A .M mở đầu
1.3. Mối quan hệ giữa báo in với nghiên cứu, phê bình mỹ thuật
Báo chí ra đời do nhu cầu thông tin, giao tiếp, giải trí và nhận thức của con người. Thực hiện chức năng phát triển văn hoá và giải trí, báo chí luôn quan tâm đến việc giới thiệu các tác phẩm văn học nghệ thuật bên cạnh những thông tin về kinh tế, chính trị, xã hội.
Báo chí, trong đó báo in đã có nhiều công lao trong việc chuyển tải các tác phẩm mỹ thuật lên mặt báo. Chính các bài viết chuyên ngành mỹ thuật, bàn về các vấn đề mỹ thuật, đi sâu vào một số lĩnh vực mỹ thuật, nghiên cứu và phê bình mỹ thuật, một phần nhờ báo chí đã đến được với công chúng. Công chúng tiếp nhận và cảm nhận cái đẹp của mỹ thuật cũng một phần nhờ công của báo chí. Vì vậy, báo chí có vai trò to lớn trong việc tạo lập và xác định mối quan hệ chặt chẽ này.
Trong quá trình phát triển của báo chí, cùng với nhiều đề tài khác, mỹ thuật luôn là đề tài khởi nguồn cho báo chí viết về cái đẹp, cái ác, cái thiện, cái hùng, cái bi, cái hoành tráng. Những đề tài này chính là hiện thực đời sống được hoạ sĩ khái quát hoá,
cụ thể hoá thành tác phẩm nhằm tác động đến công chúng với hy vọng thay đổi nhận thức và tư duy hướng con người vào cái đẹp.
Theo Tiến sĩ Vũ Duy Thông “Cái đẹp là hiện hữu trong tự nhiên và trong xã hội; con người có khả năng cảm nhận được nó, khu biệt nó với những gì không phải là đẹp. Con người có nhu cầu hưởng thụ cái đẹp, không những thế, còn có năng lực sáng tạo ra nó. Nhưng bản chất của cái đẹp dường như vẫn còn là điều bí ẩn. Hàng nghìn năm nay, người ta tìm cách giải thích cái đẹp là gì, càng giải thích, càng thấy không thoả mãn. Sự không thoả mãn đó phản ánh quá trình vận động của tư duy nhằm khám phá chân lý” [52, tr.9].
“Cái đẹp được biểu hiện trong sự hài hoà, tương xứng, toàn vẹn. Sự hài hoà là mặt biểu hiện bản chất nhất của cái đẹp, đó là sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng, nội dung và hình thức, cái riêng và cái chung trong sự vận động biện chứng. Những mối quan hệ đó càng tương xứng bao nhiêu, càng toàn vẹn bao nhiêu thì sự vật càng đẹp” [52, tr.29].
Trong phiếu thăm dò công chúng về mối quan hệ giữa báo chí với mỹ thuật, được biết :
Đánh giá của công chúng Số người trả lời Tỷ lệ
Tốt 28/250 11,2%
Khỏ 106/250 42,4%
Trung bỡnh 96/250 38,4%
Yếu 18/250 7,2%
Kộm 2/250 0,8%
(nguồn: Phiếu thăm dò ý kiến cho đề tài)
Với câu hỏi này, phần đông người được hỏi cho rằng, hiện tại mối quan hệ giữa báo chí với mỹ thuật đạt mức độ khá (chiếm 42,4%). Điều đó chứng tỏ rằng báo chí đã có nhiều động thái tích cực trong việc khai thác những vấn đề mỹ thuật để đưa lên mặt báo. Báo chí đã chủ động trong thông tin. Tuy nhiên, vẫn có khá nhiều độc giả cho rằng mối quan hệ này chỉ ở mức trung bình (38,4%). Tỷ lệ đánh giá tốt chỉ là 11,2%.
Văn nghệ cần báo chí để công bố tác phẩm, giới thiệu với công chúng, phê bình nghiên cứu để định hướng sáng tác, cung cấp vốn sống gián tiếp.
Báo chí cần văn nghệ để tiếp thu những thành tựu sáng tạo của nghệ thuật, để thoả mãn đòi hỏi của bạn đọc, tạo uy tín cho báo, tăng lượng phát hành...Bên cạnh đó, còn là sự thâm nhập lẫn nhau về mặt con người. Có nhà văn làm báo và có nhà báo là nhà văn, là nhạc sĩ, hoạ sĩ…Chính trong quá trình thâm nhập ngày càng đầy đó, mỹ thuật cũng không nằm ngoài sự quan tâm của báo chí.
Ngay từ khi báo chí ra đời đã không thể thiếu vai trò của mỹ thuật. Những người làm báo rất quan tâm đến việc đầu tiên là sự trình bày. Một tờ báo được coi là hấp dẫn khi bên cạnh thông tin còn được minh hoạ bởi những tấm ảnh, những tác phẩm mỹ thuật có giá trị mang tính chất báo chí. Tuy nhiên, việc đăng tải không phải thường xuyên. Tranh - chỉ dùng cho minh hoạ là chính. Có thể thấy điều ấy trên tất cả các tờ báo có sử dụng yếu tố hội hoạ. Thảng hoặc mới có một vài tác phẩm được giới thiệu riêng như một bài báo hay tác phẩm độc lập (trừ những tờ báo chuyên ngành mỹ thuật). Ban đầu, chỉ là những tranh minh hoạ nhỏ, lẻ mang tính chất ghi chú cho một bài báo, sau dần dần vị trí của những tác phẩm mỹ thuật được coi trọng hơn. Tranh minh hoạ lúc này đã đứng ở hai vị trí riêng biệt. Một mặt vẫn minh hoạ cho bài báo, mặt khác nhiều tranh đã đứng ở vị trí riêng đảm nhiệm chức năng tuyên truyền, phục vụ thị hiếu thẩm mỹ của công chúng, độc giả. Mỹ thuật được đưa lên báo với tư cách tranh minh hoạ và không nằm ngoài thể loại hội hoạ giá vẽ. Mối quan hệ giữa báo chí và mỹ thuật vì thế mà trở nên khăng khít và biện chứng.
Mối quan hệ báo chí với mỹ thuật, với nghiên cứu, phê bình mỹ thuật là mối quan hệ vì cái đẹp, tuyên truyền cái đẹp, nhân rộng cái đẹp, phổ biến cái đẹp và hướng dẫn thưởng thức cái đẹp trong cuộc sống.
Mối quan hệ giữa báo chí với mỹ thuật là mối quan hệ hoàn thiện chân, thiện, mỹ. Giá trị chân-thiện-mỹ là đỉnh cao, luôn hướng tới của tất cả mọi người. Báo chí
quan hệ khăng khít với mỹ thuật sẽ giúp từng cá nhân trong cộng đồng nâng cao thẩm mỹ, cảm nhận được giá trị đích thực mà mỹ thuật đem lại.
Mối quan hệ báo chí với mỹ thuật là mối quan hệ phát huy và bảo vệ bản sắc văn hoá dân tộc. Hoạt động của báo chí và mỹ thuật là hoạt động vì sự nghiệp xây dựng con người mới, con người có khả năng cảm nhận và tiếp thu được bản sắc văn hoá dân tộc, phát huy nó trên mọi lĩnh vực.
Mối quan hệ báo chí với mỹ thuật là mối quan hệ tiếp thụ tinh hoa văn hoá của nhân loại. Bằng những con đường riêng nhưng vì một mục đích chung là học hỏi, tiếp thu tinh hoa văn hoá của nhân loại để hướng con người Việt Nam nhanh chóng tiếp cận và nhận thức được giá trị thẩm mỹ ngang tầm với nền văn minh của nhân loại.
Mỹ thuật trở thành một trong những đề tài khai thác không bao giờ hết của báo chí, gắn với báo chí như hình với bóng (mối quan hệ biện chứng). Chính từ những mầu sắc, đường nét, trang trí, bố cục,thiết kế mỹ thuật khiến tờ báo ngày càng trở nên đẹp hơn, thu hút công chúng mua báo ngày càng nhiều bởi chất lượng, nội dung, hình thức đưa tin, trình bày tin, bài trên mặt báo.
Với các màu sắc được phối hợp hài hoà cộng với công nghệ in ấn phát triển đã làm nên sự hoàn hảo của tờ báo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của những độc giả khó tính. ở bất kỳ một tờ báo nào dù là báo Trung ương hay báo địa phương, báo cấp một, hay báo cấp hai, cấp ba đều có hoạ sĩ chuyên nghiệp. Nhiều báo còn có hẳn bộ phận (phòng, ban) hoạ sĩ chuyên lên makét báo.
Ngày nay, không một tờ báo nào lại không sử dụng màu sắc, đường nét, cách thiết kế, trang trí mỹ thuật để làm đẹp cho tờ báo của mình.
Có được cái đẹp trên báo chí phần nào nhờ vào công sức của đội ngũ những người làm công tác mỹ thuật.