0
Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Châu Thị Thu Nga TP Hà Nộ

Một phần của tài liệu BÀN GIAO WEBSITE: HTTP://GMASDANANG.COM (Trang 29 -31 )

Kính thưa Quốc hội,

Kính thưa Đoàn Chủ tọa kỳ họp,

Trước tiên, tôi hoàn toàn đồng tình và nhất trí với bản Báo cáo thẩm tra dự án Luật quảng cáo. Tuy nhiên, sau khi xem xét tôi thấy còn có một số vấn đề xin được đề nghị bổ sung vào nội dung thẩm tra dự án Luật quảng cáo như sau.

Một là về Điều 8 kiến nghị bổ sung thêm vào Khoản 8 của Điều 8 về việc quảng cáo sản phẩm hàng hóa dịch vụ cấm quảng cáo. Đề nghị bổ sung các loại vũ khí thô sơ, các công cụ hỗ trợ hung khí nguy hiểm cho phù hợp với thực tế hiện nay

và phù hợp với các văn bản khác của luật như Nghị định số 73/2010 quy định về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự an toàn xã hội.

Hai là về Điều 10 về việc xử lý vi phạm trong hoạt động quảng cáo, giữ nguyên như Điều 18 trách nhiệm pháp lý của cơ quan quản lý Nhà nước về quảng cáo, không nên đưa Điều 18 về thành Điều 10 như ý kiến của Báo cáo thẩm tra mà nên đưa hình thức bổ sung là phải đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, hành vi sai phạm của tổ chức, cá nhân vào phần trách nhiệm pháp lý của Điều 10 vì lý do như sau:

Điều 18 là trách nhiệm pháp lý của cơ quan quản lý Nhà nước, nếu hành vi đưa ra quyết định gây thiệt hại trong lĩnh vực quản lý quảng cáo thì xử phạt theo tài phán hành chính dân sự, bổ sung thêm hành vi bị cấm đối với người quảng cáo trực tuyến là hành vi phát tán mãi độ các phần mềm của nội dung quảng cáo gây thiệt hại về vật chất, tinh thần cho người sử dụng quảng cáo. Đề nghị sửa lại Khoản 1, Điều 10 theo hướng ngắn gọn như Khoản 2, Điều 10 là đầy đủ. Người có hành vi vi phạm quy định của luật này hoặc các quy định khác của luật khác về quảng cáo, tùy theo tính chất vi phạm xử lý sẽ được quy định tại điều kiện phạt của pháp luật.

Ba, về Điều 9, Điều 34 và Điều 36, đề nghị bổ sung vào Điều 34 hoặc bổ sung vào Điều 9 hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo hoặc Điều 36 về vị trí đặt bảng hiệu, hành vi bị cấm quảng cáo tại các vị trí nút giao thông, cản trở tầm nhìn và chỉ dẫn giao thông v.v... bằng các phương tiện quảng cáo có thể tác động đến thị giác, thính giác và gây tác động nguy hiểm cho người tham gia giao thông. Về ý kiến này của tôi trùng với một số ý kiến của các đại biểu đã phát biểu trước tôi.

Bốn, về Điều 27 quảng cáo trên báo điện tử, Điều 28 quảng cáo trên mạng thông tin điện tử, tôi đồng tình với quan điểm trong báo cáo thẩm tra và xin có một số ý kiến như sau:

Hiện nay, trên mạng phụ thuộc vào công nghệ thông tin nên thiết kế có 2 dạng hình thức quảng cáo chính:

Dạng thứ nhất là dạng cố định bao gồm vùng quảng cáo cố định ở hai bên phía trên và phía dưới không tràn vào nội dung, vùng quảng cáo nằm hẳn vào trong vùng xen kẽ và vùng nội dung nhưng không chèn lên phần nội dung.

Dạng thứ hai là dạng quảng cáo không cố định bao gồm quảng cáo không cố định hiện lên và chèn trên vùng nội dung nhưng người sử dụng có thể tắt đi để xem nội dung. Phần quảng cáo trôi nằm hai bên ngoài của trang website, di chuyển theo màn hình khi người sử dụng các tanh công cụ, thanh cuốn, dạng quảng cáo này tự động trôi, không ảnh hưởng đến vùng nội dung, người sử dụng không thể can thiệp được vùng quảng cáo. Các dạng quảng cáo này hoàn toàn phụ thuộc vào công nghệ thông tin, xu hướng quảng cáo trực tuyến trên thế giới nên không thể duy ý chí đưa vào điều luật này những nội dung mà thực tế không thể thực hiện được.

Nội dung Khoản 2, Điều 27, vùng quảng cáo ...(trích) có diện tích không có 25% diện tích trong mỗi trang thể hiện trong khuôn hình là một nội dung không thực tế và không có tính khả thi. Vì trên thực tế các trang website chỉ thiết kế nhằm quảng cáo mục đích ở vùng quảng cáo là gần 100% trên diện tích mỗi trang. Ngoài ra các trang website phải tự tính toán nội dung, số lượng, diện tích quảng cáo nếu

không sẽ không có người xem. Vì vậy Điều 27, quảng cáo báo điện tử, tôi đề nghị được sửa đổi, bổ sung như sau, Khoản 1 bổ sung thêm cụm từ "cố định" trước cụm từ "không có định". Khoản 2 bổ sung thay thế cụm từ "che lấp" vào cụm từ "tràn vào", bỏ cụm từ "và có diện tích không quá 25%... trên khuôn hình".

Năm, về Điều 39, đoàn người thực hiện quảng cáo, đề nghị bổ sung quy định số người tối đa thực hiện quảng cáo, vì trong Điểm a, Khoản 1, Điều 39, đoàn người thực hiện quảng cáo đã quy định số tối thiểu từ 3 người trở lên nhưng trên thực tế đã xảy ra nhiều trường hợp một số công ty đã có các đoàn quảng cáo như công ty nước giải khát đi xe đạp, xe gắn máy đông trên 30 người, đoàn người rồng rắn gây cản trở giao thông, nhất là trong điều kiện giao thông như hiện nay. Trong điều này cần quy định các tiêu chí rõ ràng đối với các trường hợp đặc biệt vì có tính chất như các cuộc đi bộ do thành phố cấp nhà nước tổ chức tuyên truyền quảng cáo cho mục đích, ví dụ như các cuộc đi bộ vì hòa bình hoặc các hoạt động chống HIV v.v....

Sáu, về Điều 33 quảng cáo trên băng rôn, tôi thống nhất quan điểm của Ủy ban thẩm tra dự án và kiến nghị xem xét lại nội dung băng rôn quảng cáo không được chặn ngang giao thông vì nội dung này không thực tế. Vì các sự kiện trọng đại của đất nước, các ngày lễ hội, hội nghị, sự kiện thi đấu thể thao v.v... vẫn được sử dụng băng rôn và biển quảng cáo chặn ngang đường. Kiến nghị trong điều luật nên tách thành hai điều khoản về băng rôn và điều luật về băng quảng cáo, trong các điều luật này nên định hướng rõ ràng loại hình quảng cáo và địa điểm, khu vực quảng cáo. Đây cũng là cơ sở cho đơn vị có trách nhiệm xây dựng và chỉ đạo thực hiện quảng cáo ngoài trời được quy định tại Điều 41 để thực hiện.

Bảy, về Điều 38, chương trình quảng cáo thực hiện các chương trình hoạt động văn hóa, thể thao, chủ yếu điều này quy định về quảng cáo trong khuôn viên thi đấu. Kiến nghị bổ sung là tên về nội dung quảng cáo ngoài trời như băng rôn, đồng thời phải định hướng rõ về nội dung, cấp độ tổ chức thi đấu thể thao, tránh trường hợp thi đấu thể thao của một tổ chức nhỏ như câu lạc bộ các phường cũng quảng cáo tràn lan như cấp độ thi đấu khu vực do nhà nước tổ chức vừa gây lãng phí, vừa mất thẩm mỹ, mỹ quan lộn xộn trong quảng cáo.

Tám, về Điều 40 quy hoạch quảng cáo ngoài trời cần đưa rõ các tiêu chí cụ thể hơn, không sử dụng các cụm từ mang tính chung chung như các cụm từ: các trục đường lớn nằm trong khu dân cư, mà phải thể hiện rõ các quy định, định hướng loại đường nào được sử dụng quảng cáo, tiêu chí thế nào được sử dụng các khu vực quảng cáo, nhất là các khu vực giao vặt được đặt ở đâu nếu không thì mỗi địa phương tự xây dựng các quy hoạch đặt tiêu chí, nhìn tổng thể sẽ lộn xộn. Trên đây là một số ý kiến tôi đóng góp vào dự thảo Luật quảng cáo. Xin cảm ơn Quốc hội.

Một phần của tài liệu BÀN GIAO WEBSITE: HTTP://GMASDANANG.COM (Trang 29 -31 )

×