10. Đạo đức nghiên cứu
1.1. Các khái niệm công cụ
1.1.1. Khái niệm về bạo lực
Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bạo lực là hành vi sử dụng sức mạnh thể chất với mục đích gây thương vong, tổn hại một ai đó. Bạo lực thể chất có thể là điểm tột đỉnh của các cuộc xung đột, ví dụ hai quốc gia có thể gây chiến với nhau nếu các nỗ lực ngoại giao bất thành.
Trên thế giới, bạo lực là một vấn đề được luật pháp và văn hóa quan tâm với những nỗ lực nhằm khống chế và ngăn chặn bạo lực. Bạo lực bao trùm một khuôn khổ rộng lớn. Nó có thể là một cuộc chiến giữa hai quốc gia hay sự diệt chủng làm hàng triệu người chết.
Tuy nhiên theo tôi trong trường hợp này có thể hiểu một cách chung nhất: Bạo lực đó là hành vi bạo lực thô bạo, biểu hiện trạng thái tâm lý tức giận. Mục đích của bạo lực là trừng phạt, để thỏa mãn và khẳng định vị trí gia trưởng của một người nào đó.
1.1.2. Người đồng tính (homesexual)
Là người chỉ bị hấp dẫn bới người cùng giới tính với mình. Ví dụ như nam bị hấp dẫn bới nam (đồng tình nam – Tiếng Anh là gay) và nữ bị hấp dẫn bởi nữ (đồng tính nữ - Tiếng Anh là lesbian)
1.1.3. Bạo lực đối với người đồng tính
Là hành động của cá nhân hoặc một nhóm người hoặc sự thi hành luật đối với những người được coi là vì tiêu chuẩn dị tính luyến ái hoặc chuẩn mực giới tính và tình dục. (Wikipedia)
1.1.4. Đồng tính nam (Gay)
Là những nam giới có xu hướng tình dục với người cùng giới
1.1.5. Đồng tính nữ (Lesbian)
Tuy nhiên người đồng tính có thể chia làm 2 dạng mở và kín
Những đối tượng thuộc dạng mở không che giấu tình trạng của mình, thường thích mặc trang phục của người khác giới. người thuộc dạng kín, thì ngược lại, họ không dám công khai tình trạng của mình, họ có bề ngoài hết sức bình thường nhưng trong thâm tâm chỉ muốn quan hệ tình dục với người cùng giới.
Cần phân biệt đồng tính luyến ái với người lưỡng tính. Về mặt cơ thể người đồng tính luyến ái vẫn có giới tính xác định, có khả năng quan hệ tình dục với bạn tình khác giới và sinh con (nhưng họ không thích điều đó). Còn người lưỡng tính cùng lúc có cả bộ phận sinh dục nam và nữ, bộ phận này thường không hoàn chỉnh nên họ thường không có con.
1.1.6. Kỳ thị
Là việc gắn một cái nhãn hay tên tiêu cực nhằm tách biệt một cá nhân hay một nhóm ra khỏi cộng đồng.
1.1.7. Phân biệt đối xử
Là kỳ thị được chuyển thành hành động thể hiện qua sự đối xử không công bằng đối với người hoặc nhóm bị kỳ thị. Phân biệt đối xử xảy ra khi có sự phân biệt đối với một người và kết quả là người đó bị đối xử không công bằng và không đúng mức người đó thuộc về hoặc bị coi là thuộc về một nhóm đặc thù nào đó.
1.1.8. Giới và Giới tính
Giới: Là phạm trù chỉ quan niệm, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam
giới và phụ nữ. Xã hội tạo ra và gán cho trẻ em gái và trẻ em trai, cho phụ nữ và nam giới các đặc điểm giới khác nhau. Bởi vậy, các đặc điểm giới rất đa dạng và có thể thay đổi được.
Giới tính: Là sự khác biệt về mặt sinh học giữa nam giới và phụ nữ. Giới
tính là những đặc điểm đồng nhất mà khi chúng ta sinh ra đã có và không thể thay đổi được.
1.1.9. Vai trò giới
Là những mong đợi của xã hội với một chàng trai hay một cô gái về những mô hình, hành vi ứng xử phù hợp với phụ nữ hay nam giới.
1.2. Các hình thức của bạo lực và biểu hiện 1.2.1. Bạo lực thể chất/ thể xác 1.2.1. Bạo lực thể chất/ thể xác
Theo luật mẫu của Liên hợp quốc, Bạo lực thể chất bao gồm bất cứ hành vi bạo lực nào gây ra thương tích về mặt thể chất hoặc tổn thương thân thể ở bất kỳ mức độ nào.
Theo tài liệu của viện khoa học xã hội: Bạo lực thể chất là hành vi cưỡng bức thân thể, đánh đạp nhằm gây thương tích cho nạn nhân hoặc hạn chế nhu cầu thiết yếu như: ăn, uống, ngủ.
Bạo lực về thể chất biểu hiện cụ thể ở một số hành vi sau:
Dùng chân, tay để tát, đấm, đá, đạp, kéo tóc, bóp cổ. Dùng dây để trói.
Dùng gậy gộc để phang, đánh
Dùng hung khí như dao, kéo, thanh sắt để đâm chém Dùng đồ vật ném vào người
Dùng than, vôi bột, ớt bột để hun khói cho ngạt thở v.v...và nhiều hành vi tương tự khác.
1.2.2. Bạo lực tinh thần
Bạo lực tinh thần là hình thức bạo lực không cần một cái tát, không một cú đấm...nhưng rất nhiều người đồng tính đã bị những vết thương lòng vô cùng sâu, mãi mãi không lành. Với người đồng tính bạo lực tinh thần do nhiều phía gây ra còn dữ dội hơn cả nỗi đau thể xác.
Bạo lực về tinh thần biểu hiện cụ thể ở một số hành vi sau:
Dùng lời nói chửi bới, mắng nhiếc, đay nghiến nhằm hạ thấp hay xúc phạm nhân phẩm.
Có lời nói hay hành vi đe doạ, tống tiền, tống tình.
Kiểm soát quan hệ xã hội, ngăn cản hoặc cấm không cho tự do giao tiếp xã hội, giam lỏng trong nhà.
Cố ý gây áp lực làm cho đối phương căng thẳng và phải chấp nhận điều gì đó mà họ không muốn.
Không cho hoặc dọa không cho gặp mặt, nuôi dưỡng con.
Dùng lời nói hay hành động ngăn cản, đe doạ không cho ly hôn.v.v...và nhiều hành vi tương tự khác.
Giam lỏng trong nhà, cưỡng ép lấy người khác giới, bố mẹ dọa tự tử, cưỡng ép đưa đi bệnh viện tâm thần điều trị.
1.2.3. Bạo lực về tình dục
Bạo lực tình dục được xem là hành vi ai đó chạm đến bộ phận cơ thể nhạy cảm của người khác khi không được phép hoặc ai đó bị ép phải chạm đến những bộ phận nhạy cảm của người khác.
Bạo lực về tình dục biểu hiện cụ thể ở một số hành vi sau:
Dùng lời nói hoặc hành động ép phải quan hệ tình dục khi không mong muốn, hoặc theo cách không mong muốn.
Cố ý dùng tình dục để gây áp lực, hành hạ, hay hạ thấp nhân phẩm của đối phương.
Có ý đồ (thể hiện bằng hành động hoặc chưa kịp thể hiện bằng hành động) cưỡng ép tình dục, hành hạ cơ quan sinh dục.
Không cho dùng biện pháp tránh thai nói chung, hoặc không cho dùng biện pháp tránh thai và biện pháp tình dục an toàn mà người kia mong muốn.
Cưỡng ép mang thai, cưỡng ép nạo hút thai Ép buộc kết hôn hoặc chung sống
Cưỡng ép làm mại dâm và buôn bán phụ nữ. Và nhiều hành vi tương tự khác.
1.2.4. Bạo lực về kinh tế
Là một thành viên trong gia đình dùng quyền lực để ép buộc các thành viên khác, tạo sự lệ thuộc của họ về kinh tế. Bạo lực kinh tế không chỉ diễn ra một ngày, hai ngày mà nó kéo dài và hệ quả là sẽ kéo theo bạo lực về tinh thần đối với những người bị lệ thuộc về kinh tế.
Bạo lực về kinh tế biểu hiện cụ thể ở một số hành vi sau:
Theo quy định của Luật Phòng chống bạo lực gia đình cũng như Nghị định số 110 ngày 10/12/2009 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình thì hành vi bạo lực về kinh tế được hiểu như sau:
Không cho thành viên gia đình sử dụng tài sản chung vào mục đích chính đáng;
Kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính của thành viên gia đình hoặc nguồn tài chính chung của gia đình nhằm tạo cho thành viên gia đình sự phụ thuộc về tài chính;
Đập phá tài sản riêng của mình nhằm gây áp lực về tâm lý đối với thành viên trong gia đình;
Có hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên gia đình hoặc tài sản chung của gia đình.
Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình;
Chiếm đoạt tài sản chung của gia đình để sử dụng vào mục đích cá nhân; Ép buộc các thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động;
Ép buộc thành viên gia đình phải đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống.
Qua đây chúng ta có thể thấy rằng bạo lực gia đình về kinh tế thường đi kèm cả bạo lực về thể chất và tinh thần.
1.2.5. Bạo lực xã hội
Là ngăn không cho tiếp xúc với gia đình, bạn bè, bao vây kinh tế nhằm hạn chế các hoạt động mang tính cộng đồng.
Các hành vi bạo lực cụ thể bao gồm
a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng.
b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng.
d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau.
e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
g) Chiếm đoạt, hủy hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình.
h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính.
i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Theo Luật Phòng chống Bạo lực gia đình [14, tr 2]
1.3. Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu 1.3.1. Lý thuyết nhận thức hành vi 1.3.1. Lý thuyết nhận thức hành vi
Vào năm những năm 60 nhà tâm lý học nổi tiếng của Mỹ là Albert Bandura đã phát triển lý thuyết tập nhiễm xã hội qua việc cho rằng hầu hết các lý thuyết học hỏi đạt được qua nhận thức của con người và trải nghiệm về những điều gì mà họ đã trải qua. Lý thuyết này bao hàm các nguyên tắc cho thấy thông qua quan sát hành vi của người khác có thể học cách thay đổi hành vi của mình. Là hoạt động đặc trưng của con người trong quá trình sống và hoạt động của mình con người nhận thức được thế giới xung quanh và bản thân mình.
Lý thuyết này nhấn mạnh đến vai trò của nhận thức (tư duy, tưởng tượng, niềm tin, mong muốn). Trị liệu nhận thức là một trường phái tư tưởng với chủ đề chính tập trung xung quanh khái niệm tư duy. Sự tư duy của một cá nhân được định hình bởi xã hội và hoàn cảnh trực tiếp của người ấy. Trên chiều cạnh này, tư duy xác định cảm xúc và hành vi. Thông qua tư duy, con người đặt ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho hành động của mình trong cuộc sống. Điều này có nghĩa là, nếu như việc thực hiện chức năng xã hội của một
cá nhân bị khiếm khuyết thì có nghĩa là tư duy của người ấy không hoàn hảo. Chính vì vậy, hành vi con người thay đổi thì phương thức tư duy cũng thay đổi theo. [46, tr.155- 161]
Nhờ có quá trình nhận thức chúng ta có thể thay đổi thế giới (làm chủ thế giới, bản thân mình) nhận thức của con người không hề giống nhau (dựa trên kiến thức, kinh nghiệm mức độ thấp nhất là nhận thức cảm tính, mức độ cao hơn là lý tính).
Nhận thức cảm tính: Có vai trò quan trọngtrong việc cung cấp các nguyên liệu cho nhận thức cao hơn, Tuy nhiên thực tế cuộc sống luôn đặt ra những vấn đề bằng nhận thức cảm tính con người không thể nhận biết và giải quyết được, con người phải đạt đến một mức độ nhận thức cao hơn đó là nhận thức lý tính.
Lý luận về hành vi: Hành vi con người hàm chứa yếu tố nhận thức kiến thức, niềm tin, thái độ, giá trị xã hội và hành động cụ thể của con người, các yếu tố này thường đan xen, kết hợp chặt chẽ với nhau khó có thể phân tách rõ ràng.
Thuyết nhận thức hành vi: Theo lập luận của những nhà tâm lý hành vi con người có phản ứng là do có sự thay đổi của môi trường (tác nhân kích thích) Ví dụ đói thì phải ăn, rét thì phải mặc..
Phản ứng của con người nhằm thích nghi với các tác nhân kích thích này các nhà tâm lý biểu diễn tác nhân này thành công thức: S-R-B S; Tác nhân kích thích; R: là phản ứng của con người và B là kết quả của hành vi.
Theo lý thuyết này, nhận thức có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các chức năng tâm lý và làm thay đổi một hành vi nào đó. Nó có vai trò quan trọng trong việc điều trị những rối nhiễu tâm lý. Như vậy, việc thay đổi hành vi chú ý tới vai trò nhận thức của đối tượng. Sử dụng lý thuyết nhận thức – hành vi trong các hoạt động với người đồng tính bị bạo lực trong gia đình giúp Nhân viên công tác xã hội hiểu rõ phương pháp trị liệu hành vi cho người đồng tính khi họ bị bạo lực gia đình, giúp thân chủ cải thiện được các chức năng cần có trong việc bảo vệ bản thân, làm tăng các hành vi mong muốn
đồng thời giảm thiểu các hành vi không cần thiết.
Quá trình quan sát các hành vi của những người đồng tính bị bạo lực sẽ làm rõ vấn đề và hoàn cảnh môi trường sống của những người đồng tính, tạo điều kiện để nhân viên công tác xã hội đưa ra các phương pháp hỗ trợ cho người đồng tính bị bạo lực gia đình. Tóm lại nhà CTXH dựa trên ý thuyết này để giúp thân chủ trong việc phân tích tình huống phải đối đầu, vạch ra những điều bất hợp lý trong nhận thức để đi đến thay đổi hành vi.
1.3.2. Lý thuyết dán nhãn
Lý thuyết dán nhãn của Edwin Lemert. Trong tác phẩm “ Người ngoài cuộc” của Howard Becker, 1963 cho rằng: “Các nhóm xã hội tạo ra sự lệch
lạc xã hội bằng cách đặt ra những quy tắc nếu vi phạm chúng thì sẽ lệch lạc và bằng cách áp cho những quy tắc này cho những người nào đó và gán nhãn cho họ là người ngoài cuộc”. Theo quan niệm này, lệch lạc không phải là các
dạng hoạt động của một người nào đó mà là hậu quả của việc người khác áp dụng quy tắc thưởng phạt cho người vi phạm.
Lý thuyết này nhấn mạnh đến tính tương đối trong việc đánh giá hành vi lệch lạc, liên quan đến việc vì sao có hành vi lệch lạc. Theo lý thuyết này
hành vi của cá nhân lệch lạc hay không, là do sự phản ứng của cá nhân khác nhiên hơn là tự thân hành vi đó biểu hiện, và các cá nhân khác gán cho anh ta cái nhãn lệch lạc, lý thuyết dán nhãn nhấn mạnh đến tính tương đối của hành
vi sai lệch, nói cách khác là cùng một hành vi có thể định nghĩa khác nhau trong các tình huống khác nhau. Một sinh viên lấy quần áo của người bạn chung phòng mặc có thể được xem là ăn cắp hoặc đơn thuần là mượn quần áo để mặc. Một đại biểu Quốc hội lái xe về nhà trong tình trạng say rượu sau tiệc chiêu đãi có thể được coi là người có mối quan hệ tích cực, hòa đồng hoặc một kẻ nát rượu. Tuy nhiên sự dán nhãn trong thời gian dài sẽ trở thành “cái khóa” khóa các cá nhân vào vai trò sai lệch. Có nghĩa là, kết quả lâu dài của quá trình dán nhãn đã khóa các cá nhân vào những vai trò sai lệch và hướng họ dọc theo những tiến trình hoặc sự nghiệp lệch lạc, bằng cách đóng lại những cơ hội và
buộc họ phải dựa vào các nhóm xã hội dành cho sự hỗ trợ nhưng kéo dài mãi