0
Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Nguyễn Thị Hồng Hà TP Hà Nộ

Một phần của tài liệu BÀN GIAO WEBSITE: HTTP://GMASDANANG.COM (Trang 34 -36 )

Kính thưa Quốc hội,

Tôi tán thành sự cần thiết phải ban hành Luật Quảng cáo, theo gợi ý của Đoàn thư ký, tôi xin có mấy ý kiến như sau:

Thứ nhất, về trách nhiệm quản lý Nhà nước về quảng cáo, tôi tán thành giao cho Bộ văn hóa, thể thao và du lịch như dự thảo luật đã nêu và những ý kiến phân tích của khá nhiều đại biểu đã nói, như đại biểu Tuyết, đại biểu Khá và đại biểu Lợi vừa phát biểu.

Thứ hai, về yêu cầu bổ sung vào dự thảo luật các quy định đảm bảo yếu tố bình đẳng giới, tôi cũng tán thành những ý kiến phân tích như đại biểu Nguyệt, đại biểu Minh đã nêu.

Thứ ba, về quy định về bỏ cấp phép quảng cáo ngoài trời, đặc biệt là quảng cáo tấm lớn, bảng quảng cáo độc lập, theo tôi cần cân nhắc kỹ điều kiện thực tế hiện nay. Tôi cho chưa nên bỏ quy định này như ý kiến phân tích của đại biểu Tuyết, đại biểu Minh, đại biểu Bạch Ngân đã nói. Kinh nghiệm quản lý hoạt động quảng cáo ngoài trời và quảng cáo tấm lớn ở thành phố Hà Nội cho thấy, ngành văn hóa thể thao và du lịch phải duy trì cấp phép loại hình quảng cáo này mới hạn chế được vi phạm, những sự nhếch nhác, sự lộn xộn để đảm bảo ổn định trật tự cảnh quang chung của thành phố Hà Nội. Theo tôi quảng cáo ngoài trời, quảng cáo tấm lớn có tác động ngay và tác động trực tiếp đến cảnh quan đô thị cũng như đến nhận thức của số đông người dân. Loại hình quảng cáo này liên quan trực tiếp đến độ an toàn và kết cấu xây dựng công trình nên rất cần có sự thẩm định kỹ càng và rà soát xem xét đối chiếu với vị trí, với quy hoạch quảng cáo để có quyết định chính xác. Nếu công trình quảng cáo mà được xây dựng rồi hoặc chăng cheo lên rồi mới phát hiện vi phạm thì việc xử lý, nhất là việc tháo dỡ không phải đơn giản và đặc biệt rất lãng phí công của. Việc phát hiện vi phạm cũng rất khó khăn do lực lượng thanh tra văn hóa rất mỏng, nhất là lực lượng thanh tra văn hóa ở các thành phố lớn, thành phố có nhiều hoạt động quảng cáo. Tuy nhiên, để đảm bảo cải cách thủ tục hành chính trong việc cấp phép thì luật cũng cần bổ sung quy định cụ thể về trình tự, thủ tục cấp phép thực hiện loại quảng cáo này để đảm bảo minh bạch hơn, rõ ràng hơn và đơn giản hơn.

Thứ tư là về quảng cáo trên bảng quảng cáo, băng rôn thể hiện ở Điều 33, 36, 37, dự thảo luật cũng đã quy định vị trí đặt biển hiệu và nội dung, hình thức, kích thước đặt biển hiệu thể hiện ở Điều 36, 37, Mục 5, Chương III. Theo tôi đặt ở đây là không phù hợp, ở Điều 19 có quy định về phương tiện quảng cáo, trong đó ở Khoản 4 ghi là bảng quảng cáo bao gồm bảng, biển, pano, hộp đèn. Quy định như vậy có thể hiểu là biển quảng cáo cũng là biển hiệu, theo tôi hiểu biển quảng cáo và biển hiệu không phải là một, thực tế cho thấy do không có quy định rõ ràng nên đã có tình trạng lách luật, biển hiệu kiêm luôn biển quảng cáo gây mất mỹ quan, lộn xộn và nội dung hình ảnh rất phản cảm, thiếu nghiêm túc mà cơ quan quản lý ở địa phương rất khó xử lý vì luật hoặc pháp lệnh quy định không rõ.

Tôi đề nghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu thể hiện lại điều này theo hướng quy định rõ biển hiệu thành một mục riêng và nội dung biển hiệu chỉ được ghi tên cơ quan chủ quản trực tiếp, tên cơ sở sản xuất kinh doanh, địa chỉ, điện thoại v.v...., tuyệt đối không được sử dụng hình ảnh, hình vẽ nổi hoặc chìm hoặc các nội dung khác trên biển hiệu. Tôi cũng đồng ý với quy định ở Khoản 2, Điều 37 về hình thức biển hiệu phải quy định bằng chữ Việt, ngôn ngữ tiếng Việt, tránh lai căng vô nghĩa.

Ý kiến thứ năm, đề nghị ban soạn thảo bổ sung Điều 3 giải thích thêm một số từ ngữ đã sử dụng nhưng chưa rõ như: vật thể quảng cáo, người thuê phương tiện quảng cáo. Ngoài ra ban soạn thảo cũng đã gửi kèm Nghị định của Chính phủ, tuy nhiên cần rà soát câu chữ chu đáo hơn ở dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định

chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của luật quảng cáo, có một số điều có mở ngoặc là xem phụ lục nhưng không thấy phụ lục đâu. Ví dụ ở Điều 10 chỉ thấy có Khoản 1, Khoản 3 không thấy có Khoản 2 và việc dẫn chiếu theo Điều 18 là không đúng. Tình trạng luật đã ban hành nhưng chưa thực hiện được vì chờ Nghị định hướng dẫn, nhưng nếu Nghị định hướng dẫn thi hành có những điều không chính xác hoặc nhầm lẫn thì càng gây khó khăn cho các đối tượng chịu sự điều chỉnh của dự án luật của luật này. Tôi xin hết ý kiến, xin cảm ơn.

Một phần của tài liệu BÀN GIAO WEBSITE: HTTP://GMASDANANG.COM (Trang 34 -36 )

×