Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Bạo lực đối với người đồng tính tại Hà Nội (Trang 72 - 74)

10. Đạo đức nghiên cứu

2.2.3.Nguyên nhân chủ quan

Hiện nay trong xã hội các quan niệm tiêu cực về đồng tính luyến ái và tình yêu cùng giới còn khá phổ biến mặc dù khoa học đã khẳng định đồng tính luyến ái không phải là bệnh, nhưng nhiều người trong xã hội vẫn cho đó là bệnh và đa số quan niệm của những người làm cha mẹ cũng thể hiện quan niệm chung của xã hội

Nhiều người đồng tính đã không đủ dũng cảm để nói ra sự thật về mình vì thế họ luôn phải đấu tranh trong thâm tâm và họ học cách chấp nhận, chịu đựng, thậm chí một số người đồng tính còn tự kỳ thị và có hành vi bạo lực đối với chính bản thân mình coi mình mắc bệnh kinh niên và dị thường nhiều lúc họ có suy nghĩ và hành động tự tử hay than thân trách phận rằng tại sao mình không phải là người dị tính như bao nhiêu người khác mà lại là người đồng tính, tại sao số mình lại khổ thế này, tại sao không phải ai khác mà lại là mình…

Do bản thân người đồng tính không chống lại được những định kiến về một mô hình truyền thống “gia đình phải có bố, có mẹ, có con. Đàn ông phải lấy đàn bà nên họ cố chịu đựng để không làm xấu hổ hoặc ảnh hưởng đến bố mẹ.

Để báo hiếu cha mẹ và để che giấu đi con người thật của mình nhiều người trong số họ đã chọn giải pháp lập gia đình và có con như những người bình thường khác mặc dù trong lòng tình cảm của mình lại dành cho người khác mặt khác họ vẫn “lén lút” duy trì mối quan hệ với một người bạn tình cùng giới. Với người vợ (chồng), họ chỉ cố gắng làm tròn trách nhiệm. Chỉ khi ở bên người tình đồng giới, họ mới nhận được sự chia sẻ, một thứ tình cảm đặc biệt và sự thoả mãn khi được gần gũi thể xác cũng như nhu cầu tình dục. Người đồng tính mong muốn có một môi trường để thổ lộ những tâm sự khó chia sẻ với những người khác, được là chính mình, không mặc cảm và có thể công khai xu hướng tình dục “đặc biệt” của mình. Vì vậy họ thường tìm đến những câu lạc bộ đồng tính, quán bar, “dịch vụ dành cho đàn ông”…

Với những người dị tính luyến ái (yêu người khác giới), việc xác định xu hướng tình dục của họ thật dễ dàng và được xã hội chấp nhận như một sự hiển nhiên. Còn với những người đồng tính luyến ái, quá trình để họ tự xác định xu hướng tình dục của mình thật không đơn giản chút nào. Thậm chí với một số người chính bản thân họ cảm thấy tội lỗi khi phát hiện ra xu hướng tình dục

của mình không giống với những người xung quanh. Điều này khiến cho họ không dám công khai thừa nhận định hướng tình dục mà họ nhận ra. Có người đã không chịu nổi áp lực từ phía xã hội, họ cảm thấy bế tắc và tìm đến cái chết để tự giải thoát bản thân. Phần lớn nguyên nhân là do họ lo sợ sự kỳ thị, xa lánh của người thân, bạn bè chê cười, mọi người coi thường, giễu cợt…

Chính bản thân người đồng tính chưa có biện pháp để bảo vệ mình, nhiều người còn phó mặc cho số phận, nhiều người cũng chưa có kiến thức về quyền của mình cũng như những kiến thức quan trọng về người đồng tính họ mới chỉ biết được lờ mờ hoặc chỉ đơn giản rằng họ yêu và muốn kết hôn với người cùng giới

Tóm lại có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng bạo lực đối với người đồng tính nhưng một trong những nguyên nhân quan trọng nhất là do sự thiếu hiểu biết, nhận thức về xu hướng tình dục đồng tính ở nước ta còn hạn chế, thậm chí là sai lệch... Điều này làm tăng thêm thái độ định kiến và kỳ thị dẫn đến những hành vi tiêu cực như bạo lực đối với những người đồng tính

Tóm lại xét một cách tổng thế có rất nhiều nguyên nhân Pháp luật cần bảo vệ và xã hội cần có cái nhìn công bằng hơn

Hiện nay chính thái độ định kiến và phân biệt đối xử của đại đa số các bộ phận của xã hội, từ trong gia đình, trường học và ngoài xã hội khiến nhóm người đồng tính, song tính và chuyển giới phải chịu nhiều thiệt thòi, luôn chịu sự dò xét của những người xung quang. Họ bị bạo hành cả thể chất lẫn tinh thần, sức khỏe tâm thần bị ảnh hưởng nghiêm trọng, ít cơ hội tìm được việc làm để bảo đảm cuộc sống cho bản thân cũng như đóng góp cho xã hội.

Một phần của tài liệu Bạo lực đối với người đồng tính tại Hà Nội (Trang 72 - 74)