như cách thức vận hành của ngôn ngữ nghệ thuật. Ví như, chùm bài viết trên báo Thể thao&Văn hóa trong Trang Mỹ thuật trong tháng đã dựng lên những “bức tranh” mỹ thuật và thực tế mỹ thuật Việt Nam trong thời điểm hiện nay. Bằng ngôn ngữ nghị luận, tác giả chùm bài này – nhà nghiên cứu mỹ thuật Phan Cẩm Thượng đã đề cập đến hàng loạt vấn đề bức xúc trong giới mỹ thuật như Thị trường tranh ảm đạm, Ngôn ngữ phong cách nghệ thuật của giới hoạ sĩ trẻ, Hoạt động cầm chừng của hệ thống các gallery nghệ thuật…Các bài viết trên báo Nhân dân cũng thường mang tính chính luận khi đề cập tới các vấn đề của mỹ thuật như Con đường đi của mỹ thuật Việt Nam hoặc Sự chấp nhận hay không chấp nhận ngôn ngữ của nghệ thuật đương đại?...Còn những bài viết trên các Tạp chí nghiên cứu, đặc biệt là Tạp chí Mỹ thuật-tờ tạp chí của ngành thì chất chính luận lại càng rõ nét. Bởi, bằng ngôn ngữ chính luận, tác giả các bài nghiên cứu mới có dịp bộc lộ hết tính chất vấn đề của mỹ thuật. Đưa ra vấn đề cùng với những đề xuất, kiến nghị dưới những tầng ngữ nghĩa chính trị là mục đích của những bài nghiên cứu mỹ thuật. Hoạt động nghệ thuật không đơn thuần là nghệ thuật. Hoạt động nghệ thuật luôn phản ánh hoạt động chính trị của một đất nước, một dân tộc. Vì vậy, những bài viết về nghệ thuật buộc phải ẩn sâu dưới những lớp ngữ nghĩa mang vẻ hào nhoáng là những tầng ngữ nghĩa mang màu sắc chính trị, mang đậm nét văn hóa của dân tộc Việt.
Với ngôn ngữ chính luận nghệ thuật, thể bài như phóng sự, ghi chép, điều tra...lại phản ánh mỹ thuật dưới một góc độ khác. Báo chí đi sâu, “cày xới” hoạt động mỹ thuật trên những “góc cạnh” khác nhau. Trên cơ sở những thông tin “nóng”, bằng ngôn ngữ
của loại thể này, báo chí đã hình thành nên những bài viết mang tính tổng hợp về những hoạt động đằng sau sự thành bại của tác phẩm và tác giả. Có thể kể đến những bài viết đi sâu lý giải nguyên nhân tại sao có một số ít hoạ sĩ trẻ hiện đang đứng trên đỉnh cao của tiền bạc và nghệ thuật. Họ sử dụng thời gian và tiền bạc để làm gì ?. Hoặc những phóng sự phản ánh sự “quay lưng” của công chúng với thể loại tranh Đông Hồ và Hàng Trống- hai dòng tranh dân gian Việt Nam có lịch sử từ rất lâu đời. Hoặc nữa, có bài lại đi sâu tìm hiểu về hội hoạ Việt Nam hiện nay. Qua những câu hỏi và trả lời phỏng vấn, qua điều tra tình hình thực tế- các tác giả đưa ra những kết luận cơ bản về xu hướng của hội hoạ Việt Nam hiện nay. Đó là xu hướng ngày càng có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hội hoạ truyền thống và hội hoạ hiện đại.
Như vậy, mỹ thuật cũng là một mảng phản ánh mà báo in đề cập đến nhiều. Bằng ngôn ngữ văn hoá chuẩn mực mang đậm tính chất chuyên ngành và bằng sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các thể loại báo chí với nhau, mỹ thuật được hiện diện đa chiều, không thể lẫn được với các thể loại nghệ thuật khác.
+ Phong cách ngôn ngữ khoa học : Theo PGS-TS Vũ Quang Hào thì “ đối với báo chí, các loại bài viết mang hình thức giới thiệu, nhận xét, phê bình khoa học…là các loại văn bản phải viết theo phong cách ngôn ngữ này (ví dụ: các bài báo phản ánh hội thảo, hội nghị khoa học, cuộc triển lãm, buổi hoà nhạc…hoặc các bài báo giới thiệu, đánh giá nhận xét, phê bình phim, sách, tác phẩm âm nhạc, tranh ảnh…) [53, tr.84]. Nói về đặc điểm của ngôn ngữ này, TS Vũ Quang Hào cho biết “ Phong cách khoa học có chức năng thông báo là chính và thông báo ở đây phải được hiểu là thông báo bằng những hình thức giới thiệu, trình bày, nhận xét, đánh giá, lý giải những hiện tượng, những vấn đề, những quy luật của tự nhiên và xã hội. Nó tác động đến độc giả bằng lý trí qua những lý giải chứng minh và kết luận có tính logic chặt chẽ” [53, tr. 85]. Trên cơ sở như vậy, tuy là những bài viết về mỹ thuật, nhưng nhiều tác giả đã sử dụng phong cách ngôn ngữ khoa học để chuyển tải các vấn đề của mỹ thuật. Ví dụ, như loạt bài viết về mỹ thuật trên các Tạp chí Mỹ thuật, Tạp chí Văn hoá
nghệ thuật…đều dùng phong cách ngôn ngữ khoa học để thể hiện vấn đề. Đặc điểm khác nữa của phong cách ngôn ngữ theo PGS-TS Vũ Quang Hào là “phương diện từ ngữ là lớp từ chung dùng trong phong cách khoa học ít thấy những từ có màu sắc biểu cảm, ngược lại phong cách này khai thác chủ yếu những từ khái quát hoá cao và trung hoà về sắc thái” [53, tr.87]. Chính tính khái quát hóa cao và lượng thông tin chính xác là những yếu tố cần và đủ để hình thành nên những bài nghiên cứu, phê bình mang rõ phong cách khoa học. Không dễ dàng phủ nhận việc áp dụng phong cách khoa học vào nhiều bài nghiên cứu mỹ thuật. Chính vì thế, cho dù là chuyên ngành hẹp nhưng các bài nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên báo in nhiều khi đã được công chúng đón nhận một cách nhiệt tình. Họ ý thức được rằng những thông tin mà các bài viết đưa ra dù ẩn dưới dạng nào đều được mang một phong cách khoa học rõ nét. Đó là tính logic, tính khái quát, sự lý giải chặt chẽ vấn đề.
+ Phong cách văn chương : Trước hết, ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học. Vậy thì phong cách văn chương trong nghệ thuật biểu hiện như thế nào? Tính chính xác, tính hàm súc và tính hình tượng là những đặc điểm chung của ngôn ngữ văn học. Những đặc điểm này được thể hiện trong các bài nghiên cứu, phê bình mỹ thuật một cách rõ nét trên tạp chí và trên báo in. Ngoài phong cách ngôn ngữ chính luận và khoa học ra thì phong cách văn chương cũng là những đặc điểm khu biệt của các bài viết mang tính nghiên cứu, phê bình nghệ thuật nói chung và mỹ thuật nói riêng. Tuy nhiên, trong mỗi loại bài thì việc thể hiện những đặc điểm lại không giống nhau.Ví như, không thể đưa ra những thông tin không được kiểm chứng (đôi khi báo chí vẫn đưa thông tin chưa được xác minh cụ thể nhưng hiện tượng này không thường xuyên). Tính hàm súc- một đặc điểm cần có và nên có ở các bài viết về nghiên cứu, phê bình, nhưng không phải bài viết nào cũng đạt được điều đó. Tính hình tượng- hình tượng là điểm đặc trưng nổi bật của nghệ thuật, phản ánh cái chung, cái cụ thể, cái bản chất mang tính đại diện, tính quy luật. Do những đặc điểm khái quát chung đó mà đa số các bài viết về nghiên cứu, phê bình mỹ
thuật đều mang dáng dấp của một tác phẩm văn học thu nhỏ. Một tác phẩm văn học về nghệ thuật, về những cái đẹp của cuộc sống thông qua hình tượng không phải của ngôn từ mà hình tượng nghệ thuật cụ thể.
Như vậy, trong quá trình chuyển tải những thông tin, bài viết, bài nghiên cứu, phê bình mỹ thuật, báo in đã có những sự vận động không ngừng nhằm tìm ra các chuyển tải tốt nhất và nhanh nhất những thông tin mỹ thuật đến với công chúng. Sự chuyển tải này bằng nhiều phương pháp và phong cách khác nhau. Trong những phương pháp đó chứa đựng những dạng bài như trao đổi, phỏng vấn, khảo cứu, diễn đàn…và trong những phong cách đó có những phong cách thông thường như chính luận, chính luận nghệ thuật, khoa học, văn chương…Tất thảy đều chỉ nhằm mục đích đến với sự tiếp nhận của công chúng nhiều hơn.
Đánh giá tổng quan cho phần ngôn ngữ, với câu hỏi: Anh, chị, cho biết ngôn ngữ báo in đã thể hiện của các bài viết về nghiên cứu, phê bình mỹ thuật như thế nào ? kết quả như sau :
Câu hỏi Trả lời Tỷ lệ
Tốt 19/250 7,6% Khỏ 96/250 38,4% TBỡnh 121/250 48,4% Yếu 14/250 5,6% Kộm 0/250 0
Độc giả cho rằng xét trên phương diện ngôn ngữ, báo in chỉ đạt mức Trung bình (48,4%) là cao nhất cho việc chuyển tải thông tin mỹ thuật tới công chúng. Có nghĩa, ngôn ngữ và phương cách mà tác giả các bài báo đã dùng đẻ chuyển tải các hoạt động mỹ thuật chưa thực sự đi vào quần chúng, chưa thực sự được công chúng chấp nhận. Cho dù đây chỉ là một cuộc điều tra trong phạm vi hẹp, nhưng tỷ lệ Tốt cho ngôn ngữ chuyển tải được đánh giá rất thấp (chỉ đạt 7,6%). Phải chăng đó là điều cần báo động đối với chính các tác giả bài viết về chuyên ngành mỹ thuật?. Việc sử dụng
ngôn ngữ vô cùng quan trọng, bên cạnh sự dễ hiểu còn là tính chuyên ngành, sử dụng ngôn ngữ chuyên ngành, dễ hiểu –đó mới là vấn đề cần đạt tới của bất kỳ người viết nào đối với mỹ thuật.
Kết luận chương 2.
Thay cho lời kết, với câu hỏi: Anh, chị cho biết các dạng bài về nghiên cứu, phê
bình mỹ thuật đạt mức nào so với nhận thức của anh, chị ? kết quả cho thấy:
Câu hỏi Trả lời Tỷ lệ đạt
Tốt 23/259 9,2%
Khỏ 101/250 40,4%
TBỡnh 115/250 46%
Yếu 10/250 4%
Kộm 0/250 0
(nguồn : phiếu thăm dò ý kiến cho đề tài)
Vẫn chỉ là con số Trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất (46%). Như vậy, một lần nữa chứng tỏ phần đông độc giả chưa cảm nhận được hết mức độ quan trọng cũng như tính hữu dụng của các bài viết về nghiên cứu, phê bình mỹ thuật. Họ nhận thức được rất ít từ tác dụng của các bài viết đó. Và, có lẽ sự trông chờ vào việc thay đổi nhận thức từ chính các bài viết này lại còn ít hơn (tỷ lệ Tốt chỉ đạt 9,2%).
Nhưng dù sao, thông tin về mỹ thuật trên báo in vẫn được giới báo chí coi là một mảng thông tin khá quan trọng. Báo in thông tin về mỹ thuật dưới nhiều hình thức. Với nội dung phong phú, nhiều chiều, đa diện, bằng kênh riêng mang đến công chúng những hoạt động trong đời sống mỹ thuật.
Qua sự phản ánh của báo in, thực trạng đời sống mỹ thuật hiện diện mang đầy sức sống, hơi thở của cuộc sống đương đại, giúp công chúng nâng dần tầm hiểu biết về cái đẹp , tính chân, thiện, mỹ mà mỹ thuật đem lại.
Báo in chuyển tải thông tin về nghiên cứu, phê bình mỹ thuật thời gian qua đã có những chuyển biến tốt, song còn rất khiêm tốn so với nhu cầu của công chúng muốn