MỘT SỐ TIÊU CHÍ THỂ HIỆN DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC TRONG MÔN KHOA HỌC, LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (Phần 1.2 Đề cương- Trang 3) Nhóm 1 Dạy và học tích cực trong môn Khoa học, Lịch sử, Địa lí được thể hiện qua 5 tiêu chí sau: 1. Học sinh được làm việc trực tiếp với đối tượng học tập. 2. Học sinh được đặt câu hỏi, nêu thắc mắc, tìm các thông tin để tự giải đáp hoặc được giải đáp thắc mắc. 3. Học sinh được làm việc hợp tác với các bạn trong nhóm, trong lớp. 4. Học sinh có khả năng vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới. 5. Học sinh được tạo điều kiện để trình bày những thông tin mà bản thân và các bạn trong nhóm đã phát hiện, thu thập được trong quá trình học tập. 1. Học sinh được làm việc trực tiếp với đối tượng học tập. Ví dụ: Dạy bài “Con người cần gì để sống” – chủ đề Con người và sức khỏe (Khoa học lớp 4) Cho học sinh làm việc với tranh ảnh, trả lời câu hỏi của giáo viên: Như mọi sinh vật khác con người cần gì để duy trì sự sống của mình? Con người cần phải ăn uống Con người cần có không khí để thở Hơn hẳn những sinh vật khác, cuộc sống của con người còn cần những gì? Con người cần có gia đình Con người cần được đi học Con người cần có bạn bè Con người cần được vui chơi Để sống và phát triển con người cần: • Những điều kiện vật chất như: Không khí, thức ăn, nước uống, quần áo, các đồ dùng trong gia đình, các phương tiện đi lại…. • Những điều kiện tinh thần, văn hóa, xã hội như: Tình cảm gia đình, bạn bè, làng xóm, các phương tiện học tập, vui chơi, giải trí…. Hoặc cho học sinh tiến hành hoạt động nhịn thở trong khoảng thời gian nhất định để trả lời câu hỏi: “Con người có cần không khí để sống không?” 2. Học sinh được đặt câu hỏi, nêu thắc mắc, tìm các thông tin để tự giải đáp hoặc được giải đáp thắc mắc. • Khi học sinh đặt câu hỏi, giáo viên có thể giải đáp trực tiếp, gợi ý cho học sinh tự giải đáp hoặc cho các bạn khác giải đáp. • Phải tạo điều kiện cho học sinh được nêu ý kiến, những thắc mắc của mình. • Các kiến thức sẽ nhanh chóng ghi sâu nếu học sinh tự tìm tòi, phát hiện một cách chủ động. 3. Học sinh được làm việc hợp tác với các bạn trong nhóm, trong lớp. • Thảo luận là hoạt động cần thiết trong dạy học tích cực. Ý kiến của mỗi cá nhân kết hợp lại sẽ có giá trị hơn rất nhiều. • Khi làm việc nhóm sẽ có sự tương tác giữa các em. Phải tạo cơ hội cho học sinh trình bày ý kiến của mình, lắng nghe các góp ý của bạn khác, qua đó học hỏi ưu điểm và hạn chế khuyết điểm cho nhau. • Học sinh có thể phát huy những kĩ năng tư duy như: phân tích, tổng hợp, đánh giá, giúp nâng cao năng lực cá nhân như: nói, giải thích, tranh luận,… 4. Học sinh có khả năng vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới. • Sau mỗi tiết dạy, giáo viên phải đúc kết cho học sinh những kiến thức, kĩ năng, thái độ cơ bản. • Ví dụ: Sau khi học bài “ Con người cần gì để sống?”. Giáo viên cần hình thành cho học sinh ý thức bảo vệ và giữ gìn môi trường sống xung quanh, tiết kiệm điện, nước, biết yêu thương, giúp đỡ mọi người 5. Học sinh được tạo điều kiện để trình bày những thông tin mà bản thân và các bạn trong nhóm đã phát hiện, thu thập được trong quá trình học tập. • Hoạt động nhóm chỉ đạt hiệu quả khi học sinh được trình bày kết quả của nhóm. • Thông qua đó, giáo viên mới có căn cứ nhận xét đánh giá kết quả thảo luận, cung cấp, điều chỉnh những kiến thức mới cho học sinh tiếp thu. . MỘT SỐ TIÊU CHÍ THỂ HIỆN DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC TRONG MÔN KHOA HỌC, LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (Phần 1.2 Đề cương- Trang 3) Nhóm 1 Dạy và học tích cực trong môn Khoa học, Lịch sử, Địa lí được thể hiện. sâu nếu học sinh tự tìm tòi, phát hiện một cách chủ động. 3. Học sinh được làm việc hợp tác với các bạn trong nhóm, trong lớp. • Thảo luận là hoạt động cần thiết trong dạy học tích cực. Ý kiến. bạn trong nhóm đã phát hiện, thu thập được trong quá trình học tập. 1. Học sinh được làm việc trực tiếp với đối tượng học tập. Ví dụ: Dạy bài “Con người cần gì để sống” – chủ đề Con người và