Sở Khoa học và Công nghệ
Trung tâm Khoa học Xã hội - Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh
Trang 2Báo cáo tóm tắt dé tài
Người Việt Nam ở các nước Đông Nam Á
và mối quan hệ với Thành phố Hồ Chí Minh
Chủ nhiệm để tài:
PGS.TS Nguyễn Quốc Lộc * Thời gian thực hiện từ 11-2002
s Nghiệm thu giai đoạn 1 ngày 17-5-2004 + Hoàn thành ngày 30-4-2005
s Công trình nghiên cứu “Người Việt Nam ở các nước Đông Nam Á
và mối quan hệ với Thành phố Hồ Chí Minh” dày 289 trang, trong đó phân
ban van 216 trang và phụ lục 72 trang
Tóm tắt công trình nghiên cứu:
MỞ ĐẦU
Chọn để tài nghiên cứu “Người Việt Nam ở các nước Đông Nam Á và mối quan hệ với Thành phố Hồ Chí Minh” có lý do xuất phát từ nhận thức chính sách, chủ trương của Đảng và Nhà Nước ta coi “người Việt Nam định cư ở nước ngồi là bộ phận khơng tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam” (NQ đại hội IX của Đẳng) và vị thế cũng
như lợi thế của Thành phố Hồ Chi Minh trong việc thực hiện đối với người
Việt ở các nước láng giểng
Đối tượng nghiên cứu của để tài được xác định rõ: Trọng tâm nghiên cứu là người Việt Nam ở các nước Thái Lan, Campuchia và Lào Đó là người Việt di cư từ đất nước Việt Nam đến sinh sống ở các nước láng giéng và con cháu họ sinh ra và lớn lên ã đó Họ đã và đang chưa được mang
quốc tịch của nước đang sinh sống, nhưng còn lưu giữ ít nhiều yếu tố văn
hóa Việt Nam đủ để nhận biết họ khác với người dân bản địa và họ tự nhận mình là gốc Việt Nam
Phương pháp tiếp cận của để tài khá đa dạng: phương pháp lịch sử, phương pháp văn bản học, phương pháp thu thập thông tin qua mạng
Internet, qua nhân chứng mang tin, phương pháp khảo sát chụp ảnh ở thực
Trang 3Đề tài nghiên cứu là một vấn để còn mới mẻ Ở nước ta, để tài nghiên cứu về người Việt Nam ở nước ngoài được bắt đầu chú ý đến trong khoảng gần 20 năm nay Một số quyển sách đã được xuất bản và phần lớn
là những bài viết trên các báo và tạp chí Danh mục tài liệu tham khảo mà
công trình giới thiệu có 130 quyển sách và bài báo, trong đó có 6 tài liệu tiếng Anh và 4 quyển sách tiếng Thái Lan xuất bản ở Thái Lan
Chương 1: Người Việt Nam ở Thái Lan 1.1 Người Việt Nam đến Thái Lan trước 1945
1.1.1 Sự có mặt của người Việt Nam ở Ayuthaya hôi thế kỉ XVI: Ở Ayuthaya, người Nhật Bản, người Bê Đào Nha đến lập thương điểm sau năm 1511 ít lâu Người Hà Lan mở thương điểm năm 1608 Sau đó, người
Anh đến buôn bán và người Pháp vào giao thương và giảng đạo Khi người
Pháp đến thì tại Ayuthaya đã có khá đông người Việt Nam ở thành làng, gọi là “làng Việt Nam” hoặc “Trại Việt Nam” Ngày nay ở Ayuthaya còn địa danh “Ban Yoan”
Giáo sĩ De La Monte đến Ayuthaya ngày 26-8-1662 và ông đã đến “làng Vệt Nam” truyền đạo cho 40 gia đình người Việt Đến năm 1666 một Đại chủng viện được xây dựng ngay tại “làng Việt Nam” Thống kê công giáo cho thấy số người Việt Nam theo đạo, học ở đại chủng viện Ayuthaya và tiểu chủng viện Araluprau khá dong Năm 1668 có một số người Việt thụ phong linh mục (Ô.Tràng 29 tuổi, Ô.Bên, Ô.Huệ 46 tuổi, Ô.Hiển 54
tuổi)
Một số bản để cổ do người Pháp vẽ năm 1687 và năm 1693 có vẽ khu cư trú của người Việt, ghỉ là "Cochichinois” hoặc “Annamite” Giữa thế kỷ XVII “làng Việt Nam” ở Ayuthaya có tới 60 xuất đính thiết lập một đơn vị hải quân trực tiếp tháp tùng nhà vua Xiêm ra trận
Trong công trình, đã nhận định: “để đến giữa thế kỉ XVII có được một số lượng khá đông, đã có thế hệ 2 (“người sinh trưởng tại chỗ ”) thì đầu thế kỷ XVII đã có người Việt Nam ở Ayuthaya
1.1.2 Những đợt nhập cư của người Việt vào Thái Lan trong thế kỷ
XVII - XIX:
- Năm 1776 Tôn Thất Xuân và Mạc Thiên Tứ (sách Thái Lan viết là
Trang 4- Năm 1785 Nguyễn Anh chạy sang Xiêm xin trú đóng ở LongKỳ (Vọng Các) Năm 1787 Nguyễn Anh về nước hằng ngàn người ở lại Thái
Lan, vùng Thanon Pahuret
- Năm 1787 Nguyễn Huỳnh Đức cầm đầu 5000 quân vượt qua Lào sang Bangkok Đức về nước nhưng 2/3 số quân ở lại Thái Lan, ở vùng Saphan Han (Bangkok)
- 1835 sau vụ Lê Văn Khôi, 2000 người Việt sang cư trú vùng Sảm Sén (Bangkok)
1.1.3 Người Việt Nam sang Thái Lan trong thé ki XX:
- Phan Bội Châu sang Thái Lan 3 lần (1908, 6-1909, 9-1910) xây dựng căn cứ ở Bản Thâm, Pạc Nam Phô: Năm 1924 gửi lời kêu gọi Việt Kiểu ở Xiêm
- Nguyễn Ái Quốc đến Thái Lan 2 lần (1927 - 1929 và 3-1930) Bài viết "người An Nam ở Xiêm”, 1926
1.2.Người Việt Nam ở Thái Lan từ 1945 - 1975: 1.2.1.Thời kì 1945 - 1954:
- “Chiến khu Sakon” và “Việt Nam Độc lập quân”
- Người Việt ở Lào tần cư sang Thái Lan 4-3-1946
- "Việt kiểu giải phóng quân”, 13 chiến khu được thành lập trên đất
Thái, 4 đơn vị hải ngoại (Bộ đội Hải ngoại số 1, Bộ đội Quang Trung, Chi
đội Trần Phú tức Chi đội Hải ngoại IV và Tiểu đoàn Hải ngoại Cửu Long 1I) được tổ chức tôi về nước chiến đấu chống Pháp trong năm 1946 — 1947
1.2.2 Thdi ki 1954 — 1975:
Cuộc hổi hương của Việt Kiểu ở Thái Lan về nước (1960 - 1964)
hơn 45.000 người, 75 chuyến tầu thủy
- Việt Kiểu Thái Lan tổ chức đám tang Bác Hỗ 1969
- Các phong trào yêu nước, chống Mỹ: Lao động đồng tâm, Bán hàng đông tâm, Hũ gạo đồng tam, NG hoa đánh Mỹ, nuôi quân, dũng sĩ điệt Mỹ
Suết thời kì 1945 - 1975 người Việt Nam ở Thái Lan đã tổ rõ là bộ
phân không tách rời và là nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam Nguồn lực đáng quý đó từ lòng yêu nước và truyền thống cách mạng Việt
Nam biểu hiện trong hoàn cảnh sinh sống ổ nước ngoài, ở một nước mà
chính phủ cm quyền theo đuổi một chính sách cấu kết với kể thù chống lại
nhân dân Việt Nam
1.3 Người Việt Nam ở Thái Lan hiện nay (Qui mô, cấu trúc cộng đồng, các khu vực kiểu cư)
- Số lượng 120.000 người, đứng thứ 6 trong gần 100 nước có người
Trang 5- Địa bàn cư trú rộng, cả 4 vùng của Thái Lan, đều có người Việt, - Thủ đô Bangkok có người Việt cư trú lâu đời, ở Phố Tàu, ở Sảm Sển, ở Bang Phô, ở Saphan Khao
- Đông Bắc Thái Lan: 13 trong 19 tỉnh có người Việt, đông nhất là ở
6 tỉnh (Nọng Khai, Mucdahan, Ubon Ratchathani, Udon Tham, Nakhon Phanom, SaKon Nakhon) ở đây có những nơi người Việt Nam ở tập trung, thuần Việt hoặc gân thuần Việt Ví dụ: Bản Mạy, nay là làng Hữu nghị Thái- Việt, 127 gia đình người Việt Nam
1.3.2 Hoạt động kinh tế của người Việt Nam ở Thái Lan 1.3.3 Văn hóa — xã hội người Việt Nam ở Thái Lan: - Tiếng Việt - Chùa Việt: 19 ngôi chùa do người Việt xây dựng (Wat Yoan), sớm nhất là vào thế kỷ 18 - Gia đình ~ thờ cúng tổ tiên ~ Bàn thờ - Đền thờ Trần Hưng Đạo - Tết Nguyên Đán
- Quan hệ người Việt Nam với nhân dan SỞ tại
1.3.4 Chính sách của Thái Lan đối với Việt kiểu
Chương 2: Người Việt Nam ở Campuchia 2.1 Người Việt Nam đến Campuchia trước 1945:
Tài liệu lịch sử của Việt Nam và Biên niên lịch sử Hoàng Gia Campuchia cho thấy người Việt Nam đến sinh sống ở vùng đất ngày nay là lãnh thổ Vương quốc Campuchia khá sớm, từ thế kỷ XVII
Năm 1620 Công chúa Ngọc Vạn trở thành Hoàng hậu Chân lạp Người Việt sang khẩn hoang được vua “cho định cư trong lãnh thổ được làm chủ phần đất khai hoang và hưởng quyển lợi ngang hàng với người
Campuchia” Vùng đất người Việt đến sinh sống sớm nhất là xã Ba Nam,
huyện Srok Peamchoc, tỉnh Prây Veng hiện nay Tên làng, tổng đặt tên
Việt Nam (An Phú, An Bình, Mỹ Thiện, Kim Hưng, Vĩnh lợi, Vĩnh Hòa )
Tỉnh Kanda! có các làng Mỹ Quý, Phú Mỹ, Chỉ Phu, Cây Dầu, Ba Thu, Sóc Nóc Các tỉnh này giáp với Việt Nam Các hương chức làng do người Việt đảm nhiệm
Trang 6Hoạt động kinh tế đa dang, nhiều người lao động cực nhọc, đời sống khổ sở, nhất là phu đôn điển cao su và làm nghề cá ở Biển Hồ
2.2 Người Việt Nam ở Campuchia từ 1945 đến 1975:
Tham gia Cách mạng Tháng Tám 1945 và kháng chiến chống Pháp ở
Nam Bộ và trên đất Campuchia Đại đội “Cao Miên Việt kiểu cứu quốc
quân” thành lập 24-9-1945 với 200 Việt kiểu
Tham gia “Bộ đội độc lập số 1” và “Bộ đội Quang Trung”
Đóng góp xây dựng và hoạt động của các đơn vị ở tại Camouchia:
*Bộ đội Ngô Quyền” ở Siêm Riệp, Bộ đội “Tran Quang Khải” ở Kompong Spư, Bộ đội "Triệu Quang Phục” ở Battambang, Bộ đội “Lý Thường Kiệt”, Bộ đội “Trần Nguyên Hãn”, Bộ đội “Yết Kiêu”
*Đội quyết tử” của Việt Kiểu Thành phố PhnomPênh thành lập năm 1951 đã ám sát tên Pháp đứng đầu chính quyển ở Campuchia ngày 29 - 12 - 1951,
Trong công trình đã viết “350.000 người Việt Nam ở Campuchia là một lực lượng to lớn và rất tích cực ủng hộ cách mạng, đóng góp cho kháng chiến”
Bằng nhiều hình thức, ở tất cổ các mặt trận người Việt Nam ở
Campuchia trong suốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 — 1954) và chống Mỹ (1954 - 1975) đã trực tiếp tham gia chiến đấu, đóng góp sức người sức của và hy sinh xương máu đã được tái hiện trong các phần của chương này
Từ 1959 đến 1967 có 15 ngàn người về miễn Nam kháng chiến
Qui I ndm 1968 có 6.353 tân binh là Việt Kiểu Campuchia về nước
chiến đấu
Từ 1973 có hằng vạn Việt kiểu ở Biển Hỗ hãng hái về miễn Đông xây đựng căn cứ Trung Ương cục ở Tây Ninh và Déng Nai
Người Việt Nam ở Campuchia hy sinh và bị tần sát đã man do bọn Lon Non — Sirik Matac
2.3 Người Việt Nam ở Campuchia từ 1975 đến nay:
Ngày 17 - 4— 1975 thủ đô PhnomPênh và cả nước Campuchia được
giải phóng, nhưng bọn PonPót - Yeng Sari đã đưa đất nước đi vào con đường thẩm khốc, thi hành chế độ diệt chủng Đến ngày 7- 1 — 1979 nhân dân Campuchia đã vùng đậy làm lại cuộc cách mạng bị phần bội, giành lại chính quyển về tay nhân dân
Trang 7Những biến động trong lịch sử đất nước Campuchia mấy thập niên vừa qua đã tác động mạnh mẽ cộng đổng người Việt Nam ở Campuchia
Thời thống trị của bọn PônPốt - lêng Sary có hằng triệu người dân Campuchia bị giết và có đến 4 vạn người Việt Nam ở Campuchia bị sát hại Số lớn người Việt phải trốn chạy về Việt Nam để lánh nạn Tính đến 6 — 1976 đã có 236.679 người Việt ở Campuchia phải rời khỏi nơi cư trú nhiều đời chạy về Việt Nam với hai bàn tay trắng Hàng ngàn người bị giết dọc
đừơng Số còn lại trốn vào rừng, ở trên sông, trên hồ
Sau khi PônPốt bị lật đổ, số người Việt định cư ở Campuchia trước
đây chạy về Việt Nam lánh nạn dần dân trở lại Campuchia làm ăn sinh
sống Hòa cùng dòng người này có cả một số trước đây là ngụy quân, ngụy
quyển không chịu cải tạo, có tiễn án tién sự, lưu manh trộm cướp cũng kéo
đến Campuchia Một số là bộ đội của ta đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc bổ
ngũ cũng tìm cách ở lại Campuchia để sinh sống Từ năm 1990 trở lại đây do việc quản lí qua lại giữa hai nước thiếu chặt chế nên nhiều người dễ
dàng sang Campuchia làm ăn, trong đó có số khá đông là gái hành nghề
mại dâm và những người đến dây tìm kiếm công việc theo thời vụ
Số người Việt sinh sống ở Campuchia tăng lên nhiều từ năm 1990
Theo Báo cáo của "Ban Liên lạc Việt kiểu ở Campuchia hồi hương” thì
đến tháng 2 - 1992 những nơi có đông người Việt sinh sống như sau: Thủ
đô PhnomPênh có trên 40.000 người, ở 5 tỉnh quanh Biển Hể có 25.000 người, ở 5 tỉnh Tây Nam và cảng Kompongsom có 55.000 người (nhiều nhất là tỉnh Kanda] 35.000 người), ở 3 tỉnh Đông Nam có 26.000 người (nhiều nhất là tỉnh Prây Veng 20.000 người)
Năm 1998 Campuchia đã tiến hành điều tra dân số Số lượng người Việt được đưa ra là hơn 20.000 người ở thủ đô PhnomPênh và 130.000
người trên cả nước Campuchia
Trong Báo cáo của Bộ Nội vụ Campuchia 6 tháng đầu năm 1999 cho biết hiện có 243.388 người nước ngoài, trong đó 103.961 người Việt Nam, chỉ tính 16 tỉnh và thành phố (còn 8 tỉnh chưa được kiểm kê) ,
Trong Báo cáo đã viết: “Tình hình nói trên cho thấy số người Việt ở
Campuchia luôn biến động Khi mà không có sự quần lí chặt chẽ và các biện pháp để thống kê chưa thật khoa học thì số liệu có được chỉ là tương
đối ” Con số tương đối đó là khoảng 140.000 người
Hiện nay, hầu hết các tỉnh của Campuchia đều có người Việt sinh sống Những nơi tập trung đông hơn cả là thủ đô PhnomPênh, các tỉnh giáp Việt Nam (Kandal, Prây Veng, Sray Rieng, Takeo ), vùng Biển Hỗ (làng
Trang 8tăng lên nhiều là Siêm Riệp, vùng PoiPet giáp Thái Lan và các vùng kinh tế cửa khẩu giáp Việt Nam
Hoạt động kinh tế của người Việt Nam ở Campuchia rất đa dạng Họ đã đóng góp quan trọng trong việc phát triển kinh tế — xã hội của đất nước Campuchia, nhưng cũng phải trải qua nhiều gian truân, khốn khó Giờ đây, cùng với tình hình đất nước Campuchia ổn định và quan hệ Việt Nam ~ Campuchia phát triển tốt đẹp, hoạt động kinh tế của người Việt Nam ở Campuchia có diéu kiện phát triển vững chắc
2.3.2 Đời sống văn hóa — xã hội của người Việt Nam ở Campuchia: Ở Campuchia, trong điều kiện địa lí, lịch sử nói trên, ý thức cộng đông của người Việt Nam được duy trì Những nơi mà người Việt sống tập
trung, ở thành cụm dân cư, thành “Phum”, thành “Khum” riêng tính cộng
đồng không chỉ thể hiện trong ý thức, là giá trị, mà còn cả thiết chế xã hội
nữa Những làng nông nghiệp ở Prây Veng, ở Svay Riêng, những làng trên
sông ở Kandal, ở Takeo, ở Meanchey, làng nổi ở Biển Hồ, ở các đồn điển cao su Chụp, Mimot, Snual, Chamca An Đông tính cộng đồng giúp họ dựa vào nhau, tương trợ nhau, cùng làm ăn, sinh sống Những Chauvay Khum, Chauvay Phum, Chauvay Srok, là người Việt thuận lợi cho việc phát huy
tính cộng đồng Việc tổ chức lực lượng đông đảo Việt kiểu ở Campuchia
tham gia cách mạng, đóng góp cho kháng chiến là sức mạnh của lòng yêu
nước và lợi thế của tính cộng đồng được phát huy
Công đồng gia đình là gần gũi, thân thiết nhất được truyền giữ trong người Việt ở Campuchia Truyén thống văn hóa Việt Nam coi trọng gia đình, quan hệ các thành viên trong gia đình thân ái, hòa thuận Họ luôn nhớ về cội nguồn, nghĩ về quê hương, gắn bó với Tổ quốc
Người Việt ở Campuchia hiện nay dân trí rất thấp, nhiều nơi bà con
lo làm ăn, kiếm sống, lao động lam lũ, không được học hành Tỷ lệ mù chữ
cao
Việc dạy và học tiếng Việt cho con em Việt kiêu ở Campuchia còn nhiều khó khăn Cả nước Campuchia hiện nay chỉ có 24 trường lớp dạy và học chữ Việt (từ mẫu giáo đến lớp 5) Thành phố PhnomPênh chỉ còn vài
trường tiểu học (Lạc Hồng, Tiến Hóa, Kim Biên, Hữu Nghị, Tân Tiến
Trang 9Con em người Việt ở Campuchia cũng rất khó khăn trong việc học
hỏi, nâng cao dân trí ở các trường của nhà nước Campuchia Do cuộc sống
khó khăn, không ổn định, nhiều gia đình chỉ lo mưu sinh, kiếm sống, không
chăm lo được việc học cho con em, đành chịu thất học
Ở Campuchia, người Việt định cư cũng đã xây dựng nên một số đình,
đến thờ, nhà thờ và chùa Có hằng chục ngôi chùa Phật giáo đại thừa do
người Việt lập nên ở Campuchia, nay vẫn mang tên Việt — như các chùa: Long Quan, Kim Phước, Thiên Phước, Kim Quang, Sùng Phước, Kim Chương, Dao Trang Quan Am
2.3.3 Sự hòa nhập của Việt Kiểu vào xã hội Campuchia: Đến sinh sống ở nước láng giểng Campuchia, người Việt có nhiều thuận lợi về địa lý, môi sinh, xã hội văn hóa để hòa nhập nơi sở tại Việt Nam và
Campuchia đều là thuộc địa của thực dân Pháp, nhân dân hai nước cùng
trải qua lịch sử lâu dài đấu tranh giành độc lập cho Tổ quốc mình Cùng một số phận, chung một kể thù nên người Việt Nam và người Campuchia có cùng cảnh ngộ, đồng cảm nhau Đó cũng là thuận lợi quan trọng cho người Việt Nam đến sinh sống ở Campuchia hòa nhập vào xã hội nước sở tại
6 Campuchia, người Việt lao động cần cù, vượt qua mọi thách thức,
gian nan, tạo lập cho mình, gia đình mình cuộc sống mới Những vùng đất
hoang vu được khai phá thành ruộng vườn, những vùng đất đỏ rộng lớn thành đồn điển cao su, nguồn cá to lớn của Mekong và Biển Hồ được khai thác có công lao đóng góp của người Việt
Những khó khăn mà người Việt ở Campuchia gặp phải là do tình hình đất nước này nhiều biến động, luôn bất an và những biện pháp quản lí, đối xử của chính quyền và ở các địa phương: sắc lệnh cấm hành nghề hổi 1957 (18 nghề, sau thêm 6 nghề nữa), Hiến pháp Campuchia (1947, 1956, 1993) qui định về quyển sở hữu, luật nhập cư 1994, Luật quốc tịch 1996 Ở Campuchia nạn hối lộ và cướp bóc điễn ra ở khắp nơi thì Việt kiểu là nạn nhân Các phe phải ở Campuchia tranh giành quyển lực thì vấn để
Việt kiểu là một trong những điểm nóng mà họ đều lợi dung, tim cách kích
động Việt kiểu của Campuchia là nạn nhân của những vụ xua đuổi, tàn sát, khủng bố,
Tình hình nói trên làm cho nhiều người Việt không có cuộc sống ổn định ở Campuchia Tư tưởng “dễ ở, khó về” phổ biến trong khá nhiều người Những năm gần đây, xuất hiện một số người Việt đến Campuchia bất hợp pháp, có người là tội phạm trốn sang Campuchia, có những người
làm ăn phi pháp (buôn lậu, gái mại dâm ) Trong khí đó, một bộ phận lại
Trang 10-8-sống bừa bãi, tùy tiện, bất chấp cả pháp luật sở tại, cả dư luận, gây tâm lý đố ky, níu kéo, chèn ép lẫn nhau dễ tạo cớ cho kẽ xấu lợi dụng phá hoại,
gây ảnh hưởng đến cộng đồng và đất nước
Một thực trạng đáng quan ngại là một số đông người Việt Nam bằng nghề sông nước, không có giấy tờ hợp lệ
Tình hình trên đây cho thấy cộng đồng người Việt Nam ở Campuchia phải được ổn định lâu dài và xây dựng mạnh mẽ mọi mặt mới có thể tự khẳng định được mình và mới có thể góp phần vào xây dựng và phát triển đất nước Campuchia và Tổ quốc Việt Nam Phải từng bước nâng dẫn vị thế kinh tế, chính trị của cộng đồng Dần xóa bỏ những vướng mắc liên quan đến vấn để Việt kiểu trong quan hệ giữa hai nước Phải từng bứơc xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức hội Việt kiểu ở Campuchia
Có thể nói trong tất cả các cộng đồng người Việt dang sinh sống tại
các nước trên thế giới, thì cộng đồng người Việt ở Campuchia có đời sống khổ cực và nguy hiểm Nhiều người sống lênh đênh trên những con thuyền
vừa là chỗ nương thân, vừa chài lưới kiếm sống Trong quá khứ, bị đây đọa luôn ám ảnh Nay những nguy cơ bị tàn sát, khủng bố, kỳ thị vẫn còn là mốt đe dọa họ
Người Việt ở Campuchia tuy nghèo về vật chất nhưng phần tình cảm, một lòng son sắt với quê hương, Tổ quốc, yêu thương đùm bọc lẫn nhau và luôn hướng tới tương lai tốt đẹp Trong hai cuộc kháng chiến trứơc đây cộng đồng người Việt ở Campuchia đã có nhiều hy sinh, và tổn thất to lớn Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định công lao đó và có qui định (1977) rõ Việt kiểu ở Campuchia được hưởng trọn vẹn quyển công dân và mọi chính sách giống như nhân dân miền Nam và nhân dân cả nước
Ngày nay, cộng đồng người Việt ở Campuchia cũng như ở các nước
khác là bộ phận không tách rời và là nguồn lực của cộng dổng dân tộc Việt
Nam, là nhân tố quan trọng góp phần tăng cường quan hệ, họp tác, hữu nghị giữa nước ta với các nước
Chương 3: Người Việt Nam ở Lào 3.1 Lịch sử của người Việt sang Lào:
Là nước láng giểng hiện có chung biên giới với Việt Nam hơn hai ngàn cây số, cho nên Lào là quốc gia có người Việt đến sinh sống vào loại
sớm nhất
Trang 11Châu Công chúa Ngọc Hoa về nhà chồng mang theo số gia nhân Chiến tranh Trịnh Nguyễn thế kỷ 17 và nạn đói liên miên đã đưa nhiều người Việt tìm cách sang Lào
Lê Quí Đôn miêu tả các con đường sang Lào hồi thế kỷ 18
Thế kỷ 19 — 20 nhiều người Việt Nam sang Lào sinh sống Sau các cuộc khởi nghĩa chống Pháp nhiều người trốn tránh sang Lào
Thực dân Pháp thực hiện chính sách di dân lạo động phục vụ mục đích khai thác thuộc địa Lào nên sử dụng người Việt Nam: bộ máy cai trị, lính khổ xanh, công nhân xây dựng, làm hầm mỏ (Phong Tiu, Bò Nèng)
Trước 1945 số lượng người Việt ở Lào trên 40 ngàn người (dân số cá nước Lào lúc đó khoảng 2 triệu người)
3.2 Người Việt ở Lào trong Cách mạng tháng Tám 1945:
Phong trào cách mạng của cộng đồng người Việt ở Lào thời kì tiên khởi nghĩa rất mạnh và đều khắp Lực lượng đông đảo và được tổ chức chặt chẽ Các chỉ bộ và các tổ chức quần chúng được thành lập ở nhiều nơi trên nước Lào
Từ 26-8 đến cuối tháng 9 năm 1945 Việt kiêu ở khắp nước Lào đã
cùng lực lượng yêu nước Lào khởi nghĩa giành chính quyển
Tại cuộc khởi nghĩa mừng thắng lợi ngày 23 tháng 8 năm 1945 ở Vientiane, ngài Khăm Mạo thay mặt chính phủ Vương quốc Lào đã phát biểu hoạn nghênh Việt kiểu đoàn kết với nhân dân Lào, cùng nhau chống Pháp, giành độc lập cho dân tộc hai nước Việt Nam và Lào
Ngày 7-9-1945 Thủ tướng nội các Lào tuyên bố “cho phép Việt kiểu ở Lào được tổ chức metting, biểu tình và được quyền tổ chức các đơn vị tự
vệ”
Thực dân Pháp ưở lại xâm lược Lào Nhân dân Lào đã tiến hành cuộc chiến đấu không cân sức để bảo vệ nền độc lập mới giành được Người Việt ở Lào đã sát cánh cùng nhân dân Lào chiến đấu anh dũng chống lại bọn xâm lược
Tháng 3 - 1946 Pháp đánh chiếm Savannakhet (15-3) rồi Thakhet (21-3) Gdn 5 vạn Việt kiểu ở Lào đã vượt sông Mêkong tắn cư sang các
tỉnh Đông Bắc Thái Lan Giặc Pháp đã thẩm sát đã man, hằng ngàn Việt
kiểu bị giết chết Sau này chính phủ Lào do Suphanuvông làm thủ tướng đã quyết định lấy ngày 21-3 làm ngày căm thù của cả nước Lào
Suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp rồi sau đó là cuộc kháng chiến chống Mỹ, Lào là một chiến trường ác liệt, gian khổ Bà con người Việt ở Lào không ngừng chịu đựng nhiều hy sinh, tích cực đóng góp cho kháng
Trang 12-10-chiến, tham gia chiến đấu bên cạnh các đơn vị tình nguyện quân Việt Nam
và quân dân Lào cho đến khi thắng lợi hoàn toàn 3.3 Người Việt ở Lào hiện nay: `
Theo số liệu cuộc Tổng điều tra dân số toàn quốc Lào vào tháng 6 năm 1985 thì ở Lào có 17.689 người Việt Nam (dân số cả nước Lào vào
thời điểm này là 3.596.895 người),
Ở Lào hiện nay có trên 20.000 người Việt, tập trung đông nhất là thủ đô Vientianne (5000 người) và các tỉnh Champasac (5000 người), Savannakhet (3000 người), Thakhet Có những nơi người Việt ở tập trung thành xóm, làng riêng, như làng An Nam, Làng Xăng Phin, xóm Lò Lợn, xóm Vắt Tày, ở Vientianne Ở ngay thị trấn Pakse (tỉnh Champasac) có 7 'xóm người Việt đều mang tên Việt: Tân An, Tân Phước, Xưởng Đá, Nhà
Đèn, Sân Bay, Bản Thung, Tà Hín
Người Việt ở Lào sống chan hòa thân tình với người Lào Ở nhiều tinh, người Việt đóng vai trò quan trọng trong nhiều hoạt động kinh tế Ở Lào, Việt kiểu không bị nhiều o ép nhự ở Campuchia hoặc Thái Lan, nên
có được cuộc sống ổn định
Nhiễu người từ chỗ nghèo khó trở thành người kinh doanh thành đạt sin xuất thành công Nhiều cửa hàng lớn, hầu hết sạp hàng ở chợ Sáng
(Morning Market) 3 Vietianne hay & cho Dao Huong tinh Champasac là của người Việt Những người Việt trở thành tỷ phú, chủ sở hữu những công ty, trang trại có vốn lớn như: Công ty Đào Hương của ông bà Đặng Dé Hảo
và Lê Thị Lượng, công ty Xuất Nhập khẩu của ông Nguyễn Lượng, những tiệm vàng của chị em Thu Hà ở Savan, trang trại trồng gió bầu trị giá đến 35 triệu USD của anh Diễn (Tho0ong Pilavong)
Cộng đồng người Việt Nam ở Lào tuy có cuộc sống ổn định nhưng có điểm xuất phát văn hóa thấp Phần lớn con cháu có trình độ học vấn cap 1 Nhiều doanh nghiệp, chủ công ty có doanh số lớn nhưng học vấn không
quá cấp 2, chưa học qua trường lớp kinh tế nào Số Kiểu bào có trình độ đại học rất ít, một phần do chính sách hạn chế người nước ngoài học lên cao của Lào, một phân do điểm xuất phát văn hóa của cộng đồng thấp Do đó, vấn để nâng cao học vấn trong cộng đồng người Việt Nam ở Lào là rất cần
thiết và cấp bách, mặc dù trình độ dân trí của người Việt cao hơn dân trí các cộng đồng khác ở Lào
Nhu cầu dạy và học tiếng Việt cho con em người Việt ở Lào rất lớn và bà con đã có nhiều cố gắng để tự đáp ứng Từ năm 1999 đến nay bà con tự đóng góp kinh phí xây dựng ngót 10 trường lớp Hội Việt kiểu ở Vientianne và ở một số tỉnh đã có liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam để
Trang 13-I1-được giúp đỡ về sách giáo khoa và hoc cụ Nhiều trường có qui mô lớn, quá tải (do con em người Lào cũng xin vào nọc) như các trường: Hùng Vương (Luang Prabang), Nguyễn Du I và Nguyễn Du H (Vientianne), Thống Nhất (Savannakhet), Tân An, Hữu Nghị (Pakse)
Một số tỉnh ở miễn Trung có cử giáo viên sang giúp (như Quảng Trị cử 2 giáo viên sang Savannakhet, Quảng Bình cử 2 giáo viên sang Kham Muộn) nhưng quá it ổi và không thường xuyên trong khi đó như cầu quá lớn
Sinh sống ở đất nước láng giểng gần gũi và thân thiết, văn hóa có nhiều tương đổng với Việt Nam nên người Việt ở Lào để đàng duy trì nhiều truyền thống văn hóa dân tộc Những nơi mà người Việt ở tập trung, gần nhau, thành xóm, làng riêng thì cả trong văn hóa vật chất và văn hóa tỉnh thần không khác nhiều so với ở Việt Nam
Ở Lào hiện nay có hằng chục ngôi chùa Việt do người Việt xây dựng nên ở Vientianne, ở Savannakhet, ở Khăm Muộn, ở Luang Prabang (mỗi nơi 2 chùa) và ở Pakse (1 chùa)
3.4 Quan hệ giữa người Việt ở Lào với nhân dân nước sở tại: Có một nhận xét: “Không ở đâu người Việt và người bẩn xứ lại sống
chung thân tình bằng ở Lào”
Tục “Kết Xiểu” kết nghĩa anh em đã kết nối rất nhiều người, nhiều
gia đình người Việt với người Lào, và họ giúp đỡ nhau, cưu mang nhau như thân thích Quan hệ hôn nhân khác tộc Việt —- Lào dễ đàng xây dựng nên gia đình hạnh phúc
3.5 Chính sách của Nhà nước Lào đối với Việt Kiểu:
Đảng và chính sách Lào đánh giá cao sự đóng góp của Việt Kiểu ở Lào trong quá trình đấu tranh cách mạng ở Lào Hiện nay Việt Kiểu đóng vai trò tích cực trong sự nghiệp xây dựng và báu vệ đất nước Lào, được bạn
đánh giá là cộng đồng có tiểm năng lớn có vị trí quan trọng đối với kinh tế,
xã hội Lào
Ngày 4 ~ 3 — 1993 Lào đã ký hiệp định về Kiểu dân với Việt Nam: Chính phủ Lào cho phép Việt Kiểu mở trường dạy cấp I và cấp 2 cho con em, quan tâm giải quyết cấp quốc tịch Luật quốc tịch của Lào ghi rõ điều kiện xin nhập quốc tịch Lào (điều !4) có mục là phải cư trú thường xuyên tại CHDCND Lào từ 10 năm trở lên trước lúc làm đơn xin quốc tích
Tuy chỉ có khoảng 2 vạn người nhưng ở một nước có chừng 5 triệu dân nên lực lượng người Việt Nam ở Lào có khả năng đóng góp tích cực trong việc phát triển kinh tế xã hội của Lào Lào là nước kinh tế kém phát triển, Việt Nam đã, đang và sẽ giúp đỡ nước láng giểng anh em với tình
Trang 14
hữu nghị đặc biệt, với tỉnh thần “ta giúp ban là tự giúp mình” (Bác Hồi) Nguôn lực Việt Kiểu đóng góp xây dựng đất nước Lào cũng là đóng góp cho Tổ quốc Việt Nam Người Việt Nam định cư ở Lào là chỗ dựa quí báu
cho việc đầu tư của Việt Nam vào Lào Không chỉ làm câu nối tốt mà họ
còn là lực lượng thực thi có hiệu quả Nhiễu dự án tiểu vùng mà Việt Nam và Lào cùng tham gia và đều hưởng lợi thì bà con Việt kiểu ở Lào là nguồn lực cho cả hai nước trong thực hiện Chẳng hạn, dự án tiểu vùng Mekong, dự án phát triển kinh tế Đông Tây (1500 “” nối Việt Nam, Lào, Thái Lan,
Myanmar) dự án đường sắt Việt — Lào, dự án họp tác thương mại đầu tư,
du lịch Việt ~ Lào bằng đường bộ
Như vậy, tiểm năng nguồn lực của cộng đồng người Việt Nam định
cư ở Lào được nhìn nhận với đặc điểm riêng và đặt trong bối cảnh quan hệ
lịch sử và phát triển của hai nước láng giểng có tình hữu nghị đặc biệt Nguồn lực này đựợc phát huy cho đóng góp với Tổ quốc Việt Nam và chính là cho nước sở tại
Chương 4: Người Việt Nam ở các nước Đông
Nam Á khác
Ngoài Thái Lan, Campuchia, Lào ở các nước khác của Đông Nam Á có người Việt Nam đang sinh sống Có thể coi ở các nước này, là những "cộng đồng trẻ ” và là "cộng đồng nhỏ ”
4.1 Ở Philippines:
Hiện có gần 3000 người Việt đang sinh sống ở Philippines, tập trung ở đảo Palawan Họ hình thành “làng Việt”, cách thành phố Puerto Pricesa 15 cây số Từ năm 1999 làng được xây dựng “Trung tâm phát triển văn hóa và môi trường” Trên báo chí gọi là Làng Du Lịch Việt Nam 6 đây có các nhà hàng với nghệ thuật ẩm thực Việt Nam, trình diễn lễ hội Việt Nam Sự độc đáo của làng Việt Nam ở Palawan (Philippines) đã thu hút nhiều du khách
4.2 Ở Malaysia:
Theo “Người Việt Nam ở nước ngoài” (1997) thì ở Malaysia có 1.200
Trang 15động ở Malaysia Họ có mặt tại 13/14 bang của Malaysia, đông nhất là thủ đô Kuala Lumpur (20 ngàn người) và bang Johor (20 ngàn người)
43.6 Singapore:
Những thập niên cuối thế kỷ 20 có vài trăm người Việt sinh sống ở Singapore Những năm gần đây tăng lên nhiều: các doanh nhân lập nghiệp, phụ nữ Việt lấy chồng, có người sống ở các nước Âu Mỹ chuyển về ở Singapore Một số khá đông là sinh viên - học sinh sang Singapore du học,
sau khi tốt nghiệp ở lại Singapore sinh sống Cộng đồng Việt Nam tại Đại
học Quốc gia Singapore (VNCNUS) có hơn 500 người Một số nhà hàng Việt Nam, quán bar, cà phê của người Việt Nam trên các đường phố Từ tháng 4 năm 2003 Singapore miễn visa cho khách Việt Nam vào Singapore Lợi dụng tình hình này, nhiều người sang Singapore bán hàng trong các quán bar, tiệm nhảy, dịch vụ du lịch, và có một số là gái mại dâm
4.4 Indonesia:
Theo sách “Người Việt Nam ở nưoc ngoài” (1997) của Trần Trọng Đăng Đàn thì ở Indonesia có 5000 người Việt Nam Con số đó có lẽ bao gồm cả số người di tấn bằng đường biển (“thuyển nhân”) đến quần đảo này, sau đó đã đi định cư ở nước thứ ba hoặc đã hồi hương
Số liệu từ “Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài” (12-2001) thì ở
Indonesia có 160 người Việt Cộng đồng người Việt ở Indonesia có qui mô nhỏ, chưa lâu lắm Dự báo về phát triển trong tương lai không rõ rệt như ở Malaysia và Singapore
4.5 Ở Myanmar:
Vào giữa thế kỉ 20 ở Yangoon đã có người Việt Nam sinh sống và đã cộng tác với cơ quan đại diện, Phòng thông tin của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Đến nay, theo thống kê của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài (2001) thì ở Myanmar có 80 người Việt Nam
4.6 0 Brunei:
Theo nguồn thông tin nói trên, ở Brunei đến tháng 12 năm 2001 có
12 người Việt Nam sinh sống ở thủ đô Brunei là Bandar Seri Begawan Chương 5: Mối quan hệ của người Việt Nam ở các
nước Đông Nam Á với Thành phố Hồ Chí Minh 5.L Tổng quan về Thành phố Hồ Chí Minh và quan hệ với các nước Đông Nam A:
5.1.1 Tổng quan về Thành phố:
Trang 16-14-Thành phố Hồ Chí Minh là đô thị lớn nhất của Việt Nam, một trung
tâm lớn về kinh tế và văn hóa, khoa học, công nghệ, đầu mối giao lưu quốc
tế, có vị trí chính trị quan trọng trong cả nước Thành phố Hỗ Chí Minh là đơn vị hành chính có dân số đông nhất, có lực lượng khoa học kỹ thuật dỗi đào và trình độ học vấn cao, có tay nghề giỏi, ngành nghề truyền thống đa
dang, phong phú so với cả nước Là nơi sớm tiếp xúc với kinh tế thị trường,
là nơi hội tụ nhân tài Đó là những điều kiện giúp Thành phố phát triển nhanh
Thành phố Hồ Chí Minh có cơ sở hạ tầng không ngừng được đầu tư
và nâng cao đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa Là trung tâm kinh tế lớn nhất nước Là một thành phố trẻ nhưng văn hóa đa đạng, tổ
chức xã hội ổn định
Với vị trí địa lí thuận lợi, tiểm năng kinh tế lớn, cơ sở hạ tâng tốt, đặc
điểm về văn hóa xã hội phong phú Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm
lớn nhất nước, có vai trò lớn trong tiến trình hội nhập của Việt Nam vào
kinh tế thế giới và khu vực Đông Nam Á
5.1.2 Quan hệ Thành phố Hồ Chí Minh với các nước Đông Nam A: 5.1.2.1 Quan hệ thương mại:
Thành phố Hỗ Chí Minh có điều kiện giao thông rất thuận lợi trong quan hệ thương mại với các nước Đông Nam Á (đường bộ, đường biển, đường hàng không)
Quan hệ thương mại giữa Thành phố Hỗ Chí Minh với các nước Đông Nam Á tăng nhiều từ năm 1995, khi Việt Nam gia nhập ASEAN Kim ngạch xuất nhập khẩu với từng nước trong khu vực chứng tỏ điều đó
5.1.2.2 Hợp tác đầu tư: Thành phố Hỗ Chí Minh dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài, trong đó có các nước Đông Nam Á
Năm 2000 có 160 dự án với tổng số vốn hơn I,7 ty USD từ các nước Đông Nam Á đầu tư vào Thành phố Hồ Chí Minh Đến cuối năm 2003 có 570 dự án với tổng số vốn hơn 10 tỷ USD của 8 nước Đông Nam Á đầu tư
vào Việt Nam, trong đó có 118 dựán đầu tư vào Thành phố Hồ Chí Minh
Hợp tác đầu tư của Thành phố Hỗ Chí Minh với các nước Đông Nam Á trong những năm qua chủ yếu diễn ra một chiểu từ phía các nước trong khu vực Gần đây đã khuyến khích và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư ra các nước, trước hết là Campuchia và Lào
5.1.2.3 Giao lưu văn hóa: Thành phế Hỗ Chí Minh là cửa ngõ giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực Thành phố có điểu kiện và khả năng đóng góp to lớn trong hoạt động này
Trang 17-15-5.2 Mối quan hệ của người Việt Nam ở các nước Đông Nam Á với
Thành phố Hồ Chí Minh:
Do vị thế và những lợi thế có được nên Thành phố Hồể Chí Minh có
vai trò to lớn trong quan hệ với người Việt Nam ở nước ngoài
Trong gần 3 triệu người Việt Nam ở nước ngoài hiện nay có hơn l triệu người có quan hệ với Thành phố Hồ Chí Minh qua 250.000 hộ thân nhân ở Thành phố Nhiễu người về nước qua sân bay Tân sơn Nhất, lưu trú
tại Thành phố và tiến hành các hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch hoặc làm việc, hội nghị ở Thành phố
Thành phố Hỗ Chí Minh là nơi thu hút kiêu hối nhiều nhất nước Năm 2004 vừa qua số kiểu hối gửi về Thành phố trên 2 tỷ USD Đó là chỉ kể số tiền gửi qua ngân hàng và qua cửa khẩu có khai báo, không tính số tiên bà con gửi qua thân nhân và qua các chương trình xã hội
Nguồn kiểu hối gửi về Thành phố Hỗ Chí Minh từ các nước Đông Nam Á không lớn Vốn đầu tư tại Thành pho Hé Chi Minh từ Việt kiêu ở các nước Đông Nam Á hiện nay cũng không nhiều
Trong số 703 công ty Việt Kiểu từ 31 nước đầu tư tại Thành phố Hé Chí Minh tính đến cuối năm 2002 thì chỉ có 31 công ty từ 5 nước Đông Nam A (Thai Lan 16, Singapore 9, Philippines 4, Campuchia 1 vi Malaysia 1)
Trong danh sách 151 Việt kiểu đóng góp khoa học công nghệ tại các trương Đại học, Viện khoa học ở Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có 2 từ các nước Đông Nam Á.Như vậy, lượng kiểu hối, nguôn vốn đầu tư và lực lượng khoa học từ Việt kiểu ở các nước Đông Nam Á đưa về Thành phố Hồ Chí Minh rất ít so với các nước kinh tế phát triển cao, đời sống ổn định ở các nước Âu, Mỹ, Úc
Nhưng người Việt Nam ở các nước Đông Nam Á gần gũi và quan hệ chặt chẽ với Thành phố Hồ Chí Minh, có khả năng tham gia xây dựng quê hương đất nước qua chiếc cầu nối Thành phố Hồ Chí Minh và họ mong muốn nhận được sự quan tâm giúp đỠ của Tổ quốc mà Thành phố Hồ Chí
Minh có khả năng to lớn giúp đỡ họ
Trong nỗ lực đẩy mạnh xúc tiến thương mại và đầu tư của Thành phố Hỗ Chí Minh sang Campuchia, sang Lào và thị trường Đông Bắc Thái Lan thì người Việt Nam sinh sống ở nước bạn đóng vai trì tích cực Thành phố
Hề Chí Minh đã quan tâm phát huy khả năng của người Việt Nam ở các
nước làm dịch vụ, thiết lập và mở rộng kênh tiêu thụ hàng hóa Việt Nam, các quan hệ hợp tác và đầu tư với các doanh nghiép, các tổ chức và cá
nhân ở các nước
Trang 18-16-Thành phố Hô Chí Minh tích cực đẩy mạnh các chương trình khuyến
khích kiểu bào ở nước ngoài, trong đó quan tâm sâu sắc đến người Việt
Nam ở các nứoc Đông Nam Á Thực hiện các biện pháp về hỗ trợ thông
tin, văn hóa văn nghệ, dạy học tiếng Việt, các báo đài có chuyên mục, chuyên trang về Kiểu bào, cử các đoàn văn nghệ đi biểu diễn tại các nơi có đông kiểu bào sinh sống Bà con người Việt ở các nước Đông Nam Á, nhất là ở Campuchia, Lào, Thái Lan có thể hợp tác đóng góp ngay tại nơi mình đang sinh sống qua các chương trình hợp tác đầu tư của Thành phố Hồ Chí Minh với nước bạn
Kết luận
1 Tại hầu hết các nước Đông Nam Á hiện nay đều có người Việt Nam sinh sống Ở các nước Đông Nam Á hải đảo và ở liên bang Myanmar
cộng đồng người Việt Nam mới hình thành trong vài thập niên gần đây và số lượng nhỏ Dự báo trong tương lai ở Malaysia và Singapore sẽ tăng nhiều Còn ở các nước láng giềng gần gủi với Việt Nam người Việt Nam đến sinh sống từ 400 năm trứợc và số lượng lớn
2 Các nước Campuchia, Lào, Thái Lan gần gũi về địa lý, có nhiều tương đông về văn hóa, có quan hệ lâu dài về lịch sử Người Việt Nam đến
các nước này có số đi bằng đường biển, đường sông, nhưng phần lớn bằng
đường bộ Đó là những người lao động nghèo khổ phải ha bỏ quê hương
tìm kế sinh nhai, fim cơ hội lập nghiệp nơi đất khách, nhiều người từng tham gia các phong trào yêu nước rồi phải lánh nạn chờ thời Lớp Việt kiểu đông đảo này là cơ sở thuận lợi cho các nhà hoạt động cách mạng đều đã vận động cứu nước hỗi đầu thế kỷ 20 Do sinh sống từ lâu đời nên người Việt Nam ở các nước này có rất nhiều thế hệ
3 Ở Campuchia, Lào và Thái Lan người Việt Nam sinh sống cư trú ở nhiều vùng khác nhau trong đó có những nơi tập trung đông người và từ lâu đời Ở Campuchia, tại các tỉnh thành hầu như đều có người Việt Nam sinh
sống và đông nhất là thủ đô PhnomPênh và ở các tính Kandal, Prây Veng,
Takeo, Svây Riéng, Battambang Ở Lào, thủ đô Vientianne có 10 dia phương đông người Việt, còn ở vùng Trung Hạ Lào thì tỉnh Champasac, Savanmakhet và Kham Muộn Ở Thái Lan, trong 19 tỉnh vùng Đông Bắc có
đến 13 tỉnh có người Việt Nam sinh sống và tập trung đông nhất trong 6
tỉnh (Nong Khai, Mucđaham, Sakon Nakhon, Nakhon Phanom, Udon Thani
và Ubon Ratchathani) Tại những tỉnh này ở cả ba nước có những điểm
Trang 194 Người Việt Nam đến sinh sống ở Campuchia, Lào và Thái Lan phần lớn là lao động nghèo ra đi với hai bàn tay trắng Hoạt động kinh tế ở quê hương mới của bà con đa dạng: buôn bán nhỏ, hoạt động địch vụ, kinh doanh tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại
Họ tạo lập được cuộc sống cho gia đình góp phần phát triển kinh tế, làm thay đổi bộ mặt xã hội địa phương họ sinh sống Mức sống nhiều gia
đình khá giả so với người đân sở tại Một số người làm ăn giỏi, kinh doanh thành đạt, trổ thành tỷ phú, làm chủ công ty, trang trại lớn, được cả vùng
biết đến Nhưng số đó không nhiều Nhìn chung tiểm lực kinh tế của người Việt ở Campuchia, Lào và Thái Lan không lớn lắm, không có nhiều người
có vốn to, có khả năng kinh doanh mạnh, trình độ khoa học kỹ thuật cao
như Việt kiểu ở các nước công nghiệp phát triển
Nguyên nhân của tình trạng đó là do các nước này nhiều biến động, bất an, do chính sách phân biệt đối xử, thậm chí khủng bố tàn sát, làm bà
con sống không yên, cuộc sống bắp bênh, hiểm nguy luôn rình rập Tình
trạng đó nay đã thuộc vé quá khứ Khi có được cuộc sống ổn định, có nhiều môi trường thuận lợi chắc chắn kinh tế của người Việt ở các nước láng
giéng sé phát triển tốt
5 Mặc dù sống xa Tổ quốc, người Việt Nam ở các nước Campuchia,
Lào và Thái Lan luôn nuôi dưỡng, phát huy tinh thần yêu nước, tự tôn dân tộc Bà con đã có nhiều đóng góp về tính thần, vật chất và cả xương máu
cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước
Những đóng góp về công của, xương máu của người Việt Nam ở Campuchia, Lào và Thái Lan qua nhiều thời kì lịch sử khá đa dạng, nhiều hình thức phong phú, độc đáo, tự giác và rất kịp thời Điều đáng quí, đáng nói là phong trào yêu nước rộng lớn đó lại diễn ra ở nước ngoài trong điều kiện có nhiều khó khăn, phức tạp Cho nên lòng kiên trì, đức dũng cảm và
chí sáng tạo xuất phát từ lòng yêu nước sâu sắc đã đạt đến hiệu quả thiết
thực và to lớn của bà con rất đáng trân trọng
6 Người Việt Nam ở các nước Campuchia, Lào và Thái Lan có ý thức giữ gìn truyền thống văn hóa, hướng về cội nguồn, dòng tộc, gắn bó với quê hương
Những đóng góp to lớn về sức người, sức của, sự hy sinh không tiếc xương máu cho Tổ quốc vừa nói trên đây chính là văn hóa sâu sắc: yêu
nước, thương nòi, gắn bó với quê hương của người Việt Nam sinh sống ở
nước ngoài, người Việt Nam hội nhập, thích ứng với văn hóa nơi sở tại,
Trang 20nhiên là không hoàn toàn như nhau ở các thế hệ, các thời kì lịch sử, các
khu vực có điều kiện khác nhau
Ngày nay với thế hệ cha mẹ, vốn văn hóa dân tộc là “tài sản” còn
giữ được của lúc ra đi, còn đối với thế hệ con cháu là “lợi thế” cho khi trổ về và là “vị thế” trong thế giới đa văn hóa
7 Tiếng nói là yếu tố văn hóa có sức sống lâu bền, là đặc trưng của bản sắc văn hóa Việt Nam Người Việt Nam ở các nước Campuchia, Lào và Thái Lan rất có ý thức giữ gìn và có nhu câu sử dụng tiếng Việt Nhu cầu học tiếng Việt trong giới trổ Việt kiểu có ý nghĩa quan trọng và lâu dài
Hiện nay, việc dạy và học tiếng Việt ở ba nước láng giểng này còn
có nhiều khó khăn Có nơi, việc mở trường lớp dạy tiếng Việt rất hạn chế
(Campuchia), có nơi không được phép (Thái Lan) Ở Lào có được một số trường cấp I và II do Hội Việt kiểu bảo trợ, nhưng có nhiều khó khăn về
xây dựng, về sách giáo khoa, và về giáo viên Ở các nước này con em Việt
kiểu cũng không được học lên cao, là một thiệt thòi lớn cho bà con
§ Người Việt Nam ở các nước Campuchia, Lào và Thái Lan có quan hệ tốt với nhân đân nước sở tại, thực sự yêu mến quê hương thứ hai và biết ơn những ai cứu mang họ
Bằng khả năng lao động của mình, người Việt Nam ở các nước đã góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế của địa phương Bằng truyền thống văn hóa ứng xử Việt Nam, họ tạo dựng được lòng tin và tình thương
trong nhân dân sở tại Bằng lòng yêu nước và tỉnh thân chiến đấu dũng
cảm, người Việt Nam ở các nước được ngưỡng mộ, quí trọng
9 Nguyện vọng của bà con hiện nay là mong muốn có điểu kiện để chăm lo xây dựng cuộc sống, làm ăn thành đạt, nêu cao tỉnh thần tự trọng và tự hào dân tộc, giữ gìn tiếng Việt, bẩn sắc văn hóa và truyền thống dân tộc Việt Nam, giữ gìn quan hệ gắn bó với gia đình và quê hương, góp phần tăng cường quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và quốc gia họ đang
sống
Trong việc thực hiện các mong muốn nói trên, hiện nay người Việt
Nam ở Campuchia, Lào và Thái Lan có một số khó khăn mà họ mong đợi sớm được giúp đỡ, giải quyết Cấp quốc tịch và giấy chứng minh cư trú chính thức, được cung cấp thông tin về tình hình trong nước, được về thăm quê hương, thân nhân ở Việt Nam, được giữ gìn và hưởng thụ văn hóa Việt
Trang 21Muc luc
Mở đầu
Chương ] — Người Việt Nam ở Thái Lan Chương 2 —- Người Việt Nam ở Campuchia Chương 3 - Người Việt Nam ở Lào
Chương 4 ~— Người Việt Nam ở các nước Đông Nam Á khác
Chương 5 - Mối quan hệ của người Việt Nam ở các nước
Đông Nam Á với Thành phố Hồ Chí Minh
Kết luận
Tài liệu tham khảo với 130 đầu sách và bài báo
Phụ lục gồm ba phần: 15 bản đồ, 11 tài liệu lịch sử và ảnh minh họa
(58 ảnh Thái Lan, 42 ảnh Campuchia và 56 ảnh người Việt Nam ở Lào)