1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sử dụng trò chơi trong hoạt động ngoại khóa lịch sử ở trường THPT (phần lịch sử thế giới cận đại, lớp 10, chương trình chuẩn)

83 1,3K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 664,71 KB

Nội dung

Hình thức dạy học này có ưu điểm vàvai trò hết sức quan trọng trong khi việc dạy và học lịch sử đang “báo động”như hiện nay thì hoạt động ngoại khóa được đề cập tới như là một trong nhữn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC sư PHẠM HÀ NỘI 2

KHOA LỊCH sử

HOÀNG THỊ YẾN

SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA LỊCH sử Ở TRƯỜNG THPT (PHẦN LỊCH Sử THẾ GIỚI CẬN ĐẠI, LỚP 10,

CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học

HÀ NỘI - 2016

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khoá luận này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhậnđược sự động viên, giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn, các thầy cô giáoừong khoa Lịch sử, gia đình và bạn bè tôi

Lời đầu tiên, cho phép tôi gửi lời cảm ơn chân thành tới TS Hoàng Thanh Tú - người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện

khoá luận này

Và tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa, tập thểlớp 38C SP lịch sử, gia đình, bạn bè tôi đã luôn ở bên cạnh, động viên và ủng

hộ tôi trong thời gian qua

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn tập thể giáo viên và học sinhtrường THPT Lý Nhân Tông đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi thực nghiệm khoáluận này

Là một sinh viên, làn đầu tiên làm quen với một đề tài nghiên cứu khoahọc ứng dụng nên bản thân không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế Rấtmong được sự đúng góp ý kiến chân thành của quý thầy cô và bạn bè để đề tàinày được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5/2016

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 M ục đích, nhiệm vụ, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

4 N guồn tư liệu và phưcmg pháp nghiên cứu 7

5 Đóng góp của khoá luận 7

6 Cấu trúc của khóa luận 8

Chương 1: Cơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THựC TIỄN CỦA VIỆC sử DỤNG TRÒ CHƠI TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA LỊCH sử Ở TRƯỜNG THPT 9 1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN 9

1.1.1 Quan niệm về sử dụng trò chơi trong hoạt động ngoại khoá Lịch sử ở trường THPT 9

1.1.1.1 Khái niệm trò chơi 9

1.1.1.2 Khái niệm hoạt động ngoại khóa 10

1.1.1.3 Ngoại khóa Lịch sử 11

1.1.1.4 S ử dụng trò chơi trong hoạt động ngoại khóa Lịch sử 19 1.1.2 Vai trò của trò chơi như một hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong hoạt

Trang 4

động ngoại khoá môn Lịch sử 201.1.3 Vai trò, ý nghĩa của việc sử dụng trò chơi trong hoạt động ngoại khoáLịch sử ở trường THPT 211.1.4 Yêu càu khi thiết kế và sử dụng trò chơi 221.2 Cơ SỞ THỰC TIỄN 241.2.1 Thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trườngTHPT 24

1.2.2 Thực trạng việc sử dụng trò chơi trong hoạt động ngoại khóa Lịch sử ởtrường THPT 28TIÊU KẾT CHƯƠNG 1 34Chương 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP sử DỤNG TRÒ CHƠI TRONG HOẠTĐỘNG NGOẠI KHÓA PHẦN LỊCH sử THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (LỚP 10,

CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) Ở TRƯỜNG THPT 352.1 VỊ TRÍ, MỤC TIÊU, NỘI DUNG PHẦN LỊCH sử THẾ GIỚI CẬN ĐẠITRONG CHƯƠNG TRÌNH LỊCH sử 10, CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN

352.2 XÂY DỤNG CHỦ ĐỀ NGOẠI KHOÁ PHÙ HỢP 412.3 THIẾT KẾ MỘT SỐ TRÒ CHƠI PHÙ HỢP HOẠT ĐỘNG NGOẠIKHOÁ PHẦN LỊCH sử THẾ GIỚI CẬN ĐẠI 432.4 MỘT SỐ BIỆN PHÁP sử DỤNG TRÒ CHƠI TRONG HOẠT ĐỘNGNGOẠI KHOÁ PHẦN LỊCH sử THẾ GIỚI CẬN ĐẠI 492.4.1 Sửdụng trò chơi trong trao đổi, thảo luận 492.4.2 Sửdụng trò chơi trong kể chuyện lịch sử 522.4.3 Sử dụng trò chơi trong dạ hội lịch sử 53

Trang 5

2.5 THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM 54

2.5.1 M ục đích của thử nghiệm sư phạm 54

2.5.2 Nội dung thử nghiệm sư phạm 54

2.5.3 Phương pháp tiến hành thử nghiệm sư phạm 55

2.5.4 Tiến hành thử nghiệm sư phạm 55

2.5.5 Ket quả thử nghiệm sư phạm 56

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 59

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62

PHỤ LỤC 1

NHỮNG TỪ VIẾT GV:

HS:

THPT:

CNTB:

TBCN:

HDNGLL:

TẮT TRONG KHOÁ LUẬN

Giáo viên Học

sinh

Trung học phổ thông Chủ nghĩa tư

bản Tư bản chủ nghĩa Hoạt động

ngoài giờ lên lớp

Trang 6

Xuất phát từ thực tế đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo, các ban ngành liên quan

đã có những biện pháp để nâng cao hiệu quả dạy sử và học sử trong trường phổthông Có rất nhiều cá nhân và tổ chức quan tâm đến vấn đề này, đặc biệt lànhững giáo viên trực tiếp dạy sử hiện nay cũng có những nỗ lực để tìm ra conđường , biện pháp nâng cao hiệu quả việc dạy và học lịch sử hiện nay

Tâm lí học lứa tuổi nghiên cứu về đối tượng học sinh trung học phổ thôngcho rằng : đây là độ tuổi rất ưa thích các hoạt động tập thể Ở lứa tuổi này trithức và nhân cách được hình thành một cách nhanh chóng qua các sinh hoạt tậpthể Vì vậy, tổ chức các hoạt động ngoại khoá lịch sử bên cạnh các hoạt độngnội khoá đã ừở thành một yêu cầu không thể thiếu trong chương trình dạy họcphổ thông, vấn đề đặt ra cho các nhà sư phạm đó là phải làm sao để có nhữnghoạt động thiết thực, đáp ứng mục tiêu giáo dục và lại phải phù hợp với đốitượng học sinh

Trang 7

Việc tổ chức có hiệu quả những hoạt động ngoại khoá là một trong nhữngphương cách để đáp ứng nguyên lí giáo dục “ học đi đôi với hành ”, “ lí luậngắn liền với thực tiễn Đó là con đường phù họp để cho học sinh có điều kiện đểphát huy khả năng sáng tạo, chủ động của mình Khi đó, vai trò tích cực củahọc sinh được phát huy, đồng thời cũng đáp ứng được đòi hỏi cấp thiết của quátrình đổi mới phương pháp dạy học “ lấy học sinh làm trung tâm ” Tuy nhiên ởmột số trường trung học phổ thông vấn đề dạy học ngoại khoá chưa thực sựhiệu quả

Một trong những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng các giờ học ngoạikhoá là sử dụng trò chơi Việc sử dụng trò chơi giúp cho học sinh nhớ lâu hơntạo hứng thú cho học sinh, góp phần làm cho giờ học sôi nổi hơn Vì vậy tôimuốn đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu về việc sử dụng trò chơi ừong dạy họcngoại khoá lịch sử

Chính vì vậy tôi đã chọn đề tài “ Sử dụng trò choi trong hoạt động ngoại khoá lịch sử ở trường THPT ( phần lịch sử thế giói cận đại, lớp 10, chương trình chuẩn)” là vấn đề nghiên cứu trong khoá luận của mình.

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Hoạt động ngoại khóa của bộ môn lịch sử là một hình thức tổ chức dạyhọc không thể thiếu ở trường phổ thông Hình thức dạy học này có ưu điểm vàvai trò hết sức quan trọng trong khi việc dạy và học lịch sử đang “báo động”như hiện nay thì hoạt động ngoại khóa được đề cập tới như là một trong nhữngphương pháp để đưa kết quả của việc dạy và học môn lịch sử ở nhà trường phổthông khả quan hơn, để học sinh có niềm yêu thích, hiểu biết hơn về lịch sử và

bộ môn Cho đến nay qua nghiên cứu, tìm hiểu, tôi nhận thấy đã có nhiều côngtrình nghiên cứu khoa học, nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu trong vàngoài nước ít nhiều đề cập tói việc tổ chức giáo dục hoạt động ngoại khóa môn

Trang 8

lịch sử, hoạt động ngoại khoá tại các di tích lịch sử ở trường phổ thông và vaitrò của hoạt động ngoại khoá môn lịch sử

Trên thế giới, hoạt động ngoại khoá rất được coi trọng ở nhà trường phổ

thông Tác giả N.G Đairi trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử ở trường

trung học”, NXB Giáo dục, Matxcơva, 1978 (tài liệu dịch) tác giả đã nhấn

mạnh nhiều đến “hoạt động ngoài lớp” trong môn lịch sử ở trường phổ thông vàcho đó như là một phần không thể thiếu trong dạy học lịch sử Đồng thời, tácgiả đề xuất một số nội dung cơ bản cũng như hình thức tổ chức của hoạt độngnày

Trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử ở trường phổ thông”, NXB

Giáo dục, Matxcơva, 1972 (tài liệu dịch) đã đề cao vai trò của hoạt động ngoạikhoá và chỉ rõ các hình thức tiến hành ngoại khoá như: đọc sách, tham gia côngtác lịch sử địa phương, tham quan di tích Tác giả đã phân loại các hoạt độngnày theo nhận thức(từ lời nói của giáo viên; sử dụng các tài liệu thành văn; đồdùng trực quan )

Ở nước ta, các nhà giáo dục học hầu hết khẳng định rằng bên cạnh hoạtđộng nội khoá được quy định bắt buộc trong chương trình thì cần phải chútrọng hoạt động ngoại khoá Vì hoạt động ngoại khoá có ưu thế là gắn lý thuyếtvới thực hành, đưa học sinh vào thực tiễn cuộc sống, học sinh tự hoạt động vàtham gia vào công tác xã hội, đồng thời rèn luyện kỹ năng thực hành bộ môn.Bên cạnh đó, các nhà giáo dục lịch sử đặc biệt quan tâm tới hoạt động ngoạikhoá cho học sinh

Trong cuốn “Phương pháp dạy học lịch sử” của tác giả Phan Ngọc Liên

và Trần Văn Trị, NXBGD, 2004 và “Phương pháp dạy học môn Lịch sử ở

trường THPT' của tác giả Vũ Quang Hiển và Hoàng Thanh Tú đã nói rất rõ về

vị trí, tác dụng cũng như các hình thức và cách thức tổ chức các hoạt động

Trang 9

ngoại khóa và ngoại khoá môn lịch sử Nội dung cuốn sách nói rõ hình thức tổchức tham quan học tập tại các di tích lịch sử là nhằm minh họa, bổ sung vàkhắc sâu các chi tiết lịch sử mà học sinh đã học Các tác giả cũng nhấn mạnhđến vai trò của giáo viên ttong việc tổ chức, lãnh đạo để học sinh tự lĩnh hội trithức thông qua các hình thức hoạt động ngoại khóa

Trong cuốn “Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học lịch

sử trường phổ thông” của tác giả Nguyễn Thị Côi, đã đề cập tới việc tổ chức

tham quan học tập ở nhà bảo tàng lịch sử, cách mạng, nhà truyền thống, di tíchlịch sử Tác giả cũng đề cập đến công tác chuẩn bị, công tác tổ chức của giáoviên phụ ừách như: chuẩn bị địa điểm tham quan, xác định mục đích tham quanhọc tập Bên cạnh đó, tác giả còn đề cập đến vấn đề tham quan lịch sử địaphương và một số ví dụ minh chứng liên quan như tiến trình tổ chức một buổi

dạ hội lịch sử để làm minh họa

Trong cuốn “Công tác ngoại khóa ở trường cấp II, cấp III” của Phan

Ngọc Liên, Trần Văn Trị, Nguyễn Phan Quang, NXBGD,1968 đã đi sâu tìmhiểu các hình thức hoạt động ngoại khoá phổ biến thích hợp với điều kiệnTHPT

Trong cuốn “Rèn luyện kỷ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử” của

các tác giả Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng, Trần Viết Thụ, Nguyễn MạnhHưởng, Đoàn Văn Hưng, Nguyễn Thị Thế Bình, NXBĐHSP, 2009, đã nhấnmạnh “việc rèn luyện năng lực tổ chức hoạt động ngoại khoá và công tác côngích xã hội sẽ góp phần đắc lực vào thực hiện nguyên lý học đi đôi vói hành, gắnliền nhà trường với đời sống xã hội Tiến hành những hoạt động này giúpchúng ta thực hiện được mục đích của việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông

là giúp học sinh hiểu rõ quá khứ, hiểu sâu sắc hiện tại và tiên đoán tương lai,hành động thực tiễn Chính vì vậy, đây là công việc cần thiết mà học sinh phải

Trang 10

tham gia tích cực, giáo viên phải tổ chức thực hiện tốt ”

vấn đề tổ chức hoạt động ngoại khoá còn đề cập một phàn trong nhiều

đề tài khoa học và các tạp chí như: “Tổ chức một số ừò chơi trong dạy học lịch

sử Việt Nam giai đoạn 1954 - 1975 ở lớp 9 THCS” của Thạc sĩ Nguyễn ThịDuyên - Đại Học Vinh và các bài viết bàn về Hoạt động ngoại khoá ttên Tạpchí Giáo dục như: “Biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp chohọc sinh THPT” của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thành - THPT dân lập Bình Minh -

Hà Tây; “Một số biện pháp rèn luyện kĩ năng tổ chức hoạt động giáo dục ngoàigiờ lên lớp cho học sinh THPT” của tác giả Bùi Ngọc Diệp - Viện chiến lược

và chương trình Giáo dục; “Tổ chức dạ hội lịch sử về Hồ Chí Minh cho họcsinh với sự hỗ trợ của phần mềm PowerPoint” của PGS.TS Nguyễn Thị Côi -Đại học Sư phạm Hà Nội và Đoàn Văn Hưng - Đại học Quy Nhơn Tạp chíNghiên cứu giáo dục, số 6, 1994; số 1, 1996; Tạp chí xưa và nay, số 26, 1996;Tạp chí nghiên cứu lịch sử, số 3; số 4, 1998 các đề tài khoa học và các tạp chínghiên cứu trên một lần nữa làm phong phú thêm những vấn đề về lý luận vàthực tiễn của hoạt động ngoại khoá

Vấn đề này cũng được nghiên cứu một số khía cạnh trong các khoá luận: “Tổ chức hoạt động ngoại khóa Lịch sử tại bảo tàng dân tộc học Việt Nam cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông” của tác giả Chu Ngọc Quỳnh,

“Tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trung tâm giáo dục thường xuyên Hoàng Mai” của tác giả Trần Thị Oanh.

Như vậy, tổ chức hoạt động ngoại khoá có vai trò rất quan trọng trong dạyhọc lịch sử ở nhà trường phổ thông, các công trình nghiên cứu trên mới tậptrung vào hoạt động ngoại khoá một cách khái quát mà chưa có công trình nào

đi sâu vào nghiên cứu việc sử dụng trò chơi ương hoạt động ngoại khoá lịch sử

ở trương THPT

Trang 11

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để gải quyết được những mục đích đã đề ra, chúng tôi sẽ:

- Nghiên cứu các vấn đề lí luận về hoạt động ngoại khóa trong dạy họcLịch sử ở trường THPT

- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực ttạng việc sử dụng trò chơi tronghoạt động ngoại khoá lịch sử ở trường THPT

- Đề xuất một số biện pháp sử dụng ừò chơi trong hoạt động ngoại khóaphàn lịch sử thế giới cận đại, lịch sử 10 chương trình chuẩn

3.3 Đổi tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: sử dụng trò chơi trong hoạt động ngoại khóa Lịch

sử ở trường THPT (phần lịch sử thế giới cận đại, lớp 10, chương trinh chuẩn

3.4 Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung nghiên cứu: sử dụng trò chơi trong hoạt động ngoại khoá lịch

sử ở trường THPT tập trung chủ yếu vào phần lịch sử thế giói cận đại, lịch sử

10, chương trình chuẩn

- Hình thức: Ngoại khoá

- Tiến hành điều tra khảo sát thực trạng việc sử dụng trò chơi trong hoạtđộng ngoại khóa Lịch sử tại 3 trường THPT ừên địa bàn các tỉnh và thành phốkhác nhau: trường THPT Lí Nhân Tông- Bắc Ninh, trường THPT Hưng Hoá-

Trang 12

Phú Thọ, trường THPT Sơn Dương- Tuyên Quang

- Thử nghiệm sư phạm: tiến hành tại lớp 10A3 trường THPT Lí NhânTông- Bắc Ninh

4 Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu

4.1 Nguồn tư liệu

Đe thực hiện đề tài này chúng tôi đã tiến hành thu thập tài liệu từ 2 hướngsau: nguồn tài liệu thảnh văn gồm các công trình nghiên cứu của các nhà khoahọc thuộc ngành phương pháp dạy học lịch sử của Nhà xuất bản Giáo dục,trường Sư phạm Hà Nội và các tài liệu của Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia HàNội nguồn tài liệu thực tế từ quá trình điều tra thực trạng dạy học lịch sử ởtrường phổ thông

4.2 Phương pháp nghiền cứu

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: nghiên cứu tài liệu đọc và sưu tầmcác sách báo tập chí về tổ chức hoạt động ngoại khoá Lịch sử đặc biệt là vấn đề

sử dụng trò chơi trong hoạt động ngoại khoá

- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: quan sát, điều tra phỏng vấn để tìmhiểu về thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khoá và sử dụng trò chơi trong hoạtđộng ngoại khoá Lịch sử ở trường THPT

- Thử nghiệm sư phạm: thử nghiệm các biện pháp sử dụng trò chơi tronghoạt động ngoại khoá Lịch sử ở trường THPT, phần lịch sử thế giới cận đại, lớp

10, chương trình chuẩn Phương pháp thống kê toán học, xử lí số liệu

5 Đóng góp của khoá luận

- Khẳng định được vai trò của trò chơi như một hoạt động trải nghiệmsáng tạo trong ngoại khoá môn Lịch sử

- Đánh giá được thực trạng của việc sử dụng trò chơi trong hoạt độngngoại khoá môn Lịch sử ở trường THPT

Trang 13

- Xây dựng chủ đề ngoại khoá và thiết kế được một số trò chơi phù hợpvới phần lịch sử thế giói cận đại

6 Cấu trúc của khóa luận

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài gồm có 2 chương:

- Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng trò chơi trong hoạt động ngoại khoá Lịch sử ở trường THPT

- Chương 2: Một số biện pháp sử dụng trò chơi trong hoạt động ngoại khoá phần lịch sử thế giới cận đại ở trường THPT, thử nghiệm sư phạm

Trang 14

Chương 1:

Cơ SỞ LÍ LUẬN VÀ THựC TIỄN CỦA VIỆC sử DỤNG TRÒ CHƠI TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA LỊCH sử Ở TRƯỜNG THPT 1.1 CƠ SỞ LÍ LUẬN

l.l.lQuan niệm về sử dụng trò chơi trong hoạt động ngoại khoá Lịch sử ở trường THPT

1.1.1.1 Khái niệm trò choi

Trò chơi là một phương tiện giáo dục và giải trí giúp cho cá nhân được rènluyện, giúp cho tập thể có được bầu không khí vui vẻ, thân ái, thân thiện

Trong quá trình dạy học trò chơi được sử dụng ở ba mức độ khác nhau.Mức độ 1 đó là trò chơi được sử dụng trước khi học Giáo viên tổ chức chongưòi học chơi để kích hoạt không khí lớp học tạo sự hưng phấn cho học sinhtrước khi vào tiết học Mức độ 2 là sử dụng ừò chơi như một hình thức học tập.Giáo viên tổ chức trò chơi để học sinh tiếp nhận kiến thức một cách sinh động,hào hứng Mức độ 3 giáo viên sử dụng trò chơi như một nội dung học tập Giáoviên tổ chức chơi để học sinh trải nghiệm tình huống trong lúc chơi, từ đó ngườihọc tự khám phá nội dung học tập

Tương ứng với ba mức độ trên có thể đặt tên cho ba loại trò chơi đó là ừòchơi khởi động, trò chơi kích thích học tập và trò chơi khám phá tri thức vớinhững đặc điểm riêng

Trò chơi khởi động nhằm tạo hưng phấn trước khi học Có tác dụng thưgiãn, kích hoạt tâm thế học tập Yêu càu của loại trò chơi này đó chính là cầnphải đa dạng các hình thức trò chơi khác nhau

Trò chơi kích thích học tập với mục tiêu kích thích tính tích cực học tậplàm cho học sinh học sôi nổi, hào hứng Đây chính là một hình thức học tập và

nó yêu cầu cần phải sử dụng kĩ thuật, công nghệ

Trò chơi khám phá tri thức với mục tiêu chính là khám phá tri thức nhằm

Trang 15

giúp cho học sinh được trải nghiệm, tạo tình huống có vấn đề Chính vì vậy màloại trò chơi này yêu cầu đòi hỏi tính sáng tạo phải cao.

1.1.1.2 Khái niệm hoạt động ngoại khóa

Theo từ điển Tiếng Việt (1999 Nguyễn Như Ý- chủ biên) “ Ngoại khoá” làmôn học ngoài giờ (Ngoài chương trình chính thức trên lớp)

Theo đó, ngoại khoá là hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp, có tổ chức,

kế hoạch, phương hướng xác định, được hoc sinh tiến hành theo nguyên tắc tựnguyện ở ngoài giờ học chính khoá dưới sự điều khiển, hướng dẫn của giáo viên,nhằm bổ sung, củng cố, mở rộng và nâng cao những kiến thức, kĩ năng bộ môn

đã được học trong chương trình chính khoá, góp phần giáo dục học sinh mộtcách toàn diện

Cụm từ “ngoại khoá” được dung với mục đích phân biệt vói hình thức họctập chính khoá, hay nội khoá, có ý nghĩa bổ trợ cho các hình thức kia chứ khôngnên xem xét như một hoat động ngoài lề, ít tác dụng và không cần đàu tư chú ý.Như vậy, ngoại khoá được xem là một trong các hình thức dạy học quantrọng, là một trong những con đường để thực hiện đổi mới phương pháp dạy họctheo định hướng: “phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sang tạo của họcsinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp

tự học,rèn luyện vận dụng kiến thức đó vào thực tiễn, tác động đến tình cảm,đem lại niềm vui, hứng thú cho học sinh” (Điều 24.2, Luật giáo dục)

Các hình thức tổ chức hoạt động học tập bao gồm có hoạt động nội khoá vàhoạt động ngoại khoá, trong đó có hoạt động ngoại khoá là một nội dung củahình thức học tập thứ hai: giáo dục ngoài giờ lên lớp

Hoạt động ngoại khoá là hình thức bắt buộc của việc học tập, tuân thủnghiêm ngặt chưcmg trình đã quy định về thòi gian, nội dung

Hoạt động ngoại khoá được tiến hành ngoài nội dung chương trình, mangtính chất tự nguyện có thể tiến hành dưới nhiều hình thức khác nhau, tuỳ từng

Trang 16

điều kiện cơ sở vật chất của từng trường, tình hình học sinh cụ thể để từ đó cónhững hoạt động ngoại khoá phù hợp nhằm bổ trợ, làm sâu thêm kiến thức chohọc sinh trong hoạt động nội khoá.

Cả hai hình thức học tập trên lớp và học tập ngoài giờ lên lớp đều là cơ sở

để tổ chức thực hiện các biện pháp sư phạm thích hợp với yêu cầu, mục đích củagiáo dục nhà trường phổ thông Vì vậy, việc chú ý đến các hình thức học tậpngoài giờ lên lớp là một yêu cầu không nhỏ để tiến tới mục tiêu giáo dục toàndiện

Trong chương trình thí điểm ở bậc trung học phổ thông đều đã có sự sắpxếp cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp với các chủ đề sinh hoạt theotháng Theo đó, sinh hoạt ngoài giờ lên lớp đã ừở thành nội dung bắt buộc trongchương trình học tập Điều đó cho thấy đã có sự chú ý đến hình thức giáo dụcnày trong chương trình bắt buộc ở bậc phổ thông

Tuy nhiên, hầu hết trong thực tế các trường chưa có sự đầu tư đúng mứccho vấn đề “ngoại khoá”- một nội dung quan trọng của hoạt động ngoài giờ lênlớp Rõ ràng là ngoại khoá là vấn đề chưa được nhìn nhận đầy đủ, quan tâm đúngmức cũng như chưa có một hướng dẫn cụ thể Hơn nữa bản thân khái niệm ngoạikhoá cũng chưa được lí giải một cách cặn kẽ, tường minh

1.1.1.3 Ngoại khóa Lịch sử

Ket quả của hoạt động dạy học nói chung, dạy học Lịch sử nói riêng cóđược là nhờ vào việc xác định đúng nlội dung dạy học và hoạt động ngoại khoátrong dạy học Lịch sử không ngoại lệ

Nội dung của hoạt động ngoại khoá đươc quy định do nhiệm vụ chung củanhà trường THPT như: đào tạo thế hệ trẻ thành những người lao động có ý thứclàm chủ, có tri thức, thành thạo nghề nghiệp, có thái độ lao động sáng tạo, tíchcực Vì vậy, khi lựa chọn đề tài ngoại khoá phải thể hiện được tính cấp thiết phảnánh những sự kiện quan trọng trong quá khứ và hiện tại trên thế giới và ừong

Trang 17

nước, giúp học sih tiếp tục hoàn thiện kiến thức, củng cố niềm tin và khả năngthực tế Trên thực tế, có nhiều quan điểm khác nhau về nội dung hoạt động ngoạikhoá trong dạy học Lịch sử Có ý kiến cho rằng: Bài học lịch sử nội khoá là hìnhthức học tập duy nhất, tổ chức hoạt động ngoại khoá chỉ là vui chơi, giải trí nênnội dung chủ yếu của nhiều trường THPT là cắm trại, tham quan di tích khônggắn với nội dung chương trình sách giáo khoa Một ý kiến khác cho rằng phảixác định nội dung hoạt động ngoại khoá dựa trên cơ sở khoa học, phong phú đadạng vói nhiều công việc cụ thể như tổ chức đọc sách, sưu tầm tài liệu, đồ dungtrực quan, công ích xã hội, dạ hội lịch sử Đây là quan điểm đúng và phù hợpvói mục tiêu, phương châm giáo dục của nhà nước ta.

Đổi mới nhận thức về hoạt động ngoại khoá Lịch sử là một yêu cầu cấpthiết Trong sự nghiệp phát triển phong phú, sâu đậm của các phương tiện truyềnthông đại chúng thì hoạt động ngoại khoá Lịch sử giữ một vị trí đáng kể tronggiáo dục truyền thống dân tộc cho học sinh Vì vậy, nội dung hoạt động ngoạikhoá Lịch sử cố nhiên phải gắn liền vói trọng tâm, trọng điểm của chương trìnhdạy học lịch sử vấn đề là làm thế nào để khi thực hiện kiến thức lịch sử của họcsinh được mở rộng hoặc đào sâu hơn so vói những gì đã được thể hiện trong sáchgiáo khoa và bài giảng của giáo viên

Do hoạt động ngoại khoá mang tính chất tự nguyện nên nội dung cần phảilinh hoạt theo các hướng sau:

* Làm phong phú, sâu sắc những kiến thức lịch sử mà học sinh đã nhậnthức trong nội khoá, nhất là những vấn đề cơ bản của khoá trình lịch sử như:

- Những sự kiện lớn tiêu biểu, ttở thành những kiến thức cơ bản của khoátrình Đây là những sự kiện lớn cơ bản, nó tiêu biểu cho sự phát triển của dântộc, của một thời kì Nó ảnh hưởng to lớn đối với sự phát triển của lịch sử dântộc, thế giói Ví du: Cách mạng tháng 8- 1945, Cách mạng tháng Mười Nga( 1917), Chiến tranh thế giới thứ hai ( 1939- 1945)

Trang 18

- Những thành tựu về văn hoá, khoa học, văn học, nghệ thuật, về lao độngsản xuất Đó là những công trình văn hoá có giá ừị thẩm mĩ, kiến trúc rất lớnđối với dân tộc, nhân loại Ví dụ: công trình kim tự tháp Ai Cập, Vườn treoBabilon

- Cuộc đời và sự nghiệp của các nhân vật lịch sử phản ánh sự phát triểncủa xã hội Những công lao to lớn của các cá nhân trong lịch sử mà những cônglao này có đóng góp cho dân tộc họ, thế giới tư tưởng, đường lối chính trị, lốisống, quan điểm chính trị Những công lao ấy thực sự thúc đẩy sự tiến bộ, pháttriển của dân tộc và sự phát triển của xã hội

Ví dụ: Chủ tịch Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng trong sư nghiệp cáchmạng của nhân dân Việt Nam và là danh nhân văn hoá thế giới

* Những vấn đề về lịch sử địa phương Trong trường họp tiến hành bài họctại thực địa thì việc giảng dạy nội khoá kết họp với những hoạt động ngoại khoá,song cũng có thể tổ chức các hoạt động ngoại khoá dựa vào tài liệu lịch sử địaphương để làm phong phú bài lịch sử dân tộc, khơi dậy lòng tự hào, yêu quý quêhương

Ví dụ: Nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam có thể

tổ chức cuộc gặp gỡ vói các cựu chiến binh ở địa phương đã từng tham gia cáccuộc kháng chiến chống Pháp- Mĩ

* Những công tác công ích xã hội Công tác xã hội là một trong những biệnpháp thực hiện phương châm “ học đi đôi với hành”, “lí luận gắn vói thực tiễn”trong dạy học Lịch sử

Những công tác này nhằm vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễncuộc sống và ngược lại, thực tiễn cuộc sống làm phong phú, củng cố kiến thức

đã học

Công tác công ích xã hội rất phong phú, bao gồm việc phổ biến đường lỗichính sách của Đảng và Nhà nước - sử dụng các kiến thức lịch sử, tiến hành sưu

Trang 19

tầm các loại tài liệu lịch sử ở địa phương, tham gia công tác thu thâp tài liệu vềcác liệt sĩ mất tích, công tác chăm sóc bà mẹ Việt Nam anh hùng, tham gia giúp

đỡ gia đình có công với cách mạng

Nội dung hoạt động ngoại khoá theo các hướng trên không chỉ có tác dụngthiết thực trong việc củng cố, bổ sung kiến thức, giáo dục tư tưởng chính trị,phẩm chất đạo đức mà còn hình thành ở học sinh ý thức công dân, góp phần giáodục thẩm mĩ, thế giới khoa học

- Ngoại khoá Lịch sử, dù ở một số giáo trình phương pháp có đề cập đến vàthực tế đã được ghi nhận về vai trò của nó trong dạy học ở bậc phổ thông, songvẫn nằm trong hoạt động ngoài giờ lên lớp và không được coi là bắt buộc trongchương trình chính khoá

Chính vì đặc điểm này mà lâu nay hoạt động ngoại khoá Lịch sử chưa đượcnhìn nhận cũng như đầu tư đúng mức Với tâm lí “nội dung không bắt buộc nên”

ở một số trường phổ thông hiện nay, ngoại khoá lịch sử vẫn là một hình thức ítđược thực hiện, trong khi lẽ ra nó phải được lồng ghép, tích họp vào hoạt độnghọc tập chính khoá một cách hợp lí như một sự bổ trợ cần thiết và hữu dụng Rõràng cần phải có sự thay đổi quan niệm về hoạt động ngoại khoá

- Ngoại khoá Lịch sử là hoạt động tự rèn luyện của cá nhân hay một nhómhọc sinh có hứng thú, sở thích, mối quan tâm đến lịch sử, hay có khi chỉ là mộtvấn đề, lĩnh vực của lịch sử trong chương trình

Vì vậy, đây là hoạt động được tổ chức dựa trên cơ sở là lòng yêu thích mônhọc và sự tự nguyện của học sinh Khi ấy, hoạt động ngoại khoá mới có tác dụngphát huy chủ thể sang tạo ở học sinh, cũng như tạo điều kiện cho tài năng họcsinh nảy nở có thể giúp phát hiện ra những em học sinh có năng khiếu Sẽkhông có sự gò ép ở hoạt động ngoại khoá Lịch sử vì ở đây yếu tố tự nguyệnđược đặt lên hang đầu, số lượng học sinh tham gia không hạn chế cũng nhưkhông phân biệt trình độ Ví dụ, trong phạm vi ngoại khoá của lớp, không có sự

Trang 20

phân biệt giữa học sinh khá giỏi hay trung bình, nếu là ngoại khoá toàn trườngcũng không có sự phân biệt giữa lớp chọn hay lớp thường, hoc sinh nam hay nữ.Hoạt động ngoại khoá chỉ có thể thành công và hiệu quả khi được dựa trên

cơ sở tự nguyện của những người tham gia Do đó rất càn những tác động để lôikéo nhiều đối tượng học sinh tham gia một cách tích cực

- Ngoại khoá Lịch sử dù tổ chức dưới hình thức nào đều cũng phải đảmbảo nội dung phù họp với chương trình nội khoá và đối tượng học sinh

Để đảm bảo được điều đó, nhất thiết ngoại khoá Lịch sử phải được đưa vào

kế hoạch của cả năm học, tránh sự ngẫu nhiên,tuỳ tiện và xa rời với mục tiêumôn học, bởi hình thức của các hoạt động ngoại khoá lịch sử là đa dạng, phongphú Chúng ta cố gắng đầu tư cho ngoại khoá lịch sử một cách đúng mức, làmphong phú thêm các hình thức tổ chức học tập song cũng cần lưu ý tránh việclạm dụng quá mức

Từ khả năng phong phú của các hình thức ngoại khoá Lịch sử, việc tạo thếcân bằng giữa ngoại khoá và chính khoá trong dạy học lịch sử ở phổ thông cũng

là một điều đáng lưu tâm trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học

- Vai trò của giáo viên và học sinh trong hoạt động ngoại khoá Lịch sử.Đặc trưng cơ bản của ngoại khoá là phát huy tính tích cực của học sinh Vìvậy, học sinh là người thi công tích cực, chủ động, sang tạo sau khi đã thốngnhất với kế hoạch của giáo viên Trong hoạt động ngoại khoá, công tác chuẩn bịđóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng quyết định tới sự thành bại của hoạt động,những người tham gia mới lĩnh hội được nội dung chương trình Lúc này, họcsinh là chủ thể tập dượt theo việc đã phân công của giáo viên: dẫn chương trình,đọc tham luận Khi tiến hành sinh hoạt chính thức, vai trò chủ động của họcsinh có thể sánh ngang vói giáo viên Nếu đã được chuẩn bị kĩ lưỡng thì hoạtđộng sẽ diễn ra một cách sôi nổi không chỉ ở những “hạt nhân” trọng tâm, màcòn lan sang những đối tượng khác cùng tham gia chương trình

Trang 21

Sau buổi ngoại khoá, học sinh sẽ ngồi lại với giáo viên để rút kinh nghiệm,đánh giá chung về những gì đã và chưa làm được Vai trò chủ thể của học sinh ởđiểm này đã tạo nên sự khác biệt về chất không dễ gì có được trong học tậpchính khoá.

Trong ngoại khoá Lịch sử, nếu học sinh là chủ thể thi công tổ chức sáng tạothì giáo viên là người đề xuất các hình thức tổ chức, thiết kế chương trình, nộidung hoạt động Điều này đòi hỏi ngưòi giáo viên phải tìm tòi sáng tạo tronghình thức tổ chức để thu hút được đông đảo đối tượng học sinh tham gia Ngườigiáo viên- trong vai trò của một đạo diễn chương trình- sẽ là ngưòi thiết kế,quyết định cuối cùng đối với nội dung, hình thức của hoạt động ngoại khoá.Trong vai trò chủ đạo đó, ngưòi giáo viên dạy lịch sử sẽ không “áp đặt”, làmthay việc cho học sinh khi tổ chức hoạt động Còn trong quá trình chuẩn bị thựchiện, họ chỉ là người đưa ra khung chương trình hoạt động, hướng dẫn học sinhthực hiện các nhiệm vụ cụ thể khác Đối với một buổi tổ chức câu lạc bộ lịch sử,trước đó giáo viên sẽ hướng dẫn học sinh tìm hiểu tài liệu tham khảo, gợi ý chobài tham luận, động viên khích lệ học sinh tích cực tham gia

Giáo viên Lịch sử trong hoạt động ngoại khoá là người gợi ý, đề xuấtchương trình song cũng là người đồng sang tạo với học sinh ttong quá trình tổchức Bởi khi tiến hành ngoại khoá, có thể có những tình huống xảy ra ngoàikịch bản ngưòi giáo viên lúc này sẽ đi bên cạnh học sinh điều khiển chương trìnhmột cách linh hoạt Tuy thế, vai trò của người thầy đối với hoạt động ngoại khoácũng không hề bị suy giảm, mà thể hiện trong việc thấy được nỗ lực của họcsinh, ghi nhận và đánh giá tuy không bị theo khuân mẫu của việc đánh giá trêngiờ học chính khoá

Như vậy vai trò của giáo viên và học sinh trong hoạt động ngoại khoá lịch

sử càn phải được song hành để bổ trợ cho nhau Nếu như có thể gọi giáo viên là

“linh hồn” của hoạt động ngoại khoá thì học sinh sẽ là “tất cả” cũng trong hoạt

Trang 22

động ấy.

Môn Lịch sử là môn học có nhiều ưu thế trong việc cung cấp những trithức về sự phát triển của lịch sử nhân loại, lịch sử dân tộc và có nhiều hình thứchoạt động ngoại khoá để qua đó bồi dưỡng lòng tự hào, tự tôn cho học sinhNhư đã trình bày nội dung của hoạt động ngoại khoá phải xuất phát từ mụctiêu đào tạo thông qua nội dung và phương pháp dạy học Lịch sử Vì vậy, hìnhthức và cách thức tiến hành không tách khỏi nội dung và phương pháp dạy họclịch sử cũng như gắn liền với nội khoá Tuỳ tình hình cụ thể từng trường, giáoviên chọn những hình thức hoạt động và cách thức tổ chức hoạt động ngoại khoáthích họp nhất với địa phương mình, trường mình giảng dạy

Trên thực tế hiện nay các trường trung học phổ thông có thể tổ chức cáchình thức hoạt động ngoại khoá lịch sử như sau:

Thành lập các tổ, nhóm yêu thích lịch sử Đây là hình thức hoạt động ngoạikhoá đơn giản nhất Giáo viên và tổ bộ môn lịch sử càn có kế hoạch từ đầu năm

về hoạt động này Tổ, nhóm yêu thích lịch sử được thiết lập trên cơ sở lòng yêuthích môn học của các thành viên trong lớp, trường

Đọc sách- đây là hình thức phổ biến có hiệu quả nhằm cung cấp thêm kiếnthức cho học sinh trong giờ học nội khoá, song chủ yếu trong hoạt động ngoạikhoá Nó góp phần rèn luyện cho học sinh kĩ năng, thói quen hứng thú vàphương pháp làm việc với sách Đó là hình thức đơn giản, dễ làm song lại cóhiệu quả cao về mặt giáo dưỡng, giáo dục và phát triển

Trao đổi, thảo luận: Đây là hình thức ngoại khóa nhằm giúp học sinh bày tỏ

ý kiến của mình để củng cố kiến thức, tăng thêm niềm tin sau khi đọc một quyểnsách, nghe kể chuyện, nói chuyện lịch sử, hoặc suy nghĩ về một vấn đề nào đấy

Có nhiều cách tiến hành ừao đổi thảo luận, có thể tổ chức trao đổi thảo luậntrong phạm vi lớp hoặc ngoài lớp

Kể chuyện lịch sử: Đây là hình thức ngoại khóa hấp dẫn, dễ làm và có tác

Trang 23

dụng giáo dục cao Nội dung kể chuyện lịch sử là việc phổ biến kiến thức lịch sửmột cách khoa học, chứ không phải những chuyện hư cấu Do đó, nội dung câuchuyện kể phải có chủ đề về một sự kiện, một nhân vật lịch sử dựa vào một tàiliệu chính xác Có nhiều cách kể chuyện: kể lại nội dung một cuốn sách hay đãđọc, một câu chuyện được ghi chép tài liệu, hay của chính người tham gia, chứngkiến sự kiện thuật lại.

Nói chuyện lịch sử tức là trình bày những vấn đề lịch sử một cách có hệthống trước đông người để cho ngườ nghe hiểu rõ hơn về một sự kiện nào đấy.Nói chuyện lịch sử có nội dung cao hơn kể chuyện lịch sử Chủ đề nói chuyệnphải rõ ràng phù hợp với nội dung chương trình nội khoá, vói nhiệm vụ chính trịtrước mắt

Tổ chức tham quan di tích lịch sử là hoạt động đi đến những nơi còn lưugiữ những dấu vết của quá khứ (khu bảo tồn di tích lịch sử) để xem thấy tận mắt,

để mở rộng hiểu biết hoặc học tập kinh nghiệm

Dạ hội lịch sử đây là một hoạt động ngoại khoá có tính chất tổng hợp, thuhút tất cả học sinh ttong lớp, trường tham dự

Sưu tầm, nghiên cứu lịch sử địa phương là quá trình tìm kiếm, thu thập mộtcách có hệ thống các vấn đề cần tìm hiểu rõ về một địa phương nhất định (mộtđơn vị hành chính của đất nước)

Trong các hình thức ngoại khoá Lịch sử kể trên thì có 4 hình thức phù hợpnhất để có thể sử dụng trò chơi đó là: tổ chức tham quan di tích lịch sử, kểchuyện lịch sử, trao đổi thảo luận, dạ hội lịch sử

Tuỳ theo điều kiện từng trường từng địa phương để giáo viên lựa chọn hìnhthức tổ chức ngoại khoá sao cho phù hợp nhất

1.1.1.4 Sử dụng trò chơi trong hoạt động ngoại khóa Lịch sử

Trò chơi lịch sử là việc tổ chức các hoạt động giải trí ừong đó yêu càungười tham dự phải phát huy năng lực tư duy, trí thông minh để giải quyết các

Trang 24

vấn đề đặt ra để thể hiện sự hiểu biết của mình trong lĩnh vực lịch sử

Trò chơi lịch sử là một hình thức ngoại khoá gọn nhẹ, dễ tổ chức mà hấpdẫn học sinh Đây không chỉ là viêc giải trí, mà đòi hỏi ngưòi tham gia phải pháthuy năng lực tư duy, trí thông minh để giải quyết vấn đề đặt ra trong quá trình tổchức Nếu trò chơi không đòi hỏi sự nỗ lực, không đòi hỏi sự hoạt động tích cựccủa tư duy thì trò chơi đó chưa đạt yêu cầu

Trò chơi lịch sử khác vói hình thức thi tìm hiểu lịch sử Trò chơi lịch sửkhông đòi hỏi học sinh phải hiểu biết sâu rộng, chuẩn bị lâu và kĩ, mà phải dựavào vốn hiểu biết sẵn có của người tham dự, sự thông minh nhanh trí và tiếnhành dưới các hình thức vui chơi Hình thức này phù hợp với sự sôi nổi của tuổitrẻ và có ý nghĩa giáo dục Tuy vậy, cần phải đạt yêu cầu sau:

- Trò chơi phải mang mục đích giáo dục rõ rêt, có nội dung phong phú,vói nhiều hình thức thích họp phát huy được sự ham hiểu biết, giàu trí tưởngtượng, biết suy luận, nhanh trí, khéo tay, sôi nổi nhưng không ồn ào tư duy sâusắc nhưng không quá trầm lặng

- Trò chơi phải thu hút đông đảo học sinh tham gia

- Trong trò chơi, người làm chủ là học sinh song giáo viên có vai trò rấtquan trọng, vừa là người hướng dẫn, tổ chức trò chơi, vừa là người tham giakhéo léo dẫn dắt các em đạt kết quả tốt

Có nhiều loại trò chơi lịch sử : thi đố kiến thức lịch sử, ô chữ, bình tranh Tham gia các trò chơi lịch sử góp phần rèn luyện cho các em sự năng động

tự tin trong học tập và trong cuộc sống

1.1.2 Vai trò của trò chơi như một hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong hoạt động ngoại khoá môn Lịch sử

Trò chơi là tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay thực hiện những hành động, việc làm hoặc hình thành thái độ thông qua một trò chơi nào đó

Trò chơi không phải là thật mà là giả vờ như làm một cái gì đó nhưng

Trang 25

mang tính chân thật (nhập các vai chơi một cách chân thật, thể hiện động tác, hành vi phù họp ) Hơn nữa, đây là một hoạt động tự do, tự nguyện không thể

gò ép hoặc bắt buộc chơi khi các em không thích, không đáp ứng nhu cầu,

nguyện vọng của chúng

Trò chơi được giới hạn bởi không gian và thời gian, có qui tắc tổ chức (luậtchơi do nội dung chơi quy đỉnh) Đặc thù này sẽ quy định quy mô, số lượng người chơi, điều kiện, vật chất, cũng như xác định tính chất, phương pháp hành động, tổ chức và điều khiển hành vi cũng như những mối quan hệ lẫn nhau của người chơi

Trò chơi là một hoạt động mang tính sáng tạo cao, thể hiện ở việc lựa chọn chủ đề chơi, phân vai tạo ra tình huống, hoàn cảnh chơi, sử dụng

phương tiện thay thế trong các trò chơi sáng tạo, lựa chọn các phương thứchành động và phân chia tình huống chơi để giải quyết nhiệm vụ chơi trongnhững trò chơi có luật

Trò chơi là một phương thức giải trí tích cực, hiệu quả, mang lại niềm vui, hứng thú cho học sinh làm cho học sinh dễ tiếp thu kiến thức hơn đặc biệt những

sự kiện khó nhớ

về mặt tâm lý học, trong quá trình diễn ra trò chơi tất cả các thành viên của

nhóm đều tham gia hết mình và từ đó các em sẽ được trải nghiệm, bởi vì mỗi cá

nhân cũng như cả nhóm đang sống trong một tình huống khác với những gì các

Trang 26

thúc đẩy học sinh tích cực, chủ động tự giác tìm hiểu các nguồn tài liệu liên quanđến bài học, bài dạy của giáo viên qua đó nâng cao nhận thức, trình độ và cóđược những kỹ năng hoạt động tập thể cần thiết trong một môi trường thể hiện

sự thi đua với nhau

Thứ hai, tổ chức các trò chơi ừong hoạt động ngoại khoá kết hợp với quátrình giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường THPT còn là nơi để học sinh bày tỏquan điểm, nhận thức tình cảm của mình về các vấn đề mà họ quan tâm (ở từngbài học)

Thứ ba, thông qua tổ chức các ừò chơi giáo viên bộ môn kham khảo và xintrợ cấp của nhà trường trao cho các em đạt kết quả cao những món quà hoặcdanh hiệu cá nhân, tập thể phù hợp sẽ thu hút đông đảo các em học sinh tham giavào hoạt động tập thể của nhà trường, trong đó nó góp phần thu hút sự tham gia,chú ý của phụ huynh học sinh Cũng từ đó mà các em học sinh bộc lộ, phát huynăng khiếu, năng lực và kiểm nghiệm khả năng trình độ của mình về một vấn đềnào đó, từ đó góp phần điều chỉnh nhận thức hành vi của mình trong học tập, laođộng công tác và ttong cuộc sống hàng ngày

Thứ tư, việc tổ chức các ừò chơi ừong hoạt động ngoại khoá lịch sử ởtrường THPT ở mức độ chậm, nhanh, khó với nhiều lĩnh vực để học sinh thamgia phần nào giúp nhà trường đánh giá kết quả dạy học bộ môn lịch sử

Thứ năm, việc tổ chức các ừò chơi trong hoạt động ngoại khoá lịch sử ởtrường THPT có một ý nghĩa vô cùng quan trọng Với thế mạnh của mình làchứa đựng một nội dung kiến thức rộng lớn, những sự kiện lịch sử không chỉdiễn ra trong quá khứ, hiện tại mà những kiến thức ấy ngày càng được tăng thêmqua thời gian, tức là những sự kiện lịch sử tiếp tục diễn ra trong hiện tại và tươnglai Mỗi năm học ở trường THPT chia thành hai học kì, trong đó ở từng thángthường có những ngày lễ kỉ niệm lớn đối với lịch sử dân tộc và thế giới trongnăm Đó là cơ hội để giáo viên bộ môn tổ lịch sử tiến hành tổ chức các trò chơi

Trang 27

không chỉ ở quy mô một lớp học mà rộng ra ở các lớp, các khối với nhau Qua

đó, học tập lịch sử đã trở thành phong trào trong học sinh Bởi có học nắm kiếnthức thì các em mói có thể chơi và trả lời nhanh các câu hỏi trong thời gian ngắn.Việc tổ chức các trò chơi ở quy mô lớn càn có sự phối hợp của nhà trường, giáoviên bộ môn và Ban chấp hành đoàn trường để tạo ra hiệu quả tối ưu nhất vừanhằm mục đích kỉ niệm vừa mang lại những ý nghĩa tích cựu đối vói học sinh

1.1.4 Yêu cầu khỉ thiết kế và sử dụng trò choi

* Yêu cầu khi thiết kế

- Chọn ừò chơi phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường

- Xác định phạm vi, mục đích của trò chơi

- Chọn trò chơi phù hợp với kĩ năng cần rèn luyện cho học sinh

Tổ chức, biên soạn câu hỏi cho trò chơi phải bám vào “Chuẩn kiến thức

-kĩ năng” của bộ môn.

- Tổ chức trò chơi phải xác định được thời gian: Trừ các trò chơi tổ chức ởcác tiết ngoại khoá (1 tiết hoặc nhiều hơn), các tiết làm bài tập lịch sử (1 tiết) thìcác ừò chơi tổ chức ừong tiết dạy chỉ dừng ở thời gian là 4 - 6 phút

- Trò chơi phải có sức hấp dẫn, thu hút được sự tham gia của HS, tạokhông khí thoải mái, hấp dẫn trong học tập

- Luôn thay đổi trò chơi để thu hút học sinh, tuy nhiên phải dựa vào dạngbài, kiểu bài để thực hiện

* Yêu cầu khi sử dụng trò chơi

- Theo đúng trình tự chương trình đã có mà thực hiện do nội dung đã đượcchuẩn bị kĩ từ trước, được sự xem xét góp ý của lãnh đạo nhà trường cũng như tổ

và đồng nghiệp

- Giáo viên cần có sự chuẩn bị về vật chất và tinh thần để giải quyết kịpthời các tình huống phát sinh, khi xử lí càn phải có sự cân nhắc làm sao thật khéoléo để học sinh được học và chơi thoải mái không mất đoàn kết trong lớp học

Trang 28

- về hình thức cần tạo không khí thoải mái, nhẹ nhàng vui tươi sinh động

nhưng phải chú ý nội dung hướng cho các em vào những vấn đề mình muốntruyền đạt

- Cần chọn người dẫn chương trình cho phù hợp với từng loại hình cụ thể.Nếu nặng kiến thức thì mời người có kiến thức, nặng về giải trí thì mòi người cókhiếu hài hước để cuộc chơi luôn sinh động

- Các nội dung thi, các câu hỏi phải được soạn kĩ cả phần hỏi lẫn phần đáp,được duyệt kĩ trước khi đem ra sử dụng Các câu hỏi (kín, mở ) phải được thốngnhất chung

- Giáo viên phải luôn là người công bằng nhất, tạo uy tín đối với học sinh

để khi chơi và học các em có tinh thần thoải mái, tin tưởng cầu tiến

- Sau khi trò chơi kết thúc phải tuyên dương các em năng động tham giattao quà nếu có để khích lệ các em.cần cho các em dọn dẹp phòng học, kê lại bànghế (nếu cần) Cuối cùng nghiêm túc rút kinh nghiệm công tác tổ chức,

lắng nghe từ nhiều phía nhà trường, gia đình, học sinh để lần sau tổ chứctốt hơn

1.2 Cơ SỞTHựCTIỄN

1.2.1 Thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường THPT

Trong nhà trường phổ thông hiện nay, các hoạt động ngoại khoá chưa thực

sự được chú trọng, việc tổ chức các hoạt động này phàn lớn còn tùy tiện, chưa có

kế hoạch cụ thể, cũng chưa được đánh giá rút kinh nghiệm một cách nghiêm túc

về hoạt động ngoại khoá ở trường phổ thông đối với việc phát huy tiềm năng của

con người trên Báo Thanh niên, số ra ngày 27/01/2004, Giáo sư Võ Tòng Xuân

đã nhận định rằng “Các em học sinh Việt Nam khi được đào tạo theo chươngtrình bậc trung học của một nước tiên tiến như Singapore chẳng hạn thì các emlại có thể phát huy tiềm năng xuất chứng hơn so với các em học theo chương

Trang 29

trình trung học trong nước Một trong những nguyên nhân tạo ra sự khác biệt đóchính là do khi học ở các trường trung học Singapore, các em học sinh được

tham gia rất nhiều vào các hoạt động ngoại khoá như các môn thể thao, ca hát,

học các loại đàn Ghita đến Dương cầm, học hùng biện, cách hội họp và đượchướng dẫn cách tổ chức những buổi hội nghị, hội thảo ” Trong mỗi hoạt độngnhư thế, mỗi học sinh được đòi hỏi phải tự giác tham gia từ đầu đến cuối Cũngtheo bài báo này, các em học sinh Việt Nam khi được theo học chương trìnhtrung học của Singapore đều tỏ ra rất thích thú với các môn học ở chương trìnhhọc này bởi với mỗi bài học các em đều được các thầy cô giáo liên hệ với nhữngvấn đề cụ thể gắn liền với cuộc sống, chứ không đơn thuần là lý thuyết chungchung Các hoạt động ngoại khoá đều có cơ sở vật chất và ưang thiết bị để cáchọc sinh tham gia Thông qua các hoạt động ngoại khoá gắn liền với các mônhọc như vậy, các học sinh có điều kiện rèn luyện tư duy, tinh thần Thay vì chỉđược học những kiến thức mà thày cô truyền đạt, tự bản thân mỗi học sinh cũng

có thể tìm tòi, khám phá thêm những kiến thức, những vận dụng mới liên quanđến bài học

Một trong những thực tế hiện nay ở nước ta là trong chương trình của bậchọc phổ thông không quy định giờ cho hoạt động ngoại khoá (ngoại trừ 2 tiếtHĐNGLL do Bộ giáo dục quy định nhưng lại có chương trình, chủ đề cụ thể).Trong khi đó giờ dạy chuyên môn (bài học nội khoá) còn nặng nề, quá nhiềukiến thức và thường nghiêng về lý thuyết Do vậy, hàu hết các trường phần lớnchỉ tập trung cho giờ học chính khoá và mặt khác còn quan niệm ngoại khoá chỉ

là vui chơi, giải trí nên ít được chú trọng, ai làm cũng được, không làm cũngchẳng sao, trong tiêu chí đánh giá xếp loại học sinh theo quy định không ràngbuộc hoạt động này Thêm vào đó, tổ chức ngoại khoá cần phải có kinh phí mànguồn kinh phí này lại không có nhiều Còn hoạt động ngoại khoá thì thiếu phànkhung cho kế hoạch, chương trình hướng dẫn chung cho các trường phổ thông

Trang 30

nên không có định hướng cụ thể, các trường vẫn tự biên tự diễn là chính Từ thực

tế đó, những năm qua hoạt động ngoại khóa ở các trường THPT thường gắn vớingoại khóa chuyên môn, hoạt động ngoài giờ lên lớp theo qui định của nhàtrường trên cơ sở hướng dẫn của Bộ, Sở giáo dục Song chỉ chú trọng đến cáchoạt động văn - thể - mỹ chứ chưa xây dựng thành một chương trình xuyên suốtừong năm học Từ năm học 2005- 2006 trở đi thực hiện chương trình khung quyđịnh của Bộ giáo dục là đưa 9 chủ đề vào dạy học NGLL (mỗi tháng 2 tiết/lớp),các trường đã xây dựng được kế hoạch hoạt động ngoại khóa diễn ra trong vàngoài khuôn khổ lớp học, trong các giờ học chính khóa song vẫn còn mangtính tự phát, chưa khoa học, chưa được đầu tư đúng mức, thậm chí chưa có giáoviên nào được đào tạo chuyên sâu về vấn đề này thì thử hỏi học sinh làm sao màhứng thú được Trong khí đó giáo viên ở các trường phổ thông hầu hết phươngpháp dạy chủ yếu là thuyết giảng, giáo viên lấy sách giáo khoa làm tài liệu bắtbuộc để giảng dạy Do đó, làm cho sự khám phá tri thức nhân loại và những hiểubiết mói của học sinh còn hạn chế

Hoạt động ngoại khoá môn lịch sử ở trường phổ thông cũng nằm chungtrong thực trạng đó Với một số thực trạng diễn ra như sau:

Thứ nhất, đa số học sinh coi môn lịch sử là môn phụ, còn giáo viên tuy tâmhuyết với nghề nhưng trước thực tế học sinh “Chán học sử” và các lý do khác vềkinh tế, tài liệu, SGK nên giáo viên cũng rất ít sáng tạo trong dạy học lịch sử.Đặc biệt là đề xuất và tự lập kế hoạch và tiến hành tổ chức ngoại khoá lịch sử.Thứ hai, đa số các em học sinh hiểu được khái niệm ngoại khoá và nhậnthức đúng về ý nghĩa của hoạt động ngoại khoá nhưng cũng có một số học sinhcoi đây là hoạt động vui chơi, giải trí không giúp gì cho việc học tập trên lớpcũng như ngoài xã hội

Thứ ba, phần lớn học sinh không tham gia các hoạt động ngoại khoá mônlịch sử ở trường phổ thông Đa phần các em hiểu đúng về ý nghĩa của hoạt động

Trang 31

ngoại khoá nhưng các em lại không tham gia hoạt động ngoại khoá với tỉ lệ cao

là xuất phát từ thực tế sau: ở trường phổ thông ngoại khoá môn lịch sử tuy đượctiến hành 1 đến 2 lần trong một năm học song lại không bắt buộc học sinh thamgia Mặt khác, khâu tổ chức, nội dung ngoại khoá lịch sử không sát vói nội dungchương trình và những vấn đề cấp thiết của xã hội, thêm vào đó các em còn phảiđóng kinh phí cho việc tổ chức ngoại khoá thì rất nhiều em vốn đã coi lịch sử là

“Môn phụ” thì lại càng không mặn mà với hoạt động này

Thứ tư, việc học sinh tham gia các hoạt động ngoại khoá cũng không đồnggiữa các khối lớp đều đa số học sinh khối 10 tham gia còn khối 11 và đặc biệt làkhối 12 thì hầu như rất hiếm (ngoại trừ các em là cán bộ lớp) Lý do có sự phânhoá này là do học sinh ngày càng chú trọng vào việc phân ban, phân khối và tíchcực học thêm để thi đại học nên chi phí và thời gian đã trở thành áp lực lớn đốivới các em ở khối ừên Nhưng lý do đó cũng không hoàn toàn xuất phát từ họcsinh mà còn do Ban giám hiệu và giáo viên bộ môn các trường nếu ở lớp 10 thì

tổ chức hơn 2 lần trong năm thì 11 và 12 thì chỉ 1 đến 2 lần và chỉ tổ chức mộtcách có giới hạn việc ngoại khoá như tổ chức tại trường, tổ chức dưói dạng

“Rung chuông vàng”; “Theo dòng lịch sử” để củng cố ôn tập cho thi cử chứ rấthiếm việc tổ chức tham quan học tập tại các di tích lịch sử nhất là các địa chỉ xatrường học

Thứ năm, có số ít học sinh tham gia là theo phong trào Do đó, sau khi thamgia hầu như các em không đạt kết quả từ mục tiêu của hoạt động ngoại khoá đưa

ra Thực trạng này cho thấy hoạt động ngoại khoá môn lịch sử chưa thực sựmang lại hiệu quả cho tất cả học sinh đúng như tác dụng của nó là tạo hứng thúcho học sinh trong học tập để nâng cao chất lượng bộ môn Tuy nhiên, cũng có

đa số học sinh tham gia ngoại khoá lại rất hứng thú với hoạt động ngoại khoá

Đó là động lực quan trọng giúp giáo viên đổi mới hình thức và nội dung hoạtđộng này để không ngừng nâng cao chất lượng bộ môn

Trang 32

Trong khi đó, đa số giáo viên nhận thức ngoại khoá môn lịch sử là cầnthiết Hầu hết giáo viên môn lịch sử trả lời là năm học nào cũng tổ chức vàhướng dẫn cho học sinh tiến hành các hoạt động ngoại khoá.

Từ thực trạng trên, chúng ta có thể nhận thấy hoạt động ngoại khoá mônlịch sử ở trường phổ thông hiện nay tuy vẫn được tổ chức dưới những hình

thức khác nhau và hiệu quả mang lại là không nhỏ Song bên cạnh đó vẫn cònnhiều hạn chế đó là số lượng thòi gian dành cho hoạt động này quá ít trong khi

số tiết lịch sử và nội dung chương trình SGK lại tăng lên Bên cạnh đó, khỏ khănlớn nhất hiện nay là do tác động của mặt trái cơ chế thị trường và việc phân bantrong trường phổ thông đã dẫn tới một bộ phận không nhỏ cán bộ quản lý, giáoviên và học sinh còn xem nhẹ hoạt động này Thậm chí như GS Phan Huy Lê đã

phát biểu “Lịch sử là môn học bị coi thường nhất trong trường phổ thông” Do

đó, để năng cao chất lượng và hiệu quả bài học lịch sử ở trường phổ thông nhất

là hoạt động ngoại khoá đòi hỏi sự cố gắng đổi mói phương pháp và hình thức tổchức dạy học của giáo viên và sự đổi mới trong cách nhìn, thái độ của các cấp,các ngành và của toàn xã hội để bộ môn lịch sử được coi trọng và có nhiều ưutiên, đàu tư cho các hoạt động ngoại khoá bộ môn này

1.2.2 Thực trạng việc sử dụng trò choi trong hoạt động ngoại khóa Lịch

sử ở trường THPT

Đa phần giáo viên cho rằng việc sử dụng trò chơi trong dạy học lịch sử nóichung và trong hoạt động ngoại khoá lịch sử nói riêng là điều vô cùng cần thiết.Tuy nhiên, trên thực tế việc sử dụng trò chơi trong hoạt động ngoại khoá lịch sửvẫn chưa được phổ biến và chưa phát huy hết được những tác dụng của trò chơi

Để khảo sát khách quan, khoa học thực trạng sử dụng ừò chơi trong hoạtđộng ngoại khoá lịch sử ở trường THPT tôi đã tiến hành điều tra khảo sát tra cụthể một số trường phổ thông của huyện, thành phố trên địa bàn Bắc Ninh, TuyênQuang, Phú Thọ vói tổng số 12 GV, và 100 học sinh

Trang 33

Bảng 1.1 Số liệu khảo sát thực trạng sử dụng trò chơi tronghoạt dộng

ngoại khoá lich sử của GV ở trường THPT

Bảng 1.2 Số liệu khảo sát thực trạng sử dụng trò choi tronghoạt dộng

ngoại khoá lịch sử của HS ở trường THPT

về quan niệm giáo viên và học sinh về vấn đề sử dụng trò chơi trong

hoạt động ngoại khoá lịch sử

rin A

STT Tỉnh/Thành phố Trường

Số HS được hỏi ý kiến

Trang 34

2 9

Hình 1.1 Biểu đồ thể hiện quan niệm của GV và HS về quan niệm sử dụng

trò chơi trong HĐNK

Qua quan sát hình 1.1 trên ta có thể thấy có đến 83% số GV được hỏi chorằng việc sử dụng trò chơi trong hoạt động ngoại khoá là rất càn thiết và cầnthiết còn lại 17% cho rằng việc sử dụng trò chơi có cũng được không cũngđược còn ý kiến không cần thiết thì không có giáo viên nào tán thành Còn vềphía học sinh có nhiều ý kiến khác nhau giống như quan niệm của GV 85% HScũng cho rằng việc sử dụng trò chơi là cần thiết, còn 10% cho rằng có cũngđược không có cũng được, 5% còn lại cho rằng sử dụng trò chơi là điều khôngcần thiết

Khảo sát về mức độ hứng thú của học sinh khi tham gia trò chơi tronghoạt động ngoại khoá lịch sử

Trang 35

Bảng 1.3 Mức độ hứng thú của học sinh khi tham gịa trò chơi trong hoạt

động ngoại khoá lịch sử

Từ bảng số liệu trên ta có thể thấy ở cả 90% GV và HS đều cho rằng khiđược tham gia các trò chơi ừong hoạt động ngoại khoá đều rất thích và thích,bên cạnh đó về phía GV 10% cho rằng học sinh bình thường khi tham gia các ừòchơi trong hoạt động ngoại khoá lịch sử, số phần trăm này ở HS chỉ chiếm số ít5% nhưng về phía HS có khoảng 4% số học sinh được khảo sát cho rằng khôngthích khi tham gia các ừò chơi ừong hoạt động ngoại khoá

về mức độ, thực trạng của việc sử dụng trò chơi ừong hoạt động ngoại

khoá lịch sử Theo kết quả khảo sát thì có đến 90% số giáo viên được hỏi đã tổchức hoạt động ngoại khoá ở mức thỉnh thoảng, đa số chỉ tổ chức vào các dịp lễlớn chưa tổ chức thường xuyên cho học sinh, 10% còn lại thì GV đã tổ chức hoạtđộng ngoại khoá lịch sử một cách thường Chính vì vậy mà 90% HS chỉ thỉnhthoảng mới được tham gia hoạt động ngoại khoá lịch sử

thíchĐối tượng\

Trang 36

Hình 1.2 Biểu đồ thể hiện mức độ thường xuyên sử dụng trò chơi trong hoạt động ngoại khoá lích sử ở trường THPT Dựa vào biểu đồ hình 1.2 trên ta thấy

10% GV ở trường THPT không bao giờ tổ sử dụng trò choi trong hoạt độngngoại khoá , 70% GV sử dụng trò chơi trong hoạt động ngoại khoá 1 năm 1lần, 10% GV sử dụng trò chơi trong hoạt động ngoại khoá 1 năm nhiều lần,10% số GV được hỏi là sử dụng trò chơi 1 năm rất nhiều lần Kết quả khảo sátcủa HS cũng tương tự như kết quả khảo sát của GV

Cùng với đó theo kết quả khảo sát ý kiến của GV thì các thầy cô cho rằng

có rất nhiều trò chơi có thể sử dụng trong hoạt động ngoại khoá trong đó đa sốcác thầy cô cho rằng các ừò chơi sử dụng nhiều sự kiện lịch sử phù hợp đối vóihình thức ngoại khoá tham quan, ừao đổi thảo luận còn một số trò chơi liênquan đến nhân vật, vai ttò của nhân vật đối với 1 đất nước, 1 tiến trình lịch sửphù hợp với hình thức ngoại khoá kể chuyện lịch sử, nói chuyện lịch sử, dạ hộilịch sử Còn đối với HS thì đa số học sinh thích tham gia những loại trò chơinhư: ô chữ lịch sử, Ai nhanh hơn, đối mặt, hoá thân vào các nhân vật để thểhiện được khả năng của bản thân

Theo kết quả khảo sát thì 100% GV và HS cho rằng việc sử dụng trò choi

Trang 37

trong hoạt động ngoại khoá có ưu điểm: tạo hứng thú cho học sinh, thu hút đượcđông đảo học sinh tham gia và sẽ nâng cao hiệu quả dạy học, cùng với đó còntồn tại 1 số nhược điểm như gây ồn ào, tốn thời gian

Tiếp theo thì 100% GV cho rằng việc sử dụng trò choi trong hoạt độngngoại khoá lịch sử sẽ có những thuận lợi như học sinh tham gia tích cực, được

sự ủng hộ từ nhà trường và nó rất phù họp để tiến hành trong các hoạt độngngoại khoá lịch sử Tuy nhiên bên cạnh những thuận lọi thì còn tồn tại 1 sốnhững khó khăn sau: thiếu kinh nghiệm để tổ chức trò choi sao cho hay hấp dẫnhọc sinh tham gia và 1 khó khăn rất lớn đó chính là hoạt động ngoại khoá lịch sửvẫn chưa được chú trọng, quan tâm

Các thầy cô và học sinh qua khảo sát thì cũng đã có những ý kiến, đề xuất

để việc sử dụng trò choi trong hoạt động ngoại khoá được hiệu quả hom như:thiết kế các trò chơi thật hấp dẫn, thu hút học sinh nhằm tạo cho học sinh cảmgiác thoải mái vui vẻ trong buổi ngoại khoá để có thể bày tỏ thể hiện quan điểmcủa bản thân Các phần thưởng cần được đầu tư hơn nữa

Trang 38

TIỂU KẾT CHƯƠNG IChương I đã tập trung vào một số vấn đề lí luận và thực tiễn của việc sửdụng trò chơi ương hoạt động ngoại khoá Lịch sử ở trường THPT:

Từ việc làm rõ 2 khái niệm cơ bản xuyên suốt trong đề tài là khái niệm

“hoạt động ngoại khoá” và khái niệm “trò chơi” chúng tôi đã khẳng định đượcvai trò của việc sử dụng trò chơi trong hoạt động ngoại khoá Lịch sử đồng thờiđưa ra được một số yêu cầu khi thiết kế và sử dụng trò chơi

Tìm hiểu thực trạng hoạt động ngoại khoá ở trường THPT hiện nay cáchình thức tổ chức, mức độ hứng thú của học sinh đối vói hoạt động ngoại khoáLịch sử Thực trạng việc sử dụng trò chơi trong hoạt động ngoại khoá là mộttrong những cơ sở để thực hiện đề tài này

Trên đây là cơ sở lí luận và thực tiễn để chúng tôi thiết kế, đề xuất một sốbiện pháp sử dụng ừò chơi trong hoạt động ngoại khoá Lịch sử lớp 10, phầnlịch sử thế giới cận đại và tiến hành thử nghiệm

Chương 2 MỘT SỐ BIỆN PHÁP SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA PHẦN LỊCH sử THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (LỚP 10,

CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) Ở TRƯỜNG THPT 2.1 VỊ TRÍ, MỤC TIÊU, NỘI DUNG PHÀN LỊCH sử THẾ GIỚI CẬN ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH LỊCH sử 10, CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN

* Vị trí

Trong chương trình lịch sử thế giới lớp 10 THPT, phần lịch sử thế giớicận đại chiếm một vị trí hết sức quan trọng Lịch sử thế giới cận đại là sự kếthừa của lịch sử thế giới cổ đại và trung đại, nó giới thiệu về các cuộc cáchmạng tư sản Âu- Mĩ cuối thế kỉ XVI đến giữa thế kỉ XIX, về cách mạng côngnghiệp diễn ra ở Anh, Pháp, Đức và sự ra đời của các công ty độc quyền và giớithiệu về phong trào công nhân từ đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

Trang 39

Trình bày được quá trình hình thành các công ty độc quyền.

Trình bày được những nét chính của phong trào công nhân từ đầu thế kỉXIX đến đầu thế kỉ XX

So sánh được những điểm giống và khác nhau giữa các cuộc cách mạng tưsản về thời gian, nhiệm vụ cách mạng, lãnh đạo cách mạng, hình thức cáchmạng

Phân tích được ý nghĩa của cách mạng công nghiệp

Phân tích được ý nghĩa của các phong trào đấu tranh của giai cấp côngnhân, sự ra đời của tuyên ngôn Đảng cộng sản, ý nghĩa của công xã Pari vàcách mạng ở Nga

Đánh giá được những mặt tích cực và hạn chế của các cuộc cách mạng tưsản từ cuối thế kỉ XVII đến đầu thế kỉ XIX, cũng như phong trào đấu tranh củacông nhân đầu thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX

- Kĩ năng:

Biết khai thác các lược đồ diễn biến của các cuộc cách mạng tư sản trongsách giáo khoa: nội chiến Anh, quá trình đấu trang thống nhất nước Đức, Italiahoặc lược đồ 13 bang thuộc địa ở Bắc Mĩ

Biết quan sát, sử dụng và khai thác tranh ảnh có trong sách giáo khoa như:hình 56 tình cảnh người nông dân Pháp trước cách mang, hình 57 tấn công ngục

Trang 40

Baxti, hình ảnh những phát minh kĩ thuật đầu tiên như xa quay tay, máy kéo sợiGien-ni

Biết thông qua nội dung sách giáo khoa để lập niên biểu, đường trục thờigian thống kê diễn biến các cuộc cách mạng tư sản, diễn biến phong trào côngnhân cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX để rút ra được những điểm chung và điểmriêng

Rèn luyện kĩ năng thuyết ừình, đóng vai khai thác và sử dụng tài liệu

- Thái độ, tư tưởng, tình cảm

Đánh giá đúng khách quan về ý nghĩa, tác động, bài hoc kinh nghiệm củacác cuộc cách mạng tư sản đó là các cuộc cách mạng tư sản trong buổi đầu thờicận đại thể hiện mặt tích cực ở việc loại bỏ chế độ phong kiến ở một số quốcgia châu Âu song chỉ là sự thay đổi từ hình thức bóc lột này sang hình thức bóclột khác mà thôi

Nhận thức được vai trò của khoa học, kĩ thuật, văn hoá đối với sự pháttriển xã hội từ đó có thái độ học tập đúng đắn để phục vụ sự nghiệp côngnghiệp hoá hiện đại hoá đất nước

Biết trân trọng những công trình nghiên cứu, phát minh của các nhà khoa

học.Thấy rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc, ý thức cảnh giác cách mạng, đấutranh chống các thế lực gây chiến bảo vệ hoà bình

Nhận thức đúng vai trò của quần chúng nhân dân trong các cuộc đấu tranhchống các thế lực phong kiến, bảo thủ, lạc hậu đòi quyền tự do dân chủ.Giáo dục học sinh lòng tin vào chủ nghĩa Mác, tin vào sự nghiệp cáchmạng xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang đi và lòng biết ơn đối vói nhữngngười sáng lập chủ nghĩa xã hội khoa học Từ đó nhận thức rõ vai trò và sứmệnh của giai cấp công nhân

* Nội dung của phần lịch sử thế giới cận đại

Ngày đăng: 03/11/2016, 10:36

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1. Số liệu khảo sát thực trạng sử dụng trò chơi tronghoạt dộng ngoại khoá lich sử của GV ở trường THPT - Sử dụng trò chơi trong hoạt động ngoại khóa lịch sử ở trường THPT (phần lịch sử thế giới cận đại, lớp 10, chương trình chuẩn)
Bảng 1.1. Số liệu khảo sát thực trạng sử dụng trò chơi tronghoạt dộng ngoại khoá lich sử của GV ở trường THPT (Trang 33)
Hình 1.1. Biểu đồ thể hiện quan niệm của GV và HS về quan niệm sử dụng trò chơi trong HĐNK - Sử dụng trò chơi trong hoạt động ngoại khóa lịch sử ở trường THPT (phần lịch sử thế giới cận đại, lớp 10, chương trình chuẩn)
Hình 1.1. Biểu đồ thể hiện quan niệm của GV và HS về quan niệm sử dụng trò chơi trong HĐNK (Trang 34)
Bảng 1.3. Mức độ hứng thú của học sinh khi tham gịa trò chơi trong hoạt động ngoại khoá lịch sử - Sử dụng trò chơi trong hoạt động ngoại khóa lịch sử ở trường THPT (phần lịch sử thế giới cận đại, lớp 10, chương trình chuẩn)
Bảng 1.3. Mức độ hứng thú của học sinh khi tham gịa trò chơi trong hoạt động ngoại khoá lịch sử (Trang 35)
Hình 1.2. Biểu đồ thể hiện mức độ thường xuyên sử dụng trò chơi trong hoạt động ngoại khoá lích sử ở trường THPT Dựa vào biểu đồ hình 1.2 trên ta thấy - Sử dụng trò chơi trong hoạt động ngoại khóa lịch sử ở trường THPT (phần lịch sử thế giới cận đại, lớp 10, chương trình chuẩn)
Hình 1.2. Biểu đồ thể hiện mức độ thường xuyên sử dụng trò chơi trong hoạt động ngoại khoá lích sử ở trường THPT Dựa vào biểu đồ hình 1.2 trên ta thấy (Trang 36)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w