Lý thuyết nhu cầu

Một phần của tài liệu Bạo lực đối với người đồng tính tại Hà Nội (Trang 37 - 38)

10. Đạo đức nghiên cứu

1.3.4. Lý thuyết nhu cầu

Lý thuyết bậc thang nhu cầu của Abraham Maslow mang lại cách tiếp cận nhân văn, coi trọng con người và nhu cầu của họ. Theo A. Maslow, nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc từ "đáy” lên tới “đỉnh”, phản ánh mức độ "cơ bản” của nó đối với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội .

Đồng thời nó làm căn cứ nhận định nhu cầu của con người: Con người luôn có mong muốn, tham vọng và hành động thỏa mãn nhu cầu của mình từ thấp tới cao. Nhu cầu được thỏa mãn đem lại cảm giác thoải mái, đảm bảo cho sự phát triển cá nhân, là động lực cho hành động. Mỗi đối tượng cụ thể lại có nhu cầu khác nhau với đặc điểm riêng biệt, trong bối cảnh khác nhau Nhân viên Công tác xã hội cần lắng nghe tích cực để khám phá nhu cầu hợp lý mà họ chưa được thỏa mãn . Áp dụng thuyết nhu cầu của Maslow trong việc can thiê ̣p, trợ giúp người đồng tính bị bạo lực giúp ta xác đi ̣nh , đánh giá được mức đô ̣ ưu tiên về các nhu cầu đối với các họ . Hiểu được điều này chúng ta mới có thể trợ giúp các em mô ̣t cách hiê ̣u quả , trước tiên cần đáp ứng được

nhu cầu cơ bản cho những người đồng tính, giúp họ các điều kiện để đảm bảo về sức khỏe, được sống trong môi trường an toàn và yêu thương điều này đặc biệt quan trọng đối với những người đồng tính đang bị bạo lực vì môi trường mà họ sống là chưa an toàn tiếp đó mới đến các nhu cầu tiếp theo . Có nền tảng cơ sở này , những người đồng tính bị bạo lực mới có thể được phát triển tiếp ở những bước cao h ơn như: tự tin tham gia các hoạt động như ho ̣c tâ ̣p , hòa nhập cộng động, sống lành ma ̣nh và làm viê ̣c có ích cho xã hô ̣i.

Tiếp cận theo lý thuyết nhu cầu giúp Nhân viên Công tác xã hội tránh việc áp đặt, đánh đồng khi cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, tìm kiếm nhu cầu thực sự mà người đồng tính mong muốn. Tiếp cận nhu cầu là một hướng tiếp cận theo quan điểm nhân văn hiện sinh gần gũi với người đồng tính. Song tập trung tìm kiếm, thức tỉnh, hỗ trợ để người đồng tính bị bạo lực tự đạt được nhu cầu cấp thiết của họ, mang lại hiệu quả trợ giúp. Tiếp cận theo nhu cầu còn thể hiện sự tin tưởng vào khả năng của con người trong việc tự làm chủ với những vấn đề của mình đồng thời giúp Nhân viên xã hội hiểu được động cơ của những hành động tiêu cực, của người đồng tính khi mà nhu cầu của họ chưa được thỏa mãn. Tiếp cận theo nhu cầu sẽ đưa thêm nhiệm vụ đánh giá nhu cầu nào là ưu tiên đầu tiên đối với người đồng tính lúc này để từ đó Nhân viên xã hội áp dụng vào trong tiến trình trợ giúp CTXH, mặt khác giúp các chính sách, dịch vụ hỗ trợ xã hội giảm kinh phí và tăng hiệu quả trợ giúp.

Một phần của tài liệu Bạo lực đối với người đồng tính tại Hà Nội (Trang 37 - 38)