1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đánh giá quy trình và nội dung cuộc thanh tra của thanh tra bộ lao động - thương binh và xã hội tại trung tâm chữa bệnh - giáo dục - lao động xã hội tỉnh nam định

25 824 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 666,5 KB

Nội dung

Vì thế, để tránh nguy cơ lạm quyền, nhà nước cần tổ chức hoạt động giám sát, kiểm tra và thanh tra,theo đó, mỗi tổ chức khi thực hiện quyền lực nhà nước đều có sự độc lập cần thiết về qu

Trang 1

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

Xã hội tỉnh Nam Định

Giảng viên : Phó giáo sư, Tiến sỹ Lê Thiên Hương

Trưởng khoa Nhà nước và Pháp luật - Học viện Hành chính Người thực hiện : Vũ Ngọc Sang

Lớp : Cao học Quản lý công - K17C

Nam Định, tháng 9/2012

Trang 2

MỤC LỤC

Nội dung chính

Chương 1: Tổng quan về công tác Thanh tra, kiểm tra giám sát

1.1 Sự cần thiết phải giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động hành

1.2 Kiểm soát hoạt động hành chính - một bộ phận hợp thành của quản lý

Chương 2: Quy trình và nội dung cuộc thanh tra của Thanh tra

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tại Trung tâm Chữa bệnh

-Giáo dục - Lao động Xã hội tỉnh Nam Định

17

2.1 Giới thiệu về Trung tâm Chữa bệnh – Giáo dục – Lao động Xã hội

2.2

Quy trình và nội dung cuộc thanh tra của Thanh tra Bộ Lao động

-Thương binh và Xã hội tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao

động Xã hội tỉnh Nam Định.

20

Chương 3: So sánh, phân tích và đánh giá quy trình, nội dung

cuộc thanh tra của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã

hội tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội tỉnh

Nam Định

22

3.1 So sánh quy trình, nội dung cuộc thanh tra với những kiến thức cơ

3.2 Phân tích và đánh giá quy trình, nội dung cuộc thanh tra với những

LỜI MỞ ĐẦU

Trang 3

1.Tính cấp thiết của đề tài:

Thời gian qua, việc tổ chức thanh tra còn nhiều vấn đề hạn chế và bất cập, một sốcuộc thanh tra còn chưa cụ thể rõ ràng, thiếu tính thuyết phục đối với đối tượng thanh tradẫn đến việc thực hiện chưa nghiêm túc, hiệu quả Vì vậy việc tổ chức thanh tra đúngquy trình, quy định sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hơn với công tác thanh tra, kiểm tra

2 Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

Trên cơ sở hệ thống những vấn đề lý luận cơ bản của công tác thanh tra, kiểm tra

tổ chức nghiên cứu, đánh giá nội dung quy trình cuộc thanh tra, kiểm tra của của Thanhtra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Laođộng Xã hội tỉnh Nam Định

3 Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, chuyên đề sử dụng tổng hợpcác phương pháp phân tích với khái quát hoá, kết hợp lý luận với so sánh thực tế từ nộidung quy trình cuộc thanh tra, kiểm tra của của Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và

Xã hội tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội tỉnh Nam Định

4 Kết cấu của chuyên đề

- Gồm có phần Mở đầu, Nội dung và Kết luận;

- Phần nội dung chuyên đề gồm 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về công tác Thanh tra, kiểm tra giám sát trong quản lý hànhchính nhà nước

Chương 2: Quy trình và nội dung cuộc thanh tra của Thanh tra Bộ Lao động –Thương binh và Xã hội tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội tỉnh NamĐịnh

Chương 3: Đánh giá, phân tích và so sánh nội dung cuộc thanh tra của Thanh tra

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động

Xã hội tỉnh Nam Định với những kiến thức cơ bản đã được tiếp thu sau môn học

CHƯƠNG 1 Tổng quan về công tác Thanh tra, kiểm tra, giám sát trong

Trang 4

quản lý hành chính nhà nước.

1.1 Sự cần thiết phải giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động hành chính 1.1.1 Quyền lực nhà nước và sự cần thiết phải giám sát, kiểm tra, thanh tra quyền lực nhà nước

- Quan niệm về quyền lực nhà nước

Mọi xã hội chỉ có thể tồn tại và phát triển theo một trật tự có tính ổn định tương đối Nhưvậy, trật tự và ổn định là điều kiện cần thiết để xã hội tồn tại và phát triển Tuy nhiên, trật tự và

ổn định chỉ có thể được đảm bảo bằng quyền lực công - tức quyền lực xã hội Đến lượt mình,chính quyền lực xã hội cũng cần có trật tự và ổn định, nghĩa là nằm trong sự giám sát, kiểm tra,thanh tra (gọi chung là kiểm soát) nhất định Như vậy, kiểm soát quyền lực xã hội (đặc biệttrong xã hội có giai cấp) mà trước hết là quyền lực nhà nước là một nhu cầu khách quan của tồntại và phát triển xã hội Xã hội càng phát triển, vai trò của nhà nước càng lớn thì yêu cầu vềgiám sát, kiểm tra, thanh tra quyền lực nhà nước càng cao Điều này được lý giải bởi sự gia tăngcủa phạm vi tác động của quyền lực; bởi tính phức tạp trong tổ chức và thực hiện quyền lực; bởi

sự đan xen, giao thoa và mâu thuẫn trong việc sử dụng quyền lực nhà nước

Nếu quyền lực nhà nước luôn là vấn đề tất yếu và cần thiết thì kiểm soát đối với quyềnlực nhà nước cũng là vấn đề tất yếu và cần thiết không kém Trong xã hội có giai cấp, bản thânnhà nước là tổ chức quyền lực và luôn chứa đựng trong nó nguy cơ lạm dụng quyền lực Vì thế,

để tránh nguy cơ lạm quyền, nhà nước cần tổ chức hoạt động giám sát, kiểm tra và thanh tra,theo đó, mỗi tổ chức khi thực hiện quyền lực nhà nước đều có sự độc lập cần thiết về quyền lực,đồng thời đều có quyền và phương tiện tương xứng để kiểm soát hoạt động các cơ quan khác,tạo thế cân bằng về quyền lực giữa các cơ quan công quyền Thông qua hoạt động này nhằm xácđịnh rõ ranh giới về quyền lực, bảo đảm cho quyền lực được thực thi trên thực tế nhưng khôngtuyệt đối, luôn bị hạn chế và chế ước bởi quyền lực khác, nhằm đảm bảo cho cơ quan nắm giữquyền lực thực hiện đúng quyền hạn và trách nhiệm trong thực thi công vụ; đồng thời thông quagiám sát, kiểm tra và thanh tra để bảo đảm sự duy trì cân bằng về quyền lực giữa các cơ quanthực thi quyền lực, chống lạm quyền

Như vậy có nghĩa là, ở đâu có quyền lực nhà nước thì ở đó cần có giám sát, kiểm tra và

thanh tra Cho nên, để đạt được mục tiêu mà quyền lực nhà nước đặt ra thì nhất thiết phải duy trìgiám sát, kiểm tra, thanh tra và thực hiện hoạt động giám sát, kiểm tra, thanh tra có hiệu quả

1.1.2 Khái niệm, đặc điểm và phân loại kiểm soát quyền lực nhà nước

a Khái niệm về kiểm soát quyền lực nhà nước

Quyền lực nhà nước được hiểu là sức mạnh hay khả năng của nhà nước có thể bắt cácchủ thể khác trong xã hội phải phục tùng Quyền lực nhà nước trên thực tế được thực hiện bởicác cơ quan trong bộ máy nhà nước mà cụ thể là bởi những con người làm việc trong bộ máy

đó Nhưng đam mê quyền lực vốn là thuộc tính của con người Quyền lực - một khi đã thuộc vềngười nào đó thì họ luôn muốn níu giữ và cố gắng bằng mọi cách để củng cố và gia tăng quyềnlực khi có cơ hội, từ đó dẫn đến dễ lạm quyền, dễ vụ lợi và vi phạm khi có điều kiện Và một khiđiều đó xảy ra (và rất dễ xảy ra) thì nó sẽ gây nguy hại đến quyền tự do công dân cũng như lợiích của xã hội Vì thế, muốn bảo vệ quyền tự do của công dân và lợi ích xã hội thì cần phải cómột cơ chế để kiểm soát việc thực hiện quyền lực nhà nước, kiềm chế sự lạm quyền của nhânviên và cơ quan nhà nước

Từ sự phân tích trên đây, có thể hiểu: Kiểm soát quyền lực nhà nước là tổng hợp cáchình thức và các biện pháp do luật định để đảm bảo cho hoạt động của hệ thống các cơ quan nhà

Trang 5

nước có thẩm quyền trong việc giám sát, kiểm tra, thanh tra quá trình thực thi chức năng, nhiệm

vụ và quyền hạn của bộ máy công quyền cũng như hoạt động công vụ của đội ngũ cán bộ, côngchức trong bộ máy nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước

b Đặc điểm của kiểm soát quyền lực nhà nước

- Kiểm soát quyền lực nhà nước bao gồm các hình thức và biện pháp do pháp luật qui định;

- Hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước (thông qua hệ thống các cơ quan giám sát,kiểm tra, thanh tra) phải được tổ chức phù hợp với ba nhánh quyền lực nhà nước (lập pháp, hànhpháp, tư pháp) nhằm đảm bảo tính khách quan, khoa học và đồng bộ trong quá trình thực hiệnquyền lực nhà nước cũng như sự phối hợp và chế ước lẫn nhau trong việc thực hiện các quyềnlập pháp, hành pháp và tư pháp

- Kiểm soát quyền lực nhà nước được thực hiện bằng một hệ thống các cơ quan nhànước có thẩm quyền đối với một số đối tượng nhất định, đó chính là quá trình thực thi chứcnăng, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy công quyền cũng như hoạt động công vụ của đội ngũcán bộ, công chức làm việc trong bộ máy nhà nước

- Mục đích của kiểm soát quyền lực nhà nước là nhằm làm cho quá trình thực thi chứcnăng, nhiệm vụ và quyền hạn của bộ máy công quyền cũng như hoạt động công vụ của côngchức đạt hiệu quả cao, phù hợp với các nguyên tắc pháp lý cơ bản và được đặt dưới sự kiểm tra,giám sát của xã hội công dân

c Phân loại hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước

Căn cứ vào sự phân công và phối hợp hoạt động trong việc thực hiện quyền lực nhànước, có thể chia hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước thành 3 nhóm tương ứng với 3 nhánhquyền lực nhà nước là quyền lập pháp, quyền hành pháp và quyền tư pháp

- Kiểm soát quyền lực nhà nước bằng quyền lập pháp

- Kiểm soát quyền lực nhà nước bằng quyền lập pháp được tiến hành bởi các chủ thể sauđây: Các Uỷ ban, hội đồng và các đại biểu của Quốc Hội; Bằng hoạt động của cơ quan dân cử ởđịa phương (HĐND các cấp); Bằng các đoàn đại biểu Quốc Hội tại các địa phương

- Kiểm soát quyền lực nhà nước bằng quyền hành pháp

Hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước bằng quyền hành pháp cũng mang đầy đủ cácđặc điểm của hoạt động kiểm soát quyền lực nhà nước bằng quyền lập pháp và được thực hiệnchủ yếu bằng các chủ thể sau đây:

- Bằng hệ thống các cơ quan thanh tra nhà nước (thanh tra Chính phủ, thanh tra Tỉnh,thanh tra Huyện); Bằng hệ thống các cơ quan thanh tra chuyên ngành, lĩnh vực

- Kiểm soát quyền lực nhà nước bằng quyền tư pháp

- Thông qua hệ thống Toà án nhân dân và hệ thống Viện kiểm sát nhân dân

1.2 Kiểm soát hoạt động hành chính - một bộ phận hợp thành của quản lý nhà nước

1.2.1 Nền hành chính nhà nước và sự cần thiết phải kiểm soát hoạt động hành chính

Nền hành chính nhà nước - đó là hệ thống tổ chức hành chính, các thể chế và các hoạtđộng của hệ thống này với chức năng thực thi quyền hành pháp nhằm quản lý, điều hành cácquá trình xã hội cũng như hành vi của cá nhân, tổ chức, nhằm tạo lập và duy trì trật tự quản lýcần thiết cho sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội Nói một cách ngắn gọn, chức năng củanền hành chính là quản lý công vụ quốc gia

Xã hội loài người từ khi có nhà nước, dù ở giai đoạn phát triển nào chăng nữa thì cũngcần phải được kiểm tra, giám sát hoạt động của nhà nước, của các cơ quan nhà nước, các tổ chức

và các cá nhân cụ thể, trong đó đặc biệt là hoạt động của bộ máy hành chính, thông qua các cơ

Trang 6

quan giám sát, kiểm tra, thanh tra chuyên môn lẫn toàn bộ hệ thống tổ chức xã hội Thông quagiám sát, kiểm tra, thanh tra nhằm thu nhận thông tin về các quá trình, hiện tượng diễn ra trong

xã hội, về các cấu thành cụ thể của xã hội với các mục đích đã được dự tính, về các hành vi củacông dân đối chiếu với các qui định pháp luật…, từ đó có những quyết sách phù hợp

Trong hệ thống quản lý nhà nước, kiểm soát hành chính đóng vai trò rất to lớn

Hoạt động kiểm soát của các cơ quan nhà nước theo nghĩa đầy đủ là hoạt động theo dõi,kiểm tra, xem xét, đánh giá hoạt động của một tổ chức hoặc các cá nhân xem có đúng với nhữngđiều đã được pháp luật qui định không, trong đó Hiến pháp được coi là chuẩn mực cao nhất, cótính chất nền tảng Mọi hình thức kiểm soát, xét đến cùng đều là hoạt động thực hiện quyền lựcnhà nước, nhằm đảm bảo cho pháp luật được thực hiện một cách nghiêm chỉnh và thống nhất

Ở Việt Nam, nhân dân là chủ thể duy nhất của quyền lực nhà nước Khác với các nhànước tư sản, nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc tập quyền, mọiquyền lực nhà nước đều tập trung vào Quốc Hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất QuốcHội là cơ quan duy nhất có quyền lập Hiến và lập pháp; quyết định những vấn đề cơ bản về đốinội và đối ngoại…; Quốc Hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của bộmáy nhà nước Để thực hiện quyền giám sát, một mặt Quốc Hội tự mình thực hiện, mặt khácgiao cho các cơ quan nhà nước khác thực hiện Thông qua giám sát nhằm mục đích kiểm soátviệc tuân thủ Hiến pháp và pháp luật trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, các tổ chức vàmọi công dân

Như vậy, vai trò của kiểm soát hành chính đối với quyền lực nhà nước được thể hiện ởnhững điểm sau đây:

Thứ nhất, xuất phát từ bản chất của nhà nước ta là nhà nước pháp quyền XHCN.

Hiện nay chúng ta đang xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam Việc xâydựng nhà nước pháp quyền là một chủ trương, định hướng hoàn toàn đúng đắn và phù hợp vóitiến trình phát triển, cải cách ở Việt Nam Nhà nước pháp quyền đã như là một giá trị chung củanhân loại, một phương thức tổ chức nhà nước với những yêu cầu, đặc trưng chung phù hợp vớibản chất của nhà nước XHCN, đó là dân chủ và pháp luật mà suy cho cùng thì Nhà nước phápquyền là nhà nước hướng đến mục tiêu là chống lại sự lạm quyền của nhà nước, sự vi phạm củaviên chức nhà nước đối với các nguyên tắc của việc hành xử quyền lực để bảo vệ các quyền và

tự do của con người Chính vì vậy, trong Nhà nước pháp quyền không thể thiếu hệ thống kiểmsoát quyền lực Việc kiểm soát quyền lực là nhằm đảm bảo cho nhà nước vân hành trong quĩđạo của những nguyên tắc của việc thực thi quyền lực Khuôn khổ cho việc vận hành quyền lực

là pháp luật Sự kiểm soát quyền lực là để đảm bảo cho nhà nước luôn đảm bảo tính hợp pháptrong hành động của mình Sự kiểm soát quyền lực là để nhà nước không vi phạm pháp luật

Thứ hai, đề cao giá trị dân chủ, đảm bảo nguyên tắc quyền lực nhà nước thực sự của dân,

do dân, vì dân

Điều này cũng xuất phát từ bản chất của Nhà nước ta, một nhà nước mà quyền lực nhànước thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể của quyền lực Vì thế, sự kiểm soát quyền lựctrong trường hợp này nhằm đảm bảo quyền lực thực sự của dân, do dân, vì dân Kiểm soátquyền lực thực chất là công cụ, phương thức để tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước

Thứ ba, đảm bảo nguyên tắc quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và phối

hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp

Để đảm bảo quyền lực nhà nước là thống nhất, việc tổ chức và thực hiện quyền lực nhànước phải tuân thủ các nguyên tắc và theo đó, cơ chế kiểm soát việc tổ chức, thực hiện quyềnlực cũng phải đảm bảo các nguyên tắc pháp lý cơ bản, đó là nguyên tắc quyền lực thống nhất;

Trang 7

nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; nguyên tắc Đảng lãnh đạo; nguyên tắc tậptrung dân chủ; nguyên tắc pháp chế …

Thứ tư, tôn trọng giá trị pháp luật, nguyên tắc pháp chế, đảm bảo tính pháp lý của việc tổ

chức và thực hiện quyền lực nhà nước

Thứ năm, tôn trọng quyền con người, bảo vệ quyền tự do dân chủ của nhân dân.

Thứ sáu, đảm bảo sự thống nhất nội tại, tính hệ thống của cơ chế kiểm soát đối với việc

tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước trên cơ sở đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng đối với quátrình tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, đồng thời kiểm soát được việc tổ chức, thực hiệnquyền lực nhà nước thông qua các kênh khác nhau, bao gồm:

- Hệ thống (cơ chế) kiểm soát bên trong bộ máy nhà nước, gồm có: sự giám sát, kiểm tra,thanh tra lẫn nhau giữa các cơ quan, các bộ phận của toàn thể bộ máy nhà nước và tự kiểm tracủa từng bộ phận, từng cơ quan trong bộ máy đối với việc thực hiện quyền lực nhà nước củachính các cơ quan, bộ phận đó

- Hệ thống (cơ chế) kiểm soát bên ngoài bộ máy nhà nước bao gồm: kiểm tra của Đảng;kiểm tra, giám sát của xã hội

1.2.2 Các phương thức kiểm soát đối với hoạt động hành chính

Kiểm soát đối với hoạt động hành chính là loại hoạt động đặc biệt thuộc chức năng củanhà nước và xã hội nhằm đảm bảo tính hợp pháp và tính hợp lý trong quản lý hành chính nhànước Hoạt động này bao gồm tổng thể các phương thức tổ chức – pháp lý bao gồm hoạt độnggiám sát, kiểm tra, thanh tra do các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân tiến hànhnhằm thiết lập trật tự trong quản lý, bảo vệ lợi ích nhà nước, lợi ích xã hội cũng như quyền vàlợi ích hợp pháp của công dân Hoạt động giám sát, kiểm tra thanh tra có nội dung, tính chất, đốitượng tác động cũng như thủ tục tiến hành khác nhau Mỗi loại hoạt động có vai trò, tác động xãhội nhất định, chúng phối hợp với nhau tạo thành “công lực” để đảm bảo hiệu lực, hiệu quảquản lý nhà nước Để kiểm soát đối với hoạt động hành chính nhà nước, cần sử dụng cácphương thức cơ bản sau đây:

a Giám sát: Giám sát là khái niệm dùng để chỉ hoạt động của các cơ quan quyền lực nhà

nước, các cơ quan tư pháp, các tổ chức xã hội và mọi công dân nhằm đảm bảo sự tuân thủnghiêm chỉnh pháp luật trong quản lý nhà nước và quản lý xã hội Như vậy, hoạt động giám sátchủ yếu được thực hiện ngoài quan hệ trực thuộc theo chiều dọc Hoạt động này được tiến hànhbởi Quốc Hội, HĐND các cấp, các cơ quan tư pháp và toàn thể nhân dân thông qua hoạt độngthực hiện chức năng, thẩm quyền do pháp luật qui định

b Kiểm tra: Kiểm tra là khái niệm rộng được hiểu theo hai góc độ:

Thứ nhất, kiểm tra là hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước cấp trên với cơ

quan nhà nước cấp dưới (trong mối quan hệ trực thuộc) nhằm xem xét, đánh giá mọi mặt hoạtđộng của cấp dưới khi thấy cần thiết hoặc trong trường hợp cần kiểm tra một vấn đề cụ thể nào

đó Vì vậy khi tiến hành kiểm tra, cơ quan cấp trên hoặc thủ trưởng cơ quan có quyền áp dụngcác biện pháp cưỡng chế kỷ luật, biện pháp bồi thường thiệt hại vật chất hoặc áp dụng các biệnpháp tác động tích cực với đối tượng bị kiểm tra như động viên khen thưởng về vật chất hoặctinh thần

Thứ hai, kiểm tra là hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội như kiểm tra của Đảng,

kiểm tra, giám sát của các tổ chức xã hội đối với hoạt động hành chính nhà nước Hoạt độngkiểm tra này ít mang tính quyền lực nhà nước và không trực tiếp áp dụng các biện pháp cưỡngchế mà chỉ áp dụng các biện pháp tác động mang tính xã hội

Trang 8

c Thanh tra: Thanh tra là phạm trù dùng để chỉ hoạt động của các tổ chức thanh tra

Chính phủ và thanh tra chuyên ngành, lĩnh vực Cơ quan thanh tra và đối tượng thanh tra thườngkhông có quan hệ trực thuộc Cơ quan thanh tra do thủ trưởng các cơ quan hành chính thành lập,

do vậy, nó hoạt động với tư cách là cơ quan chức năng giúp thủ trưởng cùng cấp, vì thế có thểcoi hoạt động thanh tra là hoạt động của cơ quan cấp trên tiến hành với cơ quan cấp dưới trựcthuộc Trong quá trình tiến hành hoạt động thanh tra, cơ quan thanh tra có thể áp dụng các biệnpháp cưỡng chế để bảo đảm công tác thanh tra, kể cả các biện pháp trách nhiệm kỷ luật (nhưtạm đình chỉ công tác…) và xử lý vi phạm hành chính nhưng không có quyền sửa đổi, bãi bỏquyết định của đối tượng bị thanh tra mà chỉ có quyền tạm đình chỉ thi hành (trong một sốtrường hợp đặc biệt) một số loại quyết định quản lý hành chính nào đó hoặc đình chỉ hành vihành chính vi phạm pháp luật

Tóm lại, các phương thức kiểm soát đối với hoạt động hành chính nhà nước có đối tượng

tác động rất lớn, trong đó hoạt động của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước là nhóm đốitượng chủ yếu Bởi hệ thống cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền rộng, tác động có tínhquyền lực đến nhiều mặt đời sống chung của nhà nước và xã hội, hoạt động liên tục, tồn tại theothứ bậc và tương đối ổn định Đó là quyền lực pháp lý, chính thống hiện diện hàng ngày trước

xã hội Để bảo đảm tính hợp pháp và hợp lý trong hoạt động hành chính, cần phải có cơ chếkiểm soát bằng quyền lực nhà nước nhằm đảm bảo hiệu lực, hiêụ quả quản lý nhà nước

1.3 Quy trình thanh tra

1.3.1 Xác định các vấn đề cần thanh tra

Việc xác định các vấn đề cần thanh tra xuất phát từ rất nhiều phương diện khác nhau:

* Phương diện thứ nhất: xuất phát từ những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý

nhà nước của các cấp, các ngành Cơ quan, người có thẩm quyền thanh tra cần luôn xác định rõvấn đề này để thực hiện kịp thời hoạt động thanh tra Những vấn đề đó thường là:

- Vấn đề ảnh hưởng sâu sắc đến quản lý nhà nước; Vấn đề liên quan đến nhiều ngành,nhiều lĩnh vực quản lý; Vấn đề có tính chất cấp thiết, bức xúc;

Liên quan đến vấn đề này, chủ thể có thẩm quyền thanh tra thường gặp những vấn đềkhó khăn sau:

- Cùng một thời điểm có nhiều vấn đề ảnh hưởng sâu sắc đến quản lý nhà nước cần đượcthanh tra; Cùng một thời điểm có nhiều vấn đề có tính chất cấp thiết, bức xúc cần được thanhtra; Chủ thể có thẩm quyền thanh tra thường bận quá nhiều nhiệm vụ khác nhau trong quản lýnhà nước; Thông tin thiếu, thông tin không có độ tin cậy; Chủ thể quản lý thiếu hiểu biết sâu sắc

về một lĩnh vực nào đó; Quan điểm của lãnh đạo

Phương án giải quyết những vấn đề khó khăc là:

- Xác định vấn đề cần được ưu tiên nhất để thanh tra; Trao nhiệm vụ một cách hợp lýcho những chủ thể có thẩm quyền thanh tra khác

* Phương diện thứ hai: xuất phát từ đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân, tổ chức

Trong trường hợp này vấn đề liên quan đến thanh tra, kiểm tra đã rõ Chủ thể có thẩmquyền thanh tra cần xác định:

- Vấn đề liên quan (khiếu nại, tố cáo) ảnh hưởng như thế nào đến quản lý nhà nước (tầmquan trọng); Vấn đề liên quan còn thuộc thẩm quyền của những cơ quan, tổ chức nào khác

® Từ vấn đề đó, cơ quan, người có thẩm quyền xác định nhiệm vụ thanh tra

Trong trường hợp đơn, thư tố cáo nặc danh thì cơ quan, người có thẩm quyền thanh trakhông có trách nhiệm phải xem xét, giải quyết đơn, thư đó Tuy nhiên, nếu đơn, thư tố cáo nặc

Trang 9

danh có giá trị, ảnh hưởng đến quản lý nhà nước thì chủ thể có thẩm quyền cần xem xét, giảiquyết đơn thư tố cáo đó.

* Phương diện thứ ba: xuất phát từ yêu cầu của các tổ chức Đảng, Quốc hội, Hội đồng

nhân dân, các cơ quan khác của nhà nước, cơ quan công luận ( báo chí, truyền hình…), tổ chứcđoàn thể xã hội

Trong trường hợp này vấn đề cần thanh tra cũng đã rõ Tuy vậy, chủ thể có thẩm quyềnvẫn cần đánh giá những thông tin nhận được, đặc biệt là tính ảnh hưởng đến quản lý nhà nước

1.3.2 Lập kế hoạch thanh tra

Thanh tra quản lý nhà nước là một những hoạt động quan trọng Do vậy, cũng như cáchoạt động khác, hoạt động thanh tra rất cần được lập kế hoạch chi tiết, rõ ràng để góp phần quantrọng vào việc thực hiện có hiệu quả thanh tra Chủ thể có thẩm quyền thanh tra cần tiến hànhxây dựng kế hoạch thanh tra Kế hoạch thanh tra, kiểm tra cần phải:

a Xác định rõ mục đích thanh tra

- Mục đích chung của thanh tra đã được quy định trong văn bản pháp luật, chẳng hạn: Hoạt động thanh tra nhằm phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật;phát hiện những sơ hở trong cơ chế, chính sách để kiến nghị với các cơ quan nhà nước có thẩmquyền có các biện pháp khắc phục; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệuquả quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích hợp pháp của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơquan, tổ chức và cá nhân (Điều 3 Luật thanh tra năm 2004)

- Trên cơ sở mục đích thanh tra đã được quy định trong các văn bản pháp luật, cơ quan,người có thẩm quyền thanh tra cần phải: cụ thể hoá mục đích thanh tra trong vụ việc cụ thể

b Xác định rõ nội dung thanh tra

Nội dung thanh tra cần được xác định rất rõ để đạt được mục đích đề ra Nội dung thanhtra là những việc chủ thể có thẩm quyền thanh tra cần làm và những việc mà chủ thể có thẩmquyền thanh tra không được làm (bị cấm)

- Những việc cần làm:

+ Vấn đề cần sáng tỏ; Giới hạn và mức độ của vấn đề đó; Những sai phạm và nguyênnhân của những sai phạm; Dự kiến phương hướng giải quyết;

- Những việc không được làm:

Những việc không được làm (bị cấm) được quy định trong các văn bản pháp luật hoặcquy chế hoạt động tuỳ theo từng lĩnh vực nhất định

Ví dụ: Điều 12 Luật thanh tra năm 2004 quy định các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó

có các hành vi bị nghiêm cấm đối với cơ quan, người có thẩm quyền thanh tra như:

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu,gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra;

+ Thanh tra vượt quá thẩm quyền, phạm vi và nội dung trong quyết định thanh tra;+ Cố ý kết luận sai sự thật, quyết định, xử lý trái pháp luật, bao che cho người có hành vi

Trang 10

Yêu cầu thanh tra là những đòi hỏi đối với cơ quan, người có thẩm quyền thanh tra đểthực hiện được thanh tra và đạt được mục đích đề ra Những yêu cầu đó thường là:

- Nắm vững mục đích, nội dung thanh tra; Xác định được trọng tâm của thanh tra; Nắmvững cơ chế, chính sách, các quy định của pháp luật liên quan đến vụ việc thanh tra; Nắm đượcnhững nguyên lý cơ bản của vụ việc để hiểu được bản chất của vụ việc; Tìm hiểu cá nhân, tổchức bị thanh tra và các cá nhân, tổ chức khác liên quan; Tìm hiểu, xác định phương pháp thíchhợp để tiếp cận, giải quyết vấn đề

d Xác định rõ đối tượng thanh tra

- Đối tượng thanh tra là cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân nào; Đối tượng thanh tra có vịtrí, vai trò như thế nào trong bộ máy quản lý nhà nước; Đối tượng thanh tra có những nhiệm vụ vàquyền hạn gì trong quản lý nhà nước; Đối tượng thanh tra đã và đang thực hiện nhiệm vụ như thểnào; Có những ưu điểm và nhược điểm gì; Dư luận xã hội về đối tượng thanh tra như thế nào

e Xác định rõ những vấn đề trọng tâm trong thanh tra

Vụ việc cần thanh tra thường khá phức tạp, có nhiều tình tiết; những thông tin mà chủthể có thẩm quyền thanh tra nhận được cũng khá phong phú Do vậy, chủ thể có thẩm quyềnthanh tra cần xác định rõ những vấn đề trọng tâm để thanh tra thì mới có khả năng đạt hiệu quảcao và kịp thời Những vấn đề trọng tâm có thể là:

- Vấn đề mang tính chất cốt lõi, chủ yếu của vụ việc;

- Vấn đề mang tính chất bức xúc;

- Vấn đề mà từ đó có thể dễ dàng hơn để giải quyết nhiều vấn đề khác có liên quan.Khi không xác định được những vấn đề trọng tâm để thanh tra thì chủ thể thanh tra sẽ rấtkhó khăn để thanh tra Việc thanh tra sẽ mất rất nhiều thời gian và hiệu quả sẽ không cao

f Xác định thành viên của đoàn thanh tra

Thành viên của đoàn thanh tra là một yếu tố quan trọng làm cho hoạt động thanh tra cóhiệu quả Vấn đề này cần được cân nhắc kỹ, đó là:

- Số lượng thành viên và tiêu chuẩn của thành viên;

+ Khả năng chuyên môn, nghiệp vụ; Vị trí công tác; Kinh nghiệm công tác; Phẩm chấtđạo đức; Ý thức trách nhiệm

- Thành viên của đoàn thanh tra phải không có mối quan hệ thân thuộc (quan hệ họ hànghoặc các mối quan hệ thân thuộc khác) với đối tượng thanh tra để bảo đảm tính vô tư, khách quan

g Xác định rõ phương pháp tiến hành thanh tra

Đây cũng là một yếu tố quan trọng làm cho việc thanh tra có hiệu quả Chủ thể thanh tracần xác định rõ những phương pháp cần được áp dụng Những phương pháp được áp dụng tuỳthuộc vào nội dung, tính chất của vụ việc; đặc điểm của đối tượng thanh tra; sở trường, sở đoảncủa chủ thể thanh tra Những điều đó giúp cho chủ thể thanh tra xác định đâu là phương pháp cơbản, chủ đạo; sự phối hợp giữa các phương pháp như thế nào; mỗi phương pháp được sử dụngtrong từng việc cụ thể như thế nào Những phương pháp thường được áp dụng là :

- Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu; Nghe đối tượng thanh tra báo cáo; Phỏng vấn đối tượngthanh tra; Hỏi ý kiến của các nhà chuyên môn; Thu thập ý kiến của dư luận; Tạo điều kiện, chỉ

rõ những lợi ích để đối tượng thanh tra trình bày, báo cáo đầy đủ, trung thực vụ việc

h Xác định rõ thời hạn thanh tra

Việc xác định rõ thời hạn thanh tra có ý nghĩa quan trọng đó là:

Trang 11

- Góp phần sớm giải quyết được vụ việc; nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước; Làm chochủ thể thanh tra có thái độ khẩn trương trong việc thực hiện nhiệm vụ thanh tra; Góp phần củng

cố lòng tin của nhân dân vào hoạt động của nhà nước

Thời hạn thanh tra, được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật tuỳ thuộc vào cấphoặc lĩnh vực thanh tra

Ví dụ: Điều 38 Luật thanh tra quy định thời hạn thanh tra hành chính như sau:

“Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá sáu mươi ngày, trong trườnghợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá chín mươi ngày Đối với cuộc thanh tra đặc biệtphức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài,nhưng không quá một trăm năm mươi ngày; Cuộc thanh tra do Thanh tra tỉnh, Thanh tra bộ tiếnhành không quá bốn mươi lăm ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá bảymươi ngày; Cuộc thanh tra do Thanh tra huyện, Thanh tra sở tiến hành không quá ba mươi ngày;

ở miền núi, nơi nào đi lại khó khăn thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá bốnmươi lăm ngày Thời hạn của cuộc thanh tra được tính từ ngày công bố quyết định thanh tra đếnkhi kết thúc việc thanh tra tại nơi được thanh tra” Trên cơ sở quy định đó, người có thẩm quyền raquyết định thanh tra xác định thời hạn thanh tra cho mỗi cuộc thanh tra cụ thể

i Xác định kinh phí, phương tiện vật chất cho việc thanh tra

1.3.3 Chuẩn bị các điều kiện cần thiết

Đây là giai đoạn trước khi tổ chức thực hiện thanh tra Chủ thể thanh tra chuẩn bị tốt cácđiều kiện cần thiết sẽ góp phần quan trọng làm cho việc thanh tra có hiệu quả và hoàn thànhđược đúng thời hạn quy định Chủ thể thanh tra cần chuẩn bị những điều kiện cần thiết sau:

* Nghiên cứu tổng quan về vụ việc

Nghiên cứu tổng quan về vụ việc làm cho chủ thể thanh tra nắm được nội dung cơ bảncủa vụ việc và định hình những công việc cần phải làm Chủ thể thanh tra cần nghiên cứu tổngquan về những vấn đề sau:

- Nội dung thanh tra;

-Đối tượng thanh tra;

- Người khiếu nại, tố cáo hoặc cá nhân, tổ chức đã cung cấp thông tin

* Quán triệt mục đích, yêu cầu và phạm vi thanh tra

- Quán triệt mục đích thanh tra để đoàn thanh tra xác định rõ mục đích cuối cùng củacuộc thanh tra là gì Mục đích thanh tra là vấn đề mang tính định hướng cao nhất và xuyên suốttoàn bộ quá trình thanh tra Do vậy, chủ thể thanh tra phải được quán triệt rõ ràng, sâu sắc vềmục đích thanh tra Quán triệt yêu cầu thanh tra để chính bản thân cơ quan, người có thẩmquyền thanh tra thấy cần phải làm gì và chuẩn bị những gì để hoàn thành được nhiệm vụ thanhtra Điều này còn có ý nghĩa xác định, củng cố tinh thần cho chủ thể thanh tra Quán triệt phạm

vi thanh tra để chủ thể thanh tra thấy được giới hạn của việc thanh tra bao gồm:

+ Giới hạn về nội dung thanh tra

+ Giới hạn về đối tượng thanh tra

* Xây dựng đề cương để yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo

Chủ thể thanh tra phải xây dựng được đề cương để yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo

và làm căn cứ định hướng cho quá trình nghiên cứu tài liệu, thu thập thông tin từ đối tượngthanh tra và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan; tránh tình trạng lan man, không tập trungvào những nội dung chính Trước hết, chủ thể thanh tra cần xây dựng một đề cương tổng quát

Trang 12

Đề cương tổng quát chứa đựng những vấn đề chính để yêu cầu đối tượng thanh tra báo cáo.Chẳng hạn như:

- Những kết quả đã đạt được;

- Những vấn đề còn chưa đạt được (những hạn chế, bất cập);

- Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập;

- Những vấn đề liên quan đến đơn, thư khiếu nại, tố cáo hoặc kiến nghị của công dân, cơquan, tổ chức

Tiếp theo, chủ thể thanh tra cần xây dựng một đề cương chi tiết Đề cương chi tiết sẽgiúp cho chủ thể thanh tra có được những yêu cầu chi tiết đối với đối tượng thanh tra Chẳnghạn, chủ thể thanh tra có thể yêu cầu chi tiết về nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trên cáckhía cạnh như:

- Nguyên nhân về cơ chế, chính sách, pháp luật;

- Nguyên nhân về sự chỉ đạo, lãnh đạo;

- Nguyên nhân về năng lực, trình độ, nghiệp vụ của cán bộ, công chức;

- Nguyên nhân về thái độ, lập trường, quan điểm của lãnh đạo và của cán bộ, công chức;

- Nguyên nhân khác

* Tập huấn, họp đoàn

Chủ thể thanh tra, kiểm tra cần được tập huấn để có sự chuẩn bị tốt nhất trước khi thựchiện thanh tra Tập huấn có thể về nhiều nội dung nhưng đặc biệt chú trọng đến kỹ năng thanhtra Điều này là cần thiết bởi vì:

- Có những cá nhân lần đầu tiên thực hiện thanh tra hoặc đã thực hiện thanh tra nhưngvẫn cần được tập huấn sâu hơn về kỹ năng để hoàn thành tốt nhiệm vụ Vụ việc trong thực tế rất

đa dạng, phong phú làm cho các kỹ năng thực hiện cũng có sự đa dạng, phong phú

Trước khi thực hiện thanh tra một việc cũng rất cần làm là: họp đoàn Họp đoàn có ýnghĩa để thống nhất mục đích, yêu cầu, nội dung thanh tra, thời gian, phương pháp thanh tra, dựkiến những điều phức tạp có thể nảy sinh

* Thông báo với đối tượng thanh tra về việc thanh tra

Sự thông báo với đối tượng thanh tra về việc thanh tra là cần thiết để đối tượng thanh tra

có sự chuẩn bị, chủ động bố trí thời gian, địa điểm làm việc và đặc biệt là chuẩn bị về nội dung

để trả lời những vấn đề mà chủ thể thanh tra đặt ra Chủ thể thanh tra cần thông báo cho đốitượng thanh tra về ngày công bố quyết định thanh tra, nội dung, kế hoạch công việc

* Chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác

Để thực hiện có hiệu quả việc thanh tra, chủ thể thanh tra cần được chuẩn bị chu đáo cácđiều kiện cần thiết khác như: Phương tiện đi lại; Kinh phí phục vụ thanh tra; Văn phòng phẩm;Các loại công văn, giấy tờ liên quan đến thủ tục hành chính;

1.3.4 Tổ chức thực hiện thanh tra

a Công bố quyết định thanh tra

Công bố quyết định thanh tra là nội dung đầu tiên trong việc tổ chức thanh tra Công bốquyết định thanh tra có ý nghĩa rất quan trọng nhằm:

- Khẳng định tính hợp pháp của đoàn thanh tra và hoạt động thanh tra; Thống nhất giữađoàn thanh tra với đối tượng thanh tra về quan điểm nhận thức, mục đích, yêu cầu và nội dung củacuộc thanh tra; Xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của chủ thể thanh tra và của đối tượng thanh

Ngày đăng: 07/02/2015, 20:08

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w