Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 39 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
39
Dung lượng
508,5 KB
Nội dung
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Môn Học : QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG Đề Tài: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ (SMEs) - Giáo Sư Abby Ghobadian Giảng viên : TS. Ngô Thị Ánh Lớp : QTKD ĐÊM 5 - K22 Nhóm : 6 1. NGUYỄN MẠNH ĐỒNG 2. NGUYỄN THỊ KIM UYÊN 3. NGUYỄN THỊ ANH 4. NGUYỄN THANH BÌNH 5. HUỲNH TRỌNG TÀI 6. VŨ THỊ THU GIANG 7. LÊ THỊ KIM TUYẾN 8. NGUYỄN HỮU TIẾN 9. LÊ THANH DŨNG 10. ĐẶNG HỒNG ĐỨC TQM In SEMs TS. Ngô Thị Ánh TP. HCM tháng 10 năm 2013 QTKD Đêm 5 – Nhóm 6 2 TQM In SEMs TS. Ngô Thị Ánh Mục Lục Trang TP. HCM tháng 10 năm 2013 2 Mục Lục Trang 3 PHẦN GIỚI THIỆU 4 SỰ KHÁC BIỆT GIỮA DOANH NGHIỆP SME VÀ DOANH NGHIỆP LỚN 10 QUY MÔ DOANH NGHIỆP VÀ ỨNG DỤNG TQM 12 LỢI ĐIỂM 13 BẤT LỢI 15 ĐẶC TÍNH VỐN CÓ CỦA TQM VÀ QUY MÔ CỦA TỔ CHỨC 16 NGHIÊN CỨU CƠ SỞ 20 TRƯỜNG HỢP 1: KỸ THUẬT DUTTON (WOODSIDE) 21 Thông tin cơ bản: 21 Tổ chức công việc/ Quá trình: 21 Huấn luyện 22 Ảnh hưởng và những thay đổi từ TQM 23 Khó khăn và các vấn đề của TQM 24 TRƯỜNG HỢP 2: RENISHAW METROLOGY 25 Thông tin cơ bản 25 Nguyên nhân TQM và các bước chính liên quan đến việc ứng dụng TQM 25 Ảnh hưởng và những thay đổi về tổ chức từ TQM 26 TRƯỜNG HỢP 3: VARIAN ONCOLOGY 28 Thông tin cơ bản: 28 Nguyên nhân TQM và những bước cơ bản để ứng dụng TQM 29 Ảnh hưởng và những thay đổi về tổ chức 30 Khó khăn và vấn đề của TQM 32 TRƯỜNG HỢP 4: BETTS PLASTICS (WREXHAM) 32 Thông tin cơ bản 32 Ảnh hưởng, những thay đổi của tổ chức 33 Khó khăn và các vấn đề của TQM 35 QTKD Đêm 5 – Nhóm 6 3 TQM In SEMs TS. Ngô Thị Ánh KẾT LUẬN 35 QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ A GHOBADIAN DN GALLEAR Trường Đại Học Kinh Doanh Middlesex, London, Vương Quốc Anh (đề tài được chấp nhận vào tháng 2 năm 1995, chấp nhận mẫu sửa chửa tháng 10 năm 1995) Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là các huyết mạch của nền kinh tế hiện đại. Chúng phải duy trì sự cạnh tranh, sản xuất ra các sản phẩm chất lượng cao không chỉ cho những đối tác cùng phân khúc mà còn cho cả các đối tác lớn vì các doanh nghiệp vừa và nhỏ cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho các doanh nghiệp lớn hơn. Quản lý chất lượng sản phẩm thiếu chặt chẽ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lớn hơn. TQM được xem là một công cụ quan trọng để cải tiến quản lý chất lượng. So với các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chậm thích ứng với TQM. Bài viết này bằng phương pháp nghiên cứu suy luận sẽ bắt đầu so sánh sự khác biệt về tính chất giữa doanh nghiệp vừa và nhỏ và các doanh nghiệp lớn, mối quan hệ giữa phân khúc doanh nghiệp và đặc tính vốn có của TQM, và sự ảnh hưởng của phân khúc doanh nghiệp đến tính ứng dụng của TQM. Các vấn đề sẽ được khảo sát bằng phương pháp nghiên cứu quy nạp. Sự phát triển của TQM sẽ được nghiên cứu dựa trên 4 phân khúc doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các từ khóa –Quản lý chất lượng toàn diện, Sự thực thi, SEM – Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Văn hóa, Sự thay đổi tổ chức. PHẦN GIỚI THIỆU Thị trường toàn cầu hóa, sự lớn mạnh và phát triển về các tác nhân kinh tế phụ thuộc đã tái cấu trúc môi trường cạnh tranh quốc gia và quốc tế. Thay đổi cơ bản là việc thúc đẩy các tổ chức có tầm nhìn xa khảo sát lại và bổ sung thêm các chiến lược cạnh tranh. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng không nằm ngoài áp lực kể trên. Theo Drihlon, phát triển tính cạnh tranh là vấn đề bắt buộc cho cả doanh nghiệm vừa và nhỏ cũng như các doanh nghiệp lớn. Để tồn tại và phát triển thịnh vượng trong những năm QTKD Đêm 5 – Nhóm 6 4 TQM In SEMs TS. Ngô Thị Ánh 90 và sau đó, tất cả các ngành kinh doanh phải thiết lập những cơ chế cho phép họ phát huy ý thức, duy trì nỗ lực liên tục cải tiến các phương diện hoạt động. Sự nỗ lực cải tiến không ngừng cần được đi kèm với những nhận thức sâu sắc về sự thay đổi về yêu cầu của khách hàng, các yếu tố cạnh tranh, và những biến chuyển rộng hơn trong môi trường kinh doanh. Trong thị trường mang tính cạnh tranh cao, những doanh nghiệp không ngừng cải tiến mạnh mẽ về văn hóa, tập trung vào các mục tiêu bên ngoài mới có thể tồn tại và phát triển thịnh vượng. TQM được xem như là một tác nhân quan trọng trong bối cảnh này. Đây là lý do tại sao khái niệm về TQM đã thu hút được nhiều chú ý từ tất cả các lĩnh vực thương mại, công nghiệp cũng như là chính trị và giáo dục. Một nghiên cứu gần đây thống kê được trong 3 năm trở lại, có hơn 900 bài nghiên cứu về mọi khía cạnh của TQM. Các dữ liệu nghiên cứu thực nghiệm đã cho thấy giả thuyết rằng bằng cách tập trung vào chất lượng, một doanh nghiệp có thể đẩy mạnh thị phần và lợi nhuận. Theo nghiên cứu của Phillips, nhận thức về chất lượng và khả năng lợi nhuận có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Điều này dẫn đến kết luận rằng trong dài hạn, chất lượng sản phẩm và dịch vụ là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Yếu tổ chất lượng thúc đẩy hoạt động của doanh nghiệp theo hai chiều hướng. Trong ngắn hạn, chất lượng sản phẩm tốt làm tăng lợi nhuận thông qua giá trị gia tăng vượt trội. Về lâu dài, chất lượng sản phẩm tốt sẽ dẫn đến việc gia tăng thị phần. Việc tăng trưởng đầu ra sẽ làm tăng quy mô sản xuất và giảm chi phí sản xuất. Vì vậy, việc đầu tư cải tiến chất lượng thông thường sẽ thu được lợi nhuận trong thời gian ngắn. Theo nghiên cứu của Gale, chất lượng sản phẩm tốt cùng với thị phần lớn sẽ dẫn đến doanh thu và lợi nhuận cao. Các kết quả thực nghiệm của Gavin được Peters nghiên cứu và kết luận rằng cải tiến chất lượng sản phẩm sẽ làm giảm chi phí hoạt động. Bên cạnh đó, thực tế cho thấy khách hàng sẵn sang trả thêm tiền cho sản phẩm chất lượng tốt hơn. Peters và Austin kết luận rằng những doanh nghiệp thành đạt cỡ vừa cạnh tranh dựa trên giá trị sản phẩm và dịch vụ và thường có mức giá cao hơn. Họ thành công nhờ vào việc đáp ứng sự mong đợi hoặc hơn sự mong đợi của khách hàng về chất lượng sản phẩm. Oakland khảo sát 29 công ty thực hiện TQM trong giai đoạn 5 năm. Kết quả cho thấy tất cả các công ty đáp ứng TQM đều có kết quả hoạt động cao hơn mức trung bình của ngành. QTKD Đêm 5 – Nhóm 6 5 TQM In SEMs TS. Ngô Thị Ánh Các chính phủ cũng nhận thấy mối quan hệ giữa chất lượng sản phẩm và tính cạnh tranh của doanh nghiệp. Tại Anh, trong tài liệu tham vấn tiêu đề “Chiến lược quốc gia về chất lượng” xác định chất lượng là yếu tố phi giá trị quan trọng nhất trong cạnh tranh. Bộ công thương của Anh cũng xuất bản tài liệu nêu bật lên rằng các doanh nghiệp chỉ có thể chiến thắng cuộc cạnh tranh sinh tồn bằng chất lượng sản phẩm. Để cải tiến chất lượng cũng như khả năng cạnh tranh, Quốc hội Mỹ ban hành đạo luật Baldrige Award. Tương tự là European Quality Award và British Quality Award được thành lập và hỗ trợ bởi Ủy ban liên minh Châu Âu và chính phủ Anh. Các ví dụ trên chứng tỏ sự quan trọng của vấn đề chất lượng trong cạnh tranh thương mại. Ngoài ra, khái niệm TQM được dùng để ….Chúng ta hãy khảo sát sự quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (doanh nghiệp có dưới 500 lao động) đối với nền kinh tế Châu Âu và Anh. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thống trị nền công nghiệp và thương mại hạ tầng. 93% doanh nghiệp tại Anh có dưới 500 lao động và 60% doanh nghiệp có ít hơn 100 lao động. Họ là những nguồn cung cấp việc làm chủ yếu.Ví dụ 65% doanh nghiệp có dưới 100 lao động chiếm 47% tổng số lao động. Các doanh nghiệp siêu nhỏ (dưới 10 lao động) và nhỏ (từ 10 đến 99 lao động) chia đều thị phần phân phối, bán hàng các lĩnh vực phi cơ bản với các doanh nghiệp cỡ vừa (từ 100 đến 499 lao động). Tổng cộng tất cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 60% thị phần trong các lĩnh vực trên. Bảng 1 cho thấy tỷ lệ % tổng sản lượng đầu ra của các nhà sản xuất trong thị trường Anh trong năm 1991. Trong đó 32% tổng sản lượng được cung cấp bởi các công ty dưới 500 lao động. QTKD Đêm 5 – Nhóm 6 6 TQM In SEMs TS. Ngô Thị Ánh Tại châu Âu, số lượng doanh nghiệp (không kể các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản phẩm cơ bản) ước tính khoảng 13,4 triệu doanh nghiệp, thu hút 92,4 triệu lao động. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm 8,6%. Trong lĩnh vực sản xuất, SME chiếm 16,9% trong khi ở lĩnh vực dịch vụ, SME chiếm 6,9% số lượng doanh nghiệp. Các doanh nghiệp siêu nhỏ chiếm 91,4% tổng số doanh nhiệp, 82,7% trong lĩnh vực sản xuất và 93,8% trong lĩnh vực dịch vụ. Trong khu vực EU, 45% lao động thuộc khối SME, 26,9% thuộc khối doanh nghiệp siêu nhỏ, 28,1% thuộc khối doanh nghiệp lớn. Việc các doanh nghiệp SME chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế không chỉ tại Anh và châu Âu mà còn cả ở Nhật. 75% doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất tại Nhật là các doanh nghiệp SME trong khi đó con số này ở Mỹ là 35%. Trong báo cáo mới đây, khoảng 355,000 doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất tại Mỹ có ít hơn 500 lao động và tạo ra giá trị khoảng 46% giá trị của lĩnh vực sản xuất. Các doanh nghiệp SME cũng là nguồn tạo ra việc làm cho người lao động. Nghiên cứu tại Mỹ và các dữ liệu thực nghiệm đã chứng minh vấn đề này. Từ năm 1980 đến năm 1986, các doanh nghiệp trên 500 lao động đã giảm 10,8% số lao động tương ứng khoảng 1,8 triệu việc làm. Tuy nhiên cũng trong thời gian trên, các doanh nghiệp dưới 100 lao động lại tuyển thêm 326,000 lao động, tăng 7,5%. Sức sống của các doanh nghiệp SME là yếu tố chủ yếu tạo ra việc làm mới và đổi mới nền kinh tế trong những QTKD Đêm 5 – Nhóm 6 7 TQM In SEMs TS. Ngô Thị Ánh khu vực nhất định tại Châu Âu như Italy đệ tam (Emilia – Romagna, Tuscany, Venezia) hay miền Tây Jutland – Đan Mạch. Đối với các doanh nghiệp tư nhân tại Anh, mặc dù ảnh hưởng bởi cuộc suy thoái gần đây nên số lượng việc làm giảm, tuy nhiên các công ty nhỏ vẫn tăng trưởng lao động khoảng 350,000 người từ năm 1989 đến năm 1991. Các doanh nghiệp cạnh tranh trong sự toàn cầu hóa đã tạo ra sự phụ thuộc vào các doanh nghiệp SME trong việc cung cấp các tiện ích. Thực tế các doanh nghiệp lớn có xu hướng phụ thuộc vào các nhà thầu phụ đặc biệt là trong các lĩnh vực chuyên biệt. Do đó, các công ty lớn phải phụ thuộc vào hệ thống các nhà cung cấp nhỏ. Tại Anh, 50% sản lượng bán hang trong lĩnh vực sản xuất được thực hiện bởi các nhà thầu phụ. Để cải tiến chất lượng sản phẩm cũng như ứng dụng TQM, các doanh nghiệp lớn bắt buộc phải đảm bảo có được hàng hóa và dịch vụ chất lượng tốt từ các nhà cung cấp vừa và nhỏ. Do đó, các doanh nghiệp SME cũng phải đạt tiêu chuẩn về chất lượng. Thêm vào đó, cạnh tranh đồng nghĩa với việc khi công ty nhỏ trở thành nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho công ty lớn, yêu cầu về chất lượng là áp lực rất lớn buộc các công ty nhỏ phải đi theo và ứng dụng TQM. Tương tự, một công ty nhỏ không thể tạo ra sản phẩm chất lượng tốt nếu đầu vào của nó không tương ứng. Tạo ra sự kết nối với nhà cung cấp cho phép trao đổi thông tin, các nhà thầu có thể thỏa mãn yêu cầu của người mua một cách dễ dàng và nhất quán. Khái niệm về TQM đóng vai trò quan trọng trong quá trình này. TQM cung cấp nền tảng cho phương pháp tiếp cận hệ thống để nắm bắt nhu cầu của khách hang. Ngoài ra, nó còn tạo ra môi trường thuận lợi để phát triển sự kết nối giữa người mua và người bán đồng thời tăng cường sự hiệu quả trong giao tiếp giữa hai bên. Các doanh nghiệp lớn luôn chủ động ứng dụng TQM. Trong khi đó các doanh nghiệp nhỏ với nguồn lực hạn chế vẫn có thể ứng dụng TQM với chi phí thấp mà vẫn thu được những thành công nhất định.Globe Metallurgical Inc, Marlow Industries, Granite Rock company đạt giải Malcolm Baldrige Award, Milliken giành giải European Quality Award là những doanh nghiệp đã đặt ra những tiêu chuẩn chất lượng trong những năm gần đây. Nếu điều này vẫn chưa đủ thuyết phục các doanh nghiệp SME thì số liệu của Bộ thương mại hoa kỳ năm 1991, trong 106 doanh nghiệp đăng ký Baldrige, có 47 doanh nghiệp SME là bằng chứng để bổ sung. QTKD Đêm 5 – Nhóm 6 8 TQM In SEMs TS. Ngô Thị Ánh Mặc dù TQM có tầm quan trọng cao nhưng các doanh nghiệp SME tại Anh lại khá chậm trong việc triển khai ứng dụng. Ví dụ như trong 115 doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất ứng dụng TQM thì số lượng doanh nghiệp lớn gấp 3 lần số lượng doanh nghiệp SME. Để tăng hiệu quả cạnh tranh, các doanh nghiệp SME cần chú ý đến chất lượng. Tuy nhiên tỷ lệ ứng dụng TQM trong các doanh nghiệp SME càng quan trọng do nó ảnh hưởng mạnh đến khả năng cải tiến chất lượng của các doanh nghiệp lớn. Đã có 5 đề xuất quan trọng. Thứ nhất, chất lượng tốt là yếu tố chính trong việc đạt được vị trí cạnh tranh cao. Thứ hai, khái niệm TQM giúp đạt được chất lượng sản phẩm và dịch vụ cao một cách bền vững. Thứ ba, các doanh nghiệp SME là thành phần quan trọng cho nền kinh tế thịnh vượng. Thứ 4, các doanh nghiệp SME có thể nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách ứng dụng TQM. Thứ 5, sự thành công trong việc cải tiến chất lượng của các doanh nghiệp lớn phụ thuộc vào khả năng cải thiện chất lượng của các nhà cung cấp – đa phần là các doanh nghiệp SME. Quan điểm của bài nghiên cứu này hoàn toàn đồng ý với các đề xuất trên. Mục tiêu của bài nghiên cứu này bao gồm: thứ nhất, tạo ra khung khái niệm để khảo sát sự quan hệ giữa các thuộc tính của TQM và SME, ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp đến quá trình ứng dụng TQM, thứ hai, khảo sát những vấn đề lien quan trong phần 1 của nghiên cứu này. Do đó, bài nghiên cứu này được chia thành 2 phần riêng biệt nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong phần đầu, sự khác biệt giữa doanh nghiệp SME và doanh nghiệp lớn sẽ được khảo sát. Điều này làm nền tảng để xác định ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp đến quá trình ứng dụng TQM và xác định cấp quy mô tính chất của TQM. Khả năng thành công của TQM chịu ảnh hưởng lớn bỏi quá trình ứng dụng chúng. Do đó, việc xác định những sự khác biệt trong thực tế là rất quan trọng. Ngoài ra, việc xác định những yếu tố chính, xác định quy mô tính chất phụ thuộc sẽ giúp ích cho quá trình chuẩn bị. Trong phần thứ 2 sẽ có 4 ví dụ thực tế minh họa những vấn đề trong phần 1. Về độ phức tạp của vấn đề nghiên cứu, các trường hợp dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính để cung cấp phương án nghiên cứu hợp lý nhất. Do đó, các nguyên nhân sẽ được khảo sát để đưa ra kết luận. Tuy nhiên việc này cũng không làm giảm giá trị của bài nghiên cứu khi nó đưa ra một khung khái niệm và xác nhận phạm vi của bài nghiên cứu đối với 2 doanh nghiệp nhỏ và 2 doanh nghiệp vừa trong ngành sản xuất. QTKD Đêm 5 – Nhóm 6 9 TQM In SEMs TS. Ngô Thị Ánh Ngoài ra bài nghiên cứu này cũng là nền tảng cho các nghiên cứu sâu hơn về lĩnh vực này về sau. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA DOANH NGHIỆP SME VÀ DOANH NGHIỆP LỚN Hầu hết các bài nghiên cứu trước đây đều mô tả và thảo luận về ứng dụng TQM ở các doanh nghiệp lớn. Các ý tưởng được xây dựng chủ yếu để thỏa mãn yêu cầu của các doanh nghiệp lớn đã được giải thích chi tiết. Ngoài ra khái niệm TQM dành cho doanh nghiệp lớn được giới thiệu rộng rãi qua băng hình, sách báo và cả các buổi hội thảo. Sự phát triển của TQM tại các doanh nghiệp lớn là điều dễ hiểu. Môi trường để phát triển TQM sẽ không có gì để nghiên cứu nếu như các doanh nghiệp SME và các doanh nghiệp lớn có cùng bản chất. Tuy nhiên trong thực tế, có sự khác biệt rất lớn về cấu trúc doanh nghiệp SME và các doanh nghiệp lớn. Sự khác biệt đó ảnh hưởng đến việc hoạch định và ứng dụng TQM. Welsh và White đề xuất rằng doanh nghiệp nhỏ không có nghĩa là một doanh nghiệp lớn cỡ nhỏ. Sự khác biệt nằm tại cấu trúc, chính sách, thủ tục, sử dụng nguồn nguyên liệu. Bảng 2 cho thấy sự khác biệt chính giữa doanh nghiệp SME và doanh nghiệp lớn trong những lĩnh vực liên quan đến TQM. Ở các doanh nghiệp lớn, sự chuyên môn hóa, tiêu chuẩn hóa, hình thức hóa được thực hiện ở mức độ cao. Điều này hoàn toàn ngược lại ở các doanh nghiệp SME. Burn và Stalker khám phá ra rằng, cấu trúc doanh nghiệp kiểu quan cách hoạt động hiệu quả đối với các doanh nghiệp hoạt động trong tình trạng ổn định và không hiệu quả đối với các doanh nghiệp trong môi trường hỗn loạn khi mà chìa khóa để tồn tại là những sáng kiến hoặc sự mềm dẻo để thích nghi với những thay đổi. Các doanh nghiệp SME thường hoạt động với chỉ một nhà quản lý và một tầng chiến lược. Đối với các doanh nghiệp lớn, sẽ có nhiều lớp quản lý cho các hoạt động của doanh nghiệp. Do đó, các nhà quản lý cao cấp của doanh nghiệp lớn sẽ thiếu những hiểu biết về các lĩnh vực khác mà họ không quản lý như vấn đề về vận hành, quy trình, nhu cầu khách hàng… Ngoài ra họ còn thiếu tầm nhìn chung và cảm thấy khó khăn khi phải đối diện với những vấn đề không trong phạm vi quản lý. Cấu trúc phẳng của các doanh nghiệp SME tạo ra sự linh hoạt trong môi trường công việc. Sự thiếu hụt hệ thống phân cấp tạo điều kiện cho cán bộ quản lý sự gần gũi với người lao động và bên cạnh đó nó cũng mang lại nhiều xung đột. Tại các doanh nghiệp SME, người quản lý và nhân viên sẽ thường xuyên tiếp cận với khách hàng. QTKD Đêm 5 – Nhóm 6 10 [...]... ở các doanh nghiệp SME là 'sự nhận biết của quản lý' và khả năng chủ doanh nghiệp quản lý để điều chỉnh hành vi và phong cách quản lý của họ Có những trở ngại đáng kể không dễ dàng vượt qua Cũng có vấn đề về nguồn lực Có thể nói rằng, có một mức độ cao hơn về sự khác nhau giữa các đặc tính cố hữu của các doanh nghiệp lớn và các yêu cầu của TQM, những, bởi vì tính dồi dào nguồn lực và phạm vi rộng các. .. hội nhập Từ đó có thể nói rằng, các vấn đề ngẫu nhiên phần mềm kết nối với phương pháp tiếp cận quản lý và văn hóa của doanh nghiệp Một vài đặc tính của TQM, mặt khác, phụ thuộc vào quy mô Nói rộng hơn, có một sự tương ứng giữa các đặc tính cố hữu của TQM và của các doanh nghiệp SME lớn hơn các đặc tính cố hữu của TQM và các doanh nghiệp lớn Do đó, trên bề nổi, các doanh nghiệp SME hoạt động tốt hơn khi... hoàn toàn có thể ứng dụng thành công trong các doanh nghiệp SME TQM có thể giúp các công ty hoạt động hiệu quả hơn, khai thác nguồn nhân lực tốt hơn và tăng khả năng cạnh tranh Rộng hơn nữa, TQM giúp các doanh nghiệp SME tồn tại và tăng trưởng dài hạn Nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng TQM đều khẳng định rằng có sự thay đổi đáng kể trong văn hóa doanh nghiệp Các nghiên cứu về doanh nghiệp SME và doanh nghiệp. .. [34] và Fayol [11] Trên phương diện rộng, Taylor và Fayol hướng sự chú ý của họ vào các nhiệm vụ, hệ thống làm việc và các con số Nguyên tắc phổ biến bởi họ thống trị tư tưởng quản lý Phương tây trong phần lớn thế kỉ này Sự thành công nền kinh tế Nhật bản hấp dẫn sự chú ý của các nhà quản lý Phương tây về một khái niệm và triết lý quản lý thay thế, tên là TQM Tại đây quản lý tập trung sự chú ý vào thị... yếu tố quyết định các hoạt động và ứng xử cần thiết để thành công trong một doanh nghiệp Giáo dục, đào tạo, các chương trình dành cho người lao động, việc sửa đổi thủ tục, chính sách, hệ thống bổ sung, đánh giá và khen thưởng, ứng xử của lãnh đạo là các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa doanh nghiệp Bảng 2: So sánh thuộc tính các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp SME Doanh nghiệp lớn Doanh nghiệp SME Hệ thống... nghiệp SME và doanh nghiệp lớn cho thấy các doanh nghiệp SME dễ thay đổi văn hóa doanh nghiệp hơn Có 2 lý do cho vấn đề này Thứ nhất các doanh nghiệp lớn đã ăn rễ rất sâu và nền văn hóa thuộc dạng phân tán, đa văn hóa Ngoài ra các doanh nghiệp lớn đã được cơ cấu tổ chức chặt chẽ Vì vậy, rất khó để thay đổi văn hóa của các doanh nghiệp lớn Thứ hai, bản chất của các doanh nghiệp SME về một số mặt như thị trường... vài giải thích rằng khái niệm quản lý phù hợp cho nhu cầu của các doanh nghiệp lớn nhưng không hiệu quả trong các doanh nghiệp SME Ngoài ra, việc áp dụng nhưng không điều chỉnh các quan điểm trong doanh nghiệp lớn vào các doanh nghiệp SME sẽ dẫn đến các kết quả bất lợi Vì vậy, mục tiêu đầu tiên của phần nghiên cứu cơ sở là khảo sát khả năng ứng dụng TQM trong các doanh nghiệp SME Bài nghiên cứu cũng... được toàn bộ thuận lợi Để khuyến khích việc tích hợp chức năng, những khóa huấn luyện đào tạo về đổi chéo nhiệm vụ được thực hiện Một bước khác liên quan đến việc tạo sự gần gũi giữa các nhóm và các nhân viên Tích hợp chức năng dễ thực hiện trong các doanh nghiệp SME, tuy nhiên các doanh nghiệp quy mô vừa cũng gặp một số khó khăn nhưng không giống như các doanh nghiệp lớn Trong vài năm, các nhà quản lý. .. viên tự xử lý khó khăn Cơ cấu phẳng của doanh nghiệp SME có thể làm nhân viên thất vọng vì nhân viên thường không nhận ra được mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và trung hạn của họ Đây là lý do vì sao doanh nghiệp SME sẽ khó tuyển dụng các nhân viên có năng lực và thậm chí còn khó hơn là sao để giữ được chân họ - Các doanh nghiệp SME thường chịu áp lực để đăng ký được hệ thống quản lý chất lượng Tiêu chuẩn... chiều trong những doanh nghiệp SME giúp họ có thể quản lý hiệu quả hơn, đồng thời cũng cho phép các nhóm và các cá nhân có ảnh hưởng đáng kể đến các sự kiện Cấu trúc doanh nghiệp đơn giản cho phép doanh nghiệp SME tránh được những mâu thuẫn có thể nảy sinh trong quá trình phân tán vai trò và mục tiêu như các doanh nghiệp lớn Việc tập trung tích hợp chức năng không là vấn đề ở Dutton Quy mô nhỏ QTKD Đêm . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HỒ CHÍ MINH VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC Môn Học : QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG Đề Tài: QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TOÀN DIỆN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ (SMEs). của các doanh nghiệp vừa và nhỏ (doanh nghiệp có dưới 500 lao động) đối với nền kinh tế Châu Âu và Anh. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thống trị nền công nghiệp và thương mại hạ tầng. 93% doanh nghiệp. năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lớn hơn. TQM được xem là một công cụ quan trọng để cải tiến quản lý chất lượng. So với các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ chậm thích ứng