Đánh giá về các biện pháp đã thực hiện giải quyết vấn đề Ngƣời đồng

Một phần của tài liệu Bạo lực đối với người đồng tính tại Hà Nội (Trang 82 - 85)

10. Đạo đức nghiên cứu

3.3. Đánh giá về các biện pháp đã thực hiện giải quyết vấn đề Ngƣời đồng

đồng tính bị bạo lực tại Hà Nội

Trước thực trạng người đồng tính bị bạo lực, nhiều tổ chức đã có nhận thức và chỉ đạo một số hoạt động truyền thông, tuyên truyền nhằm phòng chống, giải quyết vấn đề.

Tuy nhiên, vấn đề bạo lực đối với người đồng tính chưa thực sự được quan tâm, chú trọng để ngăn chặn và giải quyết. Các hoạt động chưa thực sự mang lại hiệu quả. Một số hoạt động trên mới chỉ mang tính hình thức, hoạt động còn sơ sài và đơn lẻ, các hoạt động trên vẫn chưa đủ mạnh để áp dụng vào việc giải quyết tình trạng này. Những hoạt động trên còn mang tính hình thức, hô hào khẩu hiệu. Cán bộ ở nhiều tổ chức được cử đi học lớp tập huấn về phòng chống bạo lực, chống phân, biệt kỳ thị đối với người đồng tính tuy nhiên vẫn chưa áp dụng được vào trong việc giải quyết thực tiễn.

Có thể thấy những hình thức, những biện pháp phòng chống, giải quyết bạo lực nói chung, hay bạo lực đối với người đồng tính nói riêng như: Giáo dục, tuyên truyền, thuyết phục, vận động người dân phòng chống bạo lực vẫn còn hết sức mờ nhạt, chưa có biện pháp nào áp dụng để răn đe, trừng phạt, xử lý những người gây ra bạo lực.

Đối với gia đình: Cha mẹ đã ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề giới tính của con cái, cố gắng hướng con đi theo cái chung, cái chuẩn của xã hội mong con có cuộc sống tốt đẹp tuy nhiên do cha mẹ còn thiếu kiến thức, các hính thức áp dụng xử phạt còn không hợp lý với vấn đề xảy ra, ví dụ như con bị đồng tính lại bắt vào trại tâm thần, hay đến bệnh viện để chữa bệnh. Cha mẹ chưa quan tâm đến nhu cầu thực sự của con em mình là gì mà còn mang tính áp đặt, truyền thống.

Đối với xã hội: Trong trường học thầy cô bạn bè còn kỳ thị, các chương trình giáo dục giới tính còn bỏ trống, ngoài xã hội hàng xóm, bạn bè đồng nghiệp còn phân biệt đối xử

Đối với các câu lạc bộ dành cho cộng đồng LGBT: Nhiều câu lạc bộ dành cho người đồng tính được thành lập tại Hà Nội, thực sự đây là một điểm rất tích cực, là nơi để họ có thể sinh hoạt, chia sẻ lúc vui buồn, hẹn hò…Tuy nhiên các câu lạc bộ lại chưa phát huy được hết sức mạnh của các thành viên, Nhiều thành viên tham gia câu lạc bộ nhưng chưa nói lên được tiếng nói của

mình. Các hoạt động trong câu lạc bộ còn mang tính phong trào chưa đi sâu vào thực tế.

Đối với pháp luật: Các nhà làm luật cũng đang đưa ra nhiều giải pháp nhằm bảo vệ quyền cho người đồng tính tuy nhiên các bộ luật hầu như còn chưa đề cập rõ ràng mà còn bỏ ngõ mặc dù đây là chủ đề đang được toàn xã hội quan tâm thậm chí chưa đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng những người đồng tính.

Đối với các cán bộ chuyên môn: Các cán bộ làm về các lĩnh vực này bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được như nắm bắt được nhu cầu của số đông người đồng tính, nghiên cứu và hiểu rõ về người đồng tính, có cách tiếp cận và làm việc phù hợp với họ, tổ chức được các chương trình hội thảo và các chương trình khác để tuyên truyền ra cộng đồng về quyền của người đồng tính mục đích là để ủng hộ người đồng tính nhằm xóa bỏ các hình thức phân biệt đối xử với người đồng tính … thì bên cạnh đó họ vẫn còn hạn chế ví dụ các chương trình cần tổ chức gắn liền với nhân vật và thực tế chưa có nhiều, chưa huy động được nhiều nguồn lực cả bên trong lẫn bên ngoài, các chương trình chưa thu hút được nhiều thành phần trong xã hội tham gia đặc biệt là người thân, gia đình của người đồng tính.

Như vậy, thực trạng người đồng tính bị bạo lực đang ngày càng gia tăng. Thực trạng này có nguồn gốc từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bởi vậy tình trạng người đồng tính bị bạo lực đang là vấn đề nhức nhối và để lại hậu quả nghiêm trọng cho không chỉ bản thân người người đồng tính bị bạo lực mà còn ảnh hưởng tới toàn bộ các thành viên khác trong gia đình và xã hội. Do vậy cần phải có những biện pháp tác động nhằm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi của mọi người dân trong xã về bạo lực đối với người đồng tính đồng thời cần phải có sự quan tâm vào cuộc của chính quyền, và sự phối hợp chặt chẽ của các ban ngành đoàn thể. Trong đó có vai trò của Công tác xã hội.

Một phần của tài liệu Bạo lực đối với người đồng tính tại Hà Nội (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)