HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ***** TIỂU LUẬN MÔN HỌC THANH TRA, KIỂM TRA VÀ GIÁM SÁT TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Đề tài: Trình bày kiểm soát đối với hoạt động hành chính nhà nước ở Việt Nam. Giáo viên hướng dẫn: TS. Lương Thanh Cường Học viên thực hiện : Nguyễn Quốc Cường Lớp : Cao học HCC 16 M 1 Huế, tháng 3/2013 Kiểm soát đối với hoạt động hành chính nhà nước là loại hoạt động đặc biệt, là chức năng nhà nước và xã hội đặc thù nhằm bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước. Đó là tổng thể những phương tiện tổ chức - pháp lý được các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân sử dụng nhằm bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước, thiết lập trật tự trong quản lý, bảo vệ các quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của Nhà nước và xã hội. Sự cần thiết phải kiểm soát đối với hành chính nhà nước. Kiểm soát đối với hành chính nhà nước nhằm đảm báo pháp chế xã hội chủ nghĩa; đảm bảo chủ thể hành chính nhà nước thực hiện đúng thẩm quyền tránh tình trạng lạm quyền; đảm bảo giữ vững bản chất của nhà nước; giữ vững bản chất chế độ chính trị; đảm bảo thu chi ngân sách nhà nước của chủ thể quản lý hành chính nhà nước theo đúng quy định của pháp luật. Cơ sở của hoạt động kiểm soát đối với quản lý hành chính nhà nước. Nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp là một nguyên tắc cơ bản trong tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước ta và khác về bản chất so với cách thức tổ chức, hoạt động bộ máy nhà nước tư sản. Trong bộ máy nhà nước không một cơ quan nhà nước nào trọn vẹn nắm một nhánh quyền lực nhà nước. Hoạt động của mỗi cơ quan nhà nước nằm trong mối liên hệ với hoạt động của các cơ quan nhà nước khác, đều chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan khác, hoặc của các tổ chức xã hội, công dân. 2 Trong quá trình từng bước xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã hình thành cơ chế kiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước, các thiết chế xã hội để chống những biểu hiện lạm quyền, vi phạm pháp luật nhằm đảm bảo pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước, bảo đảm và bảo vệ các quyền, tự do, lợi ích hợp pháp của công dân, của nhà nước, của xã hội. Ở nước ta, chức năng quản lý hành chính nhà nước chủ yếu do các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện, có nghĩa là thực hiện hoạt động chấp hành các quyết định pháp luật của các cơ quan quyền lực nhà nước và điều hành các quá trình phát triển xã hội trên cơ sở và để thi hành pháp luật. Nói cách khác, bộ máy hành chính Nhà nước thực hiện hoạt động quản lý hành chính nhà nước bằng pháp luật. Trong quá trình đó đòi hỏi các cơ quan quản lý hành chính nhà nước chấp hành nghiêm chỉnh, thường xuyên, đúng đắn pháp luật nhằm duy trì một trật tự, kỷ cương và pháp chế. Vì vậy, bảo đảm pháp chế trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước là một yêu cầu thường xuyên. Thiếu nó, hoạt động quản lý hành chính nhà nước sẽ bị rối loạn và không thể kiểm soát được dẫn tới tình trạng vô chính phủ. Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính dưới luật, điều đó đòi hỏi mọi hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước phải bị kiểm soát của các cơ quan nhà nước khác, của các tổ chức xã hội và công dân, nhằm đảm bảo pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước. Hoạt động kiểm soát đối với quản lý hành chính nhà nước không đối lập, không cản trở hoạt động đó, ngược lại làm cho nó trở nên trong sạch, lành mạnh và vững mạnh hơn. Mặt khác, pháp chế sẽ không được đảm bảo nếu kỷ luật Nhà nước cũng như kỷ luật lao động, kỷ luật trực thuộc trong hoạt động công vụ, kỷ luật tài chính, kỷ luật kế toán, kỷ luật trong hoạt động thông tin, văn bản không được các cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức nhà nước thực hiện nghiêm túc. Đồng thời, tình trạng thiếu kỷ cương, trật tự trong hoạt động của bộ máy hành 3 pháp sẽ tác động tiêu cực đến tình trạng pháp chế, tới việc thực hiện pháp luật của công dân. Vì vậy, việc kiểm soát nhằm đảm bảo kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước là tiền đề để bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. Những hình thức cơ bản kiểm soát đối với hành chính nhà nước Hoạt động kiểm tra, thanh tra, kiểm sát, giám sát có nội dung, tính chất, đối tượng tác động, thủ tục tiến hành khác nhau. Mỗi loại hoạt động có vai trò, tác động xã hội nhất định, chúng phối hợp tạo thành công lực để củng cố pháp chế, trật tự pháp luật. Khi đánh giá về vai trò các loại hoạt động này V.I.Lênin viết: "Thống kê và kiểm tra là điều chủ yếu để bảo đảm sự hoạt động đúng đắn trong chủ nghĩa xã hội", rằng: "kiểm tra con người và kiểm tra việc chấp hành nhiệm vụ trên thực tế luôn là mấu chốt của toàn bộ công tác, của chính trị". Kế thừa phát huy những luận điểm cơ bản đó của V.I.Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm tới hoạt động kiểm tra, thanh tra. Cụ thể là Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều Nghị quyết và văn bản pháp luật nhằm lãnh đạo và điều chỉnh hoạt động này. Để kiểm soát đối với hoạt động hành chính nhà nước, có nhiều hình thức khác nhau, sau đây là những hình thức cơ bản: Giám sát dùng để chỉ hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước, toà án, các tổ chức xã hội và công dân nhằm bảo đảm sự tuân thủ nghiêm chỉnh pháp luật trong quản lý xã hội. Như vậy, hoạt động giám sát chủ yếu thực hiện ngoài quan hệ trực thuộc theo chiều dọc. Kiểm tra là khái niệm rộng được vận dụng theo hai hướng. Một là, kiểm tra là hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước cấp trên với cơ quan nhà nước cấp dưới nhằm xem xét, đánh giá mọi mặt hoạt động của cấp dưới khi cần thiết, hoặc kiểm tra một vấn đề cụ thể, việc thực hiện một quyết định quản lý hành chính nhà nước nào đó. ở đây, hoạt động kiểm tra thực hiện 4 trong quan hệ trực thuộc. Vì vậy, khi thực hiện kiểm tra, cơ quan cấp trên, thủ trưởng cơ quan có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế kỷ luật, biện pháp bồi thường thiệt hại vật chất, hoặc áp dụng các biện pháp tác động tích cực tới đối tượng bị kiểm tra như khen thưởng về vật chất, tinh thần. Hai là, kiểm tra là hoạt động của các tổ chức, xã hội như kiểm tra Đảng, giám sát, kiểm tra các tổ chức xã hội đối với hành chính nhà nước. Vì vậy, kiểm tra ở phạm vi này ít mang tính quyền lực nhà nước, mà chỉ áp dụng các biện pháp tác động mang tính xã hội. Thanh tra là phạm trù dùng để chỉ hoạt động của các tổ chức thuộc Tổng thanh tra Nhà nước và thanh tra nhà nước chuyên ngành (thanh tra bộ, thanh tra sở). Cơ quan thanh tra và đối tượng bị thanh tra thường không có quan hệ trực thuộc. Tuy nhiên, các cơ quan thanh tra do thủ trưởng các cơ quan hành chính thành lập, do vậy nó hoạt động với tư cách là cơ quan chức năng giúp thủ trưởng cùng cấp. Vì vậy, có thể coi hoạt động thanh tra được cơ quan cấp trên tiến hành trong quan hệ đối với cơ quan trực thuộc. Trong quá trình thanh tra, cơ quan thanh tra có thể áp dụng các biện pháp cưỡng chế để bảo đảm công tác thanh tra, kể cả các biện pháp trách nhiệm kỷ luật (tạm đình chỉ công tác ) và xử lý vi phạm hành chính, nhưng không có quyền sửa đổi, bãi bỏ quyết định của đối tượng bị thanh tra mà chỉ có quyền tạm đình chỉ việc thi hành một số loại quyết định quản lý hành chính nhà nước nào đó, trong những trường hợp đặc biệt cần thiết, hoặc đình chỉ hành vi hành chính trái pháp luật. Các phương thức bảo đảm pháp chế và kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước có đối tượng tác động rất lớn, trong đó hoạt động của hệ thống hành chính là đối tượng chủ yếu. Do nhu cầu đặt ra, ở đây tập trung xem xét hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với hệ thống hành chính. Kiểm soát bên ngoài của hành chính nhà nước. 5 Kiểm soát của quốc hội: Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất, giám sát của quốc hội đối với hành chính nhà nước là chức năng hiến định. Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với hoạt động của nhà nước đối với việc tuân thủ hiến pháp, luật, nghị quyết của quốc hội. Giám sát của Hội đồng nhân dân: Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Hội đồng nhân dân các cấp thể hiện giám sát đối với hoạt động của ủy ban nhân dân, các cơ quan chuyên môn của ủy ban nhân dân,các cơ quan tổ chức trực thuộc mình cũng như trực thuộc cấp trên đóng tại địa phương. - Phạm vi : Giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước trên mọi nghành mọi lĩnh vực trong địa phương. Giám sát của tóa án nhân dân: Tòa án nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân địa phương tòa án quân sự và các tòa án khác là cơ quan xét xử của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa việt nam. Thông qua các phiên tòa xét xử các vụ hình sự, dân sự, lao động tòa án thực hiện chức năng giám sát đối với hành chính nhà nước, nhằm kiểm tra tính hợp pháp của chủ thể quản lý hành chính nhà nước và các hành vi của chủ thể quản lý hành chính nhà nước bị nhân dân khiếu kiện. Phán quyết về bồi thường thiệt hại cho công dân, các tổ chức do quyết định và các hành vi đó gây ra. Giám sát thông qua tài phán hành chính. Giám sát các tổ chức chính trị- xã hội: Được ghi nhận trong hiến pháp và pháp luật, nội dung giám sát tập trung vào việc thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước; kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế - xã hội của các cơ quan hành chính nhà nước, nhằm giáo dục, phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi tiêu cực vi phạm pháp luật. Kiểm tra của đảng: Gắn với sự lãnh đạo của đảng đối với hành chính nhà nước, thông qua các hình thức: Lắng nghe các đảng viên báo cáo; trực tiếp kiểm tra hoạt động của đảng viên. Nếu có vi phạm thì kỷ luật đảng; đề nghị xử lý hành vi,quyết định hành chính vi phạm pháp luật hoặc đề nghị truy tố trách nhiệm hình sự trước tòa án. 6 Giám sát của công dân: Thông qua tổ chức chính trị - xã hội hoặc trực tiếp yêu cầu kiến nghị, khiếu lại, tố cáo. Kiểm toán nhà nước: Do quốc hội thành lập, hoạt động độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Nội dung: Kiểm tra báo cáo tài chính; Kiểm toán việc sử dụng ngân sách tiền và tài sản của nhà nước, nhằm thực hành tiết kiệm chống tham nhũng thất thoát lãng phí nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách , tiền và tài sản của nhà nước. Giám sát của công luận đối với hành chính nhà nước: bằng hình thức thông qua phương tiện thông tin đại chúng báo chí, phát thanh truyền hình; các Tổ chức xã hội. Giám sát của công luận đối với hành chính nhà nước không mang tính quyền lực nhà nước, không sử dụng biện pháp cưỡng chế hành chính nhà nước, chỉ mang biện pháp tích cực như giáo dục thuyết phục. Kiểm soát nội bộ hành chính nhà nước. Hoạt động thanh tra nhà nước: Thanh tra nhà nước là hoạt động kiểm soát do một bộ máy đặc biệt thuộc hệ thống cơ quan hành chính nhà nước tiến hành – bộ máy thanh tra nên thuộc loại hình kiểm soát nội bộ. Mục đích của hoạt động: Nhằm phòng ngừa phát hiện và xử lý về hành vi vi phạm pháp luật; phát hiện những sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực hiệu quả của hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích nhà nước quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội. Kiểm tra: Kiểm tra là công việc thường xuyên, quan trọng. Kiểm tra đối với hoạt động hành chính rất đa dạng và do cơ quan hành chính nhà nước thẩm quyền chung và thẩm quyền riêng thực hiện. Kiểm tra bao gồm kiểm tra chức năng và kiểm tra nội bộ. 7 Kiểm tra chức năng, cơ quan tiến hành có quyền yêu cầu cơ quan bị kiểm tra đình chỉ, sửa đổi hoặc bãi bỏ những quyết định bất hợp pháp trong lĩnh vực đang thanh tra, nhưng không có quyền tự mình bãi bỏ các quyết định này. Hoạt động kiểm tra nội bộ là hoạt động do thủ trưởng cơ quan tiến hành nhằm mục đích đánh giá tổng thể hoạt động của cơ quan hay những hoạt động nhất định của nó trong quá trình thực hiện các kế hoạch giúp cho hoạt động đi đúng mục tiêu đặt ra. Tóm lại, hoạt động kiểm soát hay nói cách khác là hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm sát trong quản lý hành chính nhà nước là dạng hạt động thông thể thiếu của quá trình, thục hiện quyền lực Nhà nước nhằm quản lý xã hội, quản lý đất nước. Hoạt động thanh tra, kiểm tra đã góp phần tích cực vào cộng cuộc đẩy lùi các tệ nạn xã hội, trấn an tội phạm, đem lại một xã hội tốt đẹp cho đất nước. Góp phần to lớn vào cộng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát ở nước ta thể hiện sự hoà quyện thống nhất giữa tính Đảng, tính Nhà nước và tính nhân dân trong toàn bộ cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát mà mục đích của nó không có gì khác hơn là hướng tới xây dựng một Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước của dân, do dân và vì dân, một xã hội dân chủ, công bằng, văn minh./. 8 . của Nhà nước và xã hội. Sự cần thiết phải kiểm soát đối với hành chính nhà nước. Kiểm soát đối với hành chính nhà nước nhằm đảm báo pháp chế xã hội chủ nghĩa; đảm bảo chủ thể hành chính nhà nước. HÀNH CHÍNH KHOA NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT ***** TIỂU LUẬN MÔN HỌC THANH TRA, KIỂM TRA VÀ GIÁM SÁT TRONG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Đề tài: Trình bày kiểm soát đối với hoạt động hành chính nhà nước. việc kiểm soát nhằm đảm bảo kỷ luật trong quản lý hành chính nhà nước là tiền đề để bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước. Những hình thức cơ bản kiểm soát đối với hành chính nhà nước