Phân bổ các loại bài nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên báo và tạp chí

Một phần của tài liệu Báo in Việt Nam với vấn đề nghiên cứu, phê bình mỹ thuật (Trang 57)

A .M mở đầu

2.1.3. Phân bổ các loại bài nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên báo và tạp chí

Việc phân bổ các loại bài viết nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên báo chí hiện nay, nói cho đúng, chưa có một tờ báo nào phân định rạch ròi việc này. Tin, bài mỹ thuật chủ yếu chỉ là những thông tin hàng ngày, giới thiệu các hoạt động thuộc bề nổi, còn những bài nghiên cứu, phê bình mỹ thuật nhiều khi không được chú trọng. Có những tờ báo thường xuyên đặt nặng vấn đề chỉ đưa tin, mà hạn chế việc đăng bài vì không có đủ “đất”. Chỉ có tạp chí chủ yếu là những tạp chí chuyên ngành – mới có đủ diện tích và khả năng đăng tải các bài nghiên cứu, phê bình, những bài viết mang tính định hướng phát triển của mỹ thuật. Chính điều đó cho thấy sự lệch lạc về quan niệm,

về nhìn nhận của báo chí chuyên ngành về việc chuyển tải những thông tin mỹ thuật. Số liệu sau thể hiện rõ những nhận định trên.

Tỷ lệ tin, bài nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trong tổng số tin, bài về mỹ thuật :

T T

Tên báo Năm Tỷ lệ

2000 2001 2002 2003 2004

1 Nhân Dân 7/127 7/201 2/66 15/64 10/75 41/397=10,3%

2 Văn hoá 12/71 10/75 21/100 10/101 16/99 69/446=15,47%

3 Văn nghệ 12/61 24/60 9/60 20/55 15/29 80/265=30,19%

4 Thể thao & Văn hoá 35/121 37/144 41/223 41/177 29/141 183/806=22,70%

5 Quốc tế 1/7 2/9 1/8 0/3 1/5 5/32=15,63% Cộng 67/387 17,31% 80/489 16,36% 74/457 16,19% 86/400 21,5% 71/349 20,34% 378/2082 18,16%

Qua 5 năm, trên 5 tờ báo có tất cả 2082 tin, bài về mỹ thuật, nhưng chỉ có 378 tin bài nghiên cứu, phê bình mỹ thuật, chiếm tỷ lệ khá khiêm tốn 18,16%. Tuy nhiên, so các báo với nhau thì tỷ lệ tin bài về nghiên cứu, phê bình mỹ thuật gần như tương đương nhau, tỷ lệ cũng gần ngang nhau, nhưng nhìn chung tỷ lệ đều thấp.

+ Số liệu khảo sát trên tạp chí :

STT Tên tạp chí Năm Tỷ lệ

2000 2001 2002 2003 2004

1 Văn hoá nghệ thuật 20/405 12/329 17/336 22/291 23/299 94/1660=5,66%

2 Tư tưởng văn hoá 0/0 0/0 0/0 0/0 0/0 O%

%

4 Quê hương 12/326 7/326 10/306 6/292 5/279 40/1529=2,62%

5 Báo chí tuyên truyền 1/122 0/98 0/99 1/134 0/150 2/603=0,33%

Cộng 42/886 4,74% 48/882 5,44% 50/839 5,96% 56/840 6,67% 45/868 5,18% 241/4315 5,59%

Còn trên tạp chí thì tỷ lệ tin, bài về mỹ thuật cao hơn, đạt con số 4315 bài về mỹ thuật qua 5 tờ tạp chí có cả chuyên và không chuyên ngành mỹ thuật. Tuy nhiên, tỷ lệ tin bài về nghiên cứu, phê bình mỹ thuật lại rất thấp, chỉ có 241, chiếm tỷ lệ 5,59%- một tỷ lệ quá thấp so với số lượng các tin bài mỹ thuật khác. Trong từng năm, tỷ lệ tin, bài về nghiên cứu, phê bình mỹ thuật cũng rất ít, đều chỉ từ 4 đến 6%. Không những đưa ít mà còn đưa không đồng đều tin, bài mỹ thuật trên báo chí. Chính việc đưa không đồng đều thông tin mỹ thuật trên báo chí thể hiện sự không coi trọng những vấn đề mỹ thuật và tác động của mỹ thuật tới đời sống. Có những tạp chí, trong 5 năm liền không hề có một tin, bài nào về mỹ thuật như Tạp chí Tư tưởng Văn hoá. Đây là tờ Tạp chí của Ban Tư tưởng Văn hoá TW, có nhiệm vụ tuyên truyền các hoạt động tư tưởng, văn hoá trong Đảng và trong cuộc sống. Tuy nhiên, mỹ thuật là một lĩnh vực thuộc văn hoá, nhưng lại không hề được tờ Tạp chí này lưu tâm đến. Đây là một thiếu sót của những người làm tờ Tạp chí này do quan niệm, do cách nhìn nhận và tư duy của lãnh đạo Tạp chí. Có những tờ Tạp chí đưa rất ít tin, bài mỹ thuật, như Tạp chí Báo chí &Tuyên truyền. Tỷ lệ những bài về mỹ thuật trên tờ này chưa đạt 1%/ 5 năm (chỉ đạt 0,33%), có những năm chẳng có bài nào. Còn những tờ khác như Tạp chí VHNT (5,66%), Tạp chí Quê hương (2,62%), chưa đạt đến 10%/5 năm. Riêng Tạp chí Mỹ thuật, tiếng nói của Hội Mỹ thuật VN, tỷ lệ tin bài mỹ thuật có cao hơn, nhưng cũng chỉ hơn 20%/5 năm. Những số liệu đó cho thấy, dẫu rằng có quan tâm đến mỹ thuật thì chính tờ Tạp chí trong ngành cũng rất hạn chế đưa những bài viết nghiên cứu,

phê bình mang tính định hướng cho mỹ thuật. Đây là một thực tế cần được nhìn nhận một cách khách quan.

+ Báo in chuyển tải các bài nghiên cứu, phê bình mỹ thuật

Trả lời câu hỏi: Các bài viết về nghiên cứu, phê bình mỹ thuật, anh chị thích

đọc loại nào nhất ? kết quả như sau:

Câu hỏi Số người trả lời Tỷ lệ

MT truyền thống 90/250 36%

MT đương đại 71/250 28,4%

MT cỏch mạng 5/250 2%

MT TGiới 104/250 41,6%

Với tỷ lệ trên, có thể thấy độc giả ngày nay quan tâm nhiều đến mỹ thuật thế giới (chiếm 41,6%). Phải chăng đây là do xu hướng? Có thể. Nhưng cũng không hẳn. Bởi những sự kiện mỹ thuật thế giới thường gắn chặt với những sự kiện, tin tức chính trị, xã hội nổi bật. Tuy nhiên, nhìn vào bảng thống kê trên mới thấy rằng lượng độc giả quan tâm đến mỹ thuật cách mạng quá thấp (chỉ 2%). Đây là điều đáng báo động cho nền báo chí của chúng ta, thậm chí cả nền mỹ thuật cách mạng VN nữa. Sự cách biệt về tuổi tác, về nhận thức đã dẫn đến điều đó, nhưng cũng không loại trừ việc ngày nay, mỹ thuật cách mạng, mỹ thuật kháng chiến có phần kém hấp dẫn tầng lớp độc giả trẻ- một tầng lớp độc giả hiện đang có thói quen hưởng thụ và ít tìm tòi học hỏi.

Công tác phê bình mỹ thuật trên báo in ngoài những số liệu thống kê, chúng ta cần phải đi sâu tìm hiểu nội dung những vấn đề được đặt ra. Vậy thì, báo in phản ánh nghiên cứu, phê bình mỹ thuật như thế nào? Nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trên báo in phản ánh những vấn đề gì? Và, những vấn đề đó sẽ được tiếp cận như thế nào?

Trước hết, báo in phản ánh công tác nghiên cứu, phê bình mỹ thuật ở các nhóm mỹ thuật truyền thống, mỹ thuật đương đại, mỹ thuật thế giới; và những vấn đề : Tác

giả, những yêu cầu đặt ra trong lý luận mỹ thuật, mỹ thuật và công chúng trong nền kinh tế thị trường và hội nhập…

+ Về mỹ thuật truyền thống : Mỹ thuật truyền thống VN có bề dày lịch sử lâu đời. Trải qua thời kỳ đồng thau, đồ đá, đồ sắt…mỹ thuật truyền thống đi cùng lịch sử dân tộc, phản ánh quá trình phát triển và biến đổi của các thời kỳ nghệ thuật khác nhau. Cho đến nay, trên các báo, tạp chí đã có hàng trăm bài báo viết về mỹ thuật truyền thống. Đây là những nghiên cứu mang tính định lượng khá sâu nhằm làm nổi bật tính dân tộc của một nền nghệ thuật hiện đã và đang được công nhận như một nền nghệ thuật độc đáo trong khu vực Đông Nam á. Ví dụ, tác giả Lê Đình Quỳ với bài nghiên cứu Giải mã trống đồng Đông Sơn VN, có đoạn : “Trống đồng là bảo vật đặc biệt của Quốc gia. Nó đã khắc hoạ và để lại cho VN có một nền văn hoá lớn và rất sớm. Nó dã để lại dư âm cường thịnh của một thời “văn hóa đồ đồng Đông Sơn”. Chúng ta còn tự hào về một hình thức thể hiện rất cao về nghệ thuật, về hình tượng, về trí tuệ tuyệt vời để con cháu ở thế kỷ này còn đang ngỡ ngàng bái phục một nền nghệ thuật đi tới đỉnh cao của mọi dân tộc rất hùng mạnh, thời các Vua Hùng dựng nước “Văn Lang”[31, tr.56]. ở một bài viết khác có tên Mây mưa sấm chớp tác giả Phan Cẩm Thượng đi sâu nghiên cứu về nghệ thuật Phật giáo VN qua tượng thờ Phật Mẫu Tứ pháp (Phật Mẫu Pháp Vân). Bài viết có đoạn “Các đền thờ Tứ pháp Mây-Mưa- Sấm-Chớp chuyển thành các ngôi chùa, làm một tín ngưỡng phổ biến ở các tỉnh Bắc Ninh-Hưng Yên- Hải Dương-Hà Tây trung tâm của đồng bằng Bắc Bộ. Thời gian chuyển đổi này có lẽ diễn ngay từ thời Sĩ Nhiếp thế kỷ 2 làm thái thú trong đô hộ phủ phong kiến Trung Hoa ở VN, đóng đô ở Thành Luy Lâu, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh), có lẽ cũng là Trung tâm tín ngưỡng Tứ pháp. Theo Cổ châu Phật bản hạnh một cuốn kinh về nguồn gốc tín ngưỡng Tứ pháp, được biên soạn vào thế kỷ 11, diễn nôm ra tiếng Việt vào thế kỷ 17, hiện còn lưu ván khắc gỗ ở chùa Dâu, cho biết viên Thái Thú đó đã cho dựng tượng bốn vị chùa Mây-Mưa-Sấm-Chớp và tạc tượng bốn vị thần thiên nhiên đó. Song đó chỉ là một truyền thuyết. Những gì còn lại từ thời Sĩ Nhiếp có

lẽ chỉ là một cặp tượng đá con cừu (một để ở chùa Dâu, một để ở Lăng Sĩ Nhiếp) còn di tích cổ nhất ở chùa Dâu là vào thời Trần (thế kỷ 13-14). Còn các tượng Tứ pháp được làm lại vào thế kỷ 17-18”[42, tr.21]. Với bài nghiên cứu về tác phẩm Cửu phẩm liên hoa chùa Bút Tháp, tác giả Ngô Tuấn Phong đã phân tích vẻ đẹp cũng như vẻ hoàn mỹ của tác phẩm với mục đích thông qua tác phẩm chuyển tải thông điệp của Phật Pháp vào đối tượng sử dụng. Bài viết có đoạn “Về tổng thể cả Tòa Tháp là một khối thống nhất biểu tượng cho nhiều thông điệp của Phật pháp, nhưng điểm mang tính nghệ thuật đặc biệt lại là các phù điêu (nhất là từ tầng 1 đến tầng 4) với các cách bố cục phong phú, sinh động. Nhìn bao quát, tất cả các phù điêu đều có bố cục dọc, có không gian thoáng rộng do tỷ lệ phần nền trống lớn, có xu hướng tán để có thể hoà nhập vào không gian của các phù điêu xung quanh (phải, trái, trên, dưới)…Từ đây, ta rút ra được rất nhiều bài học, từ phương pháp gạn lọc cách điệu cho đến sắp xếp, bố trí, từ tỷ mỉ kỹ càng cho đến khái quát, tập trung, từ trang trí đường nét cho đến mảng riêng, từ vị trí đặt cho đến ý nghĩa của các cụm công trình…nhưng chủ yếu là kinh nghiệm về phương pháp xử lý không gian, nhất là khi phải thể hiện những phù điêu có nội dung mang nhiều thông tin hay nằm tỏng một quãng dài lịch sử có nhiều biến động mà cần phải thể hiệncùgn lúc, tức là đồng hiện trên mặt phù điêu, vừa phải kể ra được đầy đủ các mốc lịch sử (bằng hình khối đường nét) vừa phải nằm chung trong một không gian hài hoà đồng nhất. Đó chính là những kinh nghiệm quý báu mà các nghệ nhân, trí thức xưa gửi lại cho con cháu hậu thế”[42, tr.35].

Như vậy, với mỗi khía cạnh khác nhau, hầu hết các bài nghiên cứu mỹ thuật đều đi sâu phân tích, chứng minh, lý giải những vấn đề không giống nhau hiện đang tồn tại của mỹ thuật Việt Nam. Có những vấn đề đã từ lâu bị báo chí lãng quên, nhưng cũng có những vấn đề luôn được báo chí quan tâm tới, đào xới để chỉ ra tính hiện thực cũng như tính truyền thống của tác phẩm.

+ Về mỹ thuật đương đại: Mỹ thuật đương đại nói riêng và nghệ thuật đương đại nói chung xuất hiện, du nhập vào nước ta khoảng 15 năm gần đây. Sự đón nhận

của công chúng đối với mỹ thuật đương đại cho đến nay dù sao vẫn còn khá dè dặt. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Mỹ thuật đương đại là một loại hình có lịch sử lâu đời trên thế giới, mới du nhập và thực sự phát triển tại Việt Nam chưa lâu. Với các loại hình mà mỹ thuật đương đại mang lại như nghệ thuật trình diễn, sắp đặt, video art…không hoàn toàn hấp dẫn công chúng yêu mỹ thuật. Chỉ có một bộ phận nhỏ công chúng vì tò mò, vì cần một sự thay đổi trong nhận thức mỹ thuật đón nhận một cách ào ạt, điều đó có thể nói lên rằng không phải bất kỳ hình thức mỹ thuật nào cũng thành công khi đến với công chúng. Công chúng hoàn toàn không có lỗi. Lỗi là ở chỗ chính bản thân mỹ thuật đương đại không tìm được con đường để đến với công chúng một cách thuyết phục hơn. Đối với báo chí, không phải tờ báo nào cũng đưa tin, bài một cách hào hứng đối với các sự kiện của mỹ thuật đương đại. Điều này thấy rõ trong phiếu thăm dò ý kiến cho đề tài, tỷ lệ phần trăm độc giả hiểu biết về mỹ thuật đương đại, yêu thích và quan tâm đến mỹ thuật đương đại nhiều hơn hẳn tỷ lệ độc giả quan tâm đến mỹ thuật truyền thống và mỹ thuật cách mạng. Điều này tỏ ra không lạ đối với nhiều ngành nghệ thuật. Tỷ lệ độc giả trẻ ngày nay quan tâm đến nghệ thuật đương đại hơn hẳn so với các lứa tuổi khác. Nhiều người cho rằng lớp trẻ “mất gốc” nhưng cũng có ý kiến nhận định rằng lớp trẻ như vậy là thức thời, là nhanh nhậy với thời cuộc. Báo in có khá nhiều bài viết về mỹ thuật đương đại Việt Nam. Nhiều bài chỉ rõ xu hướng của mỹ thuật đương đại Việt Nam cũng như những vấn đề cần phải khắc phục nhằm tìm ra hướng đi tối ưu cho loại hình này. Ví dụ bài viết Trước ngã ba của nghệ thuật đương đại, hoạ sĩ Trần Hải Minh đã thẳng thắn bày tỏ nhìn nhận của bản thân về hiện trạng mỹ thuật Việt Nam trong đó có mỹ thuật đương đại : “ở Châu âu, trước khi đến với installation (nghệ thuật sắp đặt) người nghệ sĩ đã rất vững vàng về kỹ năng hội hoạ hay thậm chí đã là những danh họa như A.Tapies. ở VN thì dường như ngược lại : không vẽ được thì “sắp đặt” và bao giờ cũng có lời biện minh rất giống nhau : “ Không gian hai chiều không đủ cho tôi…”. Nhưng, installation dường như là đứa con được sinh ra từ hội hoạ và điêu khắc. Nếu chưa vẽ được đàng hoàng,

không hiểu biết kỹ càng về điêu khắc mà định làm “sắp đặt” thì sẽ ra sao nhỉ? Họ nói sao thì nói, nhưng tôi biết chắc chắn họ chưa bao giờ là họa sĩ theo ý nghĩa đích thực của từ này. “Sản phẩm” của họ, bởi vậy tùy tiện và thiếu khả năng tạo hình- không có ngôn ngữ của điêu khắc, yếu về hội hoạ, lờ mờ về ý tưởng- đôi khi nhầm lẫn giữa décoration (trưng bày sản phẩm hàng hoá) và installation. Điều đó là hiển nhiên, vì với thực trạng của hội hoạ VN hiện tại sẽ rất khó có thể có những tác phẩm installation có giá trị. Còn performance (trình diễn) ở VN thì khác hẳn với những gì tôi đã xem và được học ở Châu Âu (tuy không phải là tất cả nhưng phần lớn). ở ta, các cuộc “trình diễn” đã diễn ra một cách ngẫu hứng, không có một ý tưởng, một thông điệp cụ thể hay ẩn dụ nào”[44, tr.43]. Nhận định về “bức tranh” mỹ thuật đương đại VN, nhà phê bình Nguyễn Quân trong bài viết Mỹ thuật đương đại và sự chuyên nghiệp của người làm nghề, đã lên tiếng bênh vực cho dòng nghệ thuật này : “Tôi nghĩ các hình thức mới như nghệ thuật sắp đặt và trình diễn…là thành phần văn hoá đô thị, là một phương tiện làm văn hóa của thế giới ngày nay. Nắm bắt càng nhanh, làm càng nhiều càng tốt. Chúng nói trực tiếp vào các vấn đề xã hội tờ đói nghèo, môi trường, tai nạn giao thông đến lạm dụng phụ nữ, gian lận, tham nhũng…một cách khá mạnh mẽ. Chúng lại làm cho người xem không òcn là ngừi xem thụ động mà tham gia vào hoạt động nghệ thuật và “thắc mắc” nhiều hơn. Trần Lương, Trương Tân, Nguyễn Bảo Toàn, Đặng Thị Khuê hay Nguyễn Minh Thành, Lê Thừa Tiến, Công Khánh, Hoàng Ly…và nhiều người khác đã có những đóng góp và là những tác giả đáng trân trọng” [44, tr.60]. Tác giả Khương Huân trong bài viết

Ngược dòng truyền thống nhận dạng nghệ thuật tạo hình đương đại đã đưa ra những

Một phần của tài liệu Báo in Việt Nam với vấn đề nghiên cứu, phê bình mỹ thuật (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)