Công ty sản xuất tã giấy theo từng ca (1 ca 12 giờ) và cứ sau mỗi ca sản xuất ca trưởng sẽ ghi chép tất cả các lỗi xảy ra trong ca sản xuất đó vào sổ. Bộ phận sản xuất và những ca sản xuất tiếp theo của nhà máy sẽ chú ý các lỗi này nhằm chủ động trong việc khắc phục các lỗi. Sau mỗi ca sản xuất, bộ phận KCS của công ty sẽ thu thập và ghi chép lại các lỗi này vào máy tính. Mục đích là nhằm xem xét các lỗi nào xảy ra trong ca đó nhiều lần nhất với số lượng tã hư hỏng lớn và sẽ tập trung và kiểm tra các lỗi liên quan đó kỹ hơn để đảm bảo chất lượng lô hàng đạt yêu cầu tốt nhất.
Các lỗi sản phẩm trên chuyền sản xuất thường xuyên xảy ra làm cho chất lượng sản phẩm tã giấy không đảm bảo như: lỗi đề máy, đứt – chập thun 2 sợi, đứt màng PE film, cuộn ADL, cuộn Sap, mất Tape…Để đảm bảo chất lượng sản phẩm, sau khi được kiểm tra bởi bộ phận KCS của nhà máy, sẽ qua quy trình kiểm soát chất lượng của công ty. Bên cạnh đó, chất lượng sản phẩm sẽ chịu ảnh hưởng bởi hiệu quả sản xuất trên máy và công nhân đứng máy, do vậy việc tìm giải pháp khắc phục sẽ là trách nhiệm chính của bộ phận vận hành – quản lý của công ty. Bộ phận KCS của nhà máy chỉ kiểm tra xem chất lượng có đạt yêu cầu hay không, bên cạnh đó nếu sản phẩm không đạt yêu cầu nhưng có thể sửa chữa ngay tại chổ thì họ sẽ thực hiện công việc này. Tuy nhiên giữa họ có mối quan hệ nhân quả và cần phải phối hợp hoạt động cùng nhau vì kết quả chung cuối cùng.
Chương 3: Tổng quan – thực trạng công ty
Bộ phận kiểm tra chất lượng của công ty sẽ dựa vào các lỗi được ghi chép trên trên sổ vào sau mỗi ca để tập trung kiểm tra các lỗi xảy ra nhiều lần nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi nhập kho.
Hiện tại có hai quy trình kiểm soát chất lượng tã giấy của nhà máy (kiểm tra chất lượng sản phẩm trên từng ca sản xuất và trưởng ca sẽ đảm trách công việc này) và của công ty (nhằm đảm bảo chất lượng tã giấy đúng như yêu cầu về chất lượng trước khi nhập kho). Dễ dàng nhận thấy rằng chính điều này đã hạn chế đến mức thấp nhất các lỗi có thể xảy ra cho sản phẩm trước khi đến tay người tiêu dùng và nó tạo cho công ty có thể duy trì được lợi thế cạnh tranh của mình với các đối thủ cùng ngành. Nhưng liệu 2 quy trình kiểm soát chất lượng có phải là tốt nhất hay không? Bên cạnh chất lượng sản phẩm đảm bảo hơn thì còn tồn đọng một khuyết điểm đó là thời gian kiểm tra bán thành phẩm trước khi nhập kho và mặt bằng để đáp ứng bởi 1 ca sản xuất xong thì sau đó 1 ngày sẽ là thời gian để bộ phận KCS của nhà máy kiểm tra.
Một sản phẩm chất lượng tốt thì các nguyên vật liệu cấu thành sản phẩm đó phải đạt yêu cầu (theo chuẩn kiểm tra nguyên vật liệu mà công ty đưa ra). Vậy ở khâu kiểm tra nguyên liệu đầu vào này còn có gì tồn tại hay không? Thực sự thì những người công nhân đứng máy họ chỉ đưa nguyên liệu vào sản xuất và chỉ lột bỏ một vài lớp bao phủ bên ngoài (kiểm tra ngoại quan) để tránh dơ bẩn thôi chứ họ hoàn toàn không biết về chất lượng nguyên liệu bên trong nên nếu có xảy ra trường hợp một loại nguyên liệu nào đó bị hỏng thì lãng phí sẽ là rất lớn. Và điều này là bài toán cần giải quyết của khâu tiếp nhận và cung ứng nguyên vật liệu.
Kiểm tra chất lượng và điều chỉnh kịp thời ngay khi sản phẩm có hư hỏng xảy ra ngay trên chuyền là cách hạn chế tốt nhất chi phí mà không tạo ra giá trị cho sản phẩm, đây chính là ưu điểm mà dây chuyền sản xuất tã giấy của công ty đang thực hiện. Mỗi công nhân sẽ có vai trò và trách nhiệm điều chỉnh ngay trên cụm máy móc mà mình đảm trách nếu có hư hỏng sản phẩm xảy ra khi KCS ở cuối chuyền bấm tín hiệu báo lỗi. Tuy nhiên cũng có một số khúc mắc về tính kịp thời ở đây. Theo như nhận xét của nhóm khi quan sát thì thời gian báo hiệu (hoặc sửa chữa) càng lâu thì lượng sản phẩm lỗi càng nhiều vì thời gian hoàn thành một miếng tã là rất nhỏ. Do đó phải đảm bảo tính nhanh chóng và kịp thời ở đây khi xử lý, ví dụ như khi trong thời gian công nhân thay nguyên vật liệu mới mà xảy ra lỗi hỏng hóc chẳng hạn hay có đôi lúc công nhân thiếu tập trung do mệt mỏi. Vì vậy bên cạnh đó còn phải có sự bố trí phù hợp nhân công trong những thời điểm này.
Chương 4: Nhận diện – phân tích nguyên nhân
38
CHƯƠNG 4 NHẬN DIỆN – PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN NHÂN GÂY RA LỖI SẢN PHẨM
Trong quy trình sản xuất cấu thành nên sản phẩm sẽ có nhiều công đoạn và nhiều loại nguyên vật liệu khác nhau. Đặc biệt sản phẩm tã giấy được cấu thành từ khá nhiều nguyên vật liệu ban đầu và khi hư hỏng xảy ra thì sẽ có khá nhiều loại lỗi khác nhau. Vì vậy mục tiêu chính của chương là nhận diện ra được các lỗi quan trọng ảnh hưởng chủ yếu đến tỉ lệ sản phẩm không phù hợp của công ty cũng như nguyên nhân chính gây ra các lỗi này.
Để có cái nhìn chính xác hơn về các loại lỗi này đối với từng loại tã giấy, nhóm sẽ trình bày điểm khác nhau của 3 loại tã giấy này.
Bảng 4.1: Bảng so sánh điểm khác biệt về các loại tã giấy Loại tã
Tiêu chí
Tã giấy BINBIN Tã giấy BINO Tã giấy KYHOPE Đối tượng sử dụng Em bé của hộ gia
đình có thu nhập dưới 7 triệu/ tháng Em bé của hộ gia đình có thu nhập từ 7 - > 14 triệu/tháng Sử dụng cho người lớn, người già.
Quy trình sản xuất Như trình bày ở quy trình sản xuất chung
Như trình bày ở quy trình sản xuất chung, có thêm nguyên liệu đai lưng ở cụm 2. Gồm có 2 lớp lõi giấy tissue chồng lên nhau, màng FE Film nằm ở công đoạn 3. Nguyên liệu sử dụng Khác nhau ở mỗi kích cỡ size. Khác nhau ở mỗi kích cỡ size. Sap và Frontal cao cấp hơn và bên cạnh đó còn có thêm đai lưng.
Khác nhau ở mỗi kích cỡ size. Màng PE Film trắng, tai nheo thay cho nguyên liệu là Tape.