Nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu Bạo lực đối với người đồng tính tại Hà Nội (Trang 69 - 72)

10. Đạo đức nghiên cứu

2.2.2. Nguyên nhân khách quan

Do truyền thống văn hóa của gia đình, truyền thống dân tộc trong cuộc sống này chỉ có một là nam, một là nữ và nam thì phải yêu và lấy nữ và ngược lại nữ thì phải yêu và lấy nam điều đó mới là bình thường còn nếu ai đó

có hành vi khác thì được mọi người cho là khác thường là đồ pê đê, hifi….và những người đó thì phải đánh, mắng, loại bỏ ra khỏi xã hội hoặc phải quay lại sống đúng với chuẩn mực.

Những khuôn mẫu mang tính định kiến về giới và tình dục đã tồn tại lâu đời trong xã hội. Chính vì thế mà nhiều khi gia đình và nhà trường là nơi bao bọc, che chở và bảo vệ của rất nhiều người lại là nơi mà những người đồng tính chịu nhiều sự kì thị, phân biệt đối xử và chịu đựng những hành vi bạo lực nhất. Không chỉ vậy do đã “ngấm” những điều được coi là chuẩn mực của xã hội từ bé vì vậy mà nhiều người khi gây ra bạo lực đã không hề nhận thấy rằng đó là hành vi bạo lực. Có những bậc cha mẹ khi đánh con, xích con lại, bỏ đói, đưa con đi bệnh viện tâm thần…mà họ vẫn tin rằng đó là điều tốt nhất mà họ đang làm cho con.

Do cha mẹ thiếu kiến thức, khi phát hiện con, em là người đồng tính, cha mẹ thường sốc, thậm chí là hoảng loạn vì không có kiến thức về đồng tính và thậm chí kỳ thị hoặc lo lắng con mình không có tương lai nên cha mẹ thường có những hành vi không kiểm soát được dẫn đến đánh đập, xích nhốt, hoặc cấm đoán.

Cha mẹ xấu hổ cũng là lý do mà hầu hết các bậc phụ huynh biện hộ cho cách cư xử của mình. Một bà mẹ được phỏng vấn cho rằng: Nếu con ở nước ngoài thì lời nói của dư luận không vó giá trị gì cả, con sống kiểu gì cũng được nhưng ở đây nó không như thế được, việc làm của con không chỉ ảnh hưởng đến một mình con mà còn ảnh hưởng đến cả bố mẹ, họ hàng, rồi còn em trai, rất nhiều thứ.

Nhiều gia đình, cá nhân có quan niệm dùng vũ lực để giáo dục cho con bỏ cái thói đó đi nhưng họ lại không nghĩ rằng mình đang là người gây ra bạo lực Do muốn giữ thể diện cho gia đình, không muốn mọi người xung quanh biết con mình, người thân của mình là người đồng tính đồng nghĩa với việc họ cũng chịu áp lực không nhỏ từ dư luận xã hội, cộng đồng.

Kiến thức về người đồng tính, về giới, kỹ năng sống ở đa số các trường học hầu như bỏ trống trong sách giáo khoa hay trong các hoạt động.

Nhiều người dân trong cộng đồng nhận thức chưa đúng về người đồng tính nhiều khi còn coi đồng tính là một căn bệnh hay là một cái gì đó rất xấu trong xã hội và cần loại bỏ.

Truyền thông gắn người đồng tính với những vấn đề tiêu cực như tệ nạn xã hội, nhiều bạn tình hay sự khác biệt trong xã hội…

Đặc biệt hiện nay trong luật phòng chống bạo lực gia đình chưa có cơ chế giám sát các hành vi bạo lực từ bố mẹ đối với con cái. Và việc trẻ em đồng tính bị bạo lực trong gia đình cũng nằm chung trong quan niệm đó, bố mẹ sử dụng bạo lực với con cái xuất phát từ mục đích giáo dục. Ngoài những lý do chung đó thì những đứa con đồng tính còn bị bố mẹ bạo lực trên cơ sở bản dạng giới và xu hướng tình dục. Hình thức bạo lực này xảy ra khi xã hội không chấp nhận giới khác ngoài nam và nữ hoặc tin rằng yêu khác giới mới là hình thức duy nhất hợp tự nhiên và đạo đức. Còn hình thức đồng tính luyến ái thì được cho rằng không đúng “chuẩn mực văn hóa”, xã hội không chấp nhận. Vì thế, có thể thấy bạo lực gia đình đối với con cái là người đồng tính đang ngày càng trầm trọng hơn.

Mọi người chưa có kiến thức và nhận thức đúng về người đồng tính vì vậy trong xã hội nhiều người còn kỳ thị đối với người đồng tính nhiều, quan điểm sai lệch về người đồng tính cho rằng những người này chịu ảnh hưởng bởi lối sống đua đòi mà thành đồng tính. Có người đã phát biểu: "Người ta thường nói trời sinh ra có nam có nữ, sao lại có người như thế? Bệnh hoạn, đua đòi thôi chứ làm gì có người sinh ra là thế". Ngoài ra sự hiểu biết không đầy đủ của một bộ phận cộng đồng về xu hướng tình dục đồng giới , thực chất hiện tượng đồng tính luyến ái đã gây ra cho người đồng tính những khó khăn và thiệt thòi trong cuộc sống cũng như để lại những hậu quả nặng nề cho gia đình và xã hội.

Pháp luật Việt Nam vẫn chưa thừa nhận hôn nhân cùng giới: Luật hôn nhân và Gia đình năm 2000 ghi rõ” chỉ công nhận hôn nhân giữa một người nam và một người nữ”, đồng thời ghi rõ cấm kết hôn cùng giới. Thêm vào đó, Luật bình đẳng giới được ban hành năm 2006 chỉ xem xét bình đẳng giới giữa nam và nữ như vậy cả hai bộ luật quan trọng này đều không bảo vệ quyền lợi của người phi dị tính ngoài ra vì nhiều nguyên nhân khác nhau thì những người khác trong xã hội cũng như bố mẹ và người thân của người đồng tính vẫn không tin rằng đây là vấn đề bình thường trong xã hội. Vì vậy nhiều người cho rằng những người đồng tính đáng bị xử lý hay trừng phạt với mục đích là để thức tỉnh hay để người đồng tính từ bỏ thói ăn chơi, đua đòi như vậy họ sẽ hiểu và quay lại theo đúng khuôn mẫu xã hội nam thì hành động giống như nam và ngược lại.

Nhiều ý kiến cũng cho rằng rào cản lớn nhất với họ là sự kỳ thị và phân biệt đối xử của cộng đồng. Tuy nhiên cho tới nay hiến pháp và pháp luật chưa đặt ra nguyên tắc cấm sự kỳ thị phân biệt đối xử về xu hướng tình dục và bản dạng giới như nhiều quốc gia khác trên thế giới.

Ngoài ra các chính sách bảo vệ đối tượng là trẻ em trong cộng đồng LGBT, nhất là trẻ em LGBT đường phố ở Việt Nam đang hoàn toàn bỏ trống trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Luật phòng chống bạo lực gia đình và các văn bản pháp luật có liên quan đều không đề cập đến bạo lực gia đình đối với nhóm người này dẫn đến nhiều hành vi bạo lực xảy ra đối với họ cũng như các hành vi kỳ thị, định kiến.

Một phần của tài liệu Bạo lực đối với người đồng tính tại Hà Nội (Trang 69 - 72)