Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 224 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
224
Dung lượng
1,88 MB
Nội dung
NHỮNG TỪ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI AADP : Agreement on Anti-Dumping Practices – Hiệp đònh thực thi chống bán phá giá AD : Anti-Dumping – Chống bán phá giá ADA : Anti-Dumping Agreement – Hiệp đònh chống bán phá giá EC : European Comission – Ủy ban Châu Âu EIT : Economy In Transition – Nền kinh tế chuyển đổi (từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thò trường) DOC : Bộ Thương mại Hoa Kỳ DSB : Cơ quan giải quyết tranh chấp của Hoa Kỳ ITC : Ủy ban Thương mại quốc tế Hoa Kỳ NME : Non-Market Economy – Nền kinh tế phi thò trường ME : Market Economy – Nền kinh tế thò trường MOI : Ngành công nghiệp hoạt động theo đònh hướng thò trường SA : Suspension Agreement – Thỏa thuận đình chỉ kiện WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới i LỜI MỞ ĐẦU 1. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU: Cùng với tiến trình tăng tốc để đưa nhanh nền kinh tế Việt Nam hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, thì hoạt động xuất khẩu của Việt Nam gia tăng mạnh: kim ngạch xuất khẩu bình quân mỗi năm tăng 18-20%; nhiều mặt hàng có thứ hạng xuất khẩu cao của thế giới (hồ tiêu đứng đầu thế giới, gạo đứng thứ hai, đứng thứ ba về xuất khẩu cà phê, cao su, điều nhân, đứng đầu trong 10 nước về xuất khẩu thủy sản, gỗ, hàng dệt may, giày dép, thủ công mỹ nghệ). Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam: chiếm trên 50% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, là trung tâm xuất khẩu hàng đầu nhiều mặt hàng chủ lực của Việt Nam. Cùng với tiến trình tăng tốc xuất khẩu, thì một trong những nguy cơ mới xuất hiện làm cản trở hoạt động xuất khẩu, thậm chí có thể làm mất thò trường xuất khẩu, đó là hiện tượng bò kiện bán phá giá ở nước nhập khẩu và nếu bò thua kiện thì bò áp thuế nhập khẩu rất cao, khiến sức cạnh tranh về giá hàng xuất khẩu của Việt Nam bò giảm. Các vụ kiện bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam gia tăng, nếu cách đây 10 năm chỉ có 1-2 vụ kiện, thì nay đã có trên 23 vụ kiện; nếu trước đây những mặt hàng bò kiện là những mặt hàng thứ yếu, kim ngạch xuất khẩu không lớn, như: quẹt ga, bóng đèn, xe đạp… thì nay bò kiện ở những mặt hàng xuất khẩu chủ lực: tôm sú, cá basa, giày dép… trên những thò trường chủ lực. Tỷ lệ các doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh bò liệt vào các danh sách có hiện tượng bán phá giá hàng hoá xuất khẩu khá cao, gần 50% số doanh nghiệp trong danh sách bò kiện bán phá giá ở các mặt hàng xuất khẩu. Chính vì vậy, việc nghiên cứu các giải pháp để giảm thiểu các vụ kiện bán phá giá và chủ động đối phó khi bò kiện bán phá giá có ý nghóa quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Thành phố trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu và giữ vững thò trường xuất khẩu. Đây chính là tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu và nó còn có ý nghóa đặc biệt quan trọng khi Việt Nam thực hiện xong lộ trình cắt giảm thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của AFTA, và đã gia nhập WTO. Tốc độ xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2007 đang gia tăng mạnh, tăng hơn 20% so với cùng kỳ, khả năng bò áp thuế chống bán phá giá nhiều hơn, vì để giảm tốc độ và khả năng xuất khẩu vào thò trường của họ các nước nhập khẩu sẵn sàng áp dụng biện pháp chống bán phá giá (AD) khi có điều kiện. ii 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: 2.1 Về phương diện lý luận: • Nghiên cứu cơ chế pháp lý xác đònh bán phá giá và khởi kiện bán phá giá hàng nhập khẩu của các nước và của WTO. • Nghiên cứu kinh nghiệm đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá của Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ và rút ra các bài học cho các doanh nghiệp Việt Nam. 2.2 Về phương diện thực tiễn : Nhóm đề tài thực hiện khảo sát và đánh giá: • Tình hình xuất khẩu thủy sản sang thò trường Hoa Kỳ và các vụ kiện chống bán phá giá đối với tôm sú, cá basa của Việt Nam. Các bài học rút ra cho các doanh nghiệp Thành phố, nói riêng và cả nước, nói chung. • Tình hình xuất khẩu giày dép của các doanh nghiệp Thành phố và Việt Nam sang thò trường EU và vụ kiện chống bán phá giá giày mũ da của EU đối với các doanh nghiệp Việt Nam và các bài học rút ra. • Nghiên cứu khả năng bò kiện bán phá giá ở mặt hàng dệt may trên thò trường Hoa Kỳ (năm 2006, Việt Nam xuất khẩu dệt may gần 6 tỷ USD, thò trường Hoa Kỳ chiếm trên 50% kim ngạch xuất khẩu). • Nghiên cứu những nhân tố tác động, bao gồm những nhân tố khách quan và chủ quan. • Đề xuất 2 nhóm giải pháp: - Các giải pháp cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Các giải pháp trình bày dưới dạng cẩm nang hướng dẫn cho các doanh nghiệp: phòng chống bò kiện bán phá giá; khi bò kiện đối phó như thế nào? và khi bò thua kiện phải làm gì để giảm bớt thiệt hại. - Các khuyến nghò: + với các cơ quan quản lý Nhà nước; + với các Hiệp hội; VCCI… Các khuyến nghò nêu những công việc các cơ quan, đơn vò kinh tế phải làm theo đúng quy đònh quốc tế để đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. iii 3. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI: Trong quá trình thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu đã tiếp cận với hàng trăm tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước, qua đó thừa kế những thành công và phát triển, hoàn thiện các vấn đề mà những tác giả khác chưa làm rõ hoặc chưa đề cập; đề xuất các giải pháp mới mang tính khoa học và thực tiễn. Sau đây là những tác phẩm tiêu biểu mà nhóm nghiên cứu đã tiếp cận: a. Các tác phẩm mang yếu tố quốc tế: 1. Hiệp đònh Chống bán phá giá của WTO 2. Thủ tục pháp lý khi áp dụng thuế chống bán phá giá: hướng dẫn các nhà xuất khẩu, nhập khẩu UNCTAD/WTO, 1997 3. Cẩm nang thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp – Hội đồng Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ 11/1999 4. Edwin Vermulst: Những vấn đề liên quan đến chống bán phá giá và chống trợ cấp đối với các nước đang phát triển trong vòng đàm phán thiên niên kỷ: những yếu tố chủ yếu cần cải cách. Thuộc Chương trình nghò sự và đàm phán thương mại trong tương lai, UNCTAD 2000 5. Viet Nam and the Non-Market Economy issue Dr. Adam Mc. Carty Những thành công của các tài liệu kể trên mà nhóm nghiên cứu tiếp thu (thừa kế): khắc họa rõ nét về bản chất bán phá giá và bò kiện bán phá giá; vai trò và mặt trái của bán phá giá; áp dụng biện pháp chống bán phá giá; những thủ tục pháp lý mang tính nguyên tắc khi bò áp dụng thuế bán phá giá. Những hạn chế của các tác phẩm kể trên (so với mục tiêu đề tài mà nhóm nghiên cứu dự kiến thực hiện): - Chưa nêu được vấn đề bán phá giá hàng xuất khẩu ở các nước có nền kinh tế chưa được công nhận thò trường đầy đủ. - Chưa nêu được vai trò của Nhà nước nước xuất khẩu đối phó với các vụ kiện bán phá giá trên thò trường quốc tế. - Chưa có tác phẩm khoa học mang yếu tố quốc tế nào nghiên cứu riêng về các vụ kiện bán phá giá của hàng xuất khẩu Việt Nam. b. Các tác phẩm trong nước: 1. Luật pháp về Chống bán phá giá – Những điều cần biết của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, 2004 iv 2. Chống bán phá giá, mặt trái của tự do hoá thương mại. Tạp chí Thương mại số 38/2004 3. Nguyễn Cẩm Hà, “Sẽ khó cho ngành giày”, Tạp chí Thương mại số 2/2006 4. Trần Trung Kiên, “Thuế chống bán phá giá đối với giày da Việt Nam là sự bảo hộ mậu dòch”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 1/2006 5. Phạm Gia Hy, “Con tôm Việt Nam lại bò làm khó”, Tạp chí Thương mại số 3/2006 Ngoài ra, có một số luận văn sinh viên, thạc só Trường Đại học Kinh tế viết về các vụ kiện bán phá giá của hàng xuất khẩu Việt Nam. Ưu điểm của các tác phẩm kể trên: - Đánh giá các vụ kiện đối với hàng xuất khẩu Việt Nam khá cập nhật, mô tả khá kỹ các sự vụ. - Nêu được các hậu quả của việc áp thuế chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. - Đề xuất một số các giải pháp đối phó với các vụ kiện. Hạn chế: - Chưa có công trình nào nghiên cứu đầy đủ, hệ thống các vụ kiện bán phá giá của mặt hàng xuất khẩu Việt Nam. Chưa nêu được các nhân tố tác động thực sự đến bò kiện bán phá giá của các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam. - Các công trình chưa đi sâu vào đánh giá các yếu tố cấu thành giá xuất khẩu của các doanh nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh, các hồ sơ, chứng từ minh chứng phục vụ cho việc điều tra bán phá giá. - Chưa có công trình nào đưa ra các giải pháp toàn diện cho cấp quản lý Nhà nước lẫn doanh nghiệp nhằm: + hạn chế bò kiện bán phá giá hàng xuất khẩu Việt Nam. + có các biện pháp áp dụng khi bò khởi kiện bán phá giá hàng xuất khẩu. + giảm thiểu thiệt hại khi bò áp dụng thuế chống bán phá giá hàng xuất khẩu. Sau khi nghiên cứu các tác phẩm trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, chúng tôi nhận thấy đề tài nghiên cứu sẽ có những điểm mới sau đây : (1) Là công trình nghiên cứu lý luận về khái niệm bán phá giá, phương pháp xác đònh bán phá giá dưới các giác độ khác nhau (của WTO, của Hoa Kỳ, Canada, Úc Riêng Hoa Kỳ có 3 phương pháp xác đònh một sản phẩm nhập khẩu có hiện tượng bán phá giá). Việc nghiên cứu này cho phép nghiên cứu đầy đủ và toàn diện v hiện tượng bán phá giá hàng xuất khẩu, để có các giải pháp thật khoa học phòng chống và đối phó với các vụ kiện bán phá giá. (2) Công trình đã nghiên cứu kinh nghiệm đối phó với các vụ kiện bán phá giá của Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ để rút ra các bài học cho Việt Nam. (3) Công trình nghiên cứu sâu về các doanh nghiệp trong các ngành: giày dép, thủy sản bò kiện bán phá giá; đánh giá khả năng bò kiện đối với mặt hàng dệt may; nghiên cứu tiến trình bò kiện; thực trạng đối phó của các doanh nghiệp; sự hỗ trợ của Nhà nước, của hiệp hội ngành hàng đối với các doanh nghiệp bò kiện để rút ra: những thành tựu ban đầu, những hạn chế; các nhân tố khách quan và chủ quan tác động đến các vụ kiện bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. (4) Đề xuất hệ thống các giải pháp: áp dụng cho các cơ quan quản lý Nhà nước; các hiệp hội doanh nghiệp và hiệp hội các ngành hàng; các doanh nghiệp đối phó với các vụ kiện bán phá giá hàng xuất khẩu ra thò trường thế giới và khu vực. 4. ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: a. Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn có liên quan đến bán phá giá và chống bán phá giá hàng xuất khẩu. b. Phạm vi nghiên cứu: Tậïp trung nghiên cứu sâu vào các quy chế liên quan đến bán phá giá và chống bán phá giá của WTO và các thò trường xuất khẩu lớn của Việt Nam: Hoa Kỳ, EU, Canada, Úc. Các ví dụ khảo sát tập trung vào các mặt hàng xuất khẩu chủ lực: giày dép, thủy sản, dệt may (mặc dù Việt Nam đã có gần 15 mặt hàng bò áp thuế chống bán phá giá ở nước nhập khẩu). 5. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: - Phương pháp khảo sát thực tế: phương pháp này sử dụng ở Chương 3. Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp xúc với các doanh nghiệp bò kiện hoặc có nguy cơ bò kiện bán phá giá để thu thập dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu tình huống điển hình: nhóm đề tài sử dụng phương pháp này ở Chương 3, nhằm đi sâu nghiên cứu một số công ty điển hình bò kiện đóng trên đòa bàn Thành phố ở ngành hàng giày dép, như: Công ty 32 và Công ty Sản xuất tiêu dùng Bình Tiên; Công ty Thủy sản Agifish (Đồng bằng Sông Cửu Long). Việc phân tích các tình huống điển hình giúp cho nhóm đề tài rút ra được các kết luận thực tiễn sâu sắc phục vụ cho đề xuất các giải pháp ở Chương 4. vi - Phương pháp phân tích thống kê kinh tế: chủ yếu sử dụng ở Chương 2 và 3 để đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu ở các ngành hàng xuất khẩu bò kiện hoặc có nguy cơ bò kiện bán phá giá, trên cơ sở đó đưa ra các kết luận nhằm phục vụ cho việc đề ra các giải pháp ở Chương 4. - Phương pháp chuyên gia: thông qua tổ chức hội thảo, tọa đàm với các chuyên gia, các luật sư tham gia hỗ trợ doanh nghiệp đối phó với các vụ kiện Nhóm nghiên cứu lắng nghe ý kiến và tiếp thu có chọn lọc những ý kiến đánh giá, các đề xuất của các chuyên gia nhằm hoàn thiện các đánh giá và các giải pháp trong công trình nghiên cứu của mình. - Ngoài ra, nhóm nghiên cứu còn sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn: nghiên cứu các sách báo, các công trình khoa học trực tiếp hoặc gián tiếp nói về bán phá giá và chống bán phá giá hàng xuất khẩu. 6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Đề tài ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục, được chia làm 4 chương: CHƯƠNG 1: BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ: Trong chương làm rõ bản chất của các vấn đề: bán phá giá và chống bán phá giá, vai trò tích cực và hạn chế của chúng đối với nền kinh tế của nước nhập khẩu, xuất khẩu. Trong chương này cũng nghiên cứu về các điều kiện và biện pháp chống bán phá giá theo quy đònh của GATT, của Hoa Kỳ và EU. Nghiên cứu về các bước điều tra khởi kiện bán phá giá hàng hóa của nước nhập khẩu đối với các nước có nền kinh tế thò trường và phi thò trường. Chương 1 giúp nhóm nghiên cứu có nền tảng để tư duy logic khoa học để phân tích và đề xuất giải pháp ở Chương 3 và 4. CHƯƠNG 2 : NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ VỚI CÁC VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ QUỐC TẾ CỦA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI Ở Chương này nhóm đề tài đã nghiên cứu thực trạng các vụ kiện bán phá giá hàng nhập khẩu của các nước trên thế giới từ giai đoạn 1995-2006 để rút ra các đặc điểm và các xu hướng thay đổi của các vụ kiện AD trên thế giới; ở Chương này nhóm đề tài còn nghiên cứu kinh nghiệm đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng hoá của nước mình trên thò trường nước nhập khẩu của hai nước Trung Quốc và Ấn Độ và rút ra các bài học cho Việt Nam. vii CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CÁC VỤ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ HÀNG XUẤT KHẨU VIỆT NAM – NGHIÊN CỨU ĐIỂN HÌNH CÁC MẶT HÀNG XUẤT KHẨU CHỦ LỰC BỊ KIỆN BÁN PHÁ GIÁ Ở Chương này nhóm nghiên cứu đã đưa ra đánh giá tổng quan về tình hình xuất khẩu của Việt Nam có liên quan đến khả năng bò kiện chống bán phá giá trên thò trường quốc tế. Nhóm nghiên cứu còn phân tích sâu vào thực trạng các vụ kiện chống bán phá giá nhằm vào các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như các vụ kiện đối với mặt hàng cá basa, tôm trên thò trường Hoa Kỳ và mặt hàng giày mũ da trên thò trường EU; đồng thời đánh giá khả năng bò kiện AD ở mặt hàng may mặc trên thò trường Hoa Kỳ (thò trường dệt may lớn nhất của Việt Nam). Các phân tích và kết luận rút ra ở Chương 3 là cơ sở thực tiễn quan trọng giúp cho nhóm nghiên cứu đề xuất hệ thống giải pháp ở Chương 4. CHƯƠNG 4 : NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỐI PHÓ VỚI RÀO CẢN “CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ” Ở NƯỚC NHẬP KHẨU CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM Đây là Chương cơ bản của đề tài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã đề xuất quan điểm; cơ sở lý luận khoa học và thực tiễn để đưa ra các giải pháp cho các doanh nghiệp, cho các cấp quản lý vó mô đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. 1 CHƯƠNG 1: BÁN PHÁ GIÁ VÀ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ TRONG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1.1. NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN: 1.1.1. Khái niệm và bản chất của bán phá giá trong hoạt động thương mại quốc tế: 1.1.1.1 Khái niệm về bán phá giá: Đònh nghóa về bán phá giá được xác đònh lần đầu tiên trong quy đònh chống bán phá giá của Canada cách đây hơn 100 năm (tháng 8/1904) , kể từ đó đến nay có rất nhiều khái niệm về bán phá giá hàng xuất khẩu; hiểu đúng bản chất của bán phá giá sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu hành động đúng và vượt qua được rào cản này. Dưới đây xin giới thiệu một số đònh nghóa phổ biến nhất là: Theo đònh nghóa của GATT nêu trong điều 2.1-VI: “Một sản phẩm được coi là bán phá giá nếu như giá xuất khẩu của sản phẩm này xuất sang nước khác thấp hơn mức giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêu thụ trên thò trường nước xuất khẩu theo điều kiện thương mại thông thường”. Trong đònh nghóa của GATT, có mấy vấn đề sau đây cần chú ý: + Giá xuất khẩu: không có đònh nghóa chuẩn trong Hiệp đònh của GATT, nhưng trong thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế có 2 cách xác đònh cơ bản: - Cách 1: giá xuất khẩu là giá giao dòch giữa người bán (xuất khẩu) và người mua (nhập khẩu) đầu tiên, giá ghi trong hóa đơn thương mại (Commercial Invoice). - Cách 2: giá xuất khẩu là giá tính toán do cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu xác đònh dựa vào tiêu chí hợp lý (nhằm loại trừ sự thông đồng gữa người bán và người mua để ghi tăng giá so với giá xuất khẩu thực giao dòch). + Sản phẩm tương tự: trong một số trường hợp, sản phẩm xuất khẩu sang các nước khác nhưng không bán trên thò trường nội đòa, ví dụ gậy trượt tuyết, thảm len… thì người ta so sánh với sản phẩm tương tự đang lưu thông tại nước xuất khẩu. Tiêu chí để xác đònh sản phẩm tương tự là: - Các đặc tính cơ, lý, hóa… của sản phẩm; 2 - Chất liệu làm ra, công năng của sản phẩm. Phương pháp làm ra sản phẩm; - Phân loại ngành hàng; - Giá cả và chất lượng sản phẩm. + Điều kiện thương mại thông thường: trong Hiệp đònh của GATT cũng không có giải thích rõ về “Điều kiện thương mại thông thường” nhưng thực tiễn hoạt động thương mại quốc tế về khái niệm này được hiểu là điều kiện thương mại trong cơ chế thò trường (chứ không phải là điều kiện hoạt động phi thò trường như trường hợp Việt Nam hiện nay). Ngoài đònh nghóa của GATT, còn tồn tại một số khái niệm khác cũng được các nước chấp nhận về bán phá giá hàng xuất khẩu: • Bán phá giá là giá xuất khẩu sang một thò trường thấp hơn so với giá xuất khẩu bán sang các nước khác. • Hoặc bán phá giá hàng xuất khẩu là bán giá sang một thò trường thấp hơn so với giá thành sản phẩm. • Hay đònh nghóa nêu trong Pháp lệnh chống bán phá giá hàng nhập khẩu ở Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/10/2004 là “hàng hóa có xuất xứ từ nước hoặc lãnh thổ bò coi là bán phá giá khi nhập khẩu hàng hóa vào Việt Nam nếu hàng hóa đó bán với giá thấp hơn giá trò thông thường, là giá có thể so sánh được của hàng hóa tương tự đang được bán trên thò trường nội đòa của nước hoặc của vùng lãnh thổ xuất khẩu theo các điều kiện thương mại thông thường”. Những hình thức biến tướng khác của bán phá giá : - Phá giá ẩn: được quy đònh trong Phụ lục Điều VI của Hiệp đònh GATT, là nhà nhập khẩu bán hàng với giá thấp hơn giá ghi trên hóa đơn của nhà xuất khẩu có mối quan hệ liên kết với nhà nhập khẩu, đồng thời giá cũng thấp hơn giá ở nước xuất khẩu. Loại phá giá này là phá giá thông qua chuyển giá. - Phá giá gián tiếp là việc nhập khẩu thông qua một nước thứ ba mà tại đó sản phẩm không bò coi là bán phá giá. - Phá giá thứ cấp là việc xuất khẩu sản phẩm có chứa đựng các bộ phận được nhập khẩu với giá thường được xem là phá giá. 1.1.1.2. Mục tiêu và bản chất của bán phá giá hàng xuất khẩu : Bán phá giá hàng xuất khẩu là hành vi chủ quan của một cá nhân hoặc của một tổ chức kinh tế (công ty, hợp tác xã…) nhằm vào một hoặc nhiều mục tiêu sau đây: [...]... pháp lý, dòch vụ kiểm toán… hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu đối phó với các vụ kiện 12 + Kích thích sự hoàn thiện cơ chế quản lý ở tầm vó mô để giúp doanh nghiệp đối phó với các biện pháp chống bán phá giá ở nước nhập khẩu • Tác động không thuận lợi đối với nước xuất khẩu: + Làm giảm lượng hàng xuất khẩu trên thò trường nước nhập khẩu, nơi áp dụng biện pháp chống bán phá giá, trong nhiều trường hợp. .. việc bán phá giá đối với nước nhập khẩu để giúp các nước thành viên áp dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá Tuy nhiên, khảo sát các vụ kiện bán phá giá ở các nước thành viên WTO, thì ngành hàng hoặc nhóm doanh nghiệp ở nước nhập khẩu minh chứng sự thiệt hại vật chất có liên quan trực tiếp đến hiện tượng bán phá giá hàng nhập khẩu, qua đó đề nghò Nhà nước phải áp dụng các biện pháp chống bán phá. .. giúp cho nước xuất khẩu, trên giác độ là bò đơn, có thể tìm kiếm cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi của mình ngay ở giai đoạn bò khởi kiện 1.1.2.3 Các biện pháp chống bán phá giá ở nước nhập khẩu: Khi xác đònh hàng nhập khẩu có hiện tượng bán phá giá thì cơ quan có thẩm quyền ở nước nhập khẩu sẽ áp dụng một trong 4 biện pháp sau đây để chống lại hiện tượng bán phá giá hàng nhập khẩu: a Thuế chống bán phá. .. vào các chứng cứ: +Sự nguy cơ của hàng nhập khẩu (ở mặt hàng bò khởi kiện): -Tốc độ và giá trò nhập khẩu tăng cao qua các năm -Năng lực chiếm lónh thò trường từ phía nước xuất khẩu còn rất lớn -Hàng nhập khẩu giá rẻ dẫn tới làm sụt giá bán của nhiều doanh nghiệp ở nước nhập khẩu ở mặt hàng bán phá giá -Lượng tồn kho hàng hóa ở các doanh nghiệp nội đòa quá lớn ở các mặt hàng nhập khẩu có hiện tượng bán. .. nhiên, chưa có nước nào trong 30 nước kể trên đã khởi kiện Việt Nam chống bán phá giá trên thò trường nước họ Cách 3: Từng doanh nghiệp hoặc nhóm ngành ở nước xuất khẩu khi bò khởi kiện bán phá giá ở nước nhập khẩu tự chứng minh doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thò trường, ví dụ Bộ Thương mại Hoa Kỳ thường yêu cầu doanh nghiệp có hàng nhập khẩu bò kiện bán phá giá phải chứng minh: + Thực sự không có sự... của nước xuất khẩu + Thanh và thế sản phẩm cũng như bản thân nước xuất khẩu được nhiều người ở nước nhập khẩu biết tới khi các hình thức báo đài, hiệp hội, bạn hàng, doanh nghiệp, người tiêu dùng… ở nước nhập khẩu nói tới 3 + Tạo sự lệ thuộc nước nhập khẩu ở mức độ khác nhau về kinh tế, chính trò – xã hội vào nước xuất khẩu nếu bán phá giá hàng hóa được thực hiện thành công • Đối với bên nhập khẩu: ... sách, các chứng từ… minh chứng ở các nước NME có những điểm khác so với chuẩn mực chung quốc tế Trong trường hợp các doanh nghiệp ở các nước NME (Non-Market Economy) không trả lời câu hỏi hoặc trả lời không đúng thời hạn quy đònh hoặc không cung cấp đủ tài liệu sẽ là cớ cho các nước nhập khẩu (khởi kiện) đơn phương đưa ra các biện pháp chống bán phá giá mà các doanh nghiệp xuất khẩu không có cơ hội... tế phi thò trường khi phải đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá khi xuất khẩu sang thò trường các nước Ở Chương 1 nhóm đề tài còn nghiên cứu hàng trăm trang tài liệu để rút ra trình tự và các công việc khởi kiện Hiện tượng bán phá giá của hàng nhập khẩu trên thò trường Hoa Kỳ và EU, kết quả nghiên cứu này giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam khi bò khởi kiện, hình dung được các công... thò trường nước nhập khẩu vẫn có thể không bò kiện, không bò áp dụng các biện pháp chống bán phá giá nếu nước nhập khẩu không làm rõ các điều kiện sau đây: a Quy đònh chung Điều VI của GATT (WTO): Bên nước nhập khẩu chỉ được áp dụng các biện pháp chống bán phá giá khi chứng minh (làm rõ) đồng thời 4 điều kiện sau đây: (1) Chứng minh có hiện tượng bán phá giá thực sự (2) Có ngành hàng, doanh nghiệp ở nước. .. cầu của các bên liên quan Mức thuế chống bán phá giá có thể được thay đổi hay kéo dài thêm 5 năm nữa 1.1.2.4 Tình hình áp dụng các biện pháp chống bán phá giá trên thế giới: Việc nghiên cứu tình hình áp dụng các biện pháp chống bán phá giá hàng nhập khẩu của các nước giúp: + Có thêm kiến thức để đánh giá cơ chế pháp lý quản lý bán phá giá hàng nhập khẩu của Việt Nam hiện nay + Giúp các doanh nghiệp . • Đề xuất 2 nhóm giải pháp: - Các giải pháp cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Các giải pháp trình bày dưới dạng cẩm nang hướng dẫn cho các doanh nghiệp: phòng chống bò kiện bán phá. 4 : NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỐI PHÓ VỚI RÀO CẢN “CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ” Ở NƯỚC NHẬP KHẨU CHO CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU Ở VIỆT NAM Đây là Chương cơ bản của đề tài nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu đã đề xuất. khá kỹ các sự vụ. - Nêu được các hậu quả của việc áp thuế chống bán phá giá đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam. - Đề xuất một số các giải pháp đối phó với các vụ kiện. Hạn chế: - Chưa