Giao an chuan Tin hoc 6

171 584 13
Giao an chuan Tin hoc 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngày soạn: 12 tháng 8 năm 2013 CHƯƠNG I Tiết số: 1 Bài 1: THÔNG TIN VÀ TIN HỌC I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Biết khái niệm về thông tin và hoạt động thông tin của con người - Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin 2. Kỹ năng: - Biết được hoạt động thông tin của con người - Biết máy tính là công cụ hỗ trợ con người trong các hoạt động thông tin 3. Thái độ: - Nghiêm túc, ham học môn Tin học II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Lấy ví dụ cụ thể, đàm thoại, phân tích, tổng hợp. III. CHUẨN BỊ CỦA GV, HS 1. GV: Giáo án lý thuyết, tài liệu tham khảo, máy chiếu đa năng, máy tính. 2. HS: Sách giáo khoa, vở ghi. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp - Sĩ số lớp - Vệ sinh lớp 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Hoạt động dạy học. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CƠ BẢN Hoạt động 1:1. Thông tin là gì? GV: giảng giải, đàm thoại nêu vấn đề: ? Hàng ngày các em tiếp nhận các thông tin như thế nào? HS: Lắng nghe, trả lời câu hỏi: Qua báo chí, loa đài, tivi, sách vở báo chí… GV: gợi mở thêm hướng học sinh đến một số nguồn thông tin khác như: qua các biển báo giao thông tại địa phương, biển quảng cáo. Lấy ví dụ minh họa với từng nguồn thông tin khác nhau. Hằng ngày chúng ta được tiếp nhận nhiều nguồn thông tin khác nhau: - Qua các phương tiện truyền thông như: lao đài, đài phát thanh, truyền hình… - Qua các phương tịên báo chí. - Qua các tín hiệu, biển báo, biển chỉ dẫn, nội quy, quy định…. GV: khái quát hoá các ý kiến và đưa ra khái niệm thông tin.  Khái niệm thông tin: Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh (sự vật, sự kiện, hiện tượng…) và về chính con nguời. Hoạt động 2: 2. Hoạt động thông tin của con người. GV giảng giải, đàm thoại nêu vấn đề: ? Theo em thông tin có vài trò như thế nào trong đời sống con người? ? Thông tin đến với con người như thế nào? HS: Suy nghĩ, kết hợp SGK, qua thực tế cuộc sống hằng ngày trả lời câu hỏi, ghi chép. GV: Kết luận HS: Lắng nghe, ghi chép. GV: khái quát hoá đưa ra khái niệm về hoạt động thông tin. HS: Lắng nghe, ghi chép. - Thông tin giữ vai trò quan trọng trong cuộc sống của con người. - Thông tin được con người tiếp nhận, lưu trữ, xử lý và trao đổi thông tin.  Khái niệm về hoạt động thông tin: Việc tiếp nhận, xử lý, lưu trữ và truyền (trao đổi) thông tin được gọi chung là hoạt động thông tin. Ngày soạn: 12 tháng 8 năm 2013 CHƯƠNG I Tiết 2: Bài 1: THÔNG TIN VÀ TIN HỌC(tiếp theo) I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Biết khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ của tin học 2. Kỹ năng: - Nắm bắt khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ của tin học 3. Thái độ: - Nghiêm túc, ham học môn Tin học II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Lấy ví dụ cụ thể, đàm thoại, phân tích, tổng hợp. III. CHUẨN BỊ CỦA GV, HS - GV: Giáo án lý thuyết, tài liệu tham khảo, máy chiếu đa năng, máy tính. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp - Sĩ số lớp - Vệ sinh lớp 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi: ?Thông tin là gì?Cho ví dụ 3. Hoạt động dạy học. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CƠ BẢN Hoạt động 1. 2> Hoạt động thông tin của con người. GV: giảng giải, phân tích. HS: Lắng nghe, ghi chép. GV: Giảng giải, vẽ sơ đồ lên bảng, phân tích trên sơ đồ minh họa. GV: Hỏi ? TT vào là gì? TT ra là gì? HS: Nghe, kết hợp SGK trả lời câu hỏi GV: Đưa ra kết luận HS: Lắng nghe, ghi chép. Vị trí của hoạt động thông tin trong đời sống xã hội: + Là nhu cầu thường xuyên và tất yếu. + Mỗi hành động, việc làm của con người đều gắn với một hoạt động thông tin cụ thể. + Xử lý thông tin giữ vị trí quan trọng nhất trong hoạt động thông tin vì nó đem lại sự hiểu biết, từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn và kịp thời. * Quá trình xử lý thông tin: TT vào TT ra + TT vào: thông tin được tiếp nhận trước xử lý. + TT ra: thông tin sau xử lý. Hoạt động 2. 3> Hoạt động thông tin và tin học. GV: Giảng giải, đàm thoại nên vấn đề: ? Hằng ngày các em tiếp nhận các nguồn thông tin qua loa đài, tivi bằng cách nào và xử lý nó bằng gì? HS: Lắng nghe, tư duy và trả lời: “Tiếp nhận thông tin bằng mắt, tai… và dùng bộ não để có thể xử lý thông tin”. GV: Kết luận HS: Lắng nghe, ghi chép GV: Lấy ví dụ chứng minh về các giác quan của con người: “Con ngưòi không thể quan sát được cấu trúc của các vì sao, hay cấu tạo của các con vi khuẩn”;  lấy ví dụ về một số thiết bị hiên nay. HS: Lắng nghe GV: Giảng giải, phân tích HS: Lắng nghe, ghi chép. GV: Tổng hợp HS: Lắng nghe - Hoạt động thông tin của con người được con người tiến hành nhờ các giác quan và bộ não: Các giác quan tiếp nhận thông tin, bộ não làm nhiệm vụ xử lý thông tin, biến đổi và lưu trữ thông tin Khả năng của các giác quan và con người là có giới hạn  Dẫn đễn sự ra đời của các thiết bị như kính thiền văn, kính hiển vi… đặc biệt là máy tính điện tử. Nhiệm vụ chính của tin học: Nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động dựa trên máy tính điện tử. Hiện nay, máy tính điện tử hỗ trợ con người trong nhiều lĩnh vực của đời sống như: dạy học, văn phòng, kế toán, Xử lý 4. Củng cố - Thông tin và hoạt động thông tin là gì? - Nhiệm vụ của ngành tin học? 5. Hướng dẫn học tập ở nhà Câu hỏi và bài tập SGK trang 5 Ngày soạn: 16/08/2013 CHƯƠNG I Tiết số: 3 Bài 2: THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Phân biệt được các dạng thông tin cơ bản 2. Kỹ năng: - Phân biệt được các dạng thông tin cơ bản 3. Thái độ: - Nghiêm túc, ham học môn Tin học II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Lấy ví dụ cụ thể, đàm thoại, phân tích, tổng hợp, minh hoạ trực quan, làm bài tập. III. CHUẨN BỊ CỦA GV, HS - GV: Giáo án lý thuyết, tài liệu tham khảo, máy chiếu đa năng, máy tính. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp - Sĩ số lớp - Vệ sinh lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - CH1: Thông tin là gì? Quá trình xử lý thông tin gồm những công việc gì? - CH2: Lấy ví dụ về hoạt động thông tin? Phân tích. 3. Hoạt động dạy học. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CƠ BẢN Hoạt động 1: 1> Các dạng thông tin cơ bản. GV: Đàm thoại gợi nhớ về các nguồn tiếp nhận thông tin và các giác quan tiếp nhận nó dưới dạng gì?; ví dụ minh họa: qua loa đài (âm thanh), tivi (âm thanh, hình ảnh), báo chí(văn bản, hình ảnh), hình chụp (hình ảnh), tiếng trống trường (âm thanh)…  Yêu cầu học sinh lấy ví dụ. HS: Lấy ví dụ minh hoạ. GV: Hỏi ? Có mấy dạng thông tin cơ bản? HS: Trả lời: 3 GV: Kết luận HS: Lắng nghe, ghi chép Thông tin rất phong phú và đa dạng nhưng gồm 3 dạng cơ bản sau: - Văn bản: Được ghi lại bằng con số, chữ viết hay ký hiệu trong sách vở, báo chí… - Hình ảnh: Dữ liệu được ghi lại dưới dạng tranh vẽ, hình chụp. - Âm thanh: Thông tin gây cho con người cảm giác về thính giác. Hoạt động 2. 2> Biểu diễn thông tin GV: Ví dụ minh họa, giảng giải HS: Lắng nghe, ghi chép GV: Lấy ví dụ minh họa, cho học sinh đoán nhận: + Người nguyên thuỷ dùng các viên sỏi để chỉ số lượng. + Người khiếm thính dùng cử động của bàn tay để nói chuyện + Ngôn ngữ của cử chỉ. - HS: Lắng nghe, thảo luận, và trả lời. GV: Đưa ra kết luận về cách biểu diễn thông tin HS: Lắng nghe, ghi chép bài cẩn thận a. Khái niệm biểu diễn thông tin. Biểu điễn thông tin là cách thể hiện thông tin dưới một dạng cụ thể nào đó. Thông tin thể hiện dưới dạng: + Văn bản, hình ảnh, âm thanh. + Cử chỉ, hành động, nét mặt. + Vật thể Ngày soạn: 16/08/2013 CHƯƠNG I Tiết số: 4 Bài 2: THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN(Tiếp theo) I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: - Biết khái niệm biểu diễn thông tin và cách biểu diễn thông tin trong máy tính 2. Kỹ năng: - Biết khái niệm biểu diễn thông tin và cách biểu diễn thông tin trong máy tính 3. Thái độ: - Nghiêm túc, ham học môn Tin học II. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Lấy ví dụ cụ thể, đàm thoại, phân tích, tổng hợp, minh hoạ trực quan, làm bài tập. III. CHUẨN BỊ CỦA GV, HS - GV: Giáo án lý thuyết, tài liệu tham khảo, máy chiếu đa năng, máy tính. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp - Sĩ số lớp - Vệ sinh lớp 2. Kiểm tra bài cũ: - CH1: ? Nêu những dạng thông tin cơ bản ? - CH2: ? Cho ví dụ về các dạng thông tin đó ? 3. Hoạt động dạy học. 4. Củng cố: - Cách chuyển đổi một số thập phân sang dạng bit nhị phân HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CƠ BẢN Hoạt động 1: 2> Biểu diễn thông tin GV: Giảng giải, ví dụ minh họa. HS: Lắng nghe, ghi chép. b. Vai trò của biểu diễn của thông tin. - Biểu diễn thông tin có vài trò quan trọng trong việc truyền và tiếp nhận thông tin. - Biểu diễn thông tin phù hợp cho phép lưu trữ và chuyển giao thông tin. - Biểu diễn thông tin có vai trò quyết định đối với mọi thông tin nói chung và quá trình xử lý thông tin nói niêng.  Con ngưới cải tiến, hoàn thiện và tìm kiếm các phương tiện, công cụ biểu diễn thông tin. Hoạt động 2: 3> Biểu diễn thông tin trong máy tinh. GV: Giảng giải, phân tích, vẽ hình minh hoạ ô nhớ trong máy tính chứa các tín hiệu 0 hoặc 1. HS: Lắng nghe, tư duy, ghi chép. GV: Giảng giải, lấy ví dụ minh hoạ, phân tích ví dụ. +VD: 10 = 1010 2 (=1.2 3 + 0.2 2 + 1.2 1 + 0.2 0 = 10) HS: Quan sát, tư duy, ghi chép. GV: Hướng dẫn học sinh 1 số cách chuyển đổi đơn giản. HS: Quan sát, ghi chép. GV: Giảng giải, phân tích, vẽ hình minh hoạ. HS: Lắng nghe, quan sát, ghi chép Thông tin có thể được biểu diễn bằng nhiều cách khác nhau. Đối với máy tính, thông tin được biểu diễn dưới dạng bit (bit nhị phân). - Để máy tinh có thể hiểu thông tin đựoc chuyển đổi về dạng dãy các bit (0 và 1) + bit 0: ký hiệu “không” (tắt mạch) + bit 1: ký hiệu “có” (đóng mạch) - Thông tin trong máy tính được gọi là dữ liệu. - Máy tính xử lý thông tin dựa trên hai quá trình: + Biến đổi thông tin đưa vào thành dạng bit. + Biển đổi thông tin lưu trữ đã qua xử lý dưới dạng bit thành một trong các dạng quen thuộc với con ngưới. [...]... quan sát hình dáng, đặc điểm bên ngoài và nêu một số tính chất cơ bản HS: Quan sát, nêu đặc điểm bên ngoài của các thiết bị quan sát được GV: Tổng hợp và nêu các đặc điểm cơ bản nhẩt + Màn hình: hiển thị kết quả hoạt động của HS: lắng nghe, ghi chép máy tính và hầu hết các giao tiếp giữa người với máy tính + Máy in: Đưa dữ liệu ra giấy (máy in kim, máy in laze, máy in phun mực…) + Loa: đưa âm thanh... Vệ sinh lớp 2 Kiểm tra bài cũ: - CH1: Các dạng thông tin cơ bản? Lấy ví dụ? - CH2: Cách biểu diễn thông tin trong máy tính điện tử? 3 Hoạt động dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CƠ BẢN Hoạt động 1- 1> Một số khả năng của máy tính a Khả năng tính toán nhanh GV: Lấy ví dụ minh hoạ, phân tích Máy tính có thể thực hiện hàng tỉ phép tính HS: Quan sát, ghi chép trên một giây b Tính toán với độ chính... nghiệm thực tế đã biết trả lời câu hỏi: Chuột, bàn phím, loa, máy in, GV: Cho học sinh quan sát hình ảnh một số thiết bị vào/ra - Còn gọi là thiết bị ngoại vi giúp trao HS: Quan sát, lắng nghe đổi thông tin với người sử dụng GV: Tổng hợp các ý kiến, bổ sung, sử dụng vật thật để minh hoạ - Thiết bị vào/ra gồm: HS: Quan sát, lắng nghe, ghi chép + Thiết bị nhập dữ liệu: bàn phím, chuột, máy quét, webcam,... trình tổ chức quản lý, điều phối các bộ HS: Quan sát, lắng nghe, ghi chép phận chức năng Quan trọng nhất là hệ điều hành VD: DOS, Windows, Linux,… GV: Giảng giải, phân tích, lấy ví dụ minh - Phần mềm ứng dụng: là chương trình hoạ đáp ứng những yêu cầu cụ thể HS: Quan sát, lắng nghe, ghi chép VD: + Phần mềm soạn thảo: tạo văn bản + Phần mềm đồ hoạ: vẽ hình, trang trí, … + Phần mềm internet: trao đổi trực... - Thân máy gồm: GV : Giảng giải, sử dụng vật thật, hướng dẫn học sinh quan sát hình dáng, đặc điểm bên ngoài và nêu một số tính chất cơ bản HS: Quan sát, nêu đặc điểm bên ngoài của các thiết bị quan sát được GV: Tổng hợp và nêu các đặc điểm cơ bản nhẩt + Bộ vi xử lý (CPU): bộ não của máy tính, HS: lắng nghe, ghi chép mọi thông tin được xử lý tại đây + Bộ nhớ trong (RAM) + Nguồn điện + Main: bảng mạch...- Quá trình xử lý thông tin trong máy tính 5 Hướng dẫn học tập ở nhà - Chuyển các số sau sang dạng bit nhị phân: 9, 11, 13, 17, 23 - Câu hỏi và bài tập sách giáo khoa trang 9 Ngày soạn: 21/08/2013 CHƯƠNG I Tiết số: 5 Bài 3: EM CÓ THỂ LÀM GÌ NHỜ MÁY TÍNH? I MỤC TIÊU 1 Kiến thức: - Biết khả năng ưu việt của máy tính - Biết tin học được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực của đời... MTĐT, chuột là thiết bị thuộc nhóm thiết bị nào? tác dụng của nó?” - Chuột là công cụ quan trọng trong việc HS: Tư duy, nhớ lại kiến thức bài trước, thực hiện các lệnh điều khiển và nhập trả lời câu hỏi dữ liệu vào máy tính nhanh và thuận GV: Dùng vật thật, hướng dẫn học sinh tiện quan sát và nêu đặc điểm HS: Quan sát và nhận biết thành phần cơ bản của chuột, nêu các đặc điểm cơ bản - Hình dáng bên... ngón HS: Quan sát và làm theo giữa đặt lên nút phải chuột - Các thao tác chính với chuột: GV: Giảng giải, làm mẫu từng thao tác, + Di chuyển chuột: Giữ và di chuyển hướng dẫn học sinh làm theo chuột trên một mặt phẳng (không nhấn HS: Quan sát, lắng nghe, làm theo với bất kỳ một nút nào) hướng dẫn của giáo viên + Nháy chuột: Nhấn nhanh nút chuột trái và thả tay + Nháy nút phải chuột: Nhấn nhanh nút phải... phần mềm gồm: HS: Lắng nghe, quan sát trực tiếp + Bảng chọn File: Các lệnh của hệ thống trên máy chiếu hoặc quan sát trên + Bảng chọn Student: Cài đặt thông tin học sách giáo khoa sinh + Bảng chọn lessons: Lựa chọn các bài học GV: giới thiệu chung về các bài luyện tập chính của phần mềm, sử dụng máy chiếu, chỉ dẫn trực tiếp - Các bài luyện tập chính: HS: Lắng nghe, quan sát trực tiếp + Home row only:... bàn phím, chuột, máy quét, webcam, … +Thiết bị xuất dữ liệu: Màn hình, máy in, máy cắt, … Hoạt động 2- 3> Máy tính một công cụ xử lý thông tin GV: Giảng giải, vẽ và phân tích mô hình quá trình ba bước dựa trên mô hình chung Quá trình xử lý thông tin trong máy HS: Quan sát, lắng nghe, ghi chép tính được tiến hành tự động theo sự chỉ dẫn của chương trình (mô hình ba bước) Thiết bị vào CPU Thiết bị ra Hoạt . Biết khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ của tin học 2. Kỹ năng: - Nắm bắt khái niệm ban đầu về tin học và nhiệm vụ của tin học 3. Thái độ: - Nghiêm túc, ham học môn Tin học II. PHƯƠNG. động thông tin của con người được con người tiến hành nhờ các giác quan và bộ não: Các giác quan tiếp nhận thông tin, bộ não làm nhiệm vụ xử lý thông tin, biến đổi và lưu trữ thông tin Khả. thông tin là gì? - Nhiệm vụ của ngành tin học? 5. Hướng dẫn học tập ở nhà Câu hỏi và bài tập SGK trang 5 Ngày soạn: 16/ 08/2013 CHƯƠNG I Tiết số: 3 Bài 2: THÔNG TIN VÀ BIỂU DIỄN THÔNG TIN I.

Ngày đăng: 08/02/2015, 09:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan