Vai trò của nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trong đời sống mỹ thuật

Một phần của tài liệu Báo in Việt Nam với vấn đề nghiên cứu, phê bình mỹ thuật (Trang 25)

A .M mở đầu

1.1.3. Vai trò của nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trong đời sống mỹ thuật

Đời sống mỹ thuật đa dạng, phong phú và luôn có những bước đột phá mang tính quyết định trong từng giai đoạn. Vì vậy, với tư cách là một bộ môn chuyên ngành mang tính định hướng- nghiên cứu, phê bình mỹ thuật có vai trò rất quan trọng.

Đánh giá của công chúng Số người trả lời câu hỏi Tỷ lệ

Quan trọng 132/250 52,8%

Khỏ 71/250 28,4%

Trung bỡnh 43/250 17,2%

Yếu 4/250 1,6%

Kộm 0/250 0

(nguồn: Phiếu thăm dò ý kiến cho đề tài)

Đa phần những người được hỏi đều trả lời rằng, họ coi vai trò của nghiên cứu, phê bình mỹ thuật là quan trọng (52,8%). Tuy mức độ hiểu biết của công chúng về nghiên cứu, phê bình mỹ thuật không đồng đều, nhưng sự đánh giá trên, một lần nữa khẳng định, công tác nghiên cứu, phê bình mỹ thuật đối với mỹ thuật là rất quan trọng, cần phát triển cũng như có hướng đi đúng đắn cho lĩnh vực này.

Đây là vai trò đầu tiên của công tác nghiên cứu, phê bình mỹ thuật trong mọi thời đại. Việc định hướng thẩm mỹ cho công chúng, cho tác giả, cho chính các nhà phê bình và những người làm công tác nghiên cứu, phê bình là việc làm thường xuyên, lâu dài và khu biệt của riêng ngành mỹ thuật. Kỳ vọng vào điều này nên công tác nghiên cứu, phê bình mỹ thuật thế giới đã có những bước tiến đáng kể trong việc nghiên cứu, nhận xét, đánh giá về tác giả, tác phẩm. Các nhà phê bình mỹ thuật chuyên nghiệp ở một vài nước như Mỹ, Anh, Pháp, Hồng Kông, Singapore…đều được coi trọng bởi chính vai trò của họ trong việc định hướng thẩm mỹ cho người sáng tác và đối tượng thưởng thức. Còn ở Việt Nam, công tác nghiên cứu và phê bình mỹ thuật chưa thực sự được chú trọng và đánh giá cao. Vì vậy, việc định hướng thẩm mỹ cho công chúng cũng như cho người sáng tác còn ở mức trung bình. Các công trình nghiên cứu mỹ thuật khi được công bố đều chưa thực sự rộng rãi mà mới chỉ bó hẹp trong phạm vi giới mỹ thuật. Về phê bình cũng vậy, trên các phương tiện thông tin đại chúng còn rất hiếm những bài phê bình có trình độ chuyên sâu, những bài phê bình mang tính định hướng thẩm mỹ giúp cho người sáng tác tự nhìn lại mình và người thưởng thức được thưởng thức một cách chính xác ý nghĩa cũng như tính nghệ thuật của tác phẩm.

1.1.3.2. Phát hiện, giới thiệu, truyền bá tác giả, tác phẩm

Nghiên cứu mỹ thuật đi sâu vào tầng lớp, ngữ nghĩa của những giai đoạn, thời kỳ và sự phân tầng mỹ thuật trong lịch sử mỹ thuật. Từ đó, phát hiện những vấn đề mỹ thuật để giới thiệu và truyền bá tạo sự hiểu biết, đồng cảm với những vấn đề mỹ thuật nơi công chúng. Đây không thể là một việc làm đơn thuần mà đòi hỏi cả một quá trình dài và công phu của rất nhiều người làm công tác nghiên cứu, phê bình. Tại một số nước, hệ thống phương tiện truyền thông đại chúng góp phần khá lớn vào việc giới thiệu và truyền bá này. Bên cạnh đó, hệ thống gallery chuyên nghiệp cũng là những địa chỉ tin cậy trong công việc giới thiệu và truyền bá các tác phẩm mỹ thuật. Tuy nhiên, ở Việt Nam, công tác giới thiệu và truyền bá tác phẩm mỹ thuật cho đến thời điểm này vẫn mang tính tự phát. Mặc dù đã có Quy chế quy định hoạt động của

gallery nhưng việc quản lý công tác giới thiệu và bán buôn tác phẩm mỹ thuật hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa mang tính chuyên nghiệp. Mang nặng tính nhỏ, lẻ, cá nhân, mạnh ai nấy làm. Chính vì thế, vai trò phát hiện, giới thiệu và truyền bá tác phẩm mỹ thuật ở Việt Nam chưa phát triển một cách đồng bộ, chuyên nghiệp và có hệ thống.

1.1.3.3. Tổng kết, đánh giá thành tựu và sự phát triển mỹ thuật

Thông qua việc tổng kết, đánh giá những xu hướng, khuynh hướng của mỹ thuật,

Một phần của tài liệu Báo in Việt Nam với vấn đề nghiên cứu, phê bình mỹ thuật (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)