1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

quan hệ kinh tế giữa người hoa ở tp.hcm với người hoa ở đông nam á tom tat

33 412 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 566,06 KB

Nội dung

Bảng 5: Ý kiến về lợi ích của mối quan hệ hợp tác kinh tế đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp người Hoa lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.... Bảng 6: Cơ cấu thị trườn

Trang 1

BÁO CÁO TÓM TẮT

QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA NGƯỜI HOA

Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỚI NGƯỜI HOA Ở ĐÔNG NAM Á (Báo cáo khoa học đã chỉnh sửa sau nghiệm thu)

Chủ nhiệm đề tài: TS Trần Hồi Sinh

Trang 2

QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA NGƯỜI HOA

Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VỚI NGƯỜI HOA Ở ĐÔNG NAM Á

Chủ nhiệm đề tài: TS Trần Hồi Sinh Thành viên tham gia

1 CN Trần Minh Thiện CV xã hội học

2 Trần Đại Tân Hội VHNT các dân tộc

3 ThS Phan thị Hồng Xuân ĐH mở Bán công

4 CN Nguyễn Thị Nết Viện Kinh tế TP.HCM

5 KS Trần thị Mẫn Viện Kinh tế TP.HCM

6 ThS Nguyễn Trúc Vân Viện Kinh tế TP.HCM

7 CN Lê Thanh Hải Viện Kinh tế TP.HCM

TP Hồ Chí Minh – Tháng 03/2008

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN THỨ NHẤT: NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM VÀ Ở TP.HCM 4

I NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM 4

II NGƯỜI HOA Ở TP.HCM 4

II.1- Sự hình thành cộng đồng người Hoa ở TP.HCM 4

II.2- Đời sống xã hội văn hóa của người Hoa ở TP.HCM 4

II.3- Hoạt động kinh tế của người Hoa ở TP.HCM 5

II.3.1 Trước năm 1975 5

II.3.2 Sau năm 1975 và hiện nay 6

PHẦN THỨ HAI: NGƯỜI HOA Ở ĐÔNG NAM Á 9

I.1 Khái niệm 9

I.2 Quá trình hình thành cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á 9

I.2.1 Dân số 9

I.2.2 Quá trình hình thành các cộng động người Hoa ở Đông Nam Á 9

I.3 Hoạt động kinh tế của người Hoa ở Đông Nam Á 10

I.3.1 Thời kỳ hình thành các cộng đồng người Hoa trước thế kỷ XVII 10

I.3.2 Giai đoạn các quốc gia Đông Nam Á dưới thời thống trị của thực dân tư bản phương Tây 10

I.3.3 Người Hoa Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 11

I.3.4 Người Hoa Đông Nam Á hiện đại 11

PHẦN THỨ BA: MỐI QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA NGƯỜI HOA Ở TP.HCM VỚI NGƯỜI HOA Ở ĐÔNG NAM Á 15

I SỰ HÌNH THÀNH MỐI QUAN HỆ GIỮA NGƯỜI HOA Ở TP.HCM VỚI NGƯỜI HOA Ở ĐÔNG NAM Á 15

II PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA NGƯỜI HOA TP.HCM VỚI NGƯỜI HOA Ở ĐÔNG NAM Á 15

II.1 Mối quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở Đông Nam Á 15

II.1.1 Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) 15

II.1.2 Lĩnh vực xây dựng 16

II.1.3 Lĩnh vực thương mại - dịch vụ 16

Trang 4

PHẦN THỨ TƯ: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM MỞ RỘNG VÀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA NGƯỜI HOA TP.HCM VỚI NGƯỜI HOA Ở ĐÔNG NAM Á ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

I TIỀM NĂNG KINH TẾ CỦA NGƯỜI HOA Ở ĐÔNG NAM Á 13

I.1 Bản địa hóa Error! Bookmark not defined I.2 Toàn cầu hóa Error! Bookmark not defined I.3 Đa nguyên hóa Error! Bookmark not defined I.4 Tập đoàn hóa Error! Bookmark not defined I.5 Hiện đại hóa Error! Bookmark not defined.

II TIỀM NĂNG HỢP TÁC KINH TẾ CỦA NGƯỜI HOA Ở TP.HCM 7III TRIỂN VỌNG QUAN HỆ KINH TẾ GIỮA NGƯỜI HOA Ở TP.HCM

VÀ NGƯỜI HOA Ở ĐÔNG NAM Á 16

IV MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG CƯỜNG MỞ RỘNG PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA NGƯỜI HOA Ở TP.HCM

VÀ NGƯỜI HOA Ở ĐÔNG NAM Á ERROR! BOOKMARK NOT DEFINED.

KẾT LUẬN 24 TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 5

MỤC LỤC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 1: Số người Hoa ở các nước Đông Nam Á năm 1997 9

Bảng 2: Tình hình dạy và học tiếng Hoa ở TP.HCM năm 2005 Error! Bookmark not defined.

Bảng 3: Doanh thu trung bình của doanh nghiệp người Hoa TP.HCM (lĩnh

vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp) Error! Bookmark not defined.

Bảng 4: Cơ cấu thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp người Hoa có quan

hệ hợp tác với khu vực Đông Nam Á và các khu vực khác (lĩnh vực công

nghiệp - tiểu thủ công nghiệp) Error! Bookmark not defined.

Bảng 5: Ý kiến về lợi ích của mối quan hệ hợp tác kinh tế đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp người Hoa (lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công

nghiệp) Error! Bookmark not defined.

Bảng 6: Cơ cấu thị trường nhập khẩu nguyên vật liệu của các doanh nghiệp người Hoa có mối quan hệ hợp tác với người Hoa ở khu vực Đông Nam Á

(lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp) Error! Bookmark not defined.

Bảng 7: Tỷ lệ % kiến thức thu được qua mối quan hệ hợp tác kinh tế (lĩnh vực

công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp) Error! Bookmark not defined.

Bảng 8: Đánh giá chất lượng mối quan hệ hợp tác kinh doanh giữa người Hoa TP.HCM và người Hoa Đông Nam Á (lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công

nghiệp) Error! Bookmark not defined.

Bảng 9: Đánh giá kết quả hoạt động của mối quan hệ hợp tác kinh doanh giữa người Hoa TP.HCM và người Hoa Đông Nam Á (lĩnh vực công nghiệp - tiểu

thủ công nghiệp) Error! Bookmark not defined.

Bảng 10: Doanh thu trung bình của doanh nghiệp người Hoa TP.HCM (lĩnh

vực xây dựng) Error! Bookmark not defined.

Bảng 11: Cơ cấu thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp người Hoa có quan

hệ hợp tác với khu vực Đông Nam Á (lĩnh vực xây dựng) Error! Bookmark not defined.

Bảng 12: Ý kiến về lợi ích của mối quan hệ hợp tác kinh tế đối với hoạt động

kinh doanh của doanh nghiệp người Hoa (lĩnh vực xây dựng) Error! Bookmark not defined.

Bảng 13: Cơ cấu thị trường nhập khẩu nguyên vật liệu của các doanh nghiệp người Hoa có mối quan hệ hợp tác với người Hoa ở khu vực Đông Nam Á

(lĩnh vực xây dựng) Error! Bookmark not defined.

Bảng 14: Tỷ lệ % kiến thức thu được qua mối quan hệ hợp tác kinh tế (lĩnh

vực xây dựng) Error! Bookmark not defined.

Trang 6

Bảng 15: Đánh giá chất lượng mối quan hệ hợp tác kinh doanh giữa người

Hoa TP.HCM và người Hoa Đông Nam Á (lĩnh vực xây dựng) Error! Bookmark not defined.

Bảng 16: Đánh giá kết quả hoạt động của mối quan hệ hợp tác kinh doanh giữa người Hoa TP.HCM và người Hoa Đông Nam Á (lĩnh vực xây dựng)

Error! Bookmark not defined.

Bảng 17: Mối quan hệ kinh tế giữa người Hoa TP.HCM (lĩnh vực thương mại

- dịch vụ) với người Hoa ở khu vực Đông Nam Á Error! Bookmark not defined.

Bảng 18: Lĩnh vực hợp tác của các doanh nghiệp người Hoa TP.HCM hoạt

động trong ngành thương mại - dịch vụ Error! Bookmark not defined.

Bảng 19: Phương thức hình thành mối quan hệ hợp tác của các doanh nghiệp

người Hoa hoạt động trong ngành thương mại - dịch vụ Error! Bookmark not defined.

Bảng 20: Năm thiết lập mối quan hệ kinh tế và thời gian duy trì mối quan hệ kinh tế của các doanh nghiệp người Hoa TP.HCM hoạt động trong lĩnh vực

thương mại - dịch vụ Error! Bookmark not defined.

Bảng 21: Doanh thu trung bình của doanh nghiệp người Hoa TP.HCM (lĩnh

vực thương mại – dịch vụ) Error! Bookmark not defined.

Bảng 22: Cơ cấu thị trường tiêu thụ của các doanh nghiệp người Hoa có quan

hệ hợp tác với khu vực Đông Nam Á (lĩnh vực thương mại - dịch vụ) Error! Bookmark not defined.

Bảng 23: Ý kiến về lợi ích của mối quan hệ hợp tác kinh tế đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp người Hoa (lĩnh vực thương mại – dịch vụ)

Error! Bookmark not defined.

Bảng 24: Tỷ lệ % kiến thức thu được qua mối quan hệ hợp tác kinh tế (lĩnh

vực thương mại – dịch vụ) Error! Bookmark not defined.

Bảng 25: Đánh giá chất lượng mối quan hệ hợp tác kinh doanh giữa người Hoa TP.HCM và người Hoa Đông Nam Á (lĩnh vực thương mại - dịch vụ)

Error! Bookmark not defined.

Bảng 26: Đánh giá kết quả hoạt động của mối quan hệ hợp tác kinh doanh giữa người Hoa TP.HCM và người Hoa Đông Nam Á (lĩnh vực xây dựng) 16

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Người Hoa hiện nay là một bộ phận của cư dân các quốc gia Đông Nam Á Người Hoa vốn là những người Trung Hoa, vì nhiều lý do như nghèo đói, tìm đất mưu sinh, tìm thị trường kinh doanh và cả những lý do về chính trị đã tìm đến các quốc gia ở Đông Nam Á cư trú và sinh sống Hầu hết người Hoa ở Đông Nam Á ngày nay là công dân của các quốc gia Đông Nam Á Định cư và lập nghiệp trên quê hương mới, người Hoa đã phát huy khả năng kinh doanh của mình, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế của các nước Đông Nam Á và ngày càng có nhiều mối quan hệ kinh tế với các nước trong khu vực và thế giới

Cũng như người Hoa ở các nước Đông Nam Á, người Hoa ở Việt Nam đã thành công trong lĩnh vực kinh doanh và sản xuất Ở TP.HCM, cộng đồng người Hoa

đã góp phần tích cực trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Ưu thế của cộng đồng người Hoa là có nguồn vốn rất mạnh và mối quan

hệ với các đồng tộc của họ ở trong khu vực Đông Nam Á, Châu Á và các nước trên thế giới Thông qua các mối quan hệ này, họ có thể tăng nguồn vốn đầu tư, tiếp thu những bí quyết công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tiếp cận được thị trường tiêu thụ ở nước ngoài,… Vì vậy, nghiên cứu mối quan hệ hợp tác trong lĩnh vực hoạt động kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở khu vực Đông Nam Á là một nhu cầu bức thiết Từ kết quả nghiên cứu này, sẽ xác định được tiềm lực phát triển kinh tế người Hoa, khả năng thu hút vốn đầu tư từ người Hoa ở khu vực Đông Nam

Á, các lĩnh vực kinh tế có tiềm năng phát triển Trên cơ sở đó sẽ đề xuất những kiến nghị, giải pháp phù hợp nhằm tạo điều kiện thuận lợi để phát huy mối quan hệ hợp tác kinh tế của người Hoa TPHCM và người Hoa ở khu vực Đông Nam Á ngày càng tốt hơn Việc làm này sẽ có sự tác động tích cực đến phát triển kinh tế của TP.HCM, góp phần đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Đây cũng là xu thế chung trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, trong đó có thành phố Hồ Chí Minh, cần khai thác tốt kênh này nhằm đẩy nhanh tốc

độ phát triển kinh tế một cách có hiệu quả nhất

2 Mục tiêu nghiên cứu:

Đề tài tập trung nghiên cứu những mục tiêu chính như sau:

- Phân tích vai trò và vị trí của người Hoa trong các hoạt động kinh tế tại TP.HCM Đồng thời, đánh giá khả năng hợp tác kinh tế của người Hoa ở TP.HCM với nước ngoài

- Thực trạng mối quan hệ trong lĩnh vực hoạt động kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với cộng đồng người Hoa ở các nước Đông Nam Á, cả phương diện lịch

sử cũng như thực tế phát triển hiện nay

- Đề xuất một số kiến nghị và giải pháp để hoàn thiện, mở rộng phát triển mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa người Hoa tại TP.HCM với người Hoa ở các nước

Đông Nam Á

3 Phạm vi nghiên cứu:

Trang 8

Phạm vi nghiên cứu của đề tài này là nghiên cứu hoạt động kinh tế của người Hoa và xem xét mối quan hệ trong lĩnh vực kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở các nước Đông Nam Á giai đoạn từ năm 1995 đến nay Nhóm nghiên cứu chọn thời gian này vì đây là thời kỳ tình hình tương đối ổn định và giai đoạn đầu thực hiện công cuộc đổi mới nền kinh tế nước ta trong đó có kinh tế TP.HCM

4 Lịch sử nghiên cứu vấn đề:

Trên thế giới, từ lâu nghiên cứu ứng dụng đã được các học viện, các trường đại học triển khai thực hiện Năm 2001 có quyển “Ethnic Chinese in Singapore and Malaysia – A Dialogue between Tradition and Modernity”, cuốn “Southeast Asia’s Chinese Businesses in an Era of Globalization - copying with the rise of China” xuất bản năm 2006 do Leo Suryadinata chủ biên đã tổng hợp những phân tích chuyên sâu

về kinh tế của người Hoa ở các nước Đông Nam Á trong kỷ nguyên toàn cầu dưới ảnh hưởng của một Trung Quốc đang trổi dậy Cuốn “Sự hình thành và phát triển vấn

đề người Hoa Đông Nam Á - nghiên cứu tại các nước Thái Lan, Philippines, Malaysia, Indonesia” của tác giả Phương Kim Anh, sở nghiên cứu quan hệ quốc tế Trung Quốc, do nhà xuất bản Thời Sự xuất bản năm 2001, được Bùi Thị Kim Định biên dịch, cũng cung cấp một cái nhìn khá toàn diện về vấn đề người Hoa ở các nước Đông Nam Á Tuy nhiên, hầu như các tài liệu nêu trên ít đề cập về hoạt động kinh tế của người Hoa ở Việt Nam

Riêng ở Việt Nam, những năm gần đây trong xu thế hội nhập với khu vực và thế giới, nhiều nhà khoa học đã quan tâm tìm hiểu các nước Đông Nam Á “Vấn đề người Hoa” là một trong những vấn đề trọng tâm của các nhà nghiên cứu quan tâm trên mọi bình diện Tác giả Trần Khánh đã có hai quyển sách chuyên khảo về “Vai trò người Hoa trong nền kinh tế các nước Đông Nam Á”, NXB Đà Nẵng, 1992; và “Người Hoa trong xã hội Việt Nam (thời Pháp thuộc và dưới chế độ Sài Gòn), NXB KHXH, năm 2002 Tác giả Trần Hồi Sinh có cuốn: “Hoạt động kinh tế của Người Hoa từ Sài

Gòn đến Thành phố Hồ Chí Minh”, NXB TP.HCM, 1998 Hay tác giả Nghị Đoàn

“Người Hoa ở Việt Nam – thành phố Hồ Chí Minh”, NXB TP.HCM, 1999… Ngoài ra, còn rất nhiều bài viết về lĩnh vực kinh tế của người Hoa ở khu vực Đông Nam Á, TP.HCM đăng trên nhiều tạp chí khác nhau Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu sâu về “Mối quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở các quốc gia Đông Nam Á” Kế thừa các kết quả của những nghiên cứu trước, chúng tôi đã thực hiện việc tìm hiểu về hoạt động kinh tế của người Hoa ở TP.HCM và người Hoa ở các nước Đông nam Á, từ đó nhận dạng mối quan hệ hợp tác của họ trong quá khứ và hiện tại Qua đó, nhận định một số triển vọng hợp tác kinh tế của người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở khu vực Đông Nam Á trong xu thế hội nhập hiện nay và đề xuất một số kiến nghị để hoàn thiện, mở rộng phát triển mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở các nước Đông Nam Á

5 Phương pháp tiếp cận và thực hiện:

Đề tài áp dụng phương pháp phân tích thống kê, phương pháp điều tra và kết hợp với phương pháp xử lý dữ liệu định tính Cụ thể như sau:

- Sử dụng phương pháp phân tích số liệu thống kê các chỉ tiêu về kinh tế, vốn đầu tư, lao động, …

Trang 9

- Sử dụng phương pháp điều tra khảo sát một số doanh nghiệp để phân tích mối quan hệ giữa người Hoa ở TP.HCM và người Hoa ở Đông Nam Á, trong đó tập trung vào lĩnh vực kinh tế Mặc dù nhóm nghiên cứu đã chọn danh sách trên 100 doanh nghiệp người Hoa để tiến hành điều tra, nhưng do nội dung nghiên cứu liên quan đến vấn đề “mối quan hệ kinh tế của người Hoa”, khá nhạy cảm nên chúng tôi chỉ nhận được thông tin của 56 doanh nghiệp

- Sử dụng phương pháp xử lý dữ liệu định tính dưới hình thức phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm để bổ sung thêm phần phân tích, đánh giá cũng như những giải pháp mà đề tài đã đặt ra

6 Nội dung nghiên cứu

Kết cấu đề tài gồm 4 phần:

- Phần thứ nhất: người Hoa ở Việt Nam và ở thành phố Hồ Chí Minh

- Phần thứ hai: Người Hoa ở Đông Nam Á

- Phần thứ ba: Mối quan hệ kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM với người Hoa ở các nước Đông Nam Á

- Phần thứ tư: Một số kiến nghị nhằm mở rộng phát triển quan hệ kinh tế giữa người Hoa TP.HCM với người Hoa ở Đông Nam Á

Trang 10

PHẦN THỨ NHẤT:

NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM VÀ Ở TP.HCM

I NGƯỜI HOA Ở VIỆT NAM

Việt Nam và Trung Quốc có chung đường biên giới khá dài, vì vậy từ rất lâu hai nước đã có mối quan hệ giao hảo với nhau Ngay từ đầu công nguyên, những lưu dân từ Trung Hoa đã tìm đến Việt Nam sinh sống, buôn bán Những thế kỷ, được sử sách gọi là thời Bắc thuộc, quan lại, binh lính, nho sĩ, thương nhân, v.v… Trung Hoa

đã đến Việt Nam, một số họ đã ở lại định cư lâu dài Số lượng người Trung Hoa đến sinh sống ở Việt Nam ngày càng gia tăng, dần dần đã tạo nên một cộng đồng người Hoa đông đảo Cộng đồng Hoa đó về sau này đã trở thành dân tộc Hoa trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam Những năm của thập kỷ 70 của thế kỷ trước, cộng đồng Hoa ở Việt Nam đã lên đến hơn một triệu người

II NGƯỜI HOA Ở TP.HCM

II.1- Sự hình thành cộng đồng người Hoa ở TP.HCM

Cộng đồng người Hoa ở TP.HCM là những lưu dân Trung Hoa tìm đến miền Nam Việt Nam để có đất mưu sinh từ hơn ba thế kỷ về trước Năm 1679, một nhóm

di thần nhà Minh gồm 3.000 người đến xứ Đàng Trong trên 50 chiến thuyền do Trần Thượng Xuyên và Dương Ngạn Địch lãnh đạo, đã đến vùng đất cù lao phố Biên Hòa khai phá đất đai, xây dựng một cảng thị trên sông Đồng Nai, đó là một trung tâm thương mại, dịch vụ sầm uất còn gọi lại cù lao phố Từ Biên Hòa, nhiều người Hoa dần dần chuyển cư về vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn hiện nay và lập thành làng Minh Hương của người Hoa ở khu vực quận 5, quận 6 TP.HCM Cộng đồng người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn nhanh chóng phát triển và trở thành một trong những trung tâm tụ cư đông đúc của người Hoa ở Nam Bộ

Vào đầu thế kỷ XX, dân số người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn đã lên đến hơn 30.000 người chiếm khoảng 15% dân số thành phố đương thời Theo kết quả điều tra dân số TP.HCM 1/10/2004, dân số người Hoa ở TP.HCM là 408.809 người chiếm 6,7% dân số thành phố Địa bàn cư trú của người Hoa tập trung ở các quận 5,

6, 10, 11 và một số các quận huyện khác Ở TP.HCM, người Hoa thuộc nhóm ngôn ngữ Quảng Đông chiếm số đông khoảng 40% và kế tiếp là người Triều Châu, người Phúc Kiến, người Hải Nam và người Khách Gia (Hẹ)

II.2- Đời sống xã hội văn hóa của người Hoa ở TP.HCM

Về tổ chức cộng đồng: người Hoa thường cư trú tập trung thành các bang hội, làng xóm hoặc đường phố, hình thành nên những khu vực đông đúc, gắn bó

và đoàn kết tương trợ lẫn nhau Trong đó các gia đình cùng dòng họ thường ở quây quần bên nhau

Trang 11

Trong gia đình người Hoa, chồng (cha) là chủ hộ, chỉ con trai được thừa kế gia tài và con trai cả luôn được phần hơn Hôn nhân của người Hoa trước đây thường do cha mẹ quyết định

Việc ma chay theo phong tục Hoa phải trải qua lần lượt các bước: lễ báo tang,

lễ phát tang, lễ khâm liệm, lễ mở đường cho hồn người chết, lễ chôn cất, lễ đưa hồn

người chết đến cõi “ Tây thiên Phật quốc”, lễ đoạn tang

Người Hoa thích hát “sơn ca” (san cưa), các làn điệu dân ca gồm các chủ đề khá phong phú: tình yêu trai gái, cuộc sống, quê hương, tinh thần đấu tranh… Ca kịch cũng

là một hình thức sinh hoạt nghệ thuật được đồng bào ưa chuộng Ngày tết thường biểu diễn múa lân rồng, biểu diễn quyền thuật Lễ hội cũng là dịp tổ chức chơi đu, đua thuyền, vật, đánh cờ… Tín ngưỡng dân gian của người Hoa ở Nam Bộ là tập hợp các dạng thức mang tính đa thần và phiếm thần Đặc biệt đối với tín ngưỡng dân gian trong nghề nghiệp

Trong các hoạt động văn hóa xã hội trước năm 1975, những cơ sở giáo dục cho trẻ em đều do người Hoa đảm nhiệm chương trình học tập theo kiểu Trung Hoa: học và viết chữ Hoa (từ 4000 – 5000 mẫu tự khác nhau) Học Tứ Thư, Ngũ Kinh, giáo lý của Khổng Tử, học làm toán trên bàn tính cổ, học luân thường đạo lý và phép tắc xã giao Trung Hoa Trình độ dân trí của người Hoa không ngừng được nâng cao Hầu hết trẻ em người Hoa trong độ tuổi đi học đều được đến trường Trong năm học 2004 -2005, thành phố có gần 100.000 học sinh, sinh viên người Hoa Nhu cầu học tiếng Hoa của con em người Hoa cũng được tăng lên do nhận thức Dưới đây là bảng số liệu về tình hình dạy và học tiếng Hoa ở các quận huyện đông người Hoa ở TPHCM

II.3- Hoạt động kinh tế của người Hoa ở TP.HCM

II.3.1 Trước năm 1975

Hoạt động kinh tế của người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn trước năm 1975 tập trung vào lãnh vực thương mại và tiểu thủ công nghiệp Một số người Hoa đứng ra nhận việc xay xát lúa gạo, lập nên hệ thống nhà máy xay, kho lúa gạo ở Chợ Lớn khá quy mô ven hai bờ sông Bình Đông và Bình Tây (quận 6, 8) Ở miền Nam vào những năm 60 thế kỷ XX có khoảng 6.000 cơ sở bán buôn thì thương nhân người Hoa chiếm gần 80% số cơ sở Nhiều trung tâm bán buôn lớn của người Hoa tập trung ở Sài Gòn và các thành phố lớn như Đà Nẵng, Cần Thơ Ở chợ Lớn có các chợ đầu mối có đông thương nhân Hoa như chợ Bình Tây, An Đông, Soái Kình Lâm v.v… Về bán lẻ, có khoảng 60% doanh số bán lẻ ở miền Nam Việt Nam do tiểu thương Hoa tham gia thực hiện trải khắp các địa phương Hệ thống dịch vụ của người Hoa ở Sài Gòn – Chợ Lớn khá đa dạng và đặc sắc Đó là hệ thống các nhà hàng, tiệm ăn, khách sạn khá dày đặc ở Chợ Lớn với nhiều hình thức ăn chơi, giải trí như các tiệm ăn Bát Đạt, Đồng Khánh, Ái Huê v.v…

Về công nghiệp của người Hoa trước năm 1975 ở Sài Gòn và miền Nam nói

Trang 12

chung có một số nét đáng chú ý Đó là vào những năm 60, 70 tư sản người Hoa đã xây dựng được nhiều xí nghiệp quy mô, kỹ thuật hiện đại với đông đảo công nhân Ngành dệt, chế biến lương thực, thực phẩm , điện – điện tử, gốm sứ, hóa chất, giấy…

Về tiểu thủ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của người Hoa chủ yếu là sản xuất các thiết bị phụ tùng, các sản phẩm dân dụng điện cơ, máy móc đơn giản, gia công các sản phẩm như giày dép, may mặc, hàng thủ công như làm nhang, làm hàng

mã, kim hoàn,… Ngoài ra có một số nghề thủ công gần như chủ yếu do người Hoa đảm nhận như thuộc da, thủy tinh, làm khuôn mẫu, chế biến, buôn bán đông dược, các loại thuốc Bắc v.v…

Trên lĩnh vực tài chính, ngân hàng, tín dụng ở Sài Gòn có 31 ngân hàng đang hoạt động thì có 3 ngân hàng do người Hoa làm chủ và 7 ngân hàng có vốn cổ phần điều lệ của người Hoa chiếm đa số Về lĩnh vực giao thông vận tải, ước tính có hơn 4.000 phương tiện vận chuyển thủy bộ do người Hoa đảm trách

Nhìn chung, hoạt động kinh tế của người Hoa, trước hết là của các nhà tư sản Hoa ở Sài Gòn trong thời điểm trước năm 1975 đã phát triển khá quy mô và đa dạng với nhiều loại hình, lĩnh vực Nhiều ngành nghề của người Hoa chiếm ưu thế và giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu hoạt động kinh tế của Sài Gòn và miền Nam Việt Nam

II.3.2 Sau năm 1975 và hiện nay

II.3.2.1 Từ 1975 đến 1985

Tính đến năm 1985, toàn TP.HCM có 5.320 cơ sở sản xuất của người Hoa, chiếm 31,5% các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp của toàn thành phố Số lượng lao động người Hoa được sử dụng trong các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp đạt gần 50.000 người, chiếm gần 30% lao động toàn thành phố Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp của người Hoa năm 1985 đạt 5.697.800 đồng (giá cố định năm 1982), chiếm hơn 38% so với giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp của toàn thành phố

II.3.2.2 Từ sau năm 1986 đến nay

* Sản xuất tiểu thủ công nghiệp

Từ năm 1986 đến năm 1990 các cơ sở sản xuất dưới danh nghĩa hợp tác xã,

tổ hợp và những cơ sở cá thể phát triển nhanh chóng về số lượng cũng như chất lượng

Trong những năm 1990, tình hình sản xuất tiểu thủ công nghiệp của người Hoa ở TP.HCM đã có những bước phát triển mới Năm 1993 toàn thành phố có 2.240 doanh nghiệp ngoài quốc doanh có quy mô lớn, số vốn hàng chục tỷ, trong đó

Trang 13

có 880 doanh nghiệp là của người Hoa Các hoạt động doanh nghiệp này hoạt động trên nhiều lĩnh vực mà chủ yếu tập trung các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp Đáng chú ý là sản xuất tiểu thủ công nghiệp của người Hoa trong nhiều năm qua đã

có nhiều mối quan hệ chặt chẽ với khu vực sản xuất nông nghiệp ở nông thôn Một

số các cơ sở sản xuất cơ khí của người Hoa ở TP.HCM đã cung cấp các loại máy công cụ cho sản xuất nông nghiệp như máy tuốt lúa, máy sấy, máy xay xát,… Một

số cơ sở khác lại có những vùng nguyên liệu như ngành chế biến trà, ngành thức ăn gia súc, chăn nuôi gà, heo …

Từ sau năm 1986 với sự đổi mới trong phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước, đã tạo cơ hội thuận lợi cho hoạt động thương mại - dịch vụ của người Hoa Các thương gia người Hoa dần dần trở lại kinh doanh, mạng lưới thương mại - dịch

vụ mở rộng từ TP.HCM đến nhiều tỉnh thành trong cả nước

Quận 5 là một quận trung tâm TP.HCM và có đông người Hoa sinh sống, nơi đây còn được xem như một trung tâm thương mại - dịch vụ của thành phố Trong quận có nhiều chợ đầu mối như Soái Kình Lâm, Kim Biên, An Đông,… cung cấp hàng hóa đi các tỉnh Quận 5 còn có nhiều khách sạn nhà hàng lớn, toàn quận có 47 khách sạn nhà hàng lớn (số liệu năm 1992), trong đó có khoảng 40 khách sạn do các chủ người Hoa điều hành và phục vụ theo phong cách người Hoa Bên cạnh đó 54% các tiểu chủ người Hoa đảm nhiệm các dịch vụ ăn uống, giải trí, thẩm mỹ … Quận

5 cũng là nơi có những trung tâm giải trí như Nhà văn hóa quận trước đây là Đại Thế Giới Từ sau năm 1990, các hoạt động thương mại - dịch vụ của người Hoa

có nhiều đổi mới là không những tăng số lượng các cơ sở kinh doanh, tăng nguồn vốn, mà còn xuất hiện loại hình công ty trách nhiệm hữu hạn, những công ty này có nguồn vốn khá lớn và kinh doanh buôn bán nhiều mặt hàng hoặc chuyên doanh ngành hàng

III TIỀM NĂNG HỢP TÁC KINH TẾ CỦA NGƯỜI HOA Ở TP.HCM

Người Hoa ở TP.HCM có khả năng thu hút đầu tư, thu nhận khoa học kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất kinh doanh từ cộng đồng người Hoa ở các nước Đông Nam Á và thế giới

Vốn dĩ là một lực lượng quen thuộc với nền kinh tế hàng hoá, kinh tế tư nhân từng lăn lộn nhiều năm trong cơ chế thị trường, nay lại gặp môi trường thuận lợi, bà con người Hoa đón nhận thời cơ mới với một thái độ rất tích cực Họ tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh trên nhiều lĩnh vực với tốc độ phát triển cao, góp phần đáng kể trong việc phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM cũng như tạo thêm công ăn việc làm cho hàng chục ngàn lao động, làm tăng thêm sản phẩm xã hội, mở rộng thị trường lưu thông hàng hóa

Trang 14

Người Hoa với khả năng sáng tạo nhạy bén, cộng thêm sự thay đổi nhanh chóng của nền kinh tế thị trường, kết hợp với sự khéo léo, cần cù và kinh nghiệm làm ăn kinh tế, biết dự đoán sự thay đổi của tình hình kinh tế trong nước cũng như thế giới, luôn đi tiên phong trong một số lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế Một trong những lĩnh vực thu hút vốn đầu tư nước ngoài dể dàng với số lượng lớn mà chúng ta thực hiện khá tốt trong những năm vừa qua đó là việc kêu gọi đầu tư từ bà con kiều bào ở khắp nơi trong đó có lượng kiều hối đáng kể của người Hoa

Bên cạnh những nguyên nhân tác động tích cực đến mối quan hệ hợp tác kinh tế giữa người Hoa ở TP.HCM và người Hoa ở các nước Đông Nam Á cũng còn một số nguyên nhân làm hạn chế sự phát triển mối quan hệ này, cụ thể: phần lớn doanh nghiệp người Hoa có quy mô vừa và nhỏ nên năng lực cạnh tranh chưa cao; việc mai một dần các ngành nghề truyền thống do không có cơ hội trao đổi kinh nghiệm giữa các ngành nghề với nhau; lực lượng lao động không được đào tạo chính quy; người Hoa còn mang nặng lối sống “trọng nghề hơn trọng chữ”, “trọng thương hơn trọng tài”, sống khép kín, an phận, cầu toàn, đặc biệt trong giới lao động nghèo trở thành một lực cản trong việc phát triển kinh tế - xã hội; trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp thì đa phần là những máy móc đã lạc hậu, mặt bằng sản xuất kinh doanh nhỏ chất lượng sản phẩm kém; khó khăn về vốn

Trang 15

PHẦN THỨ HAI:

NGƯỜI HOA Ở ĐÔNG NAM Á

I NGƯỜI HOA Ở ĐÔNG NAM Á:

I.1 Khái niệm

Trong công trình nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm “Người Hoa”,

“Người Hoa ở Việt Nam”, “Người Hoa ở Đông Nam Á” với cách hiểu, là những người dân Trung Hoa, rời bỏ đất nước Trung Hoa đến định cư ở Việt Nam, hoặc ở các nước Đông Nam Á … và những thế hệ con cháu của họ sinh ra tại các quốc gia

đó, họ là công dân của các nước sở tại Những người Hoa này có nguồn gốc Trung Hoa, còn giữ được một số yếu tố văn hóa Trung Hoa, nhưng họ đã hội nhập vào các quốc gia đang sinh sống ở Đông Nam Á, một số họ là các thế hệ con cháu có sự hòa huyết giữa người Hoa và người bản địa.

I.2 Quá trình hình thành cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á

Nguồn: Tập họp từ nhiều nguồn tư liệu

I.2.2 Quá trình hình thành các cộng động người Hoa ở Đông Nam Á

Những lưu dân Trung Hoa có mặt tại các quốc gia Đông Nam Á từ khá sớm,

Trang 16

họ rời bỏ đất nước Trung Hoa tìm đến định cư ở các nước Đông Nam Á là do nạn đói, dịch bệnh hoành hành, do chiến tranh, loạn lạc Ngoài ra, những thương nhân người Trung Hoa tìm đến các quốc gia Đông Nam Á để buôn bán và sau một thời gian, tiếp tục định cư lâu dài Tìm đến các nước Đông Nam Á còn phải kể đến một

số lưu dân Trung Hoa, mà họ vốn là những quan lại, nho sĩ, trí thức bất đồng chính kiến với nhà nước đương thời

Những cuộc ra đi của những lưu dân Trung Hoa kéo dài nhiều thế kỷ đã làm cho số lượng người Hoa hải ngoại không ngừng tăng lên và cho đến trước thế kỷ XVII đã hình thành nên các cộng đồng cư dân người Hoa ở các quốc gia Đông Nam

Á

Nhìn chung, cho đến khoảng thế kỷ XVII, trước khi tư bản phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á, tại đây đã hình thành nhiều trung tâm tụ cư của người Hoa, và một thực thể cộng đồng người Hoa ở Đông Nam Á Phần lớn, các trung tâm

tụ cư của người Hoa dọc ven biển, các cảng khẩu, các đô thị và trung tâm hành chính, giao thương… Người Hoa đã tham dự vào công cuộc phát triển các quốc gia vùng Đông Nam Á trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là các hoạt động kinh tế

II HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA NGƯỜI HOA Ở ĐÔNG NAM Á

Tìm hiểu về hoạt động kinh tế của người Hoa ở các nước Đông Nam Á cần nghiên cứu qua các giai đoạn lịch sử, cụ thể:

II.1 Thời kỳ hình thành các cộng đồng người Hoa trước thế kỷ XVII

Hoạt động kinh tế của người Hoa ở các nước Đông Nam Á vào thời điểm trước thế kỷ XVII, tập trung trên lĩnh vực thương mại và một phần tiểu thủ công nghiệp Hoạt động kinh tế của họ có nhiều đóng góp cho kinh tế các quốc gia sở tại, đặc biệt là đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hoá cho khu vực Đông Nam Á

II.2 Giai đoạn các quốc gia Đông Nam Á dưới thời thống trị của thực dân tư bản phương Tây

Nhìn chung hoạt động kinh tế người Hoa ở Đông Nam Á trong giai đoạn này có một số nét chung như sau:

- Trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa thực dân tại các quốc gia Đông Nam Á, hoạt động kinh tế của người Hoa vẫn tiếp tục tập trung ưu thế trên lĩnh vực thương mại, kế đến là tiểu thủ công nghiệp

- Cùng với việc mở rộng công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á, hoạt động kinh tế của người Hoa Đông Nam Á ngoài lĩnh vực thương nghiệp, thủ công nghiệp còn lan sang nhiều phương diện khác, như nông nghiệp, khai khoáng …

Ngày đăng: 09/02/2015, 04:03

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phan An, Người Hoa Nam bộ, NXB Khoa học xã h ội, Hà N ội 2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Hoa Nam bộ
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội
2. Phương Kim Anh, Sự hình thành và phát triển vấn đề người Hoa Đông Nam Á – Nghiên cứu tại các nước Thái Lan, Philippines, Malaysia, Indonesia, (Bùi Thị Kim Định dịch), NXB Thời Sự, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sự hình thành và phát triển vấn đề người Hoa Đông Nam Á – Nghiên cứu tại các nước Thái Lan, Philippines, Malaysia, Indonesia
Nhà XB: NXB Thời Sự
3. Phạm Cường, Đồng bào người Hoa ngày càng đóng góp nhiều cho đất nước, VietnamNet ngày 17/02/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đồng bào người Hoa ngày càng đóng góp nhiều cho đất nước
4. Hoàng Diệu, Hoa Kiều – Nhân tố quan trọng thúc đẩy kinh tế Trung Quốc, VietnamNet ngày 17/12/2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhân tố quan trọng thúc đẩy kinh tế Trung Quốc
5. Trần Văn Đĩnh, Vấn đề Hoa kiều ở Đông Nam Á, NXB Quê Hương, 1960 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề Hoa kiều ở Đông Nam Á, NXB Quê Hương
Nhà XB: NXB Quê Hương"
6. Mạc Đường, Xã hội người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh sau năm 1975 tiềm năng và phát triển, NXB Khoa học xã hội TP.HCM, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xã hội người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh sau năm 1975 tiềm năng và phát triển
Nhà XB: NXB Khoa học xã hội TP.HCM
7. Châu Thị Hải, Các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam, NXB KHXH- Hà Nội, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhóm cộng đồng người Hoa ở Việt Nam
Nhà XB: NXB KHXH-Hà Nội
8. Châu Thị Hải, Làm thế nào để huy động nguồn lực kinh tế của người Hoa cho sự phát triển bền vững của các nước Asean, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Làm thế nào để huy động nguồn lực kinh tế của người Hoa cho sự phát triển bền vững của các nước Asean
9. Châu Thị Hải, Người Hoa trong hợp tác kinh tế Asean – Trung Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Hoa trong hợp tác kinh tế Asean – Trung Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á
10. Châu Thị Hải, Người Hoa với xu thế liên kết khu vực trong bối ảnh toàn cầu hóa, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, 2001 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Hoa với xu thế liên kết khu vực trong bối ảnh toàn cầu hóa
11. Châu Thị Hải, Vị trí kinh tế người Hoa ở các nước Asean, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, 1998 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vị trí kinh tế người Hoa ở các nước Asean
12. Hàm Chấn Hoa, tài liệu dịch “Tổng hợp sử liệu các đảo Hải Nam nước ta (Trung Quốc)” Sách, tạp chí
Tiêu đề: tài liệu dịch “Tổng hợp sử liệu các đảo Hải Nam nước ta (Trung Quốc)
13. Đào Huy Huân, Kinh tế hải đảo, NXB Trẻ, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế hải đảo
Nhà XB: NXB Trẻ
14. Trần Khánh, Vai trò người Hoa trong nền kinh tế các nước Đông Nam Á, NXB Đà Nẵng, 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò người Hoa trong nền kinh tế các nước Đông Nam Á
Nhà XB: NXB Đà Nẵng
15. Nguyễn Quốc Long, Vài nét về lao động Hoa Kiều tại TP.HCM, Tạp chí Thông tin khoa học lao động và xã hội, 1994 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vài nét về lao động Hoa Kiều tại TP.HCM
16. Nguyễn Quốc Lộc-Nguyễn Công Khanh-Đoàn Thanh Hương, “Tổng quan về ASEAN”, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Tổng quan về ASEAN”
Nhà XB: NXB Tổng hợp TP.HCM
17. Công Phiên, Người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh: nét son 30 năm, Báo Sài Gòn Giải Phóng ngày 09/06/2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh: nét son 30 năm
18. Nguyễn Văn Sang, Người Việt gốc Hoa và nền kinh tế Việt Nam, Luận văn cao học 1972 – 1974 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Việt gốc Hoa và nền kinh tế Việt Nam
21. Hoàng Trường Tâm, Vai trò Hoa kiều trong nền kinh tế Việt Nam, Luận văn cao học năm 1972 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò Hoa kiều trong nền kinh tế Việt Nam
22. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hoá Việt Nam, NXB Giáo Dục, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ sở văn hoá Việt Nam
Nhà XB: NXB Giáo Dục

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w