1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

xây dựng hệ thống thông tin quản lý lâm nghiệp (formis) cho thành phố hồ chí minh

106 509 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 2,71 MB

Nội dung

Mô đun Quản lý dữ liệu rừng và rừng ngập mặn phục vụ lập các bảng tổng hợp, diện tích, trữ lượng, tiềm năng cố địch các bon của hệ thống rừng tại TpHCM, cập nhật các biến động diện tích

Trang 1

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.HCM ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

BÁO CÁO NGHIỆM THU (Đã chỉnh sử theo góp ý của Hội Đồng nghiệm thu cấp quản lý)

ĐỀ TÀI

XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN

QUẢN LÝ LÂM NGHIỆP CHO

Trang 2

TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Hiện nay hệ thống quản lý dựa trên giấy tờ không còn đáp ứng do mất nhiều thời gian truy cập, tính tóan Xây dựng hệ thống thông tin quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý lâm nghiệp là yêu cầu hết sức cần thiết và cấp bách

Mục tiêu của đề tài là xây dựng hệ thống thông tin quản lý lâm nghiệp trên địa bàn

Tp Hồ Chí Minh (FORMIS-HCM) phục vụ theo dõi, quản lý, lập kế hoạch và dự báo, xây dựng chiến lược phát triển lâm nghiệp đô thị

Dữ liệu về rừng và quản lý Lâm nghiệp thu thập tại Chi Cục Lâm nghiệp, Chi Cục Kiểm Lâm và Ban Quản lý Rừng phòng Hộ Cần Giờ, kết hợp phúc tra ở thực đia

Sử dụng mô hình RAD (Rapid Application Development) và quan điểm toàn diện, dựa vào thực tế rừng và quản lý để phát triển hệ thống FORMIS

Hệ thống bao gồm 7 mô đun: Bộ chỉ thị ngành lâm nghiệp, Quản lý dữ liệu rừng và rừng ngập mặn, tra cứu thực vật- cây rừng, tra cứu luật và thủ tục, Các tác nghiệp Lâm nghiệp, Tài liệu tham khảo Lâm nghiệp và Hướng dẫn, giúp đỡ

Mô đun chỉ thị ngành lâm nghiệp giúp quản lý các thông tin cơ bản phục vụ cho việc lập báo cáo, lập kế hoạch chiến lược hàng năm, năm năm

Mô đun Quản lý dữ liệu rừng và rừng ngập mặn phục vụ lập các bảng tổng hợp, diện tích, trữ lượng, tiềm năng cố địch các bon của hệ thống rừng tại TpHCM, cập nhật các biến động diện tích trạng thái rừng hàng năm, phục vụ báo cáo của cấp quản lý tác nghiệp và chiến thuật

Mô đun tra cứu thực vật- cây rừng, phục vụ cho người dùng kiến thức về thực vật, đặc điểm sinh học, sinh thái học và công dụng , tra cứu tên Latin – Việt nam về các loài cây

Mô đun tra cứu luật và thủ tục, cung cấp tra cứu các luật, thủ tục về quản lý Lâm nghiệp; Mô đun các tác nghiệp Lâm nghiệp lưu trữ và kết xuất thông tin về các tác nghiệp cụ thể như: thông tin hộ giữa rừng, hộ nuôi động vật hoang dã, các doanh nghiệp chế biến gỗ, về sâu bệnh cây Đước

Mô đun tài liệu tham khảo Lâm nghiệp lưu trữ và cung cấp các tài liệu tham khảo quan trọng liên quan đền quản lý LN chung và của TpHCM

Mô đun hướng dẫn, giúp đỡ cung cấp các chỉ dẫn hệ thống, vấn đề phân quyền và bảo mật hệ thống

Hệ thống giúp cho người sử dụng các thông tin cần thiết trong quản lý LN, giúp nhóm sử dụng phụ trách công tác báo cáo hàng năm một công cụ hữu hiệu để kết xuất khung báo cáo và các thông tin chi tiết cho báo cáo LN hàng năm, giúp nhóm quản lý rừng cập nhật thông tin cho cơ sở dữ liệu rừng, đặc biệt là rừng ngập mặn Cần Giờ./

Trang 3

Objective of the project id building the forestry management information system for

Ho Chi Minh city (FORMIS-HCM) This system serves monitoring, management, planning, building the urban forestry development strategy

Data on forests and forestry management were collected from Forestry Agency HCMC, Forest Strangers Agency HCMC, Management Board of protection mangrove forest in Can Gio and field survey The RAD model (Rapid Application Development) was used, based on the comprehensive point of view on forest practice also as forestry management to develop FORMIS

FORMIS has seven module: The forestry indicator monitoring, forest and mangrove data management, looking up information for botanical and forest trees, law and procedure reference, forestry operation information, forestry references and help module

Forestry indicator monitoring module aids manage the basic information for yearly

or five-year reporting and planning

Module for forest and mangrove data management can help users to make summary table, to view the areas, volumes, the carbon sequestration of the forest system in HCMC, to update yearly changes of areas of forest cover types This help users make report of the tactical and strategic managers

The module information for botanical and forest trees serves users knowledge of botany, biological and ecological characteristics of trees in HCMC It helps to look

up the Vietnamese name from Latin name of the tree species

To look up information of law and forestry procedure, users can use this module The module of forestry operation help save, seek or subtract necessary information for managers as forest protection households, wildlife breeding households, wood enterprises, pest and insect in mangrove

The module of forestry reference is saving place and provides the important references in forestry management, global also as in HCMC

Help module provide the navigation in the FORMIS, the power sharing and system security

FORMIS provide needing information in forestry management It supports reporters

an effective tool to generate the report frame and the more detail information for yearly report It also help forest mangrove managers update the forest database, especially mangrove forest Can Gio./

Trang 4

MỤC LỤC

TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ii

SUMMARY iii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 SỰ CẦN THIẾT VÀ LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1

2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI 2

3 ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2

4 Ý NGHĨA KINH TẾ XÃ HỘI, KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI 2

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

-Chương I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ CÁC MÔ HÌNH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ 7

1.1 KHÁI NIỆM HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ (MIS) 7

-1.2 KHÁI QUÁT CHUNG CÁC MÔ HÌNH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ LIÊN QUAN ĐẾN LÂM NGHIỆP 7

1.3 CÁC MÔ HÌNH MIS QUẢN LÝ RỪNG 9

1.3.1 Ấn Độ 9

1.3.2 Canada 9

1.3.3 Myanmar 10

1.3.4 Tây Ban Nha 10

1.4 CÁC MÔ HÌNH MIS QUẢN LÝ LÂM NGHIỆP TỔNG HỢP 11

1.4.1 Việt Nam 12

1.4.2 Trung Quốc 12

1.4.3 Hệ thống quản lý rừng tại New Zealand 16

1.4.4 Ấn Độ 17

1.4.5 Indonesia 20

1.4.6 Canada 22

1.5 ĐÁNH GIÁ VA LỰA CHỌN MÔ HÌNH FORMIS CHO TP HỒ CHI MINH 25 1.5.1 Các quan điểm xây dựng hệ thống FORMIS: 26

1.5.2 Phân tích yêu cầu và xác định phạm vi hệ thống FORMIS 27

-Chương 2: HIỆN TRẠNG THÔNG TIN VỀ LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TP HCM 28

-2.1 THÔNG TIN VỀ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT VÀ TÀI NGUYÊN RỪNG GIAI ĐOẠN 2000 – 2009 28

2.1.1 Diện tích, cơ cấu sử dụng đất 28

2.1.2 Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp 28

2.1.3 Diện tích rừng phân theo địa phương 30

2.1.4 Diện tích 3 loại rừng phân theo chủ quản lý 2009 33

Trang 5

2.1.5 Diện tích rừng phân theo chủ sử dụng 34

-2.2 THÔNG TIN VỀ TÌNH HÌNH DIỄN BIẾN RỪNG GIAI ĐOẠN 2000 – 2009 34

2.3 DIỆN TÍCH TRỒNG RỪNG MỚI VA CÂY TRỒNG PHÂN TÁN 35

2.4 ĐỘ CHE PHỦ VA TRỮ LƯỢNG GỖ 36

-2.5 ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ PHÂN TÍCH NHU CẦU THÔNG TIN QUẢN LÝ VỀ RỪNG VÀ LÂM NGHIỆP 37

Chương 3: HIỆN TRẠNG THÔNG TIN QUẢN LÝ LÂM NGHIỆP TP HCM 39 3.1 PHÂN CẤP TỔ CHỨC VÀ CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH LÂM NGHIỆP 39

3.1.1 Hệ thống tổ chức ngành lâm nghiệp thành phố 39

3.1.2 Thể chế, chính sách ngành lâm nghiệp 40

-3 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC KHÍA CẠNH LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 41

3.2.1 Công tác quản lý bảo vệ rừng 41

3.2.2 Công tác phòng cháy, chữa cháy 43

3.2.3 Công tác quản lý lâm sản 44

3.2.4 Công tác quản lý giống cây trồng lâm nghiệp 48

3.2.5 Cấp chứng chỉ, chứng nhận giống cây trồng lâm nghiệp: 48

3.2.6 Giao khoán bảo vệ rừng 49

3.2.7 Công tác quy hoạch phát triển rừng từ năm 2005 – 2009 50

-3.3 HIỆN TRẠNG THÔNG TIN VỀ NGHIÊN CỨU, GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO VÀ KHUYẾN LÂM 52

-3.4 THÔNG TIN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN RỪNG VÀ HỢP TÁC QUỐC TẾ 56

3.4.1 Đầu tư phat triển rừng 56

3.4.2 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 58

3.4.3 Hợp tác quốc tế 58

3.5 THÔNG TIN NGUỒN NHÂN LỰC PHỤC VỤ NGÀNH LÂM NGHIỆP 59 -3.6 HIỆN TRẠNG THÔNG TIN VỀ CHẾ BIẾN GỖ VÀ CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ 60

3.6.1 Hiện trạng chế biến gỗ 60

3.6.2 Chăn nuôi và khai thác động vật hoang dã 61

3.7 THÔNG TIN VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NGÀNH LÂM NGHIỆP 62

3.8 THÔNG TIN VỀ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI 62

-3.9 PHÂN TÍCH NHU CẦU THÔNG TIN QUẢN LÝ QUA NGHIÊN CỨU CÁC HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ LÂM NGHIỆP 63

3.9.1 Đánh giá thông tin quản lý lâm nghiệp tp Hồ Chí Minh 63

-3.9.2 Mục tiêu quản lý - cơ sở xác định thông tin quản lý lâm nghiệp tp Hồ Chí Minh 65

Trang 6

-3.9.3 Tóm tắt khái quát nhu cầu thông tin quản lý Lâm nghiệp Tp Hồ Chí

Minh 66

-Chương 4 THIẾT KẾ HỆ THỐNG VÀ XÂY DỰNG CÁC CƠ SỞ DỮ LIỆU 70

4.1 CẤU TRÚC CỦA HỆ THỐNG FORMIS 70

4.1.1 Mô đun bộ chỉ thị ngành Lâm nghiệp TpHCM 71

-4.1.2 Mô đun thông tin về rừng và rừng ngập mặn 73

4.1.3 Thông tin về bộ máy tổ chức quản lý LN của Thành phố 75

4.1.4 Thông tin tra cứu thực vật – cây rừng 75

4.1.5 Thông tin tra cứu luật và thủ tục 76

4.2.6.CSDL các tác nghiệp quản lý 76

4.3 GIẢI PHÁP KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TRONG HỆ THỐNG FORMIS 77

4.3.1 Yêu cầu nghiệp vụ đối với hệ thống FORMIS 77

4.3.2 Ngôn ngữ lập trình 78

4.3.3 Danh mục tiêu chuẩn kỹ thuật 78

-4.4 CÁC QUI TRÌNH TRONG ”HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ LÂM NGHIỆP TPHCM” FORMISHCM 80

-4.4.1 Quy trình cập nhật dữ liệu chỉ thị Ngành Lâm Nghiệp dùng cho xây dựng kế hoạch và chiến lược phát triển Lâm nghiệp 81

4.4.2 Quy trình đánh giá diễn tiến của chỉ thị ngành lâm nghiệp 81

4.4.3.Quy trình kết xuất khung báo cáo hiện trạng ngành Lâm nghiệp 82

4.4.4 Quy trình cập nhật dữ liệu thống kê biến động rừng 82

4.4.5 Quy trình kết xuất thông tin tham khảo thực vật 82

4.4.6 Quy trình kết xuất thông tin tham khảo pháp luật và thủ tục 83

4.4.7 Quy trình kết xuất thông tin NCKH &HQQT 83

4.5 TÁC NHÂN HỆ THỐNG CỦA PHẦN MỀM (ACTOR) 83

4.6 LƯỢC ĐỒ TRƯỜNG HỢP SỬ DỤNG (USECASE DIAGRAM) 84

4.6.1.Nhóm chức năng chính sử dụng thông tin kết xuất từ hệ thống: 84

4.6.2 Nhóm chức năng quản lý chỉ thị ngành Lâm nghiệp Tp HCM 85

4.6.3 Nhóm chức năng chính “quản lý rừng” 85

4.7 MÔ TẢ YÊU CẦU KỸ THUẬT ĐỐI VỚI HỆ THỐNG FORMIS 85

4.7.1 Chức năng cập nhật dữ liệu cho bộ chỉ thị ngành Lâm nghiệp 85

4.7.2 Chức năng cập nhật các thông tin chi tiết hỗ trợ chỉ thị chính 86

4.7.3 Chức năng cập nhật biến động diện tích rừng 87

4.7.4 Chức năng lập báo cáo hiện trạng hoạt động lâm nghiệp 87

-Chương 5 HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ LÂM NGHIỆP 90 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 91

KẾT LUẬN 91

Trang 7

KIẾN NGHỊ 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

-DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 1 1: Các quan điểm xây dựng hệ thống FORMIS - 26 -

Bảng 2 1: Diện tích rừng tại Cần Giờ - 32 -

Bảng 2 2: Diện tích rừng tại Củ Chi - 32 -

Bảng 2 3: Hiện trạng đất lâm của thành phố Hồ Chí Minh (2005 - 2009) - 34 -

Bảng 2 4: Diện tích 3 loại rừng - 35 -

Bảng 3 1: Số vụ vi phạm quy định bảo vệ và quản lý rừng năm 2007 - 44 -

Bảng 3 2: Diện tích rừng tại Cần Giờ - 51 -

Bảng 3 3: Diễn biến nguồn vốn nguy động cho Lâm nghiệp - 57 -

Bảng 3 4: Lao động ngành Lâm Nghiệp (đơn vị tính: 1000 người) - 59 -

Bảng 3 5: Số hộ nuôi động vật hoang dã tại các Quận/Huyện - 61 -

Bảng 3 6: Lượng khách du lịch đến Cần Giờ từ năm 2005 - 2010 - 63 -

Bảng 3 7: Thông tin liên quan đến bộ chỉ thị ngành Lâm nghiệp - 66 -

Bảng 3 8: Thông tin liên quan đến rừng và rừng ngập mặn - 67 -

Bảng 3 9: Thông tin liên quan đến kiến thức cây rừng - 67 -

Bảng 3 10: Thông tin liên quan đến liên lạc mạng lưới quản lý - 68 -

Bảng 3 11: Thông tin tra cứu khoa học lâm nghiệp - 68 -

Bảng 3 12: Các loại thông tin tra cứu về lâm nghiệp - 68 -

Bảng 3 13: Thông tin về KHCN và Hợp tác quốc tế - 69 -

Bảng 3 14: Thông tin về các tác nghiệp do ngành Lâm nghiệp quản lý - 69 -

Bảng 4 1: Các mục tin trong CSDL rừng ngập mặn - 73 -

Bảng 4 2: Mục tiêu chuẩn kỹ thuật về ứng dụng công nghệ thông tin trong FORMIS - 78 -

Trang 8

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 1 1: Mô hình hệ thống thông tin quản lý MIS - 8 -

Hình 1 2: Hệ thống thông tin quản lý rừng trực tuyến Chhattisgarh - 9 -

Hình 1 3: Hệ thống thông tin quản lý rừng (FMIS) Canada - 10 -

Hình 1 4: Mô hình hệ thống thông tin quản lý rừng - 10 -

Hình 1 5: Hệ thống thông tin quản lý rừng của Tây Ban Nha Nguồn: [25] - 11 -

Hình 1 6: Hệ thống quản lý cháy rừng - 13 -

Hình 1 7: Hệ thống quản lý bảo tồn thiên nhiên - 13 -

Hình 1 8: Mô hình hệ thống thông tin quản lý tài nguyên rừng dựa vào Web và GIS- 14 - Hình 1 9: Mô hình ứng dụng MapXtremer - 15 -

Hình 1 10: Mô hình C/S - 15 -

Hình 1 11: Mô đun kiểm kê FMS - 16 -

Hình 1 12: Hệ thống giám sát và quản lý rừng của Ấn độ - 17 -

Hình 1 13: Màn hình nhập dữ liệu - 18 -

Hình 1 14: Màn hình để nhập chỉ thị - 19 -

Hình 1 15: Màn hình nhập Norm hoặc MAS và dữ liệu đường cơ bản - 20 -

Hình 1 16: Sơ đồ mô hình quản lý - 21 -

Hình 1 17: Cấu trúc hệ thống thông tin lâm nghiệp quốc gia (2002) - 23 -

Hình 1 18: Chức năng các khu vực trong mô hình FMIS - 25 -

Hình 2 1: Cơ cầu ba loại rừng ở TpHCM - 29 -

Hình 2 2: Diện tích rừng các tỉnh Đông Nam Bộ - 30 -

Hình 2 3: Diện tích rừng tại các thành phố trực thuộc Trung ương - 30 -

Hình 2 4: Diện tích đất lâm nghiệp tại các huyện - 31 -

Hình 2 5: Tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp so với diện tích tự nhiên của các huyện có rừng - 31 -

Hình 2 6: Rừng ngập mặn Cần Giờ - 34 -

Hình 2 7: Diện tích trồng rừng mới 3 loại rừng (Nguồn: Chi Cục Lâm nghiệp) - 36 -

Hình 2 8: Diễn biến độ che phủ rừng tại thành phố Hồ Chí Minh - 36 -

Hình 2 9: Độ che phủ rừng của thành phố Hồ Chí Minh và các thành phố khác - 37 -

Hình 3 1: Sơ đồ tố chức quản lý lâm nghiệp HCM tổng quát và phạm vi hệ thống thông tin quản lý - 39 -

Hình 3 2: Diện tích rừng phân theo chủ quản lý - 42 -

Trang 9

Hình 3 3: Tình hình vi phạm quản lý lâm sản - 45 -

Hình 3 4: Diễn biến số vụ phá rừng trái phép - 45 -

Hình 3 5: Vi phạm quy định về quản lý ĐVHD - 46 -

Hình 3 6: Diễn biến vi phạm vận chuyển lâm sản trái phép - 47 -

Hình 3 7: Số lượng các vụ vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng - 47 -

Hình 3 8: Diện tích rừng phòng hộ được giao khoán - 50 -

Hình 3 9: Ngân sách đầu tư lâm nghiệp - 58 -

Hình 3 10: Xưởng chế biến gỗ - 60 -

Hình 3 11: Cá sấu được nuôi tại các trại - 61 -

Hình 3 12: DLST tại RMN Cần Giờ - 63 -

Hình 4 1 : Cấu trúc và mục tiêu hệ thống thông tin quản lý Lâm nghiệp FORMIS - 70 - Hình 4 2: Quy trình cập nhật dữ liệu chỉ thị Ngành Lâm Nghiệp - 81 -

Hình 4 3: Quy trình đánh giá diễn tiến của chỉ thị ngành lâm nghiệp - 81 -

Hình 4 4: Quy trình kết xuất khung báo cáo hiện trạng ngành Lâm nghiệp - 82 -

Hình 4 5: Quy trình cập nhật dữ liệu thống kê biến động rừng - 82 -

Hình 4 6: Quy trình kết xuất thông tin tham khảo thực vật - 82 -

Hình 4 7: Quy trình kết xuất thông tin tham khảo pháp luật và thủ tục - 83 -

Hình 4 8: Quy trình kết xuất thông tin NCKH &HQQT - 83 -

Hình 4 9: Các tác nhân trong hệ thống FORMIS - 84 -

Hình 4 10: Nhóm sử dụng với các chức năng - 84 -

Hình 4 11: Nhóm quản lý chỉ thị ngành LN và các chức năng chính - 85 -

Hình 4 12: Nhóm quản lý rừng với các chức năng tương ứng - 85 -

Hình 4 13: Lược đồ và mối quan hệ giữa các cơ sở dữ liệu - 89 -

Trang 10

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CITES (Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna

and Flora) CNTT Công nghệ thông tin

CV VHLSDT Công viên Văn hóa Lịch sử Dân tộc

DTLSĐĐ Di tích Lịch sử địa đạo

FAO, EU Tổ chức Lương nông (Liên Hiệp Quốc), Liên Hiệp Châu Âu

FMIS Forest Management Information System - Hệ thống TT quản lý rừng FOMIS Hệ thống thông tin và giám sát ngành Lâm nghiệp

FORMACS Forest Management and Control System-Hệ thống quản lý và giám sát FORMIS Forestry Management information System

GDP Gross Domestic Products , tổng sản phẩm nội địa

GIS Hệ thống thông tin địa lý

MERC Tổ chức MERC (phi chính phủ)

MIS Management Information System: Hệ thống thông tin quản lý

NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

RAD Rapid Application Development

SAGOGIS Hệ thống thông tin địa lý TpHCM

TĐ 1 TNXP Tổng đội 1 Thanh niên xung phong

TpHCM Thành phố Hồ Chí Minh

TT DV HK NN Trung tâm Dịch vụ Hoa Kiểng Nông nghiệp

UNDP Chương trình phát triển Liên hợp quốc

WWF Quỹ bảo vệ động vật hoang dã

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

1 SỰ CẦN THIẾT VÀ LÝ DO THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

Đặc điểm của quản lý lâm nghiệp ở TpHCM: có số lượng lớn, đối tượng quản lý đa dạng và phức tạp, có tính đặc thù vừa về mặt không gian địa lý lẫn biến đổi theo thời gian

Mục tiêu của quản lý lâm nghiệp ở Tp Hồ chí Minh là: quản lý tốt 3 loại rừng, trồng cây phân tán gia tăng diện tích xanh, theo dõi được biến động diện tích rừng, quản lý giao khoán bảo vệ rừng, tạo cảnh quan đẹp, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, quản lý khai thác sử dụng mảng xanh TP, quản lý phát triển chế biến lâm sản, tiết kiệm được ngân sách TP

Để đạt được mục tiêu quản lý lâm nghiệp đó, cần phải biết: có bao nhiêu rừng? Loại gì?, phân bố ở đâu? phân bố như thế nào? Ai sử dụng? sử dụng vào mục đích gì? hàng năm ngân sách chi bao nhiêu cho công tác chăm sóc, bảo dưỡng? cải tạo thay thế như thế nào?

Với những yêu cầu thông tin đa dạng và phức tạp cho quản lý đó, hệ thống quản

lý dựa trên giấy tờ không còn đáp ứng do mất nhiều thời gian truy cập, tính toán Đặc

biệt là trong bối cảnh tính chất của tài nguyên rừng vừa về mặt không gian và tính chất định lượng (trữ lượng, chất lượng ), quản lý thông tin thủ công rất khó khăn, tốn kém chi phí và thời gian

Hệ thống thông tin quản lý nói chung và hệ thống thông tin quản lý lâm nghiệp nói riêng kết hợp được thông tin không gian (bản đồ) và dữ liệu khoa học, kỹ thuật và quản

lý cho phép truy cập nhanh, kết xuất nhiều thông tin quản lý cần thiết cho cơ quan quản

lý Ngoài ra, hệ thống thông tin quản lý còn cho phép lưu trữ để theo dõi biến động diện tích rừng dựa trên các dữ liệu không gian trên bản đồ số hóa

Ngoài ra, quản lý hội nhập quốc tế, nghiên cứu khoa học về lâm nghiệp cũng là nhu cầu cấp thiết mà TP cần phài đầu tư một hệ thống thông tin quản lý lâm nghiệp

Bên cạnh đó, xây dựng chính quyền điện tử, giảm khối lượng giấy tờ, nâng cao hiệu suất làm việc của các cấp quản lý qua tin học hóa cũng là một yêu cầu cấp bách hiện nay

Với các lý do trên, để góp phần thiết thực vào việc cải tiến quản lý đô thị nói chung và ngành lâm nghiệp TpHCM riêng, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý lâm nghiệp là yêu cầu hết sức cần thiết và cấp bách

Trang 12

2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI

Mục tiêu tổng quát:

Xây dựng hệ thống thông tin quản lý lâm nghiệp trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh (FORMIS-HCM), phục vụ theo dõi, quản lý, lập kế hoạch và dự báo, xây dựng chiến lược phát triển lâm nghiệp đô thị

Mục tiêu cụ thể (nhiệm vụ của đề tài)

1 Tìm kiếm mô hình hệ thống thông tin quản lý lâm nghiệp phù hợp cho Tp Hồ Chí Minh

2 Phúc tra cập nhật để xây dựng cơ sở dữ liệu về rừng và các hoạt động quản lý lâm nghiệp trong các năm qua đến nay, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về thọ mộc học, thực vật học, cơ sở dữ liệu không gian trên địa bàn TpHCM

3 Tìm hiểu nhu cầu thông tin quản lý và thiết kế xây dựng hệ thống xử lý và kết xuất thông tin phục vụ quản lý lâm nghiệp cho Thành phố Hồ Chí Minh (Hệ thống FORMIS HCM) Chuyển giao hệ thống FORMIS TpHCM cho Ban Quản

lý Rừng Phòng Hộ Cần Giờ, Chi Cục Lâm Nghiệp và Chi Cục Kiểm Lâm TpHCM

3 ĐỐI TƯỢNG PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống quản lý lâm nghiệp tại TpHCM

Phạm vi nghiên cứu trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh

4 Ý NGHĨA KINH TẾ - XÃ HỘI, KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI

Ý nghĩa và tính mới về khoa học và thực tiễn:

Nghiên cứu xây dựng hệ thống thong tin quản lý đã được nghiên cứu nhiều ở nước ngoài nhưng là vấn đề còn mới ở Việt Nam, chưa được nghiên cứu nhiều, đặc biệt là trong lĩnh vực quản lý lâm nghiệp Nguyên nhân là chuyên gia CNTT thì không hiểu về quản lý lâm nghiệp, chuyên gia lâm nghiệp thì không chuyên sâu về CNTT Tính mới của đề tài

về mặt khoa học là kết hợp hai lĩnh vực, tạo ra một sản phẩm ứng dụng CNTT, phục vụ cho quản lý lâm nghiệp Sản phẩm của đề tài sẽ giúp tiết kiệm thời gian trong quản lý, đáp ứng nhu cầu của các cấp quản lý trong thực tiễn

Đối với việc xây dựng đường lối, pháp luật, chính sách

Kết quả nghiên cứu sẽ thúc đẩy ứng dụng tin học trong quản lý nhà nước, góp phần vào

Trang 13

Đối với phát triển kinh tế - xã hội

Hệ thống thông tin quản lý giúp hỗ trợ thông tin chiến lược và chiến thuật, nâng cao hiệu quả quy hoạch phát triển lâm nghiệp, giúp cho sự nghiệp phát triển và bảo vệ rừng

có hiệu quả cao hơn nhờ các thong tin đầy đủ và đồng bộ do hệ thống cung cấp

Hệ thống FORMIS nâng cao năng suất lao động ở các cở quan tham mưu của thành phố nhờ thong tin lưu trữ, nhanh lẹ, có thể giao tiếp chia sẻ thông tin nhanh, tiết kiệm chi phí

và công đi lại

Đối với nơi ứng dụng kết quả nghiên cứu

Chi Cục Lâm nghiệp và Chi cục Kiểm lâm TpHCM sẽ tăng hiệu quả quản lý nhờ ứng dụng tin học Hệ thống sẽ thúc đẩy cán bộ nâng cao trình độ tin học, nâng cao hiệu suất lao động

Đối với phát triển lĩnh vực khoa học có liên quan

Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần thay đổi nhận thức trong quản lý rừng, quản lý lâm nghiệp Đề tài cung cấp sản phẩm cho công tác đào tạo cán bộ cho ngành lâm nghiệp và quản lý hành chánh Hệ thống sẽ hỗ trợ cho Chi Cục Kiểm lâm TpHCM thực hiện các yêu cầu của hệ thống FOMIS của Cục Kiểm lâm, Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn

Đối với công tác đào tạo cán bộ khoa học (kể cả việc nâng cao năng lực, hoàn thiện kỹ

năng nghiên cứu của các cá nhân và tập thể khoa học thông qua việc thực hiện đề tài) +Đề tài góp phần nâng cao hiểu biết và kinh nghiệm nghiên cứu các hệ thống thông tin tài nguyên, tiến tời xây dựng các hệ thống hỗ trợ ra quyết định trong quản lý nông lâm nghiệp

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1) Phương pháp hình thành cơ sở dữ liệu

1 Để hình thành cơ sở dữ liệu không gian, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp nhận bản đề nền

số hóa do Trung tâm Ứng dụng GIS của TpHCM cung cấp để cho các kết quả nghiên cứu có thể tích hợp vào hệ thống quản lý thông tin của Thành phố Dữ liệu không gian sẽ được biên tập theo yêu cầu của hệ thống Ngoài ra, có kết hợp với bản

đồ sử dụng đất của Sở Tài nguyên Môi trường TpHCM

2 Để thu thập cơ sở dữ liệu về rừng, nhóm NC phối hợp với Ban Quản lý Rừng phòng

Hộ Cần Giờ, Trung tâm NC Rừng ngập Mặn, Chi cục Lâm nghiệp để tiếp nhận các

dữ liệu đã có, tổ chức điều tra thực địa về số lượng và chất lượng rừng bổ sung những địa điểm còn thiếu dữ liệu

Trang 14

Phối hợp với các tài liệu điều tra sâu bệnh hại tại Trung tâm nghiên cứu rừng ngập mặn, kết hợp khảo sát thực địa, để xác định cấp đất cho các khoảnh và áp dụng biểu quá trình sinh trưởng do [1] thiết lập năm 2004 để tính trữ lượng rừng Đước năm

2012 theo hướng dẫn của Cục Kiểm Lâm [2]:

TRULUONG = DT_THUC * M_HA

Việc ước tính trữ lượng thực hiện từ 2012-2020

3 Để thu thập dữ liệu về quản lý lâm nghiệp, nhóm NC sẽ phối hợp với Chi Cục Lâm nghiệp và các chủ rừng có liên quan để tiếp nhận các dữ liệu đã có, thu thập thông tin

bổ sung những địa điểm còn thiếu dữ liệu

4 Để hình thành cơ sở dữ liệu cây xanh đô thị cho Tp Hồ Minh, đề tài dựa trên cơ sở kinh nghiệm thực tế và kế thừa kết quả nghiên cứu trước đây của chủ nhiệm đề tài và của các tác giả khác, đã bổ sung danh mục các nhóm loài rừng ngập mặn

Để cung cấp tư liệu về các loài cây, đề tài đã sử dụng các nguồn tài liệu thực vật học

đã được công bố và xuất bản của các tác giả:

1) Phạm Hòang Hộ 2) Trần Hợp

2) Võ văn Chi 3) Các website

Các hình ảnh chỉ dẫn về lòai cây trong cơ sở dữ liệu cũng sử dụng một phần từ các nguồn tài liệu nói trên, kết hợp với một số hình ảnh sưu tầm từ nhiều nguồn không thể thống kê nguồn gốc

Để xây dựng cơ sở dữ liệu tra cứu tên Latin – Việt, nhóm nghiên cứu sử dụng tài liệu

đã được công bố của Nguyễn Minh Nghị xuất bản năm 1970

Để xây dựng CSDL về luật và thủ tục lâm nghiệp, đã sử dụng các tài liệu của các website thuộc các cơ quan quản lý nhà nước đã công bố và được phép sử dụng như: website Văn Phòng Chính phủ, website Cục Kiểm lâm, website Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn…

Bên cạnh đó, trong đề tài sẽ áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

 Phân tích các bên có liên quan (Stakeholder Analysis) để xác định các đối tượng sử dụng, tham gia phỏng vấn và cho ý kiến về hệ thống

 Các phương pháp tính toán các chỉ thị quản lý rừng thiết lập các bản đồ chuyên đề cho các chỉ thị

2) Phương pháp xây dựng hệ thống FORMIS

Trang 15

Để xây dựng hệ thống FORMIS, đề tài đã áp dụng mô hình RAD (Rapid Application Development) vì mô hình này có nhiều ưu điểm phù hợp với điều kiện của đề tài:

 Hệ thống có thể phân tách thành các mô đun độc lập, các yêu cầu quản lý đều biết

rõ do có sự phối hợp chuyên gia nghiên cứu lâm nghiệp và công nghệ thông tin

 Thời gian phát triển giảm nhờ dùng công cụ, hệ thống nhỏ, không nghiêm nhặt về bảo mật

 Nhanh chóng cho phép hình dung ra sản phẩm

 Dùng hiệu quả các framework và công cụ đóng gói (off-the-shelf tools and

frameworks)

 Giảm rủi ro nhờ có sự tham gia của cán bộ chuyên môn về lâm nghiệp

Khi thực hiện hệ thống, đã bám sát các hướng dẫn của Bộ Thông tin Truyền Thông trong hướng dẫn số 2589/ BTTTT-ƯDCNTT ngày 24 tháng 8 năm 2011 về phần mềm nội bộ Nội dung thực hiện bao gồm:

- Các qui trình nghiệp vụ cần được tin học hóa (tổ chức, vận hành của qui trình, sản

phẩm của quá trình nghiệp vụ, các giao dịch xử lý của qui trình nghiệp vụ);

- Các tác nhân tham gia vào qui trình nghiệp vụ và mối liên hệ giữa các tác nhân

(con người, các nguồn lực, sản phẩm, thiết bị phục vụ cho xử lý nghiệp vụ, các yếu tố đóng vai trò hỗ trợ khác);

- Danh sách các yêu cầu chức năng cần có của phần mềm và các yêu cầu phi chức năng;

Để xây dựng FOSMIS, nhóm NC lựa chọn sử dụng cấu trúc Enterprise Geodatabase Theo cấu trúc này, hệ thống sẽ sử dụng hệ quản trị CSDL MS SQL Server và ArcSDE Các công nghệ sẽ được sử dụng để xây dựng FORMIS bao gồm:

ArcSDE

Là cổng nối giữa các ứng dụng GIS và hệ quản trị CSDL, cho phép nhiều người dùng từ các phần mềm ứng dụng GIS có thể lưu trữ, quản lý và trực tiếp truy cập tới dữ liệu không gian được lưu trong hệ quản trị CSDL

ArcGIS Engine Runtime

Là phần mềm tương tác để chạy ứng dụng trên nền ArcGIS

Trang 16

Sử dụng ngôn ngữ lập trình C#.Net trên nền của ArcGIS Engine để phát triển phần mềm ứng dụng hỗ trợ cập nhật dữ liệu, khai thác và giám sát thông tin về rừng và hoạt động lâm nghiệp

C# là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, ngôn ngữ biên dịch, ngôn ngữ đa năng được phát triển bởi hãng Microsoft, là một phần khởi đầu cho kế hoạch NET Microsoft phát triển C# dựa trên C, C++ và Java C# được miêu tả là ngôn ngữ có được sự cân

bằng giữa C++, Visual Basic, Delphi và Java

Khảo sát bổ sung thông tin và cập nhật

Thiết kế và Thiết lập cơ sở

dữ liệu phi không gian

Tiếp nhận và biên tập bản đồ (cơ sở dữ liệu không gian)

Thiết kế hệ thống thông tin – Lập trình

và biên soạn các chương trình ứng dụng biến dữ liệu thành thông tin

Sàng lọc và lựa

chọn khung hệ

thống MIS

Hướng dẫn sử dụng, tập huấn Kết hợp lấy ý kiến các bên liên quan

chỉnh sửa hệ thống

Thu thập nhu cầu và thiết

kế các thông tin kết xuất

phục vụ quản lý lâm

nghiệp

Thu thập thông tin Quản lý LN

Trang 17

Chương I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ CÁC MÔ HÌNH HỆ

THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

Để lựa chọn mô hình và kế thừa kinh nghiệp trong và ngoài nước, trong chương này trình bày các kết quả tổng quan tài liệu, nêu ra quan điểm và phân tích nhu cầu thông tin

để làm cơ sở cho thiết kết hệ thống FORMIS

1.1 KHÁI NIỆM HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ (MIS)

Hệ thống thông tin quản lý là hệ thống cung cấp thông tin cho công tác quản lý

của tổ chức Nó bao gồm con người, thiết bị và quy trình thu thập, phân tích, đánh giá và phân phối những thông tin cần thiết, kịp thời, chính xác cho những người soạn thảo các quyết định trong tổ chức

Có 3 loại thông tin quản lý trong một tổ chức, đó là thông tin chiến lược, thông tin chiến thuật, và thông tin điều hành:

1 Thông tin chiến lược: là thông tin sử dụng cho chính sách dài hạn của tổ chức,

chủ yếu phục vụ cho các nhà quản lý cao cấp khi dự đoán tương lai Loại thông tin này đòi hỏi tính khái quát, tổng hợp cao Dữ liệu để xử lý ra loại thông tin này thường là từ bên ngoài tổ chức (bối cảnh kinh tế xã hội)

2 Thông tin chiến thuật: là thông tin sử dụng cho chính sách ngắn hạn, chủ yếu

phục vụ cho các nhà quản lý phòng ban trong tổ chức Loại thông tin này trong khi cần mang tính tổng hợp vẫn đòi hỏi phải có mức độ chi tiết nhất định dạng thống kê

3 Thông tin điều hành: (thông tin tác nghiệp) sử dụng cho công tác điều hành tổ

chức hàng ngày và chủ yếu phục vụ cho người giám sát hoạt động tác nghiệp của

tổ chức Loại thông tin này cần chi tiết, được rút ra từ quá trình xử lý các dữ liệu trong tổ chức

Hệ thống thông tin quản lý lâm nghiệp là hệ thống hướng tới thông tin chiến thuật và chiến lược, thiên về hỗ trợ quản lý cấp Sở, cấp tham mưu của Sở như: Chi Cục Lâm nghiệp, Chi Cục Kiểm lâm

1.2 KHÁI QUÁT CHUNG CÁC MÔ HÌNH HỆ THỐNG THÔNG TIN

QUẢN LÝ LIÊN QUAN ĐẾN LÂM NGHIỆP

Trang 18

Các mô hình hệ thống thông tin quản lý liên quan đến lâm nghiệp trên thế giới có thể chia ra 3 nhóm chính:

Hình 1 1: Mô hình hệ thống thông tin quản lý MIS Trong đó, Nhóm MIS quản lý cây xanh đô thị tập trung vào quản lý cây xanh và công viên (đã trình bày trong báo cáo giữa kỳ, xem thêm trong chuyên đề 4, MIS quản lý rừng chỉ hướng đến mục tiêu điều chế rừng, Nhóm MIS quản lý lâm nghiệp là mô hình

mà đề tài mong muốn tìm

Nghiên cứu hệ thống quản lý lâm nghiệp được nhiều nhà khoa học và các cơ quan lâm nghiệp quan tâm phát triển

Về nguyên lý phát triển hệ thống tin quản lý có nhiều báo cáo đề cập đến, trong đó ý tưởng nghiên cứu xây dựng hệ thống thông tin quản lý phục vụ cho việc ra quyết định trong quản lý lâm nghiệp được nhiều báo cáo quan tâm [3]; [4]; [5]…

Về nội dung xây dựng hệ thống thông tin quản lý lâm nghiệp, nhiều nghiên cứu đã đưa

ra các báo cáo có thể tham khảo phương pháp và cấu trúc hệ thống thông tin quản lý như:[6]; [7]; [8]; [9]; [10]…

Về nội dung quản lý lâm nghiệp đô thị (urban forestry), nhiều tổ chức đã công bố các báo cáo mà nội dung có thể tham khảo và học hỏi cho việc xây dựng hệ thống quản lý tại

Tp Hồ Chí Minh như [11];

Tóm lại, ở nước ngoài, các cơ quan quản lý rất quan tâm đến việc, tin học hóa, xây dựng các hệ thống thông tin quản lý nhằm hỗ trợ thông tin cho cán bộ quản lý Tuy nhiên, các báo cáo cũng chỉ ra các hệ thống cũng phải cần được cập nhật thông tin thì hệ thống mới phát triển và hỗ trợ cho việc ra các quyết định quản lý

Về tình hình nghiên cứu trong nước, có nhiều nghiên cứu về hệ thống thông tin quản lý các ngành như quản lý phường xã [12], quản lý đất đai [13] Về rừng và lâm nghiệp, ở

Hà nội, với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế, Cục kiểm lâm cũng tiến hành thực hiện hệ thống quản lý thông tin ngành lâm nghiệp [14]; quản lý rửng ngập mặn [15] và [16] đưa

ra các hướng dẫn về xây dựng hệ thống thông tin quản lý cấp quốc gia

MÔ HÌNH MIS

MIS quản lý rừng MIS quản lý cây

xanh đô thị

MIS quản lý Lâm nghiệp

Trang 19

Về lâm nghiệp tại TpHCM, đa số đề tài nghiên cứu tập trung vào lâm sinh [17]; [18]; [19], [20] hoặc về kinh tế xã hội [21] hay các đề tài lâm nghiệp khác như sâu bệnh, chế biến lâm sản [22]; [23]

Tóm lại, các đề tài liên quan đến lâm nghiệp tại Tp HCM chưa có đề tài nào liên quan đến hệ thống thông tin quản lý

Qua phân tích lợi ích của hệ thống thông tin quản lý và các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan, có thể nói, xây dựng một hệ thống thông tin quản lý phục vụ quản lý lâm nghiêp trên địa bàn TpHCM là cấp thiết, trực tiếp phục vụ công tác quản lý lâm nghiệp trên địa bàn thành phố

1.3 CÁC MÔ HÌNH MIS QUẢN LÝ RỪNG

1.3.1 Ấn Độ

Hệ thống thông tin quản lý rừng trực tuyến Chhattisgarh (Ấn Độ) bao gồm các hệ thống giám sát, hệ thống thông tin bảo vệ rừng, hệ thống kiểm kê rừng, thông tin về thực vật động vật rừng, thông tin sản phẩm ngòai gỗ, thông tin về đất rừng… Giao diện trực tuyến của hệ thống trình bày dưới đây:

Nguồn : http://www.fmisonline.org/

Hình 1 2: Hệ thống thông tin quản lý rừng trực tuyến Chhattisgarh

1.3.2 Canada

Trang 20

Hệ thống thông tin quản lý rừng (FMIS) Canada, [24], bao gồm các thành phần quy hoạch chiến lược dài hạn, các tác nghiệp điều hành cấp thời, Các tác nghiệp hàng năm, kiểm sóat và giám sát tác nghiệp Chủ yếu hệ thống tập trung vào công tác khai thác và điều chế rừng

Hình 1 3: Hệ thống thông tin quản lý rừng (FMIS) Canada

1.3.4 Tây Ban Nha

Hệ thống thông tin quản lý rừng (Forest Management Information system) của Tây Ban Nha Hệ thống này phát triển với mục tiêu quản lý rừng, trong đó:

Trang 21

+ Xác định các tác động đến quản lý rừng:

Luật lệ Môi trường; Số lượng sản xúât ( số lượng, diện tích); Chất lượng (thổ nhưỡng, lòai cây, điều kiện khí hậu )

+ Chất lượng và sản lượng

- Chất lượng: sản phẩm, dịch vụ => dữ liệu cho MIS

- Sản lượng: tập trung vào điều chế và thời gian

- Các khách hàng nội bộ và bên ngòai

Đây là một hệ thống thống tin quản lý phục vụ cho điều chế rừng, nó không phù hợp với mục tiêu xây dựng hệ thống thông tin quản lý ngành lâm nghiệp

Tóm lại, đã có khá nhiều hệ thống thông tin quản lý rừng đã được phát triển Các

hệ thống này là giai đoạn tiền thân của hệ thống thông tin quản lý lâm nghiệp tổng hợp Kinh nghiệm về cấu trúc, chức năng các thành phần của hệ thống sẽ giúp ích cho việc xây dựng cấu trúc hệ thống thông tin quản lý lâm nghiệp cho TpHCM

Hình 1 5: Hệ thống thông tin quản lý rừng của Tây Ban Nha Nguồn: [25]

1.4 CÁC MÔ HÌNH MIS QUẢN LÝ LÂM NGHIỆP TỔNG HỢP

Quản lý lâm nghiệp là một vấn đề rất được quan tâm trong công tác quản lý đô thị trên thế giới Nhiều hệ thống thông tin quản lý rừng (Forest management information system = FORMIS hay FMIS) đã được phát triển và đem lại tiên lợi cho các nhà quản lý

lâm nghiệp

Trang 22

Nhiều công trình nghiên cứu phục vụ quản lý lâm nghiệp đô thị thể hiện dưới dạng: phần mềm quản lý, hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu kiểm kê đã được nghiên cứu ở các đô thị trên thế giới

1.4.1 Việt Nam

Tại Việt nam, từ năm 2006, Nhóm Đối tác Hỗ trợ ngành Lâm nghiệp và Văn phòng Điều phối đã hỗ trợ Bộ NN&PTNT khởi thảo việc xây dựng các mô đun đầu tiên của Hệ thống thông tin và giám sát ngành Lâm nghiệp (FOMIS) Hệ thống này được thiết kế theo mô hình mở và mô đun hoá, các mô đun và các nguồn số liệu về thông tin

và theo dõi đánh giá sẽ liên tục được bổ sung và cập nhật Hệ thống FOMIS chủ yếu phục vụ cho quản lý của Tổng Cục Lâm nghiệp

Thực chất hệ thống FOMIS là hệ thống quản lý bộ chỉ thị ngành lâm nghiệp hơn

là hệ thống quản lý có tính tổng hợp [14]

Trong chương trình hỗ trợ cũng đã phát triển các phần mềm theo dõi diễn biến rừng, phòng chống cháy rừng Tuy nhiên các phần mềm này thiên về báo cáo tổng hợp hơn là phục vụ quản lý

Nghi Tân là một trong những khu vực cải tạo lâm nghiệp; nó nằm ở phía Nam của lưu vực Tứ Xuyên, khu vực giao nhau của tỉnh Tứ Xuyên, tỉnh Vân Nam và tỉnh Quản Châu

Cấu trúc của hệ thống: hệ thống được thiết kế với các chức năng nỗi bật sau:

Hệ thống quản lý cháy rừng

Trang 23

Hình 1 6: Hệ thống quản lý cháy rừng

 Tìm vị trí từ kinh độ và vĩ độ

Phần mềm này giúp xác định các vị trí một cách nhanh chóng

- Chúng ta có thể nhanh chóng có được vị trí chính xác của một quận hoặc thị trấn khi nhập kinh độ và vĩ độ và chọn tên trong "bản đồ điện tử Nghi Tân 1:250000"

và " hệ thống quản lý cháy rừng 1:10000"

- Chúng ta có thể biết chắc chắn liệu có cháy tại khu vực khả nghi nào đó hay không

từ những phản hồi từ điểm mục tiêu cho dù nơi đó có rừng hay không có rừng tại

- Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy thông tin của khu vực cháy và khu vực xung quanh từ có hệ thống báo cháy

- Chúng ta có thể xác định chính xác nơi chữa cháy như: độ dốc, khía cạnh, tên của các vị trí từ các lớp phủ của bản đồ địa hình

- Chúng ta có thể dễ dàng chỉ huy công tác chữa cháy bằng dữ liệu cụ thể

 Quản lý bảo tồn thiên nhiên:

Hình 1 7: Hệ thống quản lý bảo tồn thiên nhiên

 Quản lý và bố trí đầu nguồn

Trang 24

(1) Bố trí vườn quốc gia; (2) Bố trí giao thông; (3) Cơ sở dữ liệu; (4) Dữ liệu địa lý cơ bản; (5) Dữ liệu thông tin lâm nghiệp đặc biệt

- Dữ liệu của 15 khu rừng và 15000000 tài sản tài nguyên lâm nghiệp trong 6 quận

- Thống kê dữ liệu về tài nguyên đâ t và tài nguyên lâm nghiệp ở Nghi Tân

6) Dữ liệu địa lý cơ bản: tất cả các dữ liệu với kinh độ và vĩ độ chính xác trong hệ thống quản lý tài nguyên lâm nghiệp

Cơ sở dữ liệu Thời tiết của Nghi Tân: cung cấp các thông tin về nhiệt độ không

khí, lượng mưa, nhiệt độ, độ ẩm tương đối, tân số và hướng gió…

Như vậy, có thể nói đây là hệ thống quản lý rừng hữu dụng cho việc quản lý thông tin lâm nghiệp, giúp cho việc quản lý rừng hiệu quả nhất là cháy rừng Các thông tin liên quan trong lâm nghiệp rất phong phú và đáp ứng được nhu cầu của việc quản lý Tuy nhiên để vận hành hệ thống này rất tốn kém (chi phí đầu tư các trang thiết bị dự báo cháy rừng và quản lý)

1.4.2.2 Hệ thống thông tin quản lý tài nguyên rừng dựa vào Web và GIS tại Trung Quốc

Hệ thống quản lý này được ứng dụng quản lý tài nguyên rừng tại huyện Sơn Ninh nằm ở phía Nam của tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc

Hình 1 8: Mô hình hệ thống thông tin quản lý tài nguyên rừng dựa vào Web và

GIS

Trang 25

Hình 1 9: Mô hình ứng dụng MapXtremer

Hình 1 10: Mô hình C/S Trong nghiên cứu này, chuyên đề lâm nghiệp GIS đã được phát triển với công nghệ lập trình hướng đối tượng và thành phần GIS, nó vượt qua những khó khăn về chi phí hoạt động cao và trở ngại về mặt chuyên môn GIS; sự tích hợp phát triển tận dụng chức năng quản lý dữ liệu không gian và chức năng phân tích không gian mạnh mẽ của GIS và còn tận dụng lợi thế, hiệu quả cao và các thuận tiện của OOL

Dựa trên công nghệ web và tích hợp các mô B/S & C/S, nghiên cứu nhận ra các chức năng cần thiết của các đơn vị lâm nghiệp và công chúng với các mô hình của B/S

và C/S, đáp ứng nhu cầu của tất cả người dùng của các đơn vị lâm nghiệp và công chúng;

Trang 26

1.4.3 Hệ thống quản lý rừng tại New Zealand

Hệ thống hệ thống thông tin quản lý rừng của New Zealand (FMS) là một hệ thống quản lý rừng trồng được phát triển và duy trì bởi Công ty TNHH Phát triển và Nghiên cứu kỹ thuật rừng Hệ thống quản lý này có các thành phần nổi bật sau:

• Quản lý hoạt động lâm sinh, lập kế hoạch và ngân sách

• Kiểm toán rừng

• Theo dõi bán hàng

• Kiểm kê rừng

• Phân nhóm rừng(croptyping)

• Lựa chọn liên kết với một số hệ thống GIS

• Mô hình hóa hiện trạng và đánh giá rừng

Ứng dụng nỗi bật của hệ thống là xây dựng cấu trúc cơ sở dữ liệu để tiếp cận các đối tượng phụ vụ định hướng phát triển Thiết kế của hệ thống có sự linh hoạt đã cho phép sử dụng rộng rãi tình huống quản lý rừng trồng

Mặc dù FMS chỉ bao gồm một chương trình chuẩn, nhưng nó đã được cài đặt trong 20 trang web ở sáu nước khác nhau với nhiều cách thức quản lý rừng Đây là một trong những điểm mạnh có thể giúp người dân hay những người có nhu cầu tìm hiểu về các đề này và có thể dễ dàng đăng nhập và thu thập những thông tin cần thiết

Hình 1 11: Mô đun kiểm kê FMS

Trang 27

Hệ thống này chủ yếu quản lý thông tin rừng trồng, các vấn đề chung về lâm nghiệp chưa được phát triển Do vậy nó không thể áp dụng rộng rãi vào hệ thống quản

lý thông tin lâm nghiệp

1.4.4 Ấn Độ

Hệ thống giám sát và quản lý rừng của Ấn độ có năm mô-đun: Masters, Sustainability Index, Reports, Help and Backup Các phần phụ theo sau mô tả mỗi mô-đun và hình minh hoạ thiết kế hệ thống

Hình 1 12: Hệ thống giám sát và quản lý rừng của Ấn độ

Module I: Masters (chuyên dụng)

Các module Masters lư trữ các tập tin Master của cơ sở dữ liệu Thông qua các mô-đun này dữ liệu liên quan đến các địa điểm của dự án, tiêu chuẩn, và chỉ thị được nhập vào Các dữ liệu này được đưa đến các mô đun khác Module này cũng tạo điều kiện đưa ra định lượng cho mỗi chỉ số Một khi toàn bộ các dữ liệu được nhập vào, các

dữ liệu cơ bản, dữ liệu của năm và dữ liệu hàng năm (thuộc về thời gian) Module này sử dụng các tiêu chí và chỉ thị thiết lập các quá trình Bhopal - India Thông qua các mô-đun này, các tiêu chí và chỉ số thiết lập địa điểm cụ thể được phát triển và sửa đổi Các yếu tố đảm nhiệm nâng lên hoặc đưa xuống một chỉ số nhất định và biện pháp khắc phục cũng được đưa vào theo hình thức nhập dữ liệu Thông qua các mô-đun cơ sở dữ liệu cho các FMU được tự động tạo ra

Module II: Sustainability Index (Chỉ số bền vững)

Module này gán trọng số cho tiêu chí và chỉ thị Khi trọng số được gán, các tiêu chí sẽ được tính cho từng năm Trọng số C&I được xác định bởi người sử dụng.Căn cứ vào số điểm và trọng số, chỉ số bền vững được tính cho mỗi FMU Kết quả module này tạo ra một báo cáo chỉ số bền vững của một thời kỳ theo yêu cầu Báo cáo này có thể được tạo ra cho một địa điểm cũng như cho nhiều địa điểm (Ma trận) Các module khác,

Trang 28

trong đó mô tả các yếu tố phụ trách về tăng giá trị của chỉ thị Module này đưa ra kết quả nhanh cho chỉ thị và đề xuất biện pháp khắc phục để cải thiện kết quả của các chỉ thị để tăng cường tính bền vững

Module III: Reports (Báo cáo)

Module báo cáo tạo ra các báo cáo C&I liên quan Cả hai báo cáo dạng bảng và

đồ hoạ có thể được tạo ra bằng cách sử dụng module này Báo cáo hàng năm minh hoạ các giá trị hàng năm các địa điểm của các chỉ thị đo So sánh các báo cáo/ma trận (dựa trên tiêu chí và chỉ thị trạng thái) cho một /nhiều địa điểm tạo ra với định dạng bảng Các báo cáo phân tích xu hướng cung cấp các trình diễn đồ hoạ sự thay đổi và cung cấp xu hướng hàng năm của chỉ số

Module IV: Back up (Sao lưu)

Module này được thiết kế cho việc sao lưu cũng như để phục hồi dữ liệu cũ

Module V: Help (Trợ giúp)

Module trợ giúp được thiết kế để cung cấp sự hiểu biết dễ dàng cho hệ thống người dùng

Module này tạo điều kiện chuyển hướng của hệ thống thông qua các mô-đun khác nhau của nó cho ứng dụng FORMACS

Mô-đun này còn có một chỉ số của tất cả các chức năng FORMACS, làm cho hệ thống người dùng trở nên thân thiện

Màn hình nhập dữ liệu địa điểm mới

Hình 1 13: Màn hình nhập dữ liệu Các menu phụ sẽ cho phép người dùng nhập vào tên địa điểm và các mô tả của nó

Trang 29

Một khi thông tin được lưu lại, dữ liệu được hiển thị danh sách các điểm hiện có Sự thay đổi nếu được chỉnh sửa bằng cách chọn địa điểm cụ thể từ danh sách xem sau dó dùng nút "modify" để lưu và thay đổi Hồ sơ cũng có thể được xóa khỏi cơ sở dữ liệu

(B) Màn hình nhập tiêu chuẩn

Thông qua tiêu chuẩn menu phụ này và các mô tả về nó được nhập vào Khi nhập, các tiêu chuẩn được hiển thị trong hộp danh sách liền kề Để sửa đổi các tiêu chuẩn hiện có, các tiêu chí được lựa chọn từ ô danh sách và thay đổi được thực hiện theo yêu cầu Xoá các tiêu chuẩn cũng có thể được thực hiện sau khi được xác nhận

(C) Màn hình để nhập

Mỗi tiêu chuẩn đã thiết lập chỉ thị riêng Vì vậy nó cần nhập các tiêu chí trước khi đưa vào bộ chỉ số thuộc tiêu chuẩn đó Nó cho phép nhập các chỉ thị và mô tả của nó trong hộp văn bản tương ứng Tương tự thay đổi và xóa các chỉ thị cũng có thể được thực hiện

Hình 1 14: Màn hình để nhập chỉ thị (D) Màn hình nhập

Cơ sở dữ liệu

Địa điểm, tiêu chí và chỉ thị được nhập vào, cơ sở dữ liệu chuẩn cũng được nhập thông qua menu này Dữ liệu của mỗi chỉ số được so sánh với các tiêu chuẩn tối thiểu có thể chấp nhận (MAS) và điểm số của chúng

Trang 30

Hình 1 15: Màn hình nhập Norm hoặc MAS và dữ liệu đường cơ bản (D) Màn hình để nhập hàng năm

Dữ liệu (data)

Dữ liệu tạm thời có thể được nhập cho mỗi chỉ thị thông qua các menu phụ Mỗi

dữ liệu tạm thời được so sánh với MAS và điểm số được tính toán Dữ liệu có thể được sửa đổi và xóa theo yêu cầu

Như vây, hệ thống quản lý lâm nghiệp này được thực hiện dựa trên việc xây dựng chỉ số bền vững và kết xuất báo cáo Các thông tin lâm nghiệp được đánh giá dựa trên các chỉ thị

Kết quả đánh giá dựa trên điểm số của chỉ số bền vững Mô hình này có ưu điểm

là hệ thống các thông tin quan lý thành một chỉ số tổng hợp, do đó nó dễ dàng thông tin đến công chúng và dễ dàng đánh giá mức độ và diễn biến độ bền vững của rừng

Tuy nhiên hệ thống quản lý này quá đơn giản, để quản lý rừng hiệu quả thì phải cần nhiều thông tin hơn Nguồn cơ sở dữ liệu của hệ thống này còn quá mỏng do đó rất khó cho việc quản lý và đánh giá toàn diện hiện trạng và sự phát triển của ngành lâm nghiệp

1.4.5 Indonesia

Hệ thống thông tin quản lý lâm nghiệp tại Indonesia thực hiện nhằm đạt được mục tiêu cải thiện quản lý khu vực công, tăng độ che phủ rừng và năng suất và thúc đẩy việc bảo tồn đa dạng sinh học tại Uttar Pradesh

Trang 31

Hình 1 16: Sơ đồ mô hình quản lý FMIS đã được phát triển với 6 module chính sau:

- Hệ thống thông tin nguồn nhân lực

Hệ thống quản lý lâm nghiệp này đem lại một số lợi ích sau:

- Xử lý dữ liệu một cách logic, đảm bảo các báo cáo chính xác

- Khả năng truy cập dữ liệu dễ dàng khi cần thiết từ các phòng ban, phục vụ cho mục đích phân tích và quản lý

- Tập trung (trung tâm lưu trữ) và phân cấp (cơ quan khác nhau) cơ sở dữ liệu sẽ giảm thiểu sự mất mát dữ liệu trong một số sự cố xảy ra

- Sao chép thông tin thông qua đĩa mềm, CD sẽ giúp giảm thiểu tiêu hao giấy Một khi các thông tin được sắp xếp hợp lý, gửi dữ liệu qua thư điện tử sẽ tiết kiệm được thời gian và tiền bạc

- Nâng cao trình độ tin học và cách quản lý các thông tin

Trang 32

Như vậy, FMIS giúp việc quản lý quy hoạch hiệu quả, ra quyết định nhanh chóng

và hiệu suất công việc tăng cường Hệ thống quản lý vi phạm sẽ tạo ra các báo cáo liên quan đến tình hình chặt phá rừng phép, lấn chiếm, săn bắn, khai thác khoáng sản và các

vụ vi phạm khác

Bằng cách tiếp cận dễ dàng và nhanh chóng dữ liệu vi phạm và báo cáo hàng tháng, do đó nó có thể dễ dàng phân tích tình hình vi phạm và những khu vực cần sự giám sát kịp thời Tương tự như vậy, bằng cách phân tích các báo cáo được tạo ra bởi hệ thống thông tin đa dạng sinh học giúp việc quản lý hiệu quả, tốt hơn các nguồn tài nguyên của khu bảo tồn, quản lý rừng và vườn thú

Tuy nhiên, hệ thống quản lý này chỉ áp dụng trong việc quản lý về hiện trạng, làm các báo cáo và năm bắt các thông tin cơ bản Hệ thống chưa xây dựng được hệ thống bản

đồ hóa, dữ liệu không gian trong quản lý

1.4.6 Canada

Hệ thống thông tin rừng quốc gia Cannada được Cục Kiểm lâm Cannada xây dựng vào năm 1999 nhằm tiết kiệm thời gian thu thập thông tin viết các báo cáo quản lý rừng bền vững Và hệ thống này đã được nâng cấp vào năm 2002 với nhiều tính năng và nhiều thông tin hơn phiên bản trước đó

Ban đầu nó được xây dựng cho các bang và các tỉnh Cục Kiểm lâm Cannada đã xây dựng một đội ngũ nhân lực để phát triển hệ thống này Hệ thống thông tin lâm nghiệp quốc gia (NFIS) được phát triển cho phép nắm bắt dữ liệu của các tỉnh, cung cấp thông tin báo cáo hoạt cho quốc gia Người dùng có thể đăng nhập trực tuyến từ trang web để tìm hiểu các thông tin của từng bang, tỉnh, vùng, các cơ quan khác và các tổ chức phi chính phủ Người dùng cũng có thể tìm hiểu, tổng hợp các thông tin chính xác

về rừng của Cannada và quản lý rừng bền vững

NFIS thực hiện khung kỹ thuật thông tin để dễ dàng năm bắt, tổng hợp, xây dựng

dữ liệu và phân phối cơ sở dữ liệu để hổ trợ cho việc phân tích và lập các báo cáo các vấn đề liên quan đến quản lý rừng bền vững tại Cannada

Khung làm việc được thiết kế như sau:

- Sẵn sàng cung cấp tiếp cận thông tin tài nguyên rừng phổ biến hiện nay, nhất quán và đáng tin cậy

- Cung cấp đồng bộ và loại bỏ sự chồng chéo trong báo cáo, do đó làm tăng hiệu quả tránh các sự trùng lập

Trang 33

- Giảm chi phí thông qua việc chia sẻ công nghệ thông tin

Nó cũng làm tăng cường đáng kể năng lực của các bên tham gia:

- Thể hiện các hoạt động lâm nghiệp của Cannada một cách rõ ràng

- Cung cấp nội dung chiến lược cho các cơ quan cấp tỉnh, quận huyên và liên bang một cách dễ dàng và đáng tin cậy trong khu vực, quốc gia và quốc tế để thực hiện quản lý rừng tại Canada

- Hỗ trợ các cam kết của liên bang, quận huyện và tỉnh thành để tham gia vào các chính sách lâm nghiệp của địa phương bằng cách cung cấp các thông tin cần thiết cho cuộc thảo luận

Ban đầu những thành viên tham gia hệ thống thông tin lâm nghiệp quốc gia là các liên bang, tỉnh và các quận huyện của chính phủ, nhưng hệ thống còn được thiết kế có sự tham gia của các cơ quan khác

Hình 1 17: Cấu trúc hệ thống thông tin lâm nghiệp quốc gia (2002)

Các thông tin được thể hiện trong NFIS gồm các vấn đề sau:

- Các loại cây và tỷ lệ tăng trưởng trong các khu rừng của Canada

- Số lượng rừng già

Trang 34

- Mức độ thiệt hại bị gây ra bởi côn trùng, bệnh tật và cháy rừng

- Các loại rừng khác nhau trong vườn quốc gia và khu bảo tồn

- Vị trí và kích thước của các khu bảo tồn tại Canada, và sự thay đổi vị trí và kích thước theo thời gian

- Vị trí của các loài phụ thuộc vào rừng và cộng đồng phụ thuộc vào rừng

- Vai trò của rừng trong việc duy trì môi trường lành mạnh, kinh tế, và xã hội

- Phân tích của các hoạt động quản lý rừng và bảo vệ di sản

Hạ tầng kỹ thuật của hệ thống

Hạ tầng kỹ thuật của NFIS bao gồm hệ thống thông tin và quy trình truy cập web

và tổng hợp phân loại dữ liệu và thông tin được xây dựng bởi các thành viên của NFIS

Hạ tầng kỹ thuật được xây dựng theo 4 thành phần sau:

- Tập hợp dữ liệu con (các dữ liệu và thông tin được tổ chức bởi những người tham gia) được xây dựng sẵn cho việc truy cập (Custodial Data Sets)

- Khái quát hóa mô hình dữ liệu cho phép dữ liệu trình bày đa dạng (Generalized Data Model)

- Các dữ liệu web, truy cập thông tin và cung cấp các công cụ và xây dựng dịch vụ (Web-Based Information Access, Delivery Tools, and Services Set)

- Cổng thông tin web (Web Portal)

Mỗi thành phần này sẽ đảm nhiệm những chức năng khác nhau và hoạt động một cách nhịp nhàng và hiệu quả

Như vậy, hệ thống quản lý thông tin lâm nghiệp quốc gia là một bước thành công lớn của Cannada trong việc quản lý tài nguyên rừng Nó là một công cụ hữu ích hỗ trợ các cơ quan lâm nghiệp, các bên liên quan năm bắt và thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho công việc của chính mình Hệ thống có các ưu điểm được khái quát như sau:

- Cung cấp cổng thông tin web và cung cấp không gian tài nguyên rừng và dữ liệu chuyên đề/ thông tin được cung cấp bởi các cơ quan quản lý tài nguyên và cơ quan chức năng liên quan Nó hỗ trợ việc tìm kiếm thông tin dễ dàng, phân tích, hiển thị

dữ liệu không gian địa lý từ những thành viên tham gia

- Hổ trợ phân phối, kết nối từ các bang, tỉnh thành, quận huyện và các địa phận khác

về dữ liệu tài nguyên rừng/ nắm bắt thông tin hiện có Sự kết nối sẽ cho phép đăng

ký các sản phẩm hiện có và phụ vụ bởi các thành viên tham gia Dịch vụ bao gồm đăng tải, khám phá, truy vấn, trình diễn, kết nối, phân tích không gian và các dữ liệu/ thông tin chuyên dùng

Trang 35

- Hơn nữa, nó chứng tỏ những tiến bộ đáng kể của Cannada trong khả năng giải quyết các vấn đề lâm nghiệp toàn cầu, bao gồm cả vấn đề liên quan đến quản lý rừng bền vững

Đây là một hệ thống có sự liên kết rộng rãi giữa các thành viên tham gia và hệ thống hoạt động phải có sự đồng bộ cao mới đạt được những kết quả mong muốn Để vận hành

mô hình quản lý này đòi hỏi rất nhiều yếu tố: con người, tái chính và đặc biệt là các bên liên quan Chi phí đầu tư vận hành mô hình này không nhỏ

Hình 1 18: Chức năng các khu vực trong mô hình FMIS

1.5 ĐÁNH GIÁ VA LỰA CHỌN MÔ HÌNH FORMIS CHO TP HỒ CHI MINH

Qua tổng quan và nghiên cứu chi tiết 2 nhóm hệ thống thông tin quản lý liên quan đến rừng và lâm nghiệp có thể đi đến các nhận xét sau đây :

Đối với nhóm phần mềm quản lý rừng:

Các hệ thống quản lý rừng thường bao gồm thành phần quy hoạch chiến lược dài hạn, các tác nghiệp điều hành cấp thời, các tác nghiệp hàng năm, kiểm soát và giám sát tác nghiệp Chủ yếu hệ thống tập trung vào công tác khai thác và điều chế rừng Các hệ thống này gắn cơ sở dữ liệu quản lý xuất nhập vào rừng, vận chuyển, huấn luyện, … với

cơ sở dữ liệu bản đồ, phục vụ cho công tác quản lý rừng

Các hệ thống này phát triển với mục tiêu quản lý rừng, trong đó trọng tâm là xác định các tác động đến quản lý rừng: Luật lệ; môi trường; số lượng sản xuất ( số lượng,

Trang 36

diện tích); chất lượng (thổ nhưỡng, lòai cây, điều kiện khí hậu ); sản lượng: tập trung vào điều chế và thời gian; các khách hàng nội bộ và bên ngoài

Các hệ thống này là các hệ thống thống tin quản lý phục vụ cho điều chế rừng, chủ yếu phục vụ cho kế hoạch khai thác lâm sản bền vững Các hệ thống này không phù hợp với mục tiêu xây dựng hệ thống thông tin quản lý ngành lâm nghiệp

Đối với nhóm phần mềm quản lý lâm nghiệp:

Một số phần mềm quản lý lâm nghiệp được xây dựng trên quan điểm toàn diện và thông tin phủ trên phạm vi quốc gia (Canada) hay lưu vực (Trung quốc) Một số phần mềm có liên kết mạng và co phép công chúng tiếp cận (FMIS của Canada) Tuy nhiên ở Việt Nam rất khó và không phù hợp phát triển theo hướng này Hệ thống FORMACS của Ấn độ thiên về quản lý rừng nhưng có nhiều hạng mục có thể tham khảo được

Hệ thống FOMIS của nhóm Đối tác Quốc tế hỗ trợ ngành lâm nghiệp, tập trung vào quản lý các chỉ thị Lâm nghiệp Hệ thống của TpHCM phải đáp ứng nhiệm vụ quản

lý các thông tin này Tuy nhiên, một số chỉ thị ở phạm vi quốc gia không phù hợp với phạm vị Tỉnh Thành, cần phải có sự chọn lọc

Trên cơ sở phân tích các ưu nhược điểm các hệ thống thông tin quản lý lâm nghiệp hiện nay, có thể định hướng cho việc thiết kế hệ thống thông tin quản lý lâm nghiệp TpHCM như sau:

1.5.1 Các quan điểm xây dựng hệ thống FORMIS:

Các quan điểm xây dựng hệ thống thông tin quản lý Lâm nghiệp cho TpHCM có thể tóm tắt và diễn giải nhu sau:

Bảng 1 1: Các quan điểm xây dựng hệ thống FORMIS

Quan điểm nội dung hệ thống Toàn diện, phù hợp với nhu cầu sử dụng

Quan điểm người sử dụng Thân thiện-quen thuộc, phù hợp, vừa tổng hợp vừa

chi tiết, có tính thời gian và cập nhật định kỳ, hình thức diễn đạt cô đọng, hữu dụng (bảng đồ thị, khung

dữ liệu ) Quan điểm công nghệ Cấu trúc các module, linh hoạt, bảo mật được, có thể

tương thích và chuẩn hóa, ngân hàng dữ liệu và quản

lý nó

Quan điểm tổ chức Cơ cấu người sử dụng thông tin phù hợp với thực tế

nguồn nhân lực hiện nay của các đơn vị liên quan

Trang 37

1.5.2 Phân tích yêu cầu và xác định phạm vi hệ thống FORMIS

Sau khi phân tích tình hình thực tế quản lý các loại rừng trên địa bàn Thành phố, đặc biệt là từ khi Thành phố có Quyết định Số: 07/2010/QĐ-UBND ngày 29 tháng 01 năm 2010 về việc phê duyệt phương án thống nhất quản lý rừng phòng hộ môi trường, Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, trong đó, giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan thẩm định, phê duyệt quy hoạch, phương án quản lý rừng và đất lâm nghiệp, phát triển rừng phòng hộ và khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ đến năm 2015, tầm nhìn năm 2020 theo đúng quy định; hướng dẫn việc tổ chức, trồng rừng, quản lý, bảo vệ rừng và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn trên địa bàn huyện Cần Giờ

Như vậy, có thể nói đầu mối quản lý lâm nghiệp chính là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong đó, UBND Huyện Cần Giờ có trách nhiệm trực tiếp quản lý rừng ngập mặn Tuy nhiên, do quản lý rừng là quản lý chuyên ngành, trên thực tế việc quản

lý Rừng Phòng Hộ Cần Giờ chủ yếu là do Ban Quản Lý RPH phụ trách Vì vậy, qua nghiên cứu, nhóm đề tài thấy rằng các tổ chức có liên quan sẽ tham gia hệ thống FORMIS bao gồm:

- Cấp chiến lược: Sở Nông nghiệp và PTNT (Phó Giám Đốc phụ trách Lâm nghiệp)

- Cấp chiến thuật: Chi Cục Kiểm lâm, Chi Cục Lâm nghiệp và Ban QLRPH Cần Giờ

- Cấp tác nghiệp: Các chuyên viên phụ trách cập nhật dữ liệu hệ thống

Trong giai đoạn này, nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra nhu cầu thông tin của các cấp quản lý Công việc này được thực hiện thông qua phỏng vấn trực tiếp nhà quản

lý hoặc quan sát các thông tin cần thiết trong quá trình làm việc và đề xuất các thông tin

hỗ trợ Ngòai ra, thực hiện thu thập các báo cáo hiện có để xác nhận các thông tin đã và đang được cung cấp tới các cấp quản lý và so sánh với nhu cầu thông tin của họ Việc thu thập các báo cáo này còn cho biết nguồn cung cấp thông tin, định dạng của thông tin

và định kỳ của thông tin

Trong khung xác định phạm vi hệ thống, Ủy Ban Nhân dân Huyện Cần Giờ tuy

có vai trò lớn trong quản lý Rừng Phòng hộ Cần Giờ, tuy nhiên, việc quản lý rừng ở đây rất chuyên sâu về chuyên môn quản lý rừng, ít liên quan đến quản lý kinh tế xã hội Vì lý

do đó, UBND Huyện Cần Giờ không cần thiết tham gia vào hệ thống FORMIS vì không thực tế trong quản lý

Trang 38

Chương 2: HIỆN TRẠNG THÔNG TIN VỀ LÂM NGHIỆP TRÊN

2.1.1 Diện tích, cơ cấu sử dụng đất

Theo kết quả kiểm kê đất đai năm 2005, tổng diện tích tự nhiên của Thành phố Hồ Chí

Minh là 209.554,47 ha, chiếm 8,01% diện tích tự nhiên vùng Đông nam bộ và 0,64%

diện tích tự nhiên toàn quốc

a Phân theo tính chất của đơn vị hành chánh

- Các quận có diện tích 49.382,07 ha, bằng 23,56% tổng diện tích tự nhiên

- Các huyện có diện tích 160.172,40 ha, bằng 76,44% diện tích tự nhiên của toàn Thành phố

Trong số 24 quận, huyện của Thành phố Hồ Chí Minh, huyện Cần Giờ có diện tích tự nhiên lớn nhất 70.421,58 ha, chiếm 33,61% và quận 4 có diện tích nhỏ nhất 417,08 ha, chiếm 0,20% (Bảng 2.5)

b Về cơ cấu sử dụng đất

- Diện tích đất đang khai thác, sử dụng là 207.290,80 ha, bằng 98,92% diện tích tự

nhiên, gồm :

+ Đất nông nghiệp : 123.517,07 ha, bằng 58,94% tổng diện tích tự nhiên

+ Đất phi nông nghiệp : 83.773, 79 ha, bằng 39,98% tổng diện tích tự nhiên

- Diện tích đất chưa sử dụng : 2.263,67 ha, bằng 1,08% tổng diện tích tự nhiên (Bảng

2.5)

2.1.2 Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp

Trang 39

Thống kê hiện trạng đất lâm nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh sau khi thực hiện rà soát thể hiện qua bảng 2.6, diện tích đất lâm nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh là 41.634,04

ha chiếm 20% diện tích tự nhiên của Thành phố, trong đó đất có rừng chiếm 93% diện tích đất lâm nghiệp Theo mức đánh giá của thế giới thì Hồ Chí Minh có tỷ lệ diện tích rừng cao Trong tổng diện tích rừng hiện tại thì thành phố Hồ Chí Minh có 31% diện tích rừng tự nhiên (chủ yếu rừng ngập mặn),68% diện tích rừng trồng

Diện tích đất lâm nghiệp năm 2009 tăng so với năm 2008 (159,42 ha) Trong đó diện tích rừng tự nhiên tăng cao hơn so với rừng trồng

Theo cơ cấu diện tích rừng và đất lâm nghiệp của thành phố năm 2009, cho thấy diện tích rừng và đất lâm nghiệp phòng hộ chiếm tỷ lệ cao nhất ( hơn 80%), diện tích rừng đặc dụng chiếm tỷ lệ rất thấp

Đ c d ng 0%

Phòng h 80%

S n xu t 8% Khác12%

C c u ba lo i r ng TpHCM

Hình 2 1: Cơ cầu ba loại rừng ở TpHCM

Diện tích đất không có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp năm 2009 là 1.089,71ha, chiếm 1% trong tổng diện tích tự nhiên của thành phố (Bảng 2.6)

Diện tích rừng của thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đứng thứ 3 khu vực Đông Nam Bộ Theo thống kê diện tích rừng năm 2009, của Cục Kiểm lâm cho thấy, Hồ Chí Minh có diện tích rừng đứng thứ 2 trong các thành phố trực thuộc Trung ương

Trang 40

Hình 2 2: Diện tích rừng các tỉnh Đông Nam Bộ

Nguồn: Cục Kiểm Lâm, Ban hành kèm theo Quyết định số 2140/QĐ-BNN-TCLN

Hình 2 3: Diện tích rừng tại các thành phố trực thuộc Trung ương

Nguồn: Cục Kiểm Lâm, Ban hành kèm theo Quyết định số 2140/QĐ-BNN-TCLN ngày 09/8 /2010

2.1.3 Diện tích rừng phân theo địa phương

Diện tích rừng phân theo cấp huyện năm 2011 (bảng 2.7), được khái quát như sau:

Diện tích đất lâm nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở các huyện ngoại thành như Cần Giờ, Củ Chi, Bình Chánh, Hóc Môn Trong đó Cần Giờ là huyện có diện tích lớn nhất thành phố, kế đến Củ Chi Số quận, huyện có rừng chiếm 21% tổng số quận, huyện của thành phố

Ngày đăng: 07/02/2015, 15:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
4. Caldwell, J.G.(2009). Approach to Management Information System Design. 21/11/2010]; Có trên Website:http://www.foundationwebsite.org/ApproachToMIS.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Approach to Management Information System Design
Tác giả: Caldwell, J.G
Năm: 2009
6. Solutions, H.S.(2010). Forestry monitoring (DIMS). 20/11/2010]; Có trên Website: http://www.hoefsloot.com/index.php?title=What_we_do Sách, tạp chí
Tiêu đề: Forestry monitoring (DIMS)
Tác giả: Solutions, H.S
Năm: 2010
8. Forestreefact.(2010). Forest management cycle. 20/11/2010]; Có trên Website: http://www.forestreefacts.com/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Forest management cycle
Tác giả: Forestreefact
Năm: 2010
10. Evelynne Wrangler, et al.(2009). National Forest Information System: Enabling Frameworks To Monitor Canada's Forests. 30/6]; Có trên Website:HTTP://WWW.FAO.ORG/DOCREP/ARTICLE/WFC/XII/0599-B1.HTM Sách, tạp chí
Tiêu đề: National Forest Information System: Enabling Frameworks To Monitor Canada's Forests
Tác giả: Evelynne Wrangler, et al
Năm: 2009
11. Division, C.F.(2008). Forestry Management Plan. 20/11/2010]; Có trên Website: http://www.gtz-mnr.org.vn/index.php?option=com_docman&task=doc_download&gid=8 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Forestry Management Plan
Tác giả: Division, C.F
Năm: 2008
13. FPT.(2010). Các hệ thống thông tin. 21/11/2010]; Có trên Website: http://fpt- is.com/products-solution/gis-application Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các hệ thống thông tin
Tác giả: FPT
Năm: 2010
14. Cục Lâm nghiệp.(2008). VĂN KIỆN DỰ ÁN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÔNG TIN NGÀNH LÂM NGHIỆP. 21/11/2010]; Có trên Website:http://www.vietnamforestry.org.vn/NewsFolder/FORMIS_ProjectDoc_VN.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: VĂN KIỆN DỰ ÁN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG QUẢN LÝ THÔNG TIN NGÀNH LÂM NGHIỆP
Tác giả: Cục Lâm nghiệp
Năm: 2008
16. Krause, G.(2009). Hướng dẫn xây dựng hệ thống thông tin quản lý. 21/11/2010]; Có trên Website: http://www.wastewater-vietnam.org/publications/webdownloads/394650/090506-MIS_Guideline-Ha-EN_VN-Final.pdf Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn xây dựng hệ thống thông tin quản lý
Tác giả: Krause, G
Năm: 2009
17. Nam, V.N.,(2008). Nghiên cứu đa dạng sinh học về thực vật ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Khu Bào tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh 2008, Đại học Nông Lâm. TpHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đa dạng sinh học về thực vật ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của Khu Bào tồn thiên nhiên rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Nam, V.N
Năm: 2008
18. Phạm Quang Thu,(2011). Nghiên cứu, điều tra tình hình sâu bệnh hại cây Đước (Rhizophora apiculata), cây Mấm trắng (Avicennia alba) rừng ngập mặn Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp quản lý dịch hại, 2011, Viện Khoa học Lâm nghiệp miển Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu, điều tra tình hình sâu bệnh hại cây Đước (Rhizophora apiculata), cây Mấm trắng (Avicennia alba) rừng ngập mặn Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất giải pháp quản lý dịch hại
Tác giả: Phạm Quang Thu
Năm: 2011
19. Phạm Thế Dũng,(2010). Đánh giá chất lượng rừng Đước (Rhizophora apiculata) trồng thuần loại, đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh và cơ chế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá chất lượng rừng Đước (Rhizophora
Tác giả: Phạm Thế Dũng
Năm: 2010
21. Lê Đức Tuấn,(2011). Đánh giá ảnh hưởng về kinh tế xã hội và môi trường của kiểu canh tác lâm ngư kết hợp ở rừng Đước Cần Giờ, 2011, Chi cục Lâm nghiệp TpHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá ảnh hưởng về kinh tế xã hội và môi trường của kiểu canh tác lâm ngư kết hợp ở rừng Đước Cần Giờ
Tác giả: Lê Đức Tuấn
Năm: 2011
23. An, V.T.L. and T.K. Hồng,(2009). Xử lý bảo quản chống mốc cho tre bằng chitosan, 2009, Đại học Nông Lâm. TpHCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xử lý bảo quản chống mốc cho tre bằng chitosan
Tác giả: An, V.T.L. and T.K. Hồng
Năm: 2009
24. E. W. Ted Robak, B.R.M.(2009). Forest Management Information System(FMIS) - An integrated approach to forest management 29/3/2011]; Có trên Website: http://www.gisdevelopment.net/technology/gis/techgi0052a.htm Sách, tạp chí
Tiêu đề: Forest Management Information "System(FMIS) - An integrated approach to forest management
Tác giả: E. W. Ted Robak, B.R.M
Năm: 2009
25. Egon Walter Wildauer, Christel Lingnau, and A.R. Higa.(2006). Forest Management Information System. 30/6] Sách, tạp chí
Tiêu đề: Forest Management Information System
Tác giả: Egon Walter Wildauer, Christel Lingnau, and A.R. Higa
Năm: 2006
27. City of Guelph,(2009). OVERVIEW OF THE FRAMEWORK FOR A STRATEGIC URBAN FOREST MANAGEMENT PLAN FOR THE CITY OF GUELPH Sách, tạp chí
Tiêu đề: OVERVIEW OF THE FRAMEWORK FOR A
Tác giả: City of Guelph
Năm: 2009
28. Aberdeen City,(2005). Forest and Woodland Strategy for Aberdeenshire & Aberdeen City Sách, tạp chí
Tiêu đề: Forest and Woodland Strategy for Aberdeenshire &
Tác giả: Aberdeen City
Năm: 2005
30. NN&PTNT, B.(2010). Quyết định về việc ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê và các chế độ báo cáo thống kê ngành Nông nghiệp và PTNT Có trên Website:http://www.agroviet.gov.vn/Pages/news_detail.aspx?NewsId=15410 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định về việc ban hành hệ thống chỉ tiêu thống kê và các chế độ báo cáo thống kê ngành Nông nghiệp và PTNT
Tác giả: NN&PTNT, B
Năm: 2010
1. Viên Ngọc Nam,(2004). Báo cáo đề tài: Nghiên cứu xây dựng một số biểu lâm nghiệp để phục vụ công tác quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ Khác
2. Cục Kiểm Lâm,(2010). Tài liệu hướng dẫn sử dụng các phần mềm kiểm lâm Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w