10. Đạo đức nghiên cứu
1.3. Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu
1.3.1. Lý thuyết nhận thức hành vi
Vào năm những năm 60 nhà tâm lý học nổi tiếng của Mỹ là Albert Bandura đã phát triển lý thuyết tập nhiễm xã hội qua việc cho rằng hầu hết các lý thuyết học hỏi đạt được qua nhận thức của con người và trải nghiệm về những điều gì mà họ đã trải qua. Lý thuyết này bao hàm các nguyên tắc cho thấy thông qua quan sát hành vi của người khác có thể học cách thay đổi hành vi của mình. Là hoạt động đặc trưng của con người trong quá trình sống và hoạt động của mình con người nhận thức được thế giới xung quanh và bản thân mình.
Lý thuyết này nhấn mạnh đến vai trò của nhận thức (tư duy, tưởng tượng, niềm tin, mong muốn). Trị liệu nhận thức là một trường phái tư tưởng với chủ đề chính tập trung xung quanh khái niệm tư duy. Sự tư duy của một cá nhân được định hình bởi xã hội và hoàn cảnh trực tiếp của người ấy. Trên chiều cạnh này, tư duy xác định cảm xúc và hành vi. Thông qua tư duy, con người đặt ra mục tiêu ngắn hạn và dài hạn cho hành động của mình trong cuộc sống. Điều này có nghĩa là, nếu như việc thực hiện chức năng xã hội của một
cá nhân bị khiếm khuyết thì có nghĩa là tư duy của người ấy không hoàn hảo. Chính vì vậy, hành vi con người thay đổi thì phương thức tư duy cũng thay đổi theo. [46, tr.155- 161]
Nhờ có quá trình nhận thức chúng ta có thể thay đổi thế giới (làm chủ thế giới, bản thân mình) nhận thức của con người không hề giống nhau (dựa trên kiến thức, kinh nghiệm mức độ thấp nhất là nhận thức cảm tính, mức độ cao hơn là lý tính).
Nhận thức cảm tính: Có vai trò quan trọngtrong việc cung cấp các nguyên liệu cho nhận thức cao hơn, Tuy nhiên thực tế cuộc sống luôn đặt ra những vấn đề bằng nhận thức cảm tính con người không thể nhận biết và giải quyết được, con người phải đạt đến một mức độ nhận thức cao hơn đó là nhận thức lý tính.
Lý luận về hành vi: Hành vi con người hàm chứa yếu tố nhận thức kiến thức, niềm tin, thái độ, giá trị xã hội và hành động cụ thể của con người, các yếu tố này thường đan xen, kết hợp chặt chẽ với nhau khó có thể phân tách rõ ràng.
Thuyết nhận thức hành vi: Theo lập luận của những nhà tâm lý hành vi con người có phản ứng là do có sự thay đổi của môi trường (tác nhân kích thích) Ví dụ đói thì phải ăn, rét thì phải mặc..
Phản ứng của con người nhằm thích nghi với các tác nhân kích thích này các nhà tâm lý biểu diễn tác nhân này thành công thức: S-R-B S; Tác nhân kích thích; R: là phản ứng của con người và B là kết quả của hành vi.
Theo lý thuyết này, nhận thức có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh các chức năng tâm lý và làm thay đổi một hành vi nào đó. Nó có vai trò quan trọng trong việc điều trị những rối nhiễu tâm lý. Như vậy, việc thay đổi hành vi chú ý tới vai trò nhận thức của đối tượng. Sử dụng lý thuyết nhận thức – hành vi trong các hoạt động với người đồng tính bị bạo lực trong gia đình giúp Nhân viên công tác xã hội hiểu rõ phương pháp trị liệu hành vi cho người đồng tính khi họ bị bạo lực gia đình, giúp thân chủ cải thiện được các chức năng cần có trong việc bảo vệ bản thân, làm tăng các hành vi mong muốn
đồng thời giảm thiểu các hành vi không cần thiết.
Quá trình quan sát các hành vi của những người đồng tính bị bạo lực sẽ làm rõ vấn đề và hoàn cảnh môi trường sống của những người đồng tính, tạo điều kiện để nhân viên công tác xã hội đưa ra các phương pháp hỗ trợ cho người đồng tính bị bạo lực gia đình. Tóm lại nhà CTXH dựa trên ý thuyết này để giúp thân chủ trong việc phân tích tình huống phải đối đầu, vạch ra những điều bất hợp lý trong nhận thức để đi đến thay đổi hành vi.
1.3.2. Lý thuyết dán nhãn
Lý thuyết dán nhãn của Edwin Lemert. Trong tác phẩm “ Người ngoài cuộc” của Howard Becker, 1963 cho rằng: “Các nhóm xã hội tạo ra sự lệch
lạc xã hội bằng cách đặt ra những quy tắc nếu vi phạm chúng thì sẽ lệch lạc và bằng cách áp cho những quy tắc này cho những người nào đó và gán nhãn cho họ là người ngoài cuộc”. Theo quan niệm này, lệch lạc không phải là các
dạng hoạt động của một người nào đó mà là hậu quả của việc người khác áp dụng quy tắc thưởng phạt cho người vi phạm.
Lý thuyết này nhấn mạnh đến tính tương đối trong việc đánh giá hành vi lệch lạc, liên quan đến việc vì sao có hành vi lệch lạc. Theo lý thuyết này
hành vi của cá nhân lệch lạc hay không, là do sự phản ứng của cá nhân khác nhiên hơn là tự thân hành vi đó biểu hiện, và các cá nhân khác gán cho anh ta cái nhãn lệch lạc, lý thuyết dán nhãn nhấn mạnh đến tính tương đối của hành
vi sai lệch, nói cách khác là cùng một hành vi có thể định nghĩa khác nhau trong các tình huống khác nhau. Một sinh viên lấy quần áo của người bạn chung phòng mặc có thể được xem là ăn cắp hoặc đơn thuần là mượn quần áo để mặc. Một đại biểu Quốc hội lái xe về nhà trong tình trạng say rượu sau tiệc chiêu đãi có thể được coi là người có mối quan hệ tích cực, hòa đồng hoặc một kẻ nát rượu. Tuy nhiên sự dán nhãn trong thời gian dài sẽ trở thành “cái khóa” khóa các cá nhân vào vai trò sai lệch. Có nghĩa là, kết quả lâu dài của quá trình dán nhãn đã khóa các cá nhân vào những vai trò sai lệch và hướng họ dọc theo những tiến trình hoặc sự nghiệp lệch lạc, bằng cách đóng lại những cơ hội và
buộc họ phải dựa vào các nhóm xã hội dành cho sự hỗ trợ nhưng kéo dài mãi hoạt động lệch lạc của họ; và bằng cách nào đó, củng cố và xác định một cương vị người ngoài cuộc.
Theo lí thuyết dán nhãn thì một cá nhân khi gán nhãn cho một hành vi của cá nhân khác là lệch lạc thì người đó liên tưởng đến những lí lẽ của cái nhãn đó thậm chí trong nhiều trường hợp người ta quan tâm đến cái nhãn của cá nhân hơn là những hành vi thực tế của cá nhân đó.
Theo lý thuyết dán nhãn , kết quả lâu dài của quá trình này là khóa các nhân vào những vai trò sai lệch và hướng họ dọc theo những tiến trình hoặc sự nghiệp lệch lạc, bằng cách đóng lại những cơ hội và buộc họ phải dựa vào các nhóm xã hội dành cho sự hỗ trợ sự kéo dài mãi hoạt động lệch lạc của họ, và bằng cách đó cũng cố và xác định một cương vị “người ngoài cuộc” và một hình ảnh – tự thân tiêu cực và ngăn ngừa khả năng lánh xa sự sai lệch. Như vậy xã hội “tạo nên sự sai lệch” theo ý nghĩa rằng sự áp dụng các nhãn lệc lạc có thể sản sinh ra nhiều sự lệch lạch hơn là ngăn chặn nó
Các nhóm xã hội tạo nên sự lệch lạc bằng cách đặt ra những quy tắc mà sự phi phạm các quy tắc đó sẽ tạo ra sự lệch lạc, bằng cách áp dụng những quy tắc đó cho những người riêng biệt và dán cho cái nhãn người ngoài cuộc…Khi kẻ lệch lạc bị bắt, y đối xử phù hợp với sự chuẩn đoán phổ biến rằng tại sao y lại như thế, và chính sự đối xử lại rất có thể sản sinh sự lệch lạc ngày càng gia tăng ( Xã hội học truyền thông và dư luận xã hội - PGS.TS Nguyễn Quý Thanh)
Đối với người đồng tính, bản thân họ không xấu nhưng chính xã hội, cộng đồng luôn “gắn” cho họ là “xấu” là “khác người” là biến thái, lập dị, …Từ đó, cộng đồng xã hội xử sự với những người đồng tính như một người không bình thường. Vì những định kiến từ phía xã hội như vậy nên người đồng tính luôn sống khép mình trong vỏ bọc của một người bình thường.
Đối với lý thuyết dán nhãn, ta thấy rằng khả năng của nhóm xã hội (cộng đồng, gia đình) là nhóm có quyền lực đã “dán nhãn lệch lạc” cho nhóm yếu thế hơn – vì người đồng tính không có khả năng phản kháng lại những định kiến của nhóm xã hội có quyền lực. Ngoài ra, không chỉ xã hội mà chính bản thân những người đồng tính nhiều khi cũng tự dán nhãn cho mình. Do đó, trong cuộc sống của những người đồng tính không chỉ chịu sự kỳ thị của cộng đồng mà còn có sự kỳ thị, tự ti của chính bản thân họ.
Do nhiều nguyên nhân mà sự phân biệt và kỳ thị đối với người đồng tính Vẫn còn rất phổ biến ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Nếu chúng ta bỏ qua các yếu tố văn hóa, giáo dục, thì chúng ta thấy rằng “sự dán nhãn‟ là nguyên nhân của mọi sự phân biệt, kỳ thị vào bạo lực.
Như vậy lý thuyết dán nhãn đã cho thấy nguồn gốc của sự lệch lạc trong phản ứng của người khác, nó cũng đưa ra lý giải thuyết phục cho việc một hành vi ở người này bị xem là lệch lạc trong khi hành vi tương tự ở người khác thì lại không. Thông qua sự phát triển của các ý niệm lệch lạc sơ cấp, lệch lạc thứ cấp, vết nhơ và lệch lạc chuyên nghiệp, thuyết này đã chứng minh rằng nhãn hiệu lệch lạc có thể kết hợp vào sự tự nhận thức bản thân của người mang nhãn hiệu đến mức độ có khả năng dẫn đến sự lệch lạc tiếp theo.
1.3.3. Lý thuyết hệ thống
Thuyết hệ thống có nguồn gốc từ lý thuyết hệ thống tổng quát của Betalanffy. Thuyết hệ thống nhấn mạnh vào mối quan hệ tương tác của con người với môi trường sinh thái, nguyên tắc cơ bản của thuyết này cho rằng cuộc sống bình thường của con người phụ thuộc vào môi trường xã hội hiện tại của họ nhưng có ảnh hưởng từ quá khứ. Can thiệp tại bất cứ thời điểm nào trong hệ tống cũng sẽ ảnh hưởng hoặc tạo ra sự thay đổi trong toàn bộ hệ thống mang tính lan tỏa, dây truyền. [46, tr.187 - 193]
CTXH quan tâm tới sự nối kết xã hội và các mối quan hệ xã hội của con người. Vận dụng lý thuyết hệ thống trong công tác xã hội giúp nhân viên công tác xã hội hiểu và xác định được hệ thống của các yếu tố tương tác với nhau.
Thuyết hệ thống cung cấp mô hình, lý thuyết để giúp con người hiểu biết và giúp con người có thể tìm cách đáp ứng nhu cầu, giải quyết vấn đề của họ trong môi trường sống.
Người đồng tính gặp nhiều rào cản không chỉ từ phía xã hội mà còn từ chính gia đình và bản thân họ cũng luôn mặc cảm, tự ti. Vì thế, để người đồng tính có niềm tin, hòa nhập trong cuộc sống, cần sự hỗ trợ từ nhiều phía trong cộng đồng xã hội: Các tổ chức, cá nhân trong xã hội, các thành viên trong gia đình và từ phía bản thân chính những người đồng tính. Điều quan trọng chính là môi trường mà người đồng tính sinh sống, cần tạo chỗ dựa về tinh thần cho họ, giúp họ cảm nhận được tình yêu thương của con người, được tôn trọng. Phát huy tính có hệ thống trong CTXH chính là phát huy được tính chủ động, sức mạnh của mỗi cá nhân và tinh thần đoàn kết trong nhóm (giữa những người có cùng hoàn cảnh), để họ vững tin vượt qua những vấn đề khó khăn.
1.3.4. Lý thuyết nhu cầu
Lý thuyết bậc thang nhu cầu của Abraham Maslow mang lại cách tiếp cận nhân văn, coi trọng con người và nhu cầu của họ. Theo A. Maslow, nhu cầu tự nhiên của con người được chia thành các thang bậc từ "đáy” lên tới “đỉnh”, phản ánh mức độ "cơ bản” của nó đối với sự tồn tại và phát triển của con người vừa là một sinh vật tự nhiên, vừa là một thực thể xã hội .
Đồng thời nó làm căn cứ nhận định nhu cầu của con người: Con người luôn có mong muốn, tham vọng và hành động thỏa mãn nhu cầu của mình từ thấp tới cao. Nhu cầu được thỏa mãn đem lại cảm giác thoải mái, đảm bảo cho sự phát triển cá nhân, là động lực cho hành động. Mỗi đối tượng cụ thể lại có nhu cầu khác nhau với đặc điểm riêng biệt, trong bối cảnh khác nhau Nhân viên Công tác xã hội cần lắng nghe tích cực để khám phá nhu cầu hợp lý mà họ chưa được thỏa mãn . Áp dụng thuyết nhu cầu của Maslow trong việc can thiê ̣p, trợ giúp người đồng tính bị bạo lực giúp ta xác đi ̣nh , đánh giá được mức đô ̣ ưu tiên về các nhu cầu đối với các họ . Hiểu được điều này chúng ta mới có thể trợ giúp các em mô ̣t cách hiê ̣u quả , trước tiên cần đáp ứng được
nhu cầu cơ bản cho những người đồng tính, giúp họ các điều kiện để đảm bảo về sức khỏe, được sống trong môi trường an toàn và yêu thương điều này đặc biệt quan trọng đối với những người đồng tính đang bị bạo lực vì môi trường mà họ sống là chưa an toàn tiếp đó mới đến các nhu cầu tiếp theo . Có nền tảng cơ sở này , những người đồng tính bị bạo lực mới có thể được phát triển tiếp ở những bước cao h ơn như: tự tin tham gia các hoạt động như ho ̣c tâ ̣p , hòa nhập cộng động, sống lành ma ̣nh và làm viê ̣c có ích cho xã hô ̣i.
Tiếp cận theo lý thuyết nhu cầu giúp Nhân viên Công tác xã hội tránh việc áp đặt, đánh đồng khi cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, tìm kiếm nhu cầu thực sự mà người đồng tính mong muốn. Tiếp cận nhu cầu là một hướng tiếp cận theo quan điểm nhân văn hiện sinh gần gũi với người đồng tính. Song tập trung tìm kiếm, thức tỉnh, hỗ trợ để người đồng tính bị bạo lực tự đạt được nhu cầu cấp thiết của họ, mang lại hiệu quả trợ giúp. Tiếp cận theo nhu cầu còn thể hiện sự tin tưởng vào khả năng của con người trong việc tự làm chủ với những vấn đề của mình đồng thời giúp Nhân viên xã hội hiểu được động cơ của những hành động tiêu cực, của người đồng tính khi mà nhu cầu của họ chưa được thỏa mãn. Tiếp cận theo nhu cầu sẽ đưa thêm nhiệm vụ đánh giá nhu cầu nào là ưu tiên đầu tiên đối với người đồng tính lúc này để từ đó Nhân viên xã hội áp dụng vào trong tiến trình trợ giúp CTXH, mặt khác giúp các chính sách, dịch vụ hỗ trợ xã hội giảm kinh phí và tăng hiệu quả trợ giúp.
1.4. Đặc điểm của địabàn nghiên cứu 1.4.1. Điều kiện tự nhiên 1.4.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí
Hà Nội nằm hai bên bờ sông Hồng, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ trù phú. Với vị trí và địa thế đẹp, thuận lợi, Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và khoa học lớn, đầu mối giao thông quan trọng của Việt Nam.Vĩ độ bắc: 20o53' đến 21o23', Kinh độ đông: 105o44' đến 106o02'. Giáp với các tỉnh:
Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ở phía Bắc; Hà Nam và Hoà Bình ở phía Nam;Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên ở phía Đông; Hoà Bình và Phú Thọ ở phía Tây.
Địa hình
Hà Nội nằm ở trung tâm vùng đồng bằng Bắc Bộ. Địa hình cơ bản là đồng bằng. Trừ huyện Ba Vì có địa hình đồi núi, các huyện Sóc Sơn, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức, thành phố Sơn Tây và một phần huyện Đông Anh có địa hình gò đồi. Ở Hà Nội có nhiều điểm trũng. Việc đắp đê ngăn lũ sông Hồng từ cách đây hàng trăm năm dẫn tới việc các điểm trũng do sông Hồng không tiếp tục được phù sa bồi lấp và như vậy nền đất vẫn trũng cho đến tận ngày nay. còn ở Sóc Sơn vẫn còn những điểm trũng xen kẽ