Vai trò của Nhân viên Công tác xã hội

Một phần của tài liệu Bạo lực đối với người đồng tính tại Hà Nội (Trang 85 - 93)

10. Đạo đức nghiên cứu

3.4. Vai trò của Nhân viên Công tác xã hội

Vai trò biện hộ

Đây là một vai trò quan trọng trong hoạt động can thiệp trợ giúp của nhân viên công tác xã hội. Khi người đồng tính bị bạo lực tức là họ bị xúc phạm, bị đè nén, họ yếu thế và họ cần được bênh vực và bảo vệ. Bởi vậy, nhân viên công tác xã hội chính là một người đại diện cho tiếng nói, bảo vệ cho lợi ích hợp pháp của họ. Đối với những người bị bạo lực thường xuyên đánh đập, xâm phạm đến danh dự và nhân phẩm thì trong quá trình hỗ trợ nhân viên công tác xã hội trực tiếp làm việc với người gây ra bạo lực để giải thích, phân tích cho họ thấy được những hành vi sai trái và hậu quả nghiêm trọng của hành vi bạo lực. Nhân viên công tác xã hội cũng làm việc với chính quyền, các cơ quan để biện hộ, để vận động, lôi kéo sự can thiệp, trợ giúp bênh vực và bảo vệ quyền lợi cho mg]ời đồng tính bị bạo lực.

Khi phát hiện thấy gia đình, những người xung quanh xảy ra bạo lực với người đồng tính thì ngay lập tức nhân viên công tác xã hội cần phải xác định công việc đầu tiên và quan trọng là bảo vệ, bênh vực và biện hộ cho người đồng tính trước những hành vi gây ra bạo lực của gia đình và người xung quanh. Nhân viên công tác xã hội phải khéo léo, phải linh hoạt và nhạy bén cũng như có những hiểu biết về pháp luật để có thể bênh vực và bảo vệ quyền của người phụ nữ. Thực hiện tốt vai trò biện hộ cho người đồng tính bị bạo lực sẽ giúp cho những người đồng tính bị bạo lực cảm thấy tin tưởng và yên tâm từ đó họ cũng cởi mở và sẵn sàng hợp tác để giải quyết vấn đề mà họ đang gặp phải.

Vai trò hỗ trợ

Những người đồng tính bị bạo lực họ rất cần sự hỗ trợ, sự trợ giúp của người khác bởi bản thân họ không giúp được chính họ thoát khỏi cảnh bị bạo lực. Tuy nhiên hầu hết họ lại không tìm kiếm sự hỗ trợ nào từ bên ngoài mà chủ yếu là âm thầm, cam chịu. Bởi vậy, cùng với tổ can thiệp bạo lực, nhân

viên công tác xã hội đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ, là người tạo điều kiện, môi trường an toàn, cho họ phát huy tiềm năng và tham gia vào quá trình tự giải quyết vấn đề của chính họ. Vai trò này được thể hiện ngay từ giai đoạn hỗ trợ ban đầu khi nhân viên công tác xã hội và nạn nhân lập kế hoạch trợ giúp và được phát huy trong suốt quá trình hỗ trợ. Trên cơ sở đánh giá khả năng của nạn nhân và tuân thủ nguyên tắc tôn trọng quyền tham gia và tự quyết của nạn nhân.

Hoạt động trợ giúp người đồng tính bị bạo lực của nhân viên công tác xã hội bao gồm từ việc hỗ trợ họ đến nơi tạm trú an toàn đối với những trường hợp bị bạo lực ở mức độ nghiêm trọng

Những người đồng tính bị bạo lực đã trải qua những khủng hoảng tâm lý, cú sốc tâm lý gây tổn hại về mặt thể chất và tinh thần. Do đó, họ là người bị tổn thương, nhạy cảm, luôn lo lắng, sợ hãi, mặc cảm và tinh thần bất an, cảm xúc tiêu cực. Nhân viên công tác xã hội lúc này đóng vai trò là người hỗ trợ chính về mặt tâm lý kịp thời thông qua những buổi tâm sự, trò chuyện, chia sẻ. Sự an ủi động viên của nhân viên công tác xã hội sẽ giúp họ giảm bớt cảm xúc tiêu cực, giải tỏa sự bực bội, họ bớt lo sợ hơn, họ có niềm tin hơn từ đó họ tin tưởng và mở lòng sẵn sàng chia sẻ với nhân viên công tác xã hội.

Vai trò giáo dục, nâng cao nhận thức

Nhân viên công tác xã hội cùng với tổ can thiệp bạo hành tổ chức các hoạt động tuyên truyền giáo dục thúc đẩy bình đẳng giới, cải thiện nhận thức về các hành vi gây ra bạo lực và những hậu quả của bạo lực với người đồng tính thông qua các hoạt động đào tạo kỹ năng giải quyết xung đột gia đình, kỹ năng phòng chống bạo lực và hình thành những thái độ, hành vi mới ứng phó với các tình huống bạo lực để họ có thể tự tin hơn, chủ động hơn trong cuộc sống.

Nhân viên công tác xã hội cung cấp thông tin, kiến thức về bạo lực trên cơ sở giới, kiến thức về pháp luật phòng chống bạo lực, kiến thức về luật bình đẳng giới, thông tin về các quyền cơ bản của con người, cách chăm sóc sức khỏe, cách giải tỏa cảm xúc tiêu cực.

Giáo dục kỹ năng sống, cách thức tổ chức đời sống sinh hoạt. giảm căng thẳng, xung đột trong gia đình. Nhân viên công tác xã hội cùng với tổ can thiệp bạo hành lên kế hoạch và tiến hành vãng gia, tham vấn cá nhân, tổ chức hoạt động nhóm để giúp họ cùng nhau chia sẻ cách phòng chống bạo lực khi có bạo lực xảy ra.

Vai trò kết nối nguồn lực

Sau khi can thiệp, đánh giá xác định vấn đề và tìm hiểu nhu cầu của những đồng tính bạo lực, nhân viên công tác xã hội là một người trung gian kết nối họ với các nguồn lực cần thiết. Nguồn lực này có thể là các cá nhân, tổ chức, ban ngành, đoàn thể có liên quan đến vấn đề cần hỗ trợ giải quyết vấn đề mà người đồng tính bị bạo lực đang gặp phải. Nhân viên công tác xã hội có vai trò quan trọng là cần phải tìm kiếm, đánh giá các nguồn lực và kết nối họ với các nguồn lực trợ giúp phù hợp. Đối với những trường hợp bị bạo lực gây tổn thương đến sức khỏe, thể chất cần sự hỗ trợ của y tế thì nhân viên công tác xã hội kết nối họ với dịch vụ y tế để được chữa trị một cách tốt nhất. Với những trường hợp bị khủng hoảng tâm lý trầm trọng thì cần phải kết nối họ với chuyên gia tư vấn tâm lý để được tư vấn hỗ trợ kịp thời. với những người bị bạo lực có nhu cầu hỗ trợ về việc làm thì nhân viên công tác xã hội cần tìm kiếm và kết nối họ với các dịch vụ giới thiệu việc làm. Tuy nhiên để đảm bảo được vai trò này, nhân viên công tác xã hội cần hiểu rõ các dịch vụ, lựa chọn dịch vụ phù hợp với những người đồng tính bị bạo lực và trực tiếp giúp họ tiếp cận với các dịch vụ.

Với vai trò là người kết nối các nguồn lực, nhân viên công tác xã hội sẽ giúp cho những người đồng tính bị bạo lực ở đây giải quyết được các vấn đề mà họ gặp phải khi xảy ra bạo lực.

Tuy nhiên, khi hỗ trợ người đồng tính bị bạo lực sử dụng các dịch vụ thì nhân viên công tác xã hội có thể phải trao đổi với những người, những tổ chức cung cấp dịch vụ về hoàn cảnh, về bản thân của nạn nhân để họ có cách tiếp cận và trợ giúp phù hợp, tránh làm tổn thương nạn nhân,

Ngoài các vai trò trên thì nhân viên xã hội cũng có các vai trò khác nữa như

Tư vấn, tham vấn

Đối với gia đình: Cung cấp cho cha mẹ các thông tin và đặc tính của

người đồng tính để họ hiểu đúng về con em mình tránh tính trạng bạo lực xảy ra

Đối với nhóm người đồng tính: Tư vấn pháp luật cho những người thuộc nhóm đối tượng LGBT đang là nạn nhân của tình trạng bị phân biệt đối xử nói chung và là nạn nhân của những hành vi bạo lực nói riêng… mụch đích là nhằm nâng cao nhận thức về quyền của người đồng tính, lưỡng tính và chyển giới nói chung.

Đối với trường học: Đưa nội dung về xu hướng tình dục, chuyển giới (gồm cả thái độ ứng xử phù hợp) vào chương trình giáo dục giới tính trong trường học kiến thức đó bao gồm các khía cạnh như xu hướng tình dục không phải là sự lựa chọn của mỗi người mà đó là điều sẵn có, và đồng tính không phải là bệnh. Nó cũng không lây như nhiều người nghĩ. Khi có được những hiểu biết đúng đắn sẽ dẫn đến thay đổi về hành vi, thái độ với người đồng tính.” từ đó

hạn chế và chấm dứt bạo lực đối với giới này.

Huy động sự tham gia của các tổ chức như trường học, các cơ quan đặc biệt là thế hệ trẻ vào việc tuyên truyền hiện tượng đồng tính để xã hội hiểu biết hơn, cởi mở hơn đối với người đồng tính. Tuy nhiên chính bản thân người

đồng tính cũng cần phải trang bị cho mình được những kỹ năng riêng để phòng tránh trong các trường hợp xảy ra:

Vì vậy riêng đỗi với những người đồng tính chính bản thân họ nên hành động để hạn chế bạo lực gia đình tiếp diễn bằng cách:

Hãy hiểu rằng việc nói ra khả năng bị bạo lực với những người xung quanh (những người đồng cảm hoặc các tổ chức hỗ trợ cho người đồng tính) không phải là một việc làm xấu hổ mà là một việc làm khôn ngoan để tự cứu mình. Luôn ghi nhớ rằng hành vi bạo lực rất có khả năng sẽ lặp lại, thậm chí có thể diễn ra ở mức độ nghiêm trọng hơn.

Luôn ghi nhớ cho dù có chuyện gì xảy ra thì bạn cũng không đáng phải bị bạo lực và hành vi bạo lực là vi phạm pháp luật.

Tìm đến các địa chỉ hỗ trợ và tư vấn về tâm lý, pháp luật để tâm sự, giải toả ức chế, bàn bạc giải pháp an toàn hiệu quả hơn.

Vận động truyền thông

Liên kết với các tổ chức để tổ chức các buổi truyền thông đại chúng, các buổi hội thảo, sử dụng các thông tin và giáo dục truyền thông về người đồng tính để người dân trong công đồng hiểu rõ hơn về thế nào là đồng tính, đồng tính họ là ai? Họ có gì khác biệt, không phân biệt đối xử là việc cần thực hiện ngay hay nói một cách khác đi là không để phân biệt đối xử chỉ vì xu hướng tình dục và bản dạng giới…Từ đó có thái độ ứng xử phù hợp, để bảo vệ con người khỏi hành vi bạo lực.

Cần truyền thông về vấn đề này ở các kênh một cách đồng đều, kênh báo mạng và phim ảnh phổ biến cho nhóm thanh thiếu niên đặc biệt là người dân trong cộng đồng để ngăn chặn việc đối xử tàn ác và vô nhận đạo đối với nhóm người đồng tính.

Truyền hình và phát thanh là hai kênh thông tin có lượng người xem nhiều nhất ở Việt Nam vì vậy chúng ta nên tận dụng tối đa nguồn lực này nhằm tăng cường nhận thức cho cộng đồng, gia đình.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực đối với người đồng tính nhưng nguyên nhân gốc rễ chính là các định kiến về giới và tình dục. Do vậy bạo lực với người có tình dục đồng giới và chuyển giới chính là bạo lực trên cơ sở giới. Vì vậy cần tuyên truyền cho mọi người hiểu rõ hơn về vấn đề giới.

Vấn đề truyền thông và hướng dẫn về triển khai Luật phòng chống bạo lực

gia đình hiện nay vẫn chưa nhắc đến nhóm những người đồng tính do vậy các

gia đình, chính quyền, các cơ quan liên quan và chính những người đồng tính và chuyển giới cần nhận thức rõ vấn đề này để áp dụng luật nhằm bảo vệ mình khỏi bạo lực từ chính những người thân trong gia đình và cộng đồng. Đồng thời cấm mọi hành vi phân biệt đối xử dựa trên xu hướng tình dục và bản dạng giới.

Các chương trình truyền thông c ần được tổ chức sâu , rô ̣ng để những người dân ở cô ̣ng đồ ng, thành viên gia đình , lãnh đạo địa phương , công an, những người làm công tác giáo du ̣c , và chính bản thân ngư ời đồng tính nhìn nhâ ̣n rõ hơn về vấn đề ba ̣o l ực với h ọ cũng như các hậu quả của nó . Vì viê ̣c hiểu rõ bản chất c ủa các hành vi ba ̣o l ực này cũng sẽ giúp cho viê ̣c áp du ̣ng hiê ̣u quả hơn các khung pháp lý về bình đẳng giới và phòng chống ba ̣o lực gia đình nói chung , bạo lực đối với người đồng tính nói riêng ở Viê ̣t Nam đư ợc thực thi một cách tốt hơn.

Tuyên truyền bằng đời sống của những gương mặt đồng tính trong thực tế bằng người thật việc thật nhất là ở những người đồng tính thành đạt trong các lĩnh vực đặc biệt là giới văn nghệ sỹ cũng là một giải pháp rất thực tế và thiệt thực giúp mọi người có hiểu biết đúng về xu hướng tình dục và đồng tính luyến ái, giảm bớt kỳ thị và thành kiến bởi vì những thông tin chính xác về đồng tính luyến ái là rất cần thiết cho tất cả mọi người nói chung và giới trẻ nói riêng để họ có thể xác định đúng xu hướng tình dục.

Cần giáo dục toàn diện trong trường học về giới tính nhằm vận động chính sách hiệu quả trong ngành giáo dục

Vận động chính sách

Để giảm bạo lực cho người đồng tính cần phải có các chương trình hỗ trợ về phòng, chống bạo lực đối với cộng đồng LGBT thông qua các hoạt động văn hóa nghệ thuật đồng thời tổ chức tập huấn cho các cán bộ quản lý đặc biệt là hỗ trợ về pháp lý để làm công cụ.

Bên cạnh việc cải thiện khung pháp lý để có thể hỗ trợ tốt hơn cho những người đồng tính bị bạo lực thì việc nâng cao nhận thức, giảm kỳ thị đối với người đồng tính của những người làm luật và triển khai thực thi luật là rất quan trọng. Cần lồng ghép thêm nội dung phòng, chống bạo lực giới và quyền về tình dục vào các chương trình can thiệp liên quan tới bạo lực gia đình, HIV.

Phổ biến các quy định về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Bảo vệ, chăm sóc và Giáo dục trẻ em thì việc sửa đổi Luật Hôn nhân và Gia đình (cho phép người cùng giới tính được kết hôn); phổ biến kiến thức về đa dạng tình dục, bản dạng giới là điều cần thiết-

Nhân Viên Công Tác Xã hội cũng cần vận động chính sách để bảo hộ về mặt pháp lý liên quan đến các vấn đề như kết hôn, giấy tờ tùy thân, nhận con nuôi…từ đó Nhà nước cần có các chính sách cụ thể đầu tư cho vấn đề khám chữa bệnh, sức khỏe tâm thần… cho nhóm người đồng tính và gia đình của họ từ đó nhằm giải quyết vấn đề quyền “được sống đúng bản chất” đối với người đồng tính, theo đó, không chỉ giúp cho bản thân họ và gia đình mà còn giúp ổn định và giảm kỳ thị phân biệt đối xử trong cộng đồng.

Xây dựng các dịch vụ hỗ trợ về tâm lí, sức khỏe, việc làm, giáo dục, pháp lý cho người đồng tính, chuyển giới và các thành viên trong gia đình của họ để họ hiểu rõ hơn về người đồng tính. Ví dụ cần có dịch vụ hỗ trợ tâm lý xã hội – cho cha mẹ của những người đồng tính để họ có thể hỗ trợ lẫn nhau, chia

sẻ cho nhau vừa tạo ra lợi ích trước mắt như vậy vừa hỗ trợ cho những người đồng tính và gia đình của người đồng tính trong lâu dài.

Xây dựng các mô hình, chương trình

Xây dựng các mô hình sinh hoạt của cộng đồng người đồng tính, lưỡng tính, chuyển giới để chống lại tình trạng phân biệt đối xử, kỳ thị, bạo lực về thể chất và tinh thần đối với người đồng tính ở các trường học và các trung tâm là vô cùng cần thiết, ví dụ như: Thành lập nhóm, CLB cho người đồng tính, Thành lập nhóm, CLB của gia đình, bạn bè người đồng tính, tổ chức các hoạt động truyền thông, tuyên truyền, vận động cho quyền của người đồng tính bằng nhiều hình thức khác nhau, tọa đàm, giao lưu, hội thảo, kịch, phim, nhảy, triển lãm…để người đồng tính và gia đình họ nhận ra được nguyên nhân dẫn đến bạo lực và tìm ra các giải pháp hợp lý xóa bỏ tình trạng này.

Ở tại các trung tâm và các câu lạc bộ cần cung cấp các thông tin về sức khỏe, an toàn tình dục, cũng như những vấn đề về luật pháp, xã hội, để nhận

Một phần của tài liệu Bạo lực đối với người đồng tính tại Hà Nội (Trang 85 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)