Nguyễn Bắc Việt Ninh Thuận

Một phần của tài liệu Bàn giao Website: http://gmasdanang.com (Trang 44 - 46)

Kính thưa Chủ tọa phiên họp. Kính thưa Quốc hội.

Tôi xin có một số ý kiến về dự thảo Luật quảng cáo như sau:

Thứ nhất, tôi là một người cũng đã từng làm công tác quản lý báo chí, định hướng thông tin tuyên truyền và quan tâm tới nội dung quảng cáo. Tức là tôi cũng đã từng chỉ đạo việc đi làm quảng cáo, quản lý việc làm và cũng thích quan tâm đến nội dung quảng cáo. Cho nên tôi hoàn toàn tán thành việc sớm có Luật quảng cáo này và tôi cơ bản thống nhất với dự luật.

Thứ hai, tôi xin được tham gia một số ý kiến: Ý kiến thứ nhất, theo tôi về cơ quan quản lý báo chí thì nên giao cho Bộ thông tin và truyền thông là phù hợp nhất, tôi cũng thống nhất với ý kiến đại biểu Hà Minh Huệ, giao Bộ thông tin và truyền thông phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Bộ này, giờ có ý kiến nói giao cho Bộ văn hóa, Bộ Công thương nhưng thực tế trong hoạt động quảng cáo hiện nay giao cho Bộ thông tin và truyền thông là phù hợp nhất, phù hợp sự chỉ đạo điều hành của Đảng, của Chính phủ. Thực tế hiện nay, trong giao ban báo chí như đồng chí Hà Minh Huệ đã nói, Bộ thông tin có tổ chức giao ban, về phía Đảng, Ban tuyên giáo Trung ương có tổ chức giao ban báo chí, ở nội dung này đều giao cho Bộ thông tin có báo cáo, tức là nếu tổ chức hội nghị về lĩnh vực này là Bộ thông tin chuẩn bị. Phù hợp với lãnh đạo chỉ đạo điều hành của Đảng, Chính phủ, thực tế là phù hợp với khái niệm quảng cáo cho thật đúng. Quảng cáo ở đây thực tế là thông tin như đồng chí Hà Minh Huệ đã nói, thông tin đến công chúng, trong giới thiệu, giải thích thuật ngữ ta thiếu mất thông tin, không biết đây là Bộ văn hóa chuẩn bị cho nên sợ thông tin, tránh thông tin để mình sẽ là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về lĩnh vực này, thực tế thiếu hai từ này rất quan trọng. Từ thiếu hai từ này nên đại biểu băn khoăn, nếu giải thích từ ngữ cho thật đúng thì quảng cáo là thông tin, giới thiệu đến công chúng các nội dung như trong phần giải thích.

Thực tế ở đây là phù hợp với cả hoạt động báo chí và hoạt động quảng cáo hiện nay, nên theo tôi giao cho Bộ thông tin truyền thông.

Thứ hai, về giải thích từ ngữ, nên giải thích quảng cáo là thông tin, giới thiệu đến công chúng, thêm từ "thông tin" vào đó. Nếu thống nhất theo hướng này thì Điều 6 sẽ phải bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp việc giao này.

Thứ ba, cũng giải thích thuật ngữ ở quảng cáo, ở Điểm d theo tôi về chính sách xã hội nên cứ để, bởi vì thực tế là trong hoạt động báo chí và hoạt động quảng cáo hiện nay có phần chính sách xã hội này đó là thông tin về dân số kế hoạch hóa, về nước sạch, về HIV, các cơ quan báo chí có làm thông tin này và có thu tiền, có nộp thuế từ lĩnh vực này. Cho nên, có ý nói đưa ra, nhưng thực tế nó phù hợp với hoạt động báo chí, hoạt động quảng cáo trên báo chí hiện nay.

Điểm d theo tôi nên thêm 2 chữ nữa đó là "tổ chức" rồi đến cá nhân, rao vặt, thiếu tổ chức này thì thực tế bây giờ các cơ quan, các địa phương đều đang chuẩn bị đến mùa quảng cáo là rất nhiều báo đài bắt đầu đặt vấn đề với địa phương, với cơ quan, đơn vị, thông tin giới thiệu về mình thì bây giờ trong Điểm d này nên thêm 2 chữ "tổ chức" rồi đến cá nhân và rao vặt. Về giải thích thuật ngữ thì theo tôi nên thêm.

Một ý kiến nữa về quảng cáo băng rôn chăng qua đường thì theo tôi như dự thảo luật thể hiện là phù hợp. Bởi vì ở đây tránh nhầm lẫn giữa băng rôn tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị và băng rôn quảng cáo. Chăng qua đường là băng rôn phục vụ nhiệm vụ chính trị, cho nên ta nên tách bạch ra 2 phần này, dự thảo luật thể hiện như vậy là phù hợp.

Tôi cũng xin thêm một ý kiến nữa về phạm vi điều chỉnh ở Điều 1 như dự thảo luật cũng là hợp lý. Các thông tin cổ động tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị thì không thuộc phạm vi điều chỉnh là đúng. Bởi vì ở đây không có thu tiền, không

sử dụng kinh phí mà ở đây phục vụ sử dụng kinh phí nghiệp vụ hoạt động, nếu ở trong báo chí thì mới biết cái này phải thể hiện như thế này thì phù hợp với quản lý hiện nay của ta. Cuối cùng, đối với pano, áp pich, băng rôn, bảng điện tử, tức liên quan quảng cáo ngoài trời vẫn cần có sự quản lý đó là cấp phép. Tôi xin hết ý kiến.

Một phần của tài liệu Bàn giao Website: http://gmasdanang.com (Trang 44 - 46)