10. Đạo đức nghiên cứu
3.5. Vận dụng vào một trường hợp cụ thể
N là một người đồng tính nam 17 tuôỉ, hiện đang là học sinh cấp 3 và em thường bị bạn bè trong lớp cũng như trong trường có các hành vi bạo lực. Cụ thể như ném đá, chặn đánh thậm chí có lúc bạn bè lột quần áo đòi sờ nắn bộ phận sinh dục khiến em chống cự lại và bị thương nặng không dừng lại ở đó em còn thường xuyên bị các bạn nhìn và gọi bằng những cái tên rất xúc phạm như pê đê, hifi, đàn bà, xăng pha nhớt …
Trong trường hợp này giải pháp trước hết mà người nhân viên Công tác xã hội cần làm đó là:
Nhân viên CTXH cần tham vấn cho người thân và gia đình đưa em ra khỏi môi trường bị bạo lực này, tạo cho em một môi trường an toàn để em cân bằng lại cuộc sống sinh hoạt và học tập.
Đối với nhà trường Nhân viên CTXH học đường cần làm việc riêng với học sinh đồng tính này để đưa ra cho em những lời khuyên hữu ích giúp em
vượt qua khó khăn mặc cảm và biết cách bảo vệ bản thân trước những hành vi bạo lực của bạn bè thậm chí là thầy cô. Bên cạnh đó nhà trường cũng cần có các buổi truỳen thông về giới tính để học sinh hiểu rõ hơn về người đồng tính tránh tình trạng kỳ thị phân biệt đối xử. Nhà trường và các thầy cô giáo phải là những người đầu tiên phải thực hiện nêu ngương về cách đối xử không phân biệt đối với người đồng tính, luôn có thái độ và hành vi đối xử bình thường với họ như nhiều người bình thường khác.
Nhân viên CTXH cần có các buổi tham vấn cho các cơ quan và chính quyền nơi em học sinh này sinh sống để họ có biện pháp bảo vệ em tránh tình trạng bị bạo lực, thậm chí người nhân viên CTXH có thể đóng vai trò là người biện hộ cho em trước tòa nếu em cần.
Tiểu kết chƣơng 3
Chương ba trên cơ sở phân tích thực trạng và nguyên nhân của vấn đề bạo lực đối với người đồng tính, từ đó học viên đi sâu vào việc đưa ra các giải pháp của CTXH nhằm giảm thiểu tình trạng bạo lực đối với người đồng tính với mong muốn những giải pháp này sẽ giúp phần giảm thiểu tình trạng bạo lực đối với người đồng tính một cách hiệu quả nhất.
KẾT LUẬN
Qua phân tích trên chúng ta thấy rằng đồng tính ở Việt Nam như một xã hội thu nhỏ, họ là con em, là hàng xóm, là dồng nghiệp…Điều khác duy nhất chính là xu hướng tình dục đồng giới, thay vì yêu người khác giới người đồng tính lại yêu người cùng giới, tuy nhiên do gia đình và xã hội còn quá nhiều định kiến nên người đồng tính đang gặp phải nhiều trở ngại trong cuộc sống đặc biệt tình trạng bạo lực đối với người đồng tính hiện nay tại thành phố Hà Nội đang ngày càng trở nên phổ biến. Theo phân tích ta thấy bạo lực đối với người đồng tính có ảnh hưởng đến nhiều yếu tố và do đó gây ra những hậu quả khó lường đối với những người đồng tính nói chung, với gia đình và xã hội nói riêng. Nó cũng gợi ra rằng bạo lực đối với người đồng tính là một quá trình phức tạp và chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Bạo lực đối với người đồng tính nhìn chung diễn ra với nhiều hình thức khác nhau bao gồm cả thể xác, tinh thần và tình dục. Tính nghiêm trọng của nó nhiều khi cũng rất khó đo lường một cách chính xác vì bạo lực có thể một lúc bao gồm cả bạo lực tinh thần và thể chất.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực nhưng nguyên nhân gốc rễ chính là các định kiến về giới và tình dục. Do vậy bạo lực với người đồng tính chính là bạo lực trên cơ sở giới.
Hậu quả của bạo lực đối với những người tình dục đồng giới là rất nặng nề nó gây ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần và tương lai của họ cũng như gây ra nhiều hậu quả xã hội khác
Hiện nay truyền thông về triển khai Luật phòng chống bạo lực gia đình vẫn chưa nhắc đến nhóm những người tình dục đồng giới và chuyển giới do vậy các gia đình, chính quyền và các cơ quan liên quan và chính những người có tình dục đồng giới và chuyển giới chưa nhận thức được việc áp dụng luật này để phòng và bảo vệ họ khỏi bạo lực từ chính những người thân trong gia đình.
Vì vậy rất cần thiết có các chương trình truyền thông sâu rô ̣ng để những người dân ở cô ̣ng đồng , thành viên gia đình , lãnh đạo địa phương , công an,
những người làm công tác giáo du ̣c , và chính bản thân ngư ời đồng tính và chuyển giới nhìn nhâ ̣n rõ hơn về vấn đề ba ̣o l ực với họ cũng như các hậu quả của nó. Viê ̣c hiểu rõ bản chất c ủa các hành vi bạo lực này cũng sẽ giúp cho viê ̣c áp du ̣ng hiê ̣u quả hơn các khung pháp lý về bình đẳng giới và phòng chống ba ̣o lực gia đình và b ảo vệ quyền con người, quyền trẻ em, và quyền của người đồng tính ở Viê ̣t Nam.
Bên cạnh đó cũng rất cần các dịch vụ xã hội để hỗ trợ về tâm lí, sức khỏe, việc làm, giáo dục, pháp lý cho người đồng tính, chuyển giới và thành viên gia đình của họ.
Các chương trình can thiệp về HIV với người đồng tính và chuyển giới cần lồng ghép thêm phần về phòng chống bạo lực giới và bạo lực gia đình.
Tóm lại để can thiệp hiệu quả hơn nhằm giảm thiểu tình trạng bạo lực đối với người đồng tính thì chúng ta không thể chỉ dừng lại ở việc thông tin tuyên truyền về quyền của người đồng tính, mà tất cả chúng ta cần phải làm rõ hơn nguyên nhân gây ra sự bất bình đẳng trên nhiều phương diện đối với nhóm này. Bên cạnh đó, cần phải có các chương trình hỗ trợ phòng chống bạo lực đối với cộng đồng người đồng tính, đặc biệt là hỗ trợ về mặt pháp lý để đảm bảo được tốt nhất các quyền của người đồng tính.
Tóm lại qua đây chúng ta thấy rằng việc đưa Luật Phòng chống bạo lực
vào các bộ luật đến với người dân, để mọi công dân đều hiểu biết và tự giác chấp hành sẽ góp phần rất quan trọng trong việc ngăn ngừa, hạn chế bạo lực trong gia đình nói chung và bạo lực đối với người đồng tính nói riêng. Riêng về phía người đồng tính, cần ý thức tốt hơn về bản thân mình, nhận thức đúng đắn hơn về bản thân để từ đó thường trực ý thức tự bảo vệ bản thân và yêu cầu cao về sự tôn trọng của những thành viên khác trong gia đình. Người đồng tính cũng cần biết bảo vệ họ trước nạn bạo lực gia đình. Nhưng trước khi được luật pháp và xã hội bảo vệ, thì người đồng tính cần phải biết bảo vệ bản thân. Trang bị cho mình những “quyền trợ giúp” cần thiết để không trở thành nạn nhân của nạn bạo lực. chủ đề về người đồng tính nói chung và vấn đề bạo lực
đối với người đồng tính nói riêng vẫn đang được bàn luận nhiều, đã có bao nhiêu người đồng tính tự do sống thật với giới tính của mình và bao nhiêu người đã mãi mãi ra đi vì sự kỳ thị của người thân và xã hội.
KHUYẾN NGHỊ
Bạo lực đối với người đồng tính luyến ái không còn là một vấn đề thuộc tự do cá nhân mà đã trở thành một đề tài được toàn xã hội nhắc đến với những quan niệm đạo đức tồn tại trong nền văn hoá Việt Nam. Ảnh hưởng của nó tới mọi mặt của đời sống như sức khoẻ, đạo đức, văn hoá và luật pháp là không thể phủ nhận.Từ các nghiên cứu trên, để giảm thiểu tình trạng bạo lực đối với ngời đồng tính tôi xin đưa ra một vài khuyến nghị như sau:
Đối với gia đình
Các gia đình cần hiểu rõ về xu hướng tình dục để có thể đưa ra những hỗ trợ tốt hơn trong trường hợp con em mình là người đồng tính để tránh đổ lỗi cho con em mình trong những trường hợp đó hoặc có những hành vi trái với đạo đức.
Nên có các chương trình, các kênh và tổ chức dành cho bố mẹ có con em là người đồng tính để có thể chia sẻ và cung cấp các kiến thức đúng và chính xác nhất về người đồng tính, để từ đó giúp cho cha mẹ có thái độ và hành vi cư xử phù hợp tránh tình trạng gây ra bạo lực đối với con em và người thân là người đồng tính
Đối với nhà trƣờng
Trong các nhà trường cần có chính sách để bảo vệ nhóm LGBT khỏi bị bạo lực, và có biện pháp xử trí trong trường hợp những học sinh thuộc nhóm LGBT bị bạo lực, ví dụ có hình thức cụ thể phạt và kỷ luật đối với người gây bạo lực, hỗ trợ cho các em bị bạo lực được tư vấn và khám sức khỏe…và phải có các hướng dẫn thực hiện chính sách cũng như quy định, theo dõi, giám sát việc thực hiện chính sách và quy định một cách chặt chẽ
Các chương trình giáo dục tình dục cần được đưa vào nhà trường cần hướng dẫn học sinh có cách ửng xử phù hợp khi bạn bè hoặc bạn thân của mình là người đồng tính, đặc biệt là các bạn đồng tính bị bạo lực.
Đặc biệt đối với những trường Đại Học đang đào tạo về chuyên ngành về Công tác xã hội nên có riêng học phần hoặc môn học về người đồng tính nói chung và cộng đồng LGBT nói riêng để sinh viên vừa có thể học lý thuyết và thực hành kỹ năng làm việc với gia đình và bản thân người đồng tính cũng như tìm hiểu sâu hơn về các vấn đề xã hội đang nảy sinh hiện nay.
Đối với các cơ sở y tế
Để người đồng tính có thể tự tin đi đến các trung tâm y tế tiếp cận và sử dụng các dịc vụ tại các trung tâm y tế cũng cần đào tạo cho nhân viên y tế về các kiến thức, các đặc thù liên quan đến người đồng tính để họ có thái độ và hành vi cư xử phù hợp khi người đồng tính đến khám chữa bệnh.
Tổ chức các buổi trao đổi, tìm hiẻu nhu cầu của người đồng tính, đánh giá khả năng đáp ứng nhu cầu và chất lượng dịch vụ ở cơ sở y tế.
Đối với cộng đồng – Xã hội
Cần có thêm nhiều chương trình vận động trong cộng đồng về xu hướng tình dục và quyền của người đồng tính để giảm thiểu tình trạng gây ra bạo lực đối với người đồng tính.
Pháp luật, cộng đồng và xã hội cần có cái nhìn đối xử công bằng hơn bởi hiện nay chính thái độ định kiến và phân biệt đối xử của đại đa số các bộ phận của xã hội, từ trong gia đình, trường học và ngoài xã hội khiến nhóm người đồng tính, phải chịu nhiều thiệt thòi, luôn chịu sự dò xét của những người xung quang. Họ bị bạo hành cả thể chất lẫn tinh thần, sức khỏe tâm thần bị ảnh hưởng nghiêm trọng, ít cơ hội tìm được việc làm để bảo đảm cuộc sống cho bản thân cũng như đóng góp cho xã hội.
Tôn trọng sự đa dạng hóa và khác biệt, nên có ý thức tôn trọng sự đa dạng của các cá nhân trong xã hội, trên cơ sở đó tôn trọng quyền của người đồng tính thiểu số giống như quyền của người dị tính chiếm đa số. Cụ thể mỗi cá
nhân nói chung và các nhà truyền thông nói riêng nên tránh dùng chuẩn mực của nhóm dị tính để so sánh và hạ thấp giá trị của nhóm đồng tính, đồng thời cố gắng tự loại bỏ các định kiến, khuôn mẫu để có thể mô tả chân thực sự đa dạng về tâm lý xã hội của nhóm đồng tính. Các nhà hoạch định chính sách, làm luật hay truyền thông cũng nên khai thác nhiều hơn các khía cạnh còn bị lãng quên như sự đóng góp của người đồng tính cho sự phát triển chung của xã hội, những nhu cầu cần được đáp ứng và quyền mà họ cần được hưởng một cách chính đáng.
Các cơ quan pháp lý, đoàn thể, cơ quan truyền thông
Nghiêm cấm và xử lý nghiêm mọi hành vi, vi phạm pháp luật dù ở đâu và dưới hình thức nào để đảm bảo công bằng nhất quyền con người cho người đồng tính như pháp luật đã quy định. Đồng thời nên có các luật quy định cụ thể cho người đồng tính để bảo vệ họ trước pháp luật ví dụ luật hôn nhân gia đình cho người đồng tính…
Xây dựng và thực hiện các chương trình truyền thông trực tiếp thay đổi hành vi, nâng cao nhận thức cho cộng đồng nói chung và những nhà làm chính sách ở mọi cấp để từ đó tạo ra môi trường thể chế thuận lợi cho việc đấu tranh phòng chống bạo lực từ đó thông qua các biện pháp can thiệp để có cái nhìn đúng đối với vấn đề có liên quan đến người đồng tính để tất cả mọi người tránh phán xét và quy kết một chiều. Trước hết cần đặt mình vào hoàn cảnh xã hội và văn hóa của người đồng tính để có được cái nhìn của người trong cuộc về những ràng buộc cũng như những giới hạn mà họ phải đấu tranh để vượt qua để có thể truyền thông và cư xử một cách công bằng và đúng đắn.
Nhà tạm lánh
Có rất nhiều trường hợp người đồng tính bạo lực thân thể diễn ra vào buổi đêm, trong các trường hợp này nạn nhân có thể cần một ngôi nhà tạm lánh để tránh bị tấn công, Trong một số trường hợp người đồng tính bị cha mẹ người thân đuổi ra khỏi nhà, Tuy nhiên mô hình này đòi hỏi phải có một loạt các thủ tục về hành chính và pháp lý, kinh phí. Tuy nhiên tôi kiến nghị rằng điều này
cần được xem xét có thể bắt đầu bằng những dự án thử nghiệm dành cho người đồng tính ở một số nơi trong nước và học hỏi kinh nghiệm từ những nhà tạm lánh ở các nước khác.
Với kết quả nghiên cứu như trên, luận văn đã đạt được kết quả nghiên cứu một cách nghiêm túc, đạt được một số mục tiêu đề ra, đồng thời qua đây cũng cho chúng ta thấy rằng công tác phòng chống bạo lực nói chung và đối với người đồng tính nói riêng là một quá trình đòi hỏi nhiều nổ lực và sự liên kết của tất cả các ban ngành đoàn thể, các cá nhân trong cộng đồng và xã hội.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. thứ hai, Nxb Ly ceum Book, INC 5758 S. Backstone Avenue, Chicago
2. Nguyễn Thị Lan Anh (2006), Đồng tính luyến ái và những hệ lụy, Nxb
Thanh Hoa, 7/61 Nguyễn Văn Trỗi – Phương Liệt – Thanh Xuân – Hà Nội. 3. Hoàng Tú Anh, Nguyễn Thị Vịnh (2012), Nghiên cứu trực tuyến về kỳ thị,
phân biệt đối xử và bạo lực với người đồng tính, lưỡng tính, chuyển giới, chuyển giới tính và giao giới tính tại trường học.
4. Hoàng Tú Anh (2011), Bạo lực trên cơ sở xu hướng tình dục và bản dạng
giới ở Việt Nam
5. Hoàng Tú Anh, Đinh Thị Nhung, Nguyễn Thị Thành Trung (2012) Những
câu chuyện chưa được kể, Nxb Từ điển bách khoa,
6. Hậu Thanh Bình (2006) Giới tính và giới tính thứ ba, Nxb Thanh Hoa, Hà Nội
7. Lê Quang Bình, Trần khắc Tùng, Đinh Hồng Hạnh, Vũ Kiều Châu Loan , (2013),
Quyền của tôi, Nxb thế giới, Hà Nội
8. Vũ Ngọc Bảo, Đỗ Văn Bình, Trần Thị Bích Liên, (2010), Tiếp cận thình dục đồng
giới tại thành phố Hồ Chí Minh
9. Nguyễn Văn Dũng (2008), Bóng – Tự truyện của một người đồng tính,
NXB Tạp chí Tin học và Đời sống
10. Lương Thế Huy (2013) Quyền của tôi, Những gì bạn cần biết về pháp luật và quyền
của người đồng tính, song tính và chuyển giới ở Việt Nam.
11. Khuất Thu Hồng (1998) Study on sexuality in Việt Nam: The Known and
Unknown issues. Regional working papers. Population council, south and east. 12. Khuất Thu Hồng, Lê Bạch Dương, Vũ Thành Long (2005), Nam giới có quan hệ
tình dục với nam ở Hà Nội, đặc điểm xã hội và những vấn đề về sức khỏe tình dục.