Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của báo in

Một phần của tài liệu Báo in Việt Nam với vấn đề nghiên cứu, phê bình mỹ thuật (Trang 105)

A .M mở đầu

3.2.4. Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của báo in

Việc nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của báo in gồm nhiều vấn đề, trong đó việc cần nhất là tăng cường tính thời sự, chất lượng bài vở của các chuyên mục.

Tính thời sự của các chuyên trang, trong đó có chuyên trang văn hoá nghệ thuật hiện đã được chú trọng hơn so với nhiều năm trước đây. Các hoạt động văn hoá văn nghệ thế giới, trong nước được nhiều tờ báo in cập nhật thường xuyên. Để tăng cường nâng cao chất lượng chuyên môn, nhiều tờ báo in đã tăng cường mời cộng tác viên giỏi thuộc nhiều lĩnh vực như giáo dục, y tế, thể thao, văn hoá, nghệ thuật…cộng tác, thậm chí, cả sự cộng tác của các chuyên gia nước ngoài. Có tờ báo dành hẳn chuyên mục đăng tải ý kiến người nước ngoài phát biểu những suy nghĩ về nghệ thuật Việt Nam. Chuyên mục này thu hút sự quan tâm không nhỏ của công chúng yêu thích nghệ thuật. Tính đa dạng trong ý kiến chính là điểm đặc biệt của một vài tờ báo. Đây có thể

gọi là hình thức nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của báo chí, cũng là nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của phóng viên, biên tập viên chuyên ngành nghệ thuật.

Bên cạnh đó, nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn, nhiều tờ báo in đã tổ chức những lớp đào tạo và đào tạo lại cho phóng viên, biên tập viên về những chuyên ngành phụ trách. Chính những lớp học tại chỗ như vậy đã góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn trong những chuyên ngành cụ thể. Việc đào tạo lại được nhiều báo thực hiện như một lịch trình định sẵn hàng năm. Với sự cộng tác của các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực nghệ thuật, sau một vài tuần, kiến thức về nghệ thuật của các phóng viên, biên tập viên được nâng lên rõ rệt.

3.2.5. Tăng số lượng và chất lượng thông tin về nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên báo in

Việc tăng số lượng và chất lượng thông tin về nghiên cứu, phê bình mỹ thuật hiện là vấn đề rất cần được lưu tâm.

Tăng số lượng tin, bài về nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên báo in : phải tùy theo tiêu chí cụ thể của từng tờ báo. Tuy nhiên, đối với các tờ báo như Văn hoá, Văn nghệ, Văn nghệ trẻ, Thể thao&Văn hoá…cần thiết phải tăng số lượng tin, bài về nghiên cứu, phê bình mỹ thuật. Đây là những tờ báo thuộc lĩnh vực văn hoá nghệ thuật, việc đặt tiêu chí chuyển tải với số lượng khá lớn tin, bài nghiên cứu, phê bình mỹ thuật cần phải được đặt ra như một vấn đề cần thiết, cấp bách trong chu trình cải thiện việc chuyển tải thông tin về mỹ thuật nói riêng và các ngành nghệ thuật khác nói chung.

Tăng chất lượng thông tin về nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên báo in cũng là một việc cần làm ngay. Chất lượng thông tin không thể một sớm một chiều mà chuyển đổi ngay được, nhưng việc nâng cao chất lượng thông tin mỹ thuật cần được đặt ra nhằm tăng thêm tính hữu ích, tính thực dụng cho chuyên ngành nghệ thuật này.

Tăng chất lượng thông tin bằng cách vận dụng các phương cách tìm tòi, học hỏi về công tác nghiên cứu, phê bình mỹ thuật của các nước; bằng cách tham khảo nhiều hơn các công trình nghiên cứu mỹ thuật đi sâu vào những vấn đề nhạy cảm của mỹ thuật; bằng cách cộng tác với những nhà chuyên môn giỏi, khám phá ở họ những thông tin mỹ thuật và những vấn đề mỹ thuật hiện đang đặt ra.

Tăng chất lượng bằng cách mời các nhà phê bình chuyên nghiệp viết bài nghiên cứu, lý luận, phê bình. Hiện nay, đa phần đội ngũ viết văn hoá văn nghệ trên nhiều từ báo Trung ương và địa phương đều xuất thân từ nghề báo hoặc một vài nghề khác như ngoại ngữ, văn hoá, điện ảnh, sân khấu…Rất ít người trong số họ được đào tạo bài bản về mỹ thuật. Những bài viết của họ phần lớn viết theo sự cảm nhận của riêng mình về vấn đề mỹ thuật. Bởi vậy, những nhận xét của họ về mỹ thuật đều mang thiên kiến chủ quan, duy ý chí, thậm chí có những nhận xét còn mang tính chụp mũ, không thiện cảm, gây tâm lý không tốt đối với giới sáng tác. Vì vậy, báo chí cần phải mời những nhà phê bình chuyên nghiệp viết bài cho báo; họ sẽ đưa ra những phân tích sắc sảo, am hiểu về vấn đề cần bàn, là những người có thể cung cấp cho độc giả một cái nhìn khách quan, toàn diện về tình hình mỹ thuật hiện tại.

Tăng chất lượng bằng cách cung cấp cho phóng viên, biên tập viên thông tin xác thực, cụ thể về những vấn đề mỹ thuật, tác giả, tác phẩm. Thông tin mỹ thuật rất cần đối với báo chí. Báo chí luôn phải nhanh nhạy trong việc nắm bắt thông tin mỹ thuật, nắm bắt những hiện tượng, vấn đề mới của mỹ thuật để phản ánh trung thực và xác thực tình hình phát triển của mỹ thuật trong từng giai đoạn. Bức tranh mỹ thuật được phản ánh trên báo chí nếu muốn hoàn chỉnh và muốn có chất lượng thì việc cung cấp cho báo chí càng nhiều thông tin về tác giả, tác phẩm và thị trường mỹ thuật càng tốt. Có như vậy, chất lượng tin, bài về mỹ thuật trên báo chí mới cao và đạt hiệu quả.

Tăng chất lượng bằng cách cập nhật những thông tin về mỹ thuật thế giới và trong nước nhằm bổ sung cho bài viết những số liệu chính xác về tác phẩm, tác giả. Hiện nay, sự cập nhật những thông tin mỹ thuật thế giới luôn là một vấn đề không phải

báo nào cũng làm được. Muốn nâng chất lượng, để tăng tính thực tế của mỹ thuật, việc cập nhật thông tin mỹ thuật thế giới cần phải thường xuyên. Nắm bắt được những diễn biến của tình hình mỹ thuật thế giới như sự chuyển động của thị trường nghệ thuật, sự thay đổi các phong cách sáng tạo, sự xuất hiện những trào lưu mới…thì việc nghiên cứu, phê bình mới súc tích và hiệu quả.

Tăng chất lượng bằng cách thay đổi tư duy của lãnh đạo báo in về vấn đề mỹ thuật. Không nên coi nhẹ mỹ thuật, cũng như không nên đặt nặng việc tuyên truyền mỹ thuật. Cần phải tuyên truyền mỹ thuật cân đối trong việc tuyên truyền các vấn đề nghệ thuật chung. Việc tuyên truyền mỹ thuật ít khi được chú ý một cách tuyệt đối ở phần lớn các tờ báo in. Hầu như lãnh đạo các tờ báo in đều coi đây chỉ là một mảng không quan trọng lắm trong mảng tuyên truyền về văn hoá nghệ thuật. Chính vì vậy, muốn nâng cao chất lượng của nghiên cứu, phê bình mỹ thuật phải bắt đầu từ những suy nghĩ và cảm nhận đích thực về tính quan trọng của chuyên ngành này đối với tờ báo nói riêng và công chúng nói chung. Tuy nhiên, điều này, không dễ thay đổi, do nhiều yếu tố mà yếu tố con người bao giờ cũng khó thay đổi nhất.

Một phần của tài liệu Báo in Việt Nam với vấn đề nghiên cứu, phê bình mỹ thuật (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)