A .M mở đầu
2.1.1. Những thông tin về mỹ thuật
BC CC MT
CC BC
Trả lời câu hỏi: Anh, chị có thường xuyên đọc chuyên mục mỹ thuật trên các
báo không ? kết quả cho thấy :
Câu hỏi Trả lời Tỷ lệ
Thường xuyên 39/250 15,6%
Thỉnh thoảng 167/250 66,8%
Ít quan tõm 44/250 17,6%
Qua cách trả lời có thể thấy, chuyên mục hoặc các bài viết mang tính nghiên cứu, phê bình mỹ thuật chỉ là lĩnh vực đem lại sự quan tâm thỉnh thoảng cho công chúng. Tỷ lệ công chúng thỉnh thoảng đọc bài viết loại này là cao nhất (chiếm 66,8%). Như vậy, không hoàn toàn thờ ơ với loại bài nghiên cứu, phê bình mỹ thuật, độc giả vẫn dành sự chú ý cho thể loại bài này. Có thể họ tìm thấy ở đó những thông tin cần thiết về mỹ thuật; có thể họ muốn tìm hiểu về các thể loại và loại hình mỹ thuật, về tác giả, tác phẩm mà họ quan tâm…Tất cả những điều đó cho thấy lĩnh vực nghiên cứu, phê bình mỹ thuật vẫn chiếm được sự quan tâm của độc giả có thể là trong hoặc ngoài ngành mỹ thuật.
Thông tin về nghệ thuật nói chung và thông tin về mỹ thuật nói riêng được báo in chuyển tải theo định kỳ, theo từng sự kiện, vấn đề. Đối với những sự kiện mỹ thuật vừa diễn ra, có thể cập nhật thông tin, báo in thường giải quyết bằng cách đưa ngay thông tin. Còn đối với những sự kiện có thể trở thành vấn đề lớn đối với mỹ thuật như : nghệ thuật đương đại đi về đâu, nghệ thuật cách mạng sẽ tồn tại và phát triển ra sao trong thời điểm hiện nay?...Báo in sẽ biến những sự kiện đó thành vấn đề “nhạy cảm” bằng những bài viết mang tính nghiên cứu, phê bình. Tuy nhiên, tin tức hay thông tin trên mặt báo vẫn chiếm giữ một vị trí quan trọng trong việc phản ánh một cách nhanh nhất tính sự kiện của vấn đề.
Khi đặt câu hỏi sâu mang tính nghề nghiệp : Nếu đọc về mỹ thuật, anh (chị) thường đọc loại bài viết nào ? kết quả cho thấy:
Nội dung hỏi Số người trả lời Tỷ lệ
Tin Mỹ thuật 71/250 28,4%
Giới thiệu phũng tranh 35/250 14%
Triển lóm 65/250 26%
Hoạt động sáng tác 58/250 23,2%
Giới thiệu chõn dung hoạ sĩ 56/250 22,4%
Tỷ lệ trả lời trong câu hỏi này bị phân tán cho thấy sự quan tâm của độc giả đối với các hoạt động của mỹ thuật khá đồng đều, không thiên lệch. Tuy nhiên, đối với thể loại tin tức mỹ thuật thông thường, tỷ lệ độc giả quan tâm có vẻ “nhỉnh” hơn (chiếm 28,4%), tuy nhiên con số này nhiều không đáng kể so với các loại khác. Số lượng độc giả đọc bài về triển lãm, hoạt động sáng tác hay bài giới thiệu chân dung hoạ sĩ cũng chiếm tỷ lệ tương đương. Chính sự tương đương này chứng tỏ các bài viết thuộc các thể loại khác nhau của mỹ thuật đều thu hút sự quan tâm của độc giả.
Trong các năm từ 2000 đến nay, trên các tờ báo Văn hoá, Văn nghệ, Thể thao&Văn hoá, Nhân dân, Quốc tế và trên các tờ Tạp chí Tư tưởng Văn hoá, Mỹ thuật, Báo chí &Tuyên truyền, Văn hoá nghệ thuật…đã có hàng nghìn tin, bài về mỹ thuật. Tuỳ theo đặc thù của từng tờ báo, thông tin sự kiện mỹ thuật được đưa lên mặt báo nhiều ít khác nhau, nhưng chung quy lại đã đáp ứng được phần nào nhu cầu thông tin của độc giả.
Trước hết, những thông tin mà báo in thường là những thông tin về Hội nghị, hội thảo mỹ thuật. Tuy những Hội thảo mỹ thuật không thường xuyên diễn ra theo định kỳ nhưng trong một chừng mực nào đó, trong một năm thường là có vài ba cuộc Hội nghị, Hội thảo mỹ thuật. Thường các cuộc Hội thảo đó đều mang những chủ đề khác nhau, như : Hội thảo về thân thế sự nghiệp nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh hoạ sĩ Dương Bích Liên- một trong những hoạ sĩ “bậc thầy” của nền mỹ thuật Việt Nam; Hội thảo về nghệ thuật tranh sơn mài; Hội thảo Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ XX; Hội thảo về tranh cổ động chính trị....Tuy nhiên, tỷ lệ tin về hội nghị, hội thảo trên các báo không nhiều, điều này chứng tỏ cho việc tổ chức hội thảo, hội nghị quá ít của ngành
mỹ thuật, mặc dù qua những cuộc hội thảo, hội nghị đó các vấn đề của mỹ thuật chỉ được xới lên chứ không thay đổi gì bao nhiêu.
Tỷ lệ tin, bài về Hội nghị, hội thảo trên báo in (so với các thông tin khác). Ví dụ, cả năm 2000, trên báo Văn nghệ chỉ có hai tin, bài về hội thảo (2/61) tin, bài về các hoạt động mỹ thuật khác, chiếm tỷ lệ 3,28%. Năm 2001, tỷ lệ này là : 2/60 = 3,33%. Năm 2002, tỷ lệ này là : 1/60 = 1,67%. Năm 2003, tỷ lệ này là : 0/55 = 0. Năm 2004, tỷ lệ này là : 1/29 = 3,45%.
TT Tên báo Năm Tỷ lệ
2000 2001 2002 2003 2004
1 Nhân Dân 0/127 0/89 0/66 0/64 3/75 3/421= 0,7%
2 Văn hoá 1/71 1/75 1/100 2/101 2/99 7/446=1,57%
3 Văn nghệ 3/61 3/60 4/60 0/55 1/29 11/265=4,15%
4 Thể thao & Văn hoá 2/121 5/144 0/223 1/177 1/141 9/806=1,12%
5 Quốc tế 0/7 0/9 0/8 0/3 0/2 0% Cộng 6/397 1,52% 9/37 2,39% 5/457 1,1% 3/400 0,75% 7/346 2,02% 30/1637 1,83%
Như vậy, tỷ lệ tin, bài về Hội thảo, hội nghị trên báo in rất hạn chế. Đặc biệt, có những tờ báo như Tuần báo Quốc tế không hề quan tâm đến những sinh hoạt như vậy diễn ra của ngành mỹ thuật. Trong 5 năm liền, không hề có một tin, bài nào phản ánh hoạt động hội nghị, hội thảo mỹ thuật.
+ Thông tin về mỹ thuật trên báo in còn được thể hiện ở việc đăng tải những chủ thể của mỹ thuật. Đó là tác giả- người sáng tạo tác phẩm, người tạo nên phong cách, xu hướng, khuynh hướng mới trong nghệ thuật. Việc thông tin tác giả trên báo in rõ ràng phong phú hơn nhiều so với thông tin về hội thảo, hội nghị. Điều đó cũng dễ hiểu vì mục đích của những bài viết về tác giả không chỉ đơn thuần nêu ra vấn đề mà
còn nhằm tôn vinh những người sáng tạo nghệ thuật (không loại trừ cả việc phê bình dẫn đến hạ uy tín tác giả của những tác phẩm hoặc công trình nghệ thuật hiện đang bị dư luận lên án). Việc viết chân dung tác giả đòi hỏi một trình độ và sự hiểu biết thật sự của người viết. Người viết phải am hiểu tác giả, am hiểu sự nghiệp sáng tác của tác giả, am hiểu phong cách sáng tác, thậm chí cả nhu cầu và ý thích của tác giả đối với nhiều vấn đề, lĩnh vực khác nhau. Việc lựa chọn tác giả để giới thiệu chân dung lại đòi hỏi sự am hiểu của Ban biên tập và lãnh đạo báo. Trong số hàng nghìn hoạ sĩ, nhà điêu khắc, lựa chọn ai để giới thiệu trên mặt báo cũng cần có sự cân nhắc. Điều này đã được một số báo thực hiện bằng nhiều cách. Họ có thể lấy danh sách các hoạ sĩ, nhà điêu khắc nổi tiếng từ Hội Mỹ thuật Việt Nam, cũng có thể căn cứ vào triển lãm mới khai trương của các tác giả, hoặc từ nguồn của những người mua tranh, mua tượng, từ công chúng yêu thích mỹ thuật…Tuy nhiên, đôi khi nếu không có sự phân biệt rõ ràng thì người viết dễ nhầm lẫn giữa việc giới thiệu chân dung tác giả với giới thiệu tác phẩm.
Số lượng và tỷ lệ tin, bài về chân dung tác giả trên báo in được thể hiện : T
T
Tên báo Năm Tỷ lệ
2000 2001 2002 2003 2004 1 Nhân Dân 4/127 3/89 11/66 4/64 3/75 25/421=5,9% 2 Văn hoá 10/71 9/75 12/100 2/101 8/99 41/446=9,19% 3 Văn nghệ 10/61 12/60 9/60 9/55 2/29 42/265=15,85% 4 Thể thao&Văn hoá 17/121 19/144 26/223 19/177 22/141 103/806=12,78% 5 Quốc tế 1/7 1/9 4/8 2/3 1/2 9/29=31,03% Cộng 42/397 10,5% 44/377 11,67% 62/457 13,57% 36/400 9% 36/346 10,40% 220/1977 11,13%
So với tỷ lệ tin, bài về Hội thảo, hội nghị, rõ ràng báo in đã quan tâm nhiều hơn đến việc đưa tin, bài về chân dung tác giả. Con số 11,13% so với con số 1,83% (bài về Hội thảo, hội nghị) tỷ lệ trung bình trong vòng 5 năm cho thấy rõ điều đó. Có nhiều bài viết khá hay, sâu sắc, tỏ rõ sự am hiểu về chính tác giả được nói tới. Qua khảo sát, hầu như tất cả các báo đều đề cập đến lĩnh vực này.
Tác giả bao giờ cũng gắn với tác phẩm. Tuy nhiên, có những bài viết thiên về cuộc đời và những câu chuyện đời thường của tác giả nhiều hơn là gắn bó chặt chẽ với tác phẩm. Nhưng, không phải vì lý do đó mà bài viết về tác giả lại kém phần hấp dẫn. Một số bài chân dung về hoạ sĩ Trần Văn Cẩn, hoạ sĩ Dương Bích Liên, hoạ sĩ Nguyễn Sáng (trên báo TT&VH), về nhà điêu khắc Điềm Phùng Thị, danh hoạ P.Picasso (báo Quốc Tế), về hoạ sĩ Nam Sơn, hoạ sĩ Thành Chương, Lê Trí Dũng (trên báo Văn nghệ), hoạ sĩ Xu Man, Phạm Viết Song, Đinh Lực, Lê Lam, nhà điêu khắc Diệp Minh Châu…(trên báo Nhân dân) đều là những bài viết hay, sâu sắc về chân dung tác giả.
+ Chân dung tác giả đương nhiên đi kèm với những tác phẩm của họ. Tác phẩm mỹ thuật là thành quả lao động trí tuệ cật lực của người hoạ sĩ, nhà điêu khắc, trang trí mỹ thuật, nhà phê bình mỹ thuật...Tác phẩm đối với nhạc sĩ là bản nhạc, đối với nhà văn, nhà thơ là tác phẩm, đối với nhà kiến trúc là những ngôi nhà, những công trình. Đối với nhà báo, là tác phẩm báo chí, là một chỉnh thể, trong đó mối quan hệ hữu cơ giữa nội dung và hình thức là quan hệ bên trong cơ bản. Tác phẩm báo chí dù hay đến đâu, chất lượng thông tin cao thế nào cũng không có ý nghĩa nếu nó không được chuyển tải đến công chúng qua sản phẩm báo chí hoàn chỉnh.
Báo chí đăng bài giới thiệu tác phẩm mỹ thuật là những tác phẩm có giá trị giáo dục và thẩm mỹ cao. Bởi, tác phẩm mỹ thuật trong một khía cạnh nào đó chính là tuyên ngôn của hoạ sĩ. Văn tức là người. Tranh cũng chính là người. Có những hoạ sĩ cả đời chỉ có vài ba tác phẩm, nhưng tên tuổi của họ được lưu danh hậu thế, trở thành những bậc “mét” trong “làng” mỹ thuật, cũng có những hoạ sĩ chỉ chuyên vẽ theo
một trường phái, tôn thờ một thần tượng...từ đó tìm ra hướng đi của riêng mình, được lưu danh sử sách.
Nói đến tác phẩm mỹ thuật không thể không nói về các nền mỹ thuật ghi dấu ấn mạnh mẽ. Với lịch sử, từ hàng nghìn năm trước đây, bằng những dấu vết đầu tiên của mỹ thuật Nguyên thủy ở vùng phía Nam châu Âu, châu á và một phần lãnh thổ rộng lớn của châu Phi, cho đến ngày nay, rõ ràng mỹ thuật đã tiến được những bước tiến dài. Nhiều trường phái mỹ thuật ra đời từng bước đánh dấu những bước đi thời gian của lịch sử mỹ thuật.
Mỹ thuật Lưỡng Hà, Hy Lạp, La Mã cổ đại đã ghi nhận thành tựu đầu tiên của mỹ thuật trong việc tạo ra những biểu tượng, những chuẩn của nghệ thuật, hình người và thú đã đạt đến đỉnh cao trong nghệ thuật trang trí. Lối vẽ phương Đông có ảnh hưởng sâu sắc tới nhiều tác phẩm. Xuất hiện các câu chuyện thần thoại (như cảnh Heraclơ đánh nhau với quái vật Hexơ), hình tượng trang trí theo một công thức nhất định (tư thế nhìn nghiêng)...Hội hoạ Hy Lạp phát triển mạnh vào thế kỷ V tr.CN. Các hoạ sĩ vẽ nhiều tranh giá vẽ, tranh về đề tài sinh hoạt.
Mỹ thuật thời Trung cổ (từ thế kỷ IV-thế kỷ XV) cũng ghi nhận nhiều thành tựu sáng tác của nghệ thuật tạo hình, trong đó nổi bật là nghệ thuật Romăng, Gotic gắn liền với sự phát triển của nhiều thành phố, nhiều công trình được xây dựng, nhất là nhà thờ.
Mỹ thuật Phục hưng (XV-XVI) “là bước ngoặt tiến bộ nhất từ trước tới nay của nhân loại” (Ph.Ăngghen). Khác hẳn với phong cách thời Trung cổ, nghệ thuật Phục hưng thiết tha tôn vinh thế giới có thực, con người, cái đẹp và sự kỳ vĩ của thiên nhiên. Thế giới thiên thần được thay thế bằng thế giới của niềm tin khoa học. Chủ nghĩa nhân văn ra đời. Chủ nghĩa lạc quan cũng được nảy sinh. Chất liệu mới được tìm thấy là Sơn dầu. Có thể nói các hoạ sĩ Phục hưng đều là bậc thầy về các vấn đề cơ bản của mỹ thuật cổ điển. Có thể kể đến những tên tuổi như Cavalinhi với tác phẩm “Buổi phán xét đáng sợ”, Đgiốttô với tác phẩm “Cái chết của Thánh Phrăngxitxca”, Xanđrô Bốtixenli với tác phẩm “Ngày sinh của vệ nữ”, đặc biệt hoạ sĩ nổi tiếng người Italia- Leona de
Vinxi với tác phẩm Mona Lida...Các nền mỹ thuật Phục hưng Tây Ban Nha, Nhiđeclăng, Đức, Pháp...đều có những tác giả và tác phẩm xuất sắc đánh dấu sự đổi mới của mỹ thuật.
Sau thời kỳ Phục Hưng là mỹ thuật của các thời kỳ thế kỷ XVII,XVIII,XIX và XX ở châu Âu. Cùng với sự biến động của lịch sử thế giới, mỹ thuật 4 thế kỷ qua đã lưu danh rất nhiều tác phẩm xuất sắc, những khuynh hướng khác nhau (chủ nghĩa hiện thực, cổ điển cách mạng, lãng mạn, ấn tượng, lập thể, biểu tượng, siêu thực, trừu tượng, biểu hiện-trừu tượng...) cùng với tên tuổi của nhiều hoạ sĩ lừng danh.
Mỹ thuật Việt Nam trong nhiều năm qua cũng đã xuất hiện nhiều tác phẩm xuất sắc của các tác giả tên tuổi như Nguyễn Tư Nghiêm, Dương Bích Liên, Nguyễn Sáng, Bùi Xuân Phái...và các thế hệ hoạ sĩ kế cận, đánh dấu sự phát triển không ngừng của mỹ thuật truyền thống Việt Nam.
Tin, bài về tác phẩm được báo chí đăng tải nhiều hơn so với tin, bài về thông tin mỹ thuật hay chân dung tác giả. Đương nhiên, đây là những thông tin bề nổi phản ánh quá trình sáng tạo của tác giả. Có những tác phẩm, những cuộc triển lãm được đánh giá cao về nghề, về phong cách sáng tác, nhưng ngược lại, có tác phẩm không được báo chí chú ý đến. Đơn giản, thông qua tác phẩm, có thể biết được quá trình sáng tạo của tác giả, sự bứt phá của tác giả khỏi những gì cũ mòn, đơn điệu. Nếu tác giả không tự đổi mới mình, không tự mình đi trên những con đường riêng sẽ rất khó tránh khỏi lặp lại mình trong nghệ thuật. Những tác phẩm, tác giả được báo chí cho rằng tự lặp mình ở Việt Nam không hiếm. Thế hệ của những họa sĩ sinh sau 1975 khá nhiều trong số này. Việc tự khẳng định mình trên con đường nghệ thuật đầy chông gai khá khó khăn đối với họ. Thị trường nghệ thuật VN- dù đang còn manh nha vẫn không thể chấp nhận những sáng tác của họ, loại sáng tạo lặp lại của những người đi trước và chưa tìm ra cái mới. Tỷ lệ tin, bài về tác phẩm trên các báo được thể hiện :
T T
Tên báo Năm Tỷ lệ
2000 2001 2002 2003 2004 1 Nhân Dân 109/127 68/89 50/66 39/64 55/75 321/421=76,2% 2 Văn hoá 45/71 55/75 60/100 86/101 71/99 317/446=71,1% 3 Văn nghệ 35/61 21/60 38/60 26/55 12/29 132/265=49,81% 4 Thểthao&Vănho á 67/121 83/144 155/223 115/177 90/141 510/806=63,28% 5 Quốc tế 5/7 6/9 3/8 1/3 1/2 16/29=55,17% Cộng 361/397 90,93% 233/377 61,80% 306/457 66,96% 267/400 66,75% 229/346 66,18% 1396/1977 70,61%
Những số liệu thống kê nói trên có thể cho thấy, tỷ lệ tin, bài về tác phẩm chiếm phần lớn tỷ lệ các bài viết về mỹ thuật trên báo chí. Trong vòng 5 năm, qua các báo, có đến 70,61% tin, bài về tác phẩm mỹ thuật. Trong những số báo khảo sát, báo Nhân